Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - GV: Lê Hữu Trình - Trường TH THCS Hòa Trung

Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - GV: Lê Hữu Trình - Trường TH THCS Hòa Trung

TẬP ĐỌC: SẦU RIÊNG

I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:Đọc đúng các tiếng khó: sầu riêng,lủng lẳng, quyến rũ, khẳng khiu. Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơiđúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp đặc sắc của sầu riêng.

-Hiểu các từ ngữ trong bài:mật ong già hạn, hoa đậu từng chùm, hao hao giống,cành ngang, chiều quằn.

- Hiểu được nội dung bài:Ca ngợi giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng.

*Hỗ trợ HS nêu trọn ý, diễn đạt trôi chảy

II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.Tranh minh hoạ, bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.

III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/Ổn định.

2/Bài cũ: Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng?

H: Hình ảnh “ trong đạn bom đổ nát, bừng tươi nụ ngói hồng” nói lên điều gì?

H: Nêu đại ý của bài?

 

doc 27 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 565Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - GV: Lê Hữu Trình - Trường TH THCS Hòa Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Ngày soanï:8 -2-2009 Ngày dạy:Thứ hai ngày 9 -2-2009 
TẬP ĐỌC: SẦU RIÊNG
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:Đọc đúng các tiếng khó: sầu riêng,lủng lẳng, quyến rũ, khẳng khiu. Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơiđúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp đặc sắc của sầu riêng.
-Hiểu các từ ngữ trong bài:mật ong già hạn, hoa đậu từng chùm, hao hao giống,cành ngang, chiều quằn.
- Hiểu được nội dung bài:Ca ngợi giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng.
*Hỗ trợ HS nêu trọn ý, diễn đạt trôi chảy
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.Tranh minh hoạ, bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/Ổn định.
2/Bài cũ: Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng?
H: Hình ảnh “ trong đạn bom đổ nát, bừng tươi nụ ngói hồng” nói lên điều gì?
H: Nêu đại ý của bài?
3/ Bài mới. Giới thiệu bài – ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ 1:(10’)Luyện đọc
MT: -Đọc đúng các tiếng khó: sầu riêng,lủng lẳng, quyến rũ, khẳng khiu. Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơiđúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp đặc sắc của sầu riêng.
-Gọi một học sinh đọc toàn bài.
-Gọi học sinh đọc nối tiếp từng đoạn của bài-giáo viên kết hợp sửa phát âm cho từng học sinh.
-Gọi học sinh đọc nối tiếp lần hai.
-Học sinh đọc theo nhóm. 
-Gọi một học sinh đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài
-Giáo viên đọc mẫu bài-hướng dẫn cách đọc bài.
HĐ2:(15’) Tìm hiểu bài.
MT: Hiểu các từ ngữ trong bài:mật ong già hạn, hoa đậu từng chùm, hao hao giống,cành ngang, chiều quằn.
-Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.
H:Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
-Yêu cầu học sinh đọc toàn bài trả lời câu hỏi 1 SGK.
- Gọi học sinh trình bày mỗi em trả lời 1 ý- nhận xét bổ sung.
H: Em có nhận xét gì về cách miêu tả hoa sầu riêng, quả sầu riêng với dáng cây sầu riêng?
H: Theo em “quyến rũ” là gì?
H: Trong câu văn “ Hương vị quyến rũ đến kì lạ”, em có thể tìm từ nào thay thế từ “ quyến rũ”?
H: Trong 4 từ trên, từ nào dùng hay nhất? vì sao?
H; Tìm câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng?
H: Nội dung của bài là gì?
Đại ý: Bài văn ca ngợi giá trị và vẻ đẹp đặc sắc cuả cây sầu riêng.
HĐ3: (10’)Đọc diễn cảm.
MT: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơiđúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp đặc sắc của sầu riêng.
-Gọi 3 học sinh đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.
- G/v treo bảng phụ đoạn 1 và hướng dẫn cách đọc. 
-G/v đọc mẫu.
-Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm đoạn văn. 
- Nhận xét- ghi điểm.
4/ Củng cố- dặn dò: (5’)Giáo dục, liên hệ trong học sinh.
-Học bài chuẩn bị bài “ Chợ Tết”.
-Một học sinh đọc bài.
-Học sinh đọc nối tiếp nhau từng đoạn.
-Đọc bài theo nhóm đôi- sửa sai cho bạn.
-Một học sinh đọc bài.
-Lắng nghe-tìm ra giọng đọc của bài
-1 học sinh đọc – lớp đọc thầm.
-Sầu riêng là đặc sản của miền Nam.
- Thảo luận theo nhóm bàn câu hỏi 1 SGK.
-Trình bày kết quả thảo luận.
-Các từ; “ hấp dẫn, lôi cuốn, làm say lòng người”.
-Trong các từ trên từ “quyến rũ” dùng hay nhất vì nó nói rõ được ý mới mọc, gợi cảm đến hương vị của trái sầu riêng.
_HS nhắc lại đại ý
-Theo dõi tìm ra giọng đọc phù hợp với bài.
-Thi đọc diễn cảm trong nhóm, trước lớp.
ĐẠO ĐỨC: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (TIẾT 2)
I/ MỤC TIÊU.-Hiểu được ý nghĩa của việc lịch sự với mọi người là làm cho các cuộc tiếp xúc, các mối quan hệ trở nên gần gũi, tốt hơn và người lịch sự và sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng.
- Đồng tình khen ngợi những bạn có thái độ đúng đắn, lịch sự với mọi người. Không đồng tình với những bạn còn chưa có thái độ lịch sự.
-Có những hành vi văn hoá, đúng mực trong giao tiếp với mọi người.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/Ổn định.
2/Bài cũ. Thế nào là lịch sự với mọi người?
H: Lời nói cử chỉ của một người thể hiện điều gì?
H:Nêu ghi nhớ của bài?
3/ Bài mới. Giới thiệu bài – ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1: (15’)Bày tỏ ý kiến.
MT: -Hiểu được ý nghĩa của việc lịch sự với mọi người là làm cho các cuộc tiếp xúc, các mối quan hệ trở nên gần gũi, tốt hơn và người lịch sự và sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng.
-G/v nêu câu hỏi để h/s thảo luận theo nhóm.
H: Trung nhường ghế trên ô tô buýt cho một phụ nữ đang mang bầu?
H:Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn.Nhàn cho ông một ít gạo rồi quát “ Thôi đi đi”
H:Lâm hay kéo tóc một bạn nữ trong lớp.
H:Trong rạp chiếu bóng, mấy anh thanh niên vừa xem phim, vừa bình phẩm và cười đùa.
H:Trong giờ ăn cơm, Vân vừa ăn vừa cười đùa, nói chuyện để bữa ăn thêm vui vẻ.
H: Khi thanh toán tiền ở quầy sách, Ngọc nhường cho em bé hơn thanh toán trước.
H: Hãy nêu biểu hiện của phép lịch sự?
=>Kết luận:Bất kể mọi lúc, mọi nơi, trong khi ăn uống, nói năng chào hỏi chúng ta cũng cần phải lịch sự.
HĐ2:(10’)Tìm hiểu một số câu ca dao, tục ngữ.
MT:Hiểu 1số câu ca dao,tục ngữ
H: Em hiểu các câu ca dao tục ngữ sau đây như thế nào?
1/ Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
2/Học ăn, học nói, học gói, học mở.
3/ Lời chào cao hơn mâm cỗ.
4/ Củng cố- dặn dò:(5’)-Liên hệ thực tế- giáo dục học sinh.- Về chuẩn bị bài tiết 2.
-H/s tiến hành thảo luận theo cặp.
-Trung làm như vậy rất đúng. Vì người phụ nữ mang bầu ấy rất cần một một chỗ ngồi trên xe. 
-Nhàn làm như vậy là sai. Vì dù sao ông lão ăn xin cũng là người lớn tuổi, cũng cần được tôn trọng lễ phép.
-Việc làm của lâm là sai .Vì làm như vậy là không tôn trọng các bạn nữ, làm các bạn nữ khó chịu, bực mình.
-Các anh thanh niên ấy làm như vậy là không tôn trọng người khác và làm ảnh hưởng đến người xem phim xung quanh.
-Vân làm như vậy là chưa đúng vì khi ăn không nên nói chuyện, chỉ nên nói nhỏ nhẹ để tránh làm rây thức ăn ra người khác.
-Việc làm của Ngọc là rất tốt. Với em nhỏ tuổi hơn mình cần nhường nhịn.
+Lễ phép chào hỏi người lớn.
+Nhường nhịn em nhỏ.
+Không cười đùa nói to khi ăn cơm.
-Câu tục ngữ có ý nói: Cần lựa lời nói trong khi giao tiếp để làm cho cuộc giao tiếp thoải mái dễ chịu.
-Câu tục ngữ ý nói: Nói năng là điều rất quan trọng, vì vậy cũng cần học như ăn, học gói, học mở.
-Lời chào có tác dụng ảnh hưởng và có tác dụng rất to lớn đến người khác, cũng như một lời chào nhiều khi có giá trị hơn một mâm cỗ.
KHOA HỌC: ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG
I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh:Nêu được vai trò của âm thanh đối với cuộc sống ( giao tiếp với nhau qua nói chuyện, hát, nghe, dùng làm các tín hiệu: tiếng còi xe., tiếng trống,tiếng kẻng. )
-Nêu đựợc ích lợi của việc ghi lại âm thanh.
-Biết đánh giá, nhận xét về sở thích âm thanh của mình.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.Tranh ảnh về các loại âm thanh khác nhau trong cuộc sống.
-Máy nghe nhạc, một số băng nhạc thiếu nhi.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/Ổn định.
2/Bài cũ. Mô tả thí nghiệm chuứng tỏ sự lan truyền âm thanh trong không khí?
H: Âm thanh có thể lan truyền qua những môi trường nào? Lấy ví dụ?
3/ Bài mới. Giới thiệu bài – ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1: (10’)Trò chơi của âm thanh trong cuộc sống. 
MT: Nêu được vai trò của âm thanh đối với cuộc sống ( giao tiếp với nhau qua nói chuyện, hát, nghe, dùng làm các tín hiệu: tiếng còi xe., tiếng trống,tiếng kẻng. )
-Tổ chức cho h/s hoạt động theo cặp.
- Yêu cầu h/s quan sát tranh SGK và ghi lại các trò chơi của âm thanh thể hiện trong hình và những trò chơi khác mà em biết.
- Gọi h/s trình bày- nhóm khác bổ sung.
* G/ v kết luận: Âm thanh rất quan trọng và cần thiết đối với cuộc sống đối với chúng ta .Nhờ có âm thanh chúng ta có thể học tập, nói chuyện với nhau, thưởng thức âm nhạc.
HĐ2: (10’)Em thích và không thích những âm thanh nào?
MT: Biết đánh giá, nhận xét về sở thích âm thanh của mình.
-G/ v giới thiệu những âm thanh rất cần cho con người nhưng có những âm thanh người này ưa thích người kia không ưa thích.Các em thì sao? Hãy nói cho các bạn cùng biết em thích nnhững loại âm thanh nào và không tích âm thanh nào? Vì sao như vậy ?
-G/v phát phiếu học tập cho h/s ghi những âm thanh cho phù hợp.
- Gọi h/s trình bày nói lên những âm thanh mình thích và không thích đồng thời giải thích vì sao.
-Khen những em đã biết đánh giá âm thanh.
* G/v kết luận: mỗi người có một sở thích khác nhau. Những âm thanh hay, có ý nghĩa với cuộc sống sẽ được ghi âm lại, việc ghi lại âm thanh có ích lợi như thế nào? Chúng ta cùng học tiếp.
HĐ3: (10’)Ích lợi của việc ghi lại được âm thanh.
MT: -Nêu đựợc ích lợi của việc ghi lại âm thanh
H: Em thích nghe bàiø hát nào?lúc muốn nghe bài hát đó em làm như thế nào?
-Mở nhạc cho h/s nghe một số bài hát thiếu nhi.
H: Việc ghi lại âm thanh có lợi ích gì?
- Tiến hành cho h/s hát và g/v ghi lại những bài hát mà h/s hát sau đó mở cho h/s nghe lại.
4/ Củng cố- dặn dò:(3’)Hệ thống lại bài học. Chuẩn bị “ Âm thanh trong cuộc sống” tiếp theo.
-Hoạt động theo cặp- quan sát trao đổi và tìm vai trò của âm thanh rồi ghi vào vở nháp.
- trình bày kết qủa.
-Lắng nghe và suy nghĩ câu hỏi.
-làm vào phiếu học tập.
-H/s trình b ... ø 3 đến 5 lần.
- Chưa hoàn thành: Nhảy sai động tác , chỉ nhảy được 2 lần.
* GV nêu trò chơi và phổ biến cách chơi.
+ Yêu cầu HS khởi động trước khi chơi để đảm bảo an toàn.
+ Chia số HS trong lớp thành những đội đều nhau, GV nhắc lại quy tắc chơi để HS nắm vững cách chơi, sau đod chơi chính thức, đội nào thực hiện nhanh nhất, ít lần phạm quy, đội đó thắng.
+ HS chạy chậm, thả lỏng tích cực, hít thở sâu.
+ GV nhận xét ,đánh giá kết quả giờ học.
KĨ THUẬT:
LẮP CÁI ĐU ( Tiết2)
I.Mục tiêu:
- Hướng dẫn HS thực hành lắp cái đu.
- Lắp được từng bộ phận và lắp cái đu đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, tính thẫm mĩ.
II.Đồ dùng dạy học:
-Mẫu cái đu đã lắp sẵn.
-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định: Hát
2.Bài cũ:(5’) Tuấn, Soan
-Nêu các chi tiết để lắp cái đu?
-Nêu qui trình lắp cái đu?
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3.Bài mới: Giới thiệu bài -Ghi bảng.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ3: (15’)HS thực hành lắp cái đu.
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ và nhắc nhở HS quan sát kĩ hình trong sgk cũng như nội dung của từng bước lắp.
a.Các chi tiết để lắp cái đu.
-GV hướng dẫn HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo sgk và xếp từng loại vào nắp hộp
-GV đi từng bàn giúp HS chọn đủ và đúng các chi tiết để lắp cái đu.
b.Lắp từng bộ phận.
-GV yêu cầu HS lắp từng bộ phận. Lưu ý cho HS khi lắp:
-Vị trí trong ngoài giữa các bộ phận của giá đỡ (cọc đu, thanh giằng và giá đỡ trục đu.
-Thứ tự bước lắp tay cầm và thành sau ghế vào tấm nhỏ( thanh thẳng 7 lỗ, thanh chữ U dài, tấm nhỏ) khi lắp ghế đu.
-Vị trí của các vòng hãm.
c.Lắp ráp cái đu.
- GV nhắc nhở HS quan sát hình 1 sgk để lắp hoàn thiện cái đu.
- Kiểm tra sự chuyển động của ghế đu.
- HS thực hành, GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
HĐ4: (10’)Đánh giá kết quả học tập.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá:
+ Lắp đu đúng mẫu và theo đúng qui trình.
+ Đu lắp chắc chắn, không bị xộc xệch.
+ Ghế đu dao động nhẹ nhàng.
- HS dựa vào tiêu chuẩn trên để tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
- GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS.
- Nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
4.Củng cố – Dặn dò:(5’)
-GV nhận xét sự chuẩn bị của HS và tinh thần thái độ học tập , kĩ năng lắp ghép các đu của HS.
-Chuẩn bị: “Lắp xe nôi”.
-2 HS nêu phần ghi nhớ của bài.
-HS chọn các chi tiết theo hướng dẫn của sgk.
-HS thực hành lắp cái đu theo qui trình.
-Sau khi hoàn thành lắp các bộ phận HS ráp các bộ phận để hoàn thành cái đu.
-HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
-HS tự dựa vào tiêu chuẩn trên để tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
MĨ THUẬT
VẼ THEO MẪU
VẼ CÁI CA VÀ QUẢ
I/ Mục tiêu : 
- Học sinh biết cấu tạo của các vật mẫu.
- Học sinh biết bố cục bài vẽ sao cho hợp lí ; biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu; biết vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc chì màu.
-GD Học sinh quan tâm, yêu quý mọi vật xung quanh.
II/ Chuẩn bị: - Một vài mẫu có cái ca và quả.
- Vở, bút chì, màu.
III/ Hoạt động dạy- học:
1. Ổn định : 
2. Bài cũ : (2’)Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
3. Bài mới : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ:(8’) Quan sát nhận xét.
Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét hình 1, trang 50 sgk.
H: Hình dáng, vị trí của của cái ca và quả(vật nào trước, vật nào sau, che khuất hay tách rời nhau,)?
H: Nêu nhận xét về màu sắc và sự đậm nhạt của mẫu?
H: Cách bày mẫu nào hợp lí hơn?
H: Quan sát những hình vẽ này, em thấy những hình vẽ nào có bố cục đẹp, chưa đẹp, tại sao?
HĐ2 :(7’)Hướng dẫn cách vẽ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh xem hình 2, trang 51.
Nhắc học sinh: tùy theo hình dáng của vật mẫu để vẽ khung hình theo chiều dọc hoặc chiều ngang tờ giấy.
+ Ước lượng và so sánh tỷ lệ chiều cao, chiều ngang của vật mẫu . GV vừa phác hình vừa nêu để học sinh theo dõi .
+ So sánh tỉ lệ và vẽ phác khung hình của cái ca và quả sau đó phác hình dáng của chúng bằng các nét thẳng mờ.
+ Vẽ nét chính và điều chỉnh tỷ lệ , phác các nét thẳng, dài, vừa, 
+ Tìm tỷ lệ bộ phận của cái ca (miệng, tay cầm ) và quả; vẽ phác nét chính.
+ Xem lại tỷ lệ của cái ca và quả rồi vẽ nét chi tiết cho giống với hình mẫu.
+ Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu theo ý thích.
HĐ3 :(15’) Thực hành.
- Yêu cầu học sinh làm vào vở 
- Gợi ý cho học sinh quan sát mẫu để vẽ theo cách đã hướng dẫn .
- Theo dõi giúp học sinh còn lúng túng.
HĐ4 : (5’)Nhận xét – đánh giá 
- Yêu cầu một số học sinh mang bài lên trình bày trên bảng - nhận xét và xếp loại.
+ Bố cục, hình dáng, tỷ lệ .
- Động viên và khuyến khích những bài vẽ tốt.
- Về nhà sưu tầm tranh phiên bản của hoạ sĩ . 
4 Củng cố:(3’) Giáo viên hệ thống bài, giáo dục học sinh quan tâm, yêu quý mọi vật xung quanh.
5Dặn dò: Về tập nặn dáng người.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh tự nêu .
-Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn.
- Thực hành vẽ vào vở.
- Học sinh tự đánh giá bài của bạn
- Học sinh lắng nghe.
Thể dục
NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN
TRÒ CHƠI : “ĐI QUA CẦU”
I. Mục tiêu
+ Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối đúng.
+ Chơi trò chơi: Đi qua cầu. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu tham gia chơi chủ động.
II. Địa điểm và phương tiện
+ Dọn vệ sinh sân trường.
+ Còi, dụng cụ hai em một dây và dụng cụ để chơi trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu
+ Tập hợp lớp
+ Khởi động.
2. Phần cơ bản
a) Đội hình đội ngũ và bài tập RLTTCB.
b) Trò chơi vận động: (Đi qua cầu )
3. Phần kết thúc
+ Hồi tĩnh.
+ Tập hợp lớp.
5 phút
22 phút
(12 phút)
( 10 phút)
5 phút
+ Lớp trưởng tập hợp lớp.
+ GV phổ biến nội dung bài học.
+ Khởi động các khớp cổ tay, chân, đi đều 1 vòng tròn, chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
+ Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.
+ GV làm mẫu động tác so dây, quay dây kết hợp giải thích từng cử động để HS nắm được.
+ HS đứng tại chỗ, chụm hai chân bật nhảy không có dây vài lần, rồi mới nhảy có dây.
+ GV yêu cầu vài HS nhắc lại cách so dây.
+ Cho HS luyện tập theo nhóm. GV theo dõi, sửa chữa động tác cho HS.
+ GV chỉ định một số em ra thực hiện cho cả lớp quan sát và nhận xét.
* GV nêu trò chơi và phổ biến cách chơi.
+ Yêu cầu HS khởi động trước khi chơi để đảm bảo an toàn.
+Chia số HS trong lớp thành những đội đều nhau, GV nhắc lại quy tắc chơi để HS nắm vững cách chơi, sau đó chơi chính thức, đội nào thực hiện nhanh nhất, ít lần phạm quy, đội đó thắng.
+ HS chạy chậm, thả lỏng tích cực, hít thở sâu.
+ GV nhận xét ,đánh giá kết quả giờ học, dặn HS về nhà ôn nội dung nhảy dây kiểu chụm hai chân.
Ngày soạn : 14/ 02/ 2008
Ngày dạy : Thứ sáu ; 15/ 02/ 2008
KĨ THUẬT:( 22)
TRỒNG CÂY RAU, HOA (tiết 1)
I. Mục tiêu:
 + HS biết cách chọn cây rau hoặc hoa đem trồng.
 + Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong bầu đất
 + HS ham thích trồng cây, quý trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ, đúng kĩ thuật.
II. Đồ dùng dạy – học
+ Cây con rau, hoa để trồng.
 + túi bầu có chứa đất
+ Dụng cụ để tưới
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài ( 3 phút)
+ GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình kĩ thuật trồng cây con( 15 phút)
MT: + HS biết cách chọn cây rau hoặc hoa đem trồng
+ Gọi HS đọc nội dung bài trong SGK.
+ Yêu cầu HS nhắc lại các bước 
H: Tại sao phải chọn cây con khoẻ, không cong queo, gầy yếu và không bị sâu bệnh, đứt rễ, gẵy ngọn?
H: Cần chuẩn bị đất trồng cây con như thế nào?
+ GV cho HS quan sát cây đủ tiêu chuẩn và cây không đủ tiêu chuẩn để HS hiểu rõ cách chọn cây con.
+ GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK rồi trả lời câu hỏi.
H: Nêu 1 số yêu cầu khi trồng cây con
+ Yêu cầu HS nhắc lại cách trồng cây 
- GV gợi ý: 
+ Khoảng cách giữa các cây.
+ Hốc trồng cây, cho phân chuồng
+ Cách đặt cây.
+ Tưới nước cho cây sau khi trồng xong.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
( 15 phút)
MT:+ Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong bầu đất
- GV hướng dẫn HS chọn đất, cho đất vào bầutrồng cây .
- GV hướng dẫn HS cách trồng cây con theo các bước trong SGK.
- GV làm mẫu chậm và giải thích kĩ các kĩ thuật của từng bước theo nội dung ở HĐ1.
- Yêu cầu HS nhắc lại kĩ thuật từng bước mà GV vừa hướng dẫn.
3. Củng cố, dặn dò: (3 phút)
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình trồng cây con và kĩ thuật gieo hạt trên bầu đất.
- Dặn HS về nhà thực hành và chuẩn bị tiết sau.
- HS lắng nghe và nhắc lại tên bài.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm nội dung.
- 2 HS nhắc lại các bước gieo hạt ở tiết trước, lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
- Cây con khoẻ mập, không bị sâu bệnh thì sau khi trồng mới nhanh bén rễ và phát triển tốt.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS quan sát cây đủ tiêu chuẩn và không đủ tiêu chuẩn đểû chọn cây tốt.
- HS quan sát hình SGK.
- Vài HS nêu, em khác bổ sung.
- 1 HS nhắc lại.
- HS lắng nghe gợi ý của GV.
- HS chú ý nghe hướng dẫn của .
- 2 HS nhắc lại.
- Lần lượt HS nêu.
- HS lắng nghe và chuẩn bị tốt cho tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22CKTKN(1).doc