Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2011-2012 ( Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2011-2012 ( Bản chuẩn kiến thức)

I.Mục tiêu:

- Rút gọn được phân số.

- Qui đồng được mẫu số hai phân số.Bài 1, bài 2, bài 3 (a, b, c)

II.Đồ dùng dạy học:

 Phiếu cho HS làm BT.

III.Các hoạt động dạy học :

 

doc 16 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 413Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2011-2012 ( Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Thứ hai ngày 13/2/2012
Tập đọc Tiết 43
Sầu riêng
SGK Trang 34 Thời gian :35phút
I. Mục tiêu:Đọc lưu loát, trôi chảy, rõ ràng toàn bài 
- Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
- Hiểu ND: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh ảnh về cây sầu riêng
-Băng giấy viết đoạn cần luyện đọc
III, Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh đọc bài Bè xuôi sông La và trả lời câu hỏi SGK
Nhận xét ghi điểm: 
2. Bài mới: 
Giới thiệu baì: Giáo viên ghi tên bài lên bảng
Hướng dẫn học sinh luyện đọc vài tìm hiểu bài
Luyện đọc
-2 học sinh đọc toàn bài. Giáo viên chia đoạn gồm 3 đoạn 
-Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Giáo viên kết hợp sử sai và giải nghĩa từ
-Giáo viên đọc diễm cảm toàn bài 
Tìm hiểu bài.
-1 học sinh đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi 1 
-Học sinh đọc thầm đoạn 2, 3 và trả lời câu hỏi 2, 3 SGK theo nhóm đôi
-Giáo viên chốt lại và rút ra ý nghĩa bài học
Hướng dẫn học sinh đọc diển cảm.
-4 học sinh nối tiếp nhau đọc, giáo viên nhận xét
-Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc 
-Học sinh luyện đọc theo cặp.Học sinh thi đọc diễn cảm
3. Củng cố dặn dò:
-Học sinh nêu ý nghĩa của bài.Về nhà đọc bài và xem trước bài sau.Nhận xét tiết học
IV. Phần bổ sung:
 __________________________________________
TOÁN Tiết 106
Luyện tập chung
SGK / 118– TGDK:35phút
I.Mục tiêu:- Rút gọn được phân số.
- Qui đồng được mẫu số hai phân số.Bài 1, bài 2, bài 3 (a, b, c)
II.Đồ dùng dạy học:
 Phiếu cho HS làm BT.
III.Các hoạt động dạy học :
1. KTBC: 2 học sinh làm bài tập 3 SGK. Cả lớp làm bảng con
2. Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài: Gv ghi tên bài lên bảng.
 b. Thực hành (VBT)
 Bài 1: Thực hiện bảng con - tự làm VBT
 Bài 2 : HS tự làm rồi giáo viên chữa bài vào VBT.
 Bài 3 : HS nêu yêu cầu của bài.
	-HS thảo luận theo nhóm đôi.
	-Đại diện nhóm nêu miệng kết quả.
	-Gv nhận xét.
3. Củng cố , dặn dò:
	-Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lạI cách rút gọn phân số
	-Giáo viên nhận xét tiết học 
IV. Phần bổ sung:
______________________________________________
Mĩ thuật	Tiết: 22
VẼ THEO MẪU: CÁI CA VÀ QUẢ
SGK Trang 35. Thời gian : 35 phút
I. Mục tiêu:- Hiểu hình dáng, cấu tạo của cái ca và quả.
- Biết cách vẽ theo mẫu cái ca và quả.
- Vẽ được hình cái ca và quả theo mẫu.HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên : Mẫu vẽ, hình gợi ý cách vẽ. Sưu tầm tranh tĩnh vật của hoạ sĩ.
- Học sinh: Vở vẽ, bút chì, màu vẽ.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới: Giới thiệu bài: Gv ghi tên bài lên bài
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
+ Giáo viên giới thiệu mẫu: Gợi ý hs quan sát nhận xét
+ Hs phát biểu; Giáo viên nhận xét và chốt lại
Hoạt động 2: Cách vẽ cái ca và quả
+ Yêu cầu học sinh xem H.2 sgk/51. Nhắc hs nhớ lại trình tự vẽ theo mẫu đã học.
+ GV cho hs xem hình gợi ý cách vẽ.
Hoạt động 3: Thực hành:
+ Hs thực hành vẽ cái ca và quả ( theo mẫu)
+ GV gợi ý cụ thể đối với hs còn lúng túng để hoàn thành bài vẽ
+ Hs tham gia đánh giá và xếp loại
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học . 
- BTVN: Quan sát các dáng người khi hoạt động.
IV. Phần bổ sung: .......................................................................................................
 __________________________________________________
Buổi chiều Thể dục Thầy Hải dạy 
Địa lý	Tiết: 21
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
SGK/ 121 - TGDK: 35 phút
I.Mục tiêu: Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
- Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái.
- Nuôi trồng và chế biến thủy sản.
- Chế biến lương thực.Học sinh khá, giỏi:
Biết những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước: đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động.
* Giáo dục bảo vệ môi trường .
II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3, 4 HS trả lời câu hỏi sgk / 121
- Gv nhận xét ghi điểm – Nxét bài cũ.
2. Bài mới: GTB: Giáo viên cho học sinh quan sát bản đồ nông nghiệp. Yêu cầu học sinh kể tên các cây trồng ở đồng bằng Nam bộ và cho biết các loại cây trồng nào được trồng nhiều hơn ở đây.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp 
- Học sinh dựa vào kênh chữ sgk và vốn hiểu biết của bản thân cho biết:
+ Đồng Bằng Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa, vựa trái cấy lớn nhất cả nước ?
+ Lúa gạo, trái cây ở Đồng Bắng Nam Bộ được tiêu thụ ở những đâu ?
- Học sinh phát biểu. Giáo viên nhận xét và bổ sung
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 
- Học sinh dựa vào sgk, tranh ảnh và vốn hiểu biết trà lời câu hòi của mục 1
- Các nhóm trình bày kết quả: Giáo viên giúp học sinh hoàn thành câu trả lời. Giáo viên mô tả thêm về vườn cây ăn trái của đồng bằng Nam Bộ
- Nơi nuôi và đánh bắt nhiều thủy sản nhất cả nước. Giáo viên giải thích từ “Thuỷ sản, Hải sản”
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
+ Các nhóm dựa vào sgk, tranh ảnh và vốn hiểu biết của mình để thảo luận
+ Điều kiện nào làm cho ĐB Nam Bộ đánh bắt được nhiều thuỷ sản ?
+ Kể tên một số loại thuỷ sản được nuôi nhiều ở đây ?
+ Thuỷ sản của đồng bằng được tiêu thụ ở những đâu ?
- Học sinh trao đổi kết quả. Giáo viên giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời
- Giáo viên kết luận như sgk phần cuối bài học
- Yêu cầu các nhón xác lập mối quan hệ giữa tự nhiên với hoạt động sản xuất của con người .
3. Củng cố dặn dò:
- 2 học sinh đọc nội dung bài học sgk
- Giáo viên nhận xét tiết học, Xem trước bài 20
IV. Phần bổ sung:
......................................................................................................................................
.
 Tiếng Việt ( bổ sung ) Tiết 16 
Luyện tập cấu tạo bài văn miêu tả cây cối
SGK/30 - TGDK: 45 phút
I. Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn miêu tả cây cối
- Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn tả cây cối; biết lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học
- HS làm được BT 1,2 trình bày sạch sẽ. GDBVMT: HS có ý thức trồng cây xanh làm cho môi trường không khí trong lành
II. Đồ dùng dạy học: - GV: bảng phụ.
III. Các hoạt đông dạy học:
1Bài cũ: Không kiểm tra .
2Bài mới: Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Nhận xét
Bài 1: Đọc bài văn Bãi ngô, xác định các đoạn và nội dung từng đoạn 
- HS đọc nội dung bài: Bãi ngô -Xác định nội dung từng đoạn
- HS phát biểu ý kiến, nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng: 
* Đoạn 1: ( 3 dòng đầu) Giới thiệu bao quát về cây ngô. Tả cây ngô từ khi còn non đến lúc trưởng thành những cây ngô với lá rộng dài, nõn nà..
* Đoạn 2: 4 dòng tiếp: Tả hoa và búp ngô non giai đoạn đơm hoa kết trái.
* Đoạn 3: Còn lại: Tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc, có thể thu hoạch.
Bài 2: Hình thức làm giống như bài 1
- HS so sánh cách miêu tả trong bài cây ngô và cây mai. 
- GVchốt ý
Bài 3 : HS nhận xét - đọc nội dung ghi nhớ. SGK
*Hoạt động 2: Luyện tâp VBT/18
Bài 1: Đọc bài cây gạo, ghi lại trình tự miêu tả.
- HS đọc nội dung, lớp đọc thầm bài : Cây gạo
 Xác định trình tự miêu tả trong bài.
- HS nêu, nhận xét, bổ sung.
Bài 2: Ghi dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học
- GV dán tranh ảnh một số loại cây ăn quả
 + Mỗi HS chọn một cây ăn quả, lập dàn ý miêu tả
 + HS làm VBT, 2 em làm bảng phụ
 + Yêu cầu HS nối tiếp đọc dàn ý, nhận xét.
 + Nhận xét dàn bài ở bảng phụ.
3 Củng cố: HS nhắc lại ghi nhớ. GDBVMT: HS có ý thức trồng cây xanh làm cho môi trường không khí trong lành
Dặn dò: Học bài, chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học
IV. Phần bổ sung :
..
Thứ ba ngày 7/2/2012 Thầy Hấn dạy 
_______________________________________________________
Thứ tư ngày 8/2/2012
Luyện từ và câu	Tiết: 43
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO ?
Sgk/ 23 – TGDK: 40 phút.
I. Mục tiêu: - Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai thế nào? (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn khoảng 5 câu, trong đó có câu kể Ai thế nào? (BT2).HS khá, giỏi viết được đoạn văn có 2, 3 câu theo mẫu Ai thế nào? (BT2).
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu viết 5 câu kể bài tập 1 (luyện tập).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên nêu ghi nhớ và cho ví dụ rồi chỉ ra vị ngữ trong câu vừa tìm .
- Gv nhận xét ghi điểm.Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: GTB: Giáo viên nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của giờ học
Hoạt động 1: Phần nhận xét:
Bài 1: HS đọc đoạn văn, nội dung bài tự làm - phát biểu. Mời 2, 3 học sinh lên bảng gạch đúng để chốt lại.
- Các câu 1, 2, 4, 5 là các câu kể Ai thế nào ?
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài, xác định chủ ngữ những câu văn vừa tìm được.
- HS phát biểu ý kiến miệng.
- Gọi 2, 3 HS lên bảng làm bài.Gv nhận xét rút ra kết luận.
Bài 3: Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý – Hs trả lời miệng.
- Gv nhận xét chốt lại . Gv rút ra kết luận: Như ghi nhớ Sgk / 36.
Hoạt động 2: Ghi nhớ:
- 2, 3 đọc ghi nhớ SGK
- 1 học sinh phân tích câu kể Ai thế nào ? Để minh hoạ ghi nhớ.
Hoạt động 3: Luyện tập:
Bt1: 1 học sinh đọc nội dung - trao đổi với bạn - tự làm – nêu ý kiến. Mời 1 học sinh lên bảng làm, chốt lại lời giải (VBT).
- Gv chốt lại: Câu 3, 4, 5, 6, 8 là câu kể Ai thế nào ?
BT2: Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên nhắc học sinh sử dụng câu Ai thế nào? để làm bài vào VBT.
- Viết nháp, học sinh nối tiếp làm, cả lớp và giáo viên nhận xét.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu bài .
- HS tự làm bài vào VBT.HS nối tiếp nhau đọc, mỗi em đọc 1, 2 câu.Cả lớp và Gv cùng nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò. Giáo viên nhận xét tiết học
- Yêu cầu học sinh về nhà viết lại vào vở bài tập 2
IV. Phần bổ sung:
............................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________
Tập đọc	Tiết: 44
CHỢ TẾT
Sgk/ 38 – TGDK: 40 phút
I. Mục đích yêu cầu: 
- Đọc rành mạch, trôi chảy
 Biết đọc diễn cảm một đoạn  ... hận xét.
- Mỗi HS viết vào vở 2 câu.
+ VD : Chị gái em rất thùy mị.
Bài tập 4: HS đọc yêu cầu của BT, làm bài vào VBT.
- Giáo viên dán 2 tờ phiếu lên bảng mời 2 học sinh lên làm. Cả lớp và giáo viên nhận xét kết quả. 3 HS đọc lại bảng kết quả.
3.Củng cố : HS tìm một số từ thể hiện vẽ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người ?
* Giáo dục HS biết yêu và quí trọng cái đẹp trong cuộc sống.
 4.Dặn dò : Về nhà đọc thuộc các từ ở BT1, 2 và chuẩn bị bài tiếp theo. 
- Nhận xét tiết học.
IV.Phần bổ sung :
________________________________________________
Khoa học Tiết : 44
Âm thanh trong cuộc sống (tt)
(SGK trang : 88 - Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu : 
- Nêu được ví dụ về:
 + Tác hại của tiếng ồn: tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ (đau đầu, mất ngủ); gây mất tập trung trong công việc, học tập;...
 + Một số biện pháp chống tiếng ồn.
- Thực hiện các qui định không gây ồn nơi công cộng.
- Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống: bịt tai khi nghe âm thanh quá to, đóng cửa để ngăn cách tiếng ồn,...
- GD HS có ý thức thực hiện một số hoạt động đơn giản góp phần phòng chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và môi trường.
KN:
-Tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân, giải pháp chống tiếng ồn
GD:
-Mối quan hệ giữa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
-Ô nhiễm không khí, nguồn nước
II. Đồ dùng dạy học : Hình minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ : Kiểm tra 2 HS - Bài Âm thanh trong cuộc sống.
- GV nhận xét, ghi điểm. Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a/ Hoạt động 1 : Tìm hiểu nguồn gây tiếng ồn
* Mục tiêu : Nhận biết được một số tiếng ồn
* Cách tiến hành : Thảo luận theo nhóm 2 HS.
- GV Nêu yêu cầu hoạt động. 
- HS quan sát tranh SGK, thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi :
Tiếng ồn có thể phát ra từ đâu ? Nêu các tiếng ồn nơi bạn ở ?
- Đại diện nhóm trả lời - Lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt lại câu trả lời đúng.
* Kết luận : Có nhiều tiếng ồn khác nhau, hầu hết các tiếng ồn do con người gây ra.
b/ Hoạt động 2 : Tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống
* Mục tiêu : Hiểu được tác hại của tiếng ồn và một số biện pháp phòng chống 
* Cách tiến hành : Thảo luận theo nhóm 4 HS.
- GV chia nhóm - Nêu yêu cầu hoạt động. 
- HS đọc thông tin và quan sát tranh SGK, thảo luận nhóm theo câu hỏi :
 Tiếng ồn gây ra tác hại gì ? Nêu một số biện pháp phòng chông tiếng ồn ?
- Đại diện nhóm trả lời - Lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt lại câu trả lời đúng.
* Kết luận : Tiếng ồn ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, có thể gây mất ngủ(như mục Bạn cần biết SGK)
- Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết SGK - Lớp đọc thầm.
c/ Hoạt động 3 : Nên và không nên làm gì để góp phần phòng chống tiếng ồn 
* Mục tiêu : Có ý thức thực hiện một số hoạt động đơn giản góp phần phòng chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh.
* Cách tiến hành : GV nêu yêu cầu hoạt động, quy định thời gian 3 phút. 
- HS thảo luận nhóm đôi - Nêu việc nên làm và không nên làm để góp phần phòng chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh ?
- Gọi đại diện nhóm trình bày - Lớp nhận xét bổ xung - Giáo viên nhận xét tuyên dương. 
* Kết luận : Thực hiện một số hoạt động đơn giản góp phầnhòng chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh là một việc làm tốt, nên thực hiện.
3. Củng cố : Gọi 2 HS đọc mục bạn cần biết SGK.
GD HS có ý thức thực hiện một số hoạt động đơn giản góp phần phòng chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và môi trường.
4. Dặn dò : Chuẩn bị bài Ánh sáng. Giáo viên nhận xét tiết học. 
IV. Phần bổ sung : ......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
__________________________________________________
Thứ sáu ngày 17/2/2012
Lịch sử Tiết 22
Trường học thời hậu lê
Sgk/49 – TGDK : 35 phút
I. Mục tiêu : 
Biết được sự phát triển của giáo dục thời Hậu Lê (những sự kiện cụ thể về tổ chức giáo dục, chính sách khuyến học).
 - Đến thời Hậu Lê, giáo dục có qui củ chặt chẽ : ở kinh đô có Quốc Tử Giám, ở các địa phương bên cạnh trường công còn có các trường tư ; ba năm có một kì thi Hương và thi Hội ; nội dung học tập là Nho giáo,...
 - Chính sách khuyến khích học tập : đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh qui, khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu.
II. Đồ dùng dạy học : Các hình minh hoạ sgk. Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ : Kiểm tra 2 HS - Bài Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước.
	- 2 học sinh đọc nội dung bài học ở tiết trước.	
- GV nhận xét, ghi điểm. Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a/ Hoạt động 1 : Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê
* Cách tiến hành : Thảo luận nhóm (4 HS)
- GV chia nhóm - Nêu yêu cầu hoạt động.
- Nhóm tìm hiểu thông tin SGK - thảo luận nội dung sau :
+ Việc học thời Hậu Lê được tổ chức như thế nào ?
+ Trường học thời Hậu Lê dạy những điều gì ?
+ Chế độ thi cử thời Hậu Lê thế nào ? 
- Đại diện nhóm trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung - GV chốt câu trả lời đúng.
* Kết luận : Giáo dục thời Hậu Lê có tổ chức quy củ nội dung học tập là Nho giáo.
b/ Hoạt động 2 : Những biện pháp khuyến khích học tập của thời Hậu Lê
* Cách tiến hành : Thảo luận nhóm (2 HS). Yêu cầu HS đọc thầm thông tin SGK, trao đổi nhóm đôi, trả lời câu hỏi 2 SGK. 
- Gọi HS trả lời - Lớp nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
- GV cho HS quan sát tranh SGK và kết luận :
* Kết luận : Thời Hâu Lê tổ chức lễ đọc tên người đỗ, lễ đón rước người đỗ về làng, khắc vào bia đá tên những người đỗ cao rồi cho đặt ở Văn Miếu nhằm coi trọng sự học, khuyến khích học tập.
* Rút nội dung chính của bài (SGK) : Gọi 2 HS đọc - Lớp đọc thầm - HS yếu luyện đọc.
3. Củng cố : HS nhắc lại việc học, trường học, chế độ thi cử thời Hậu Lê.
4. Dặn dò : Chuẩn bị bài Văn học và khoa học thời Hậu Lê. Nhận xét tiết học. 
IV.Phần bổ sung:
.
__________________________________________________
Tập làm văn Tiết : 44
Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối 
Sgk trang 41 - TGDK: 35 phút
I.Mục tiêu:
Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả lá (thân, gốc) một cây em thích (BT2).
II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết lời giải BT1
III.Các hoạt đông dạy học
1.Bài cũ : 3 HS đọc kết quả quan sát 1 cái cây em thích BT2 tập làm văn tiết trước. GV nhận xét, tuyên dương.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích của tiết học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện tập.
 Bài 1: HS đọc tiếp nối đọc yêu cầu bài . Hs đọc thầm đoạn văn, trao đổi, ghi lại chách tả của tác giả trong mỗi đoạn. HS phát biểu ý kiến. 
Cả lớp và GV nhận xét.
- Cho hs xem lời giải trên bảng phụ. 1 Hs nhìn bảng nói lại. Cả lớp viết vào vở.
 Bài 2: HS đọc yêu cầu bài. Gv gợi ý. Hs suy nghĩ chọn tả 1 bộ phận – phát biểu .
- HS viết đoạn văn (cá nhân). Gv chọn 6 bài đọc trước lớp, chấm điểm những đoạn văn viết hay.
3.Củng cố : HS đọc lại bài văn viết hay.
4.Dặn dò : Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài TT.
	- Nhận xét tiết học. 
IV.Phần bổ sung : ....
______________________________________________
Toán Tiết : 110
Luyện tập
SGK/ 122 – TGDK : 35phút
I.Mục tiêu :
Biết so sánh hai phân số.Bài 1 (a, b), bài 2 (a, b), bài 3
- Làm bài kiểm tra cuối tháng .
II.Đồ dùng dạy học: Giấy ghi BT.
III. Các hoạt động DH:
1.Bài cũ: 2 Hs sửa BT2 - 1hs trả lời BT3
- Nhận xét ghi điểm - Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới: GTB : Gv ghi tên bài lên bảng
Hoạt động 1: Thực hành
 Bài 1: So sánh 2ps: Hs làm bài. sửa bài (CN) . Cả lớp và giáo viên nhật xét
+ Đáp án : a) > ; b) > 
 Bài tập 2: GV hướng dẫn . Hs làm bài , sửa bài (miệng)
 Bài tập 3: GV hướng dẫn hs so sánh (như mẫu) . Hs nêu nhận xét, bổ sung.
 Hs áp dụng và thực hiện ( câu a, b) gọi 1 số hs nêu kết quả so sánh 
+ Đáp án : a) < 
Hoạt động 2: Kiểm tra
Đề : Bài 1 : Rút gọn các phân số ( 2 điểm )
a) ; b) 
Bài 2 : Qui đồng mẫu số các phân số ( 2 điểm )
a) và ; b) và 
Bài 3 : trong các phân số dưới đây, phân số nào bằng ?( 2 điểm )
Bài 4: so sánh các phân số :( 2 điểm )
 ; 1 ; 1 và ; và 
Bài 5: Xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn ( 2 điểm )
3.Củng cố : HS đọc lại cách QĐMS và cách rút gọn phân số.
4.Dặn dò : Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài TT.
	- Nhận xét tiết học. 
IV.Phần bổ sung : ..
_______________________________________________
SINH HOẠT LỚP - TUẦN 22
I. Nội dung :
1 .Nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần:
 Lớp trưởng điều khiển cho lớp sinh hoạt.
Các tổ trưởng báo cáo tình hình trong tổ. Nhận xét ưu khuyết của từng cá nhân.
 Lớp trưởng báo cáo tình hình chung của lớp.
 Các thành viên có ý kiến.
 Giáo viên tổng kết chung.
Hạnh kiểm : 
 Thực hiện tốt mọi nề nếp của trường, lớp. Nghiêm túc thực hiện giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh lớp học sạch sẽ. Đi học chuyên cần, có ý thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Thực hiện tốt an toàn giao thông.
* Một số em thực hiện vệ sinh cá nhân chưa đảm bảo.
Học tập :
 Có tinh thần thi đua trong học tập, đi học đều. Các em có ý thức trong học tập. Có ý thức rèn chữ, giữ vở.	
* Một số em vẫn còn quên sách vở và không làm bài tập về nhà, vài em còn vắng học ở nhà phụ giúp gia đình việc đồng áng.
Hoạt động khác :
 Tham gia các hoạt động của trường chưa đều.
 Thực hiện trực cờ đỏ đảm bảo.
 Tham gia kế hoạch nhỏ góp giấy vụn.
2.Phương hướng tuần 23:
Duy trì những kết quả đạt được trong tuần vừa qua cố gắng phát huy hơn nữa ở tuần sau
 Tiếp tục thực hiện tốt các quy định của trường, của lớp.
 	Thực hiện đi học chuyên cần. Đúng giờ, nghỉ tết và ra học lại đúng thời gian qui định.
 Duy trì phong trào “ Đôi bạn cùng tiến”
 Thực hiện tốt An toàn giao thông.
	Tham gia đầy đủ các phong trào do Đội TNTP tổ chức.
	* Hoạt động ngoài giờ lên lớp :
	* Chủ điểm : Mừng Đảng, mừng xuân.
- Giáo dục HS bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động :
	+ Làm sạch, đẹp lớp học : Tổng vệ sinh, quét lớp, lau chùi bàn ghế, giữ vệ sinh lớp học.
	+ Chăm sóc cây và hoa trong vườn trường, sân trường và lớp học.
__________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_22_nam_hoc_2011_2012_ban_chuan_kien_thuc.doc