Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - GV: Lê Hữu Trình - Trường TH THCS Hòa Trung

Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - GV: Lê Hữu Trình - Trường TH THCS Hòa Trung

TẬP ĐỌC: (45 ) HOA HỌC TRÒ

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:1.Đọc thành tiếng:Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :xoè ra, me non, đoá, chói lọi,.

-Đọc trôi chảy được toàn bài ,ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng ,sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian.

-Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng ,suy tư.

2. Đọc –hiểu:Hiểu các từ ngữ khó trong bài : phượng, phần tử,vô tâm, tin thắm.

-Hiểu nội dung bài : Hoa phượng là loài hoa đẹp nhất của tuổi học trò ,gần gũi và thân thiết nhất đối với học trò.

-Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả của Xuân Diệu.

*Hỗ trợ HS nêu trọn ý, diễn đạt thành câu

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.Trang ảnh cây phượng lúc ra hoa.

-Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn đọc.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1/ Ổn định:TT

2/ Bài cũ: (5) 3 em đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài thơ Chợ tết

-GV nhận xét ghi điểm.

 

doc 33 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - GV: Lê Hữu Trình - Trường TH THCS Hòa Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Ngày soạn: 15/2/2009 Ngày dạy: Thứ hai ngày 16/2/2009
TẬP ĐỌC: (45 ) HOA HỌC TRÒ
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:1.Đọc thành tiếng:Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :xoè ra, me non, đoá, chói lọi,..
-Đọc trôi chảy được toàn bài ,ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng ,sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian.
-Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng ,suy tư.
2. Đọc –hiểu:Hiểu các từ ngữ khó trong bài : phượng, phần tử,vô tâm, tin thắm.
-Hiểu nội dung bài : Hoa phượng là loài hoa đẹp nhất của tuổi học trò ,gần gũi và thân thiết nhất đối với học trò.
-Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả của Xuân Diệu.
*Hỗ trợ HS nêu trọn ý, diễn đạt thành câu
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.Trang ảnh cây phượng lúc ra hoa.
-Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1/ Ổn định:TT
2/ Bài cũ: (5’) 3 em đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài thơ Chợ tết 
-GV nhận xét ghi điểm.
3/ Bài mới:- 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
-GV giới thiệu bài :
Hoạt động 1: (10’)Luyện đọc 
MT: Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :xoè ra, me non, đoá, chói lọi
-Gọi 1 em đọc bài. 
Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt).GV chú ý sửa lỗi phát âm,ngắt giọng cho từng HS( nếu có).
Lưu ý câu: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy ?( thể hiện tâm trạng ngạc nhiên của cậu học trò ).
-Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa các từ kho ùđược giới thiệu ở phần chú giải.
-Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo cặp .
-Yêu cầu 2 HS đọc lại toàn bài .
-GV đọc mẫu.Chú ý giọng như sau:Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng,suy tư để cảm nhận được vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng và sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian.
Hoạt động 2:(15’) Tìm hiểu bài
MT: -Hiểu các từ ngữ khó trong bài : phượng, phần tử,vô tâm, tin thắm.
+ Em hiểu “đỏ rực” có nghĩa như thế nào?
+ Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả số lượng hoa phượng ? Dùng như vậy có gì hay? 
-GV nêu: đoạn 1 cho chúng ta biết điều gì? 
(cảm nhận được số lượng hoa phượng rất lớn).
-Ghi ý chính đoạn 1 lên bảng.
-Yêu cầu HS đọc thầm 2 đoạn còn lại và trả lời câu hỏi.
+ Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là” Hoa học trò”.
 + Hoa phượng nở gợi cho mỗi người học trò cảm giác gì?Vì sao?.
+ Hoa phượng còn có gì đặc biệt làm ta náo 
nức?
+ Ở đoạn 2 tác giả đã dùng những giác quan nào để cảm nhận vẻ đẹp của lá phượng?
+ Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian?
+ Em cảm nhận được điều gì qua đoạn văn thứ hai?
-GV ghi ý chính đoạn 2 lên bảng.
-GV hỏi :Khi đọc bài Hoa học trò em cảm nhận được điều gì?
-Gv ghi nội dung chính lên bảng.
Đại ý: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo và ý nghĩa của hoa phượng
Hoạt động 3:(7’) Đọc diễn cảm.
MT: -Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng ,suy tư.
-Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
-GV hỏi : Theo em, để giúp người nghe cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo cuả hoa phượng ,chúng ta nên đọc bài như thế nào?
-GV yêu cầu : Tìm các từ tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, tả sự thay đổi của màu hoa theo thời gian.
-Treo bảng phụ có đoạn hướng dẫn luyện đọc 
+GV đọc mẫu.
-Yêu cầu HS tìm cách đọc hay và luyện đọc theo cặp.
-GV tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn trên.
GV gọi HS đọc diễn cảm bài trước lớp .
-GV nhận xét và cho điểm HS.
4/ Củng cố, dặn dò.(3’)Em có cảm giác như thế nào khi nhìn thấy hoa phượng ?GV hệ thống bài.GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài ,học cách quan sát , miêu tả hoa phượng, lá phượng của tác giảvà chuẩn bị bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
HS quan sát tranh và trả lời
HS lắng nghe
-1 em đọc bài.
-HS đọc bài theo trình tự :
Đoạn 1:Từ đầu đến đậu khít nhau.
Đoạn 2: tiếp đến bất ngờ vậy?
Đoạn 3: còn lại. 
-2 HS ngồi cùng bàn đọc tiếp nối từng đoạn.
-2 HS đọc thành tiếng- lớp đọc thầm.
-Theo dõi GV đọc mẫu.
-HS trả lời.
-Đỏ thắm, màu đỏ rất tươi và sáng.
-Tác giả sử dụng biện pháp so sánh để miêu tả số lượng hoa phượng . So sánh hoa phượng với muôn ngàn con bướm thắm để ta cảm nhận được hoa phượng nở rất nhiều rất đẹp .
-2 HS nhắc lại ý chính.
-HS đọc và trả lời câu hỏi.
-Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì phượng là loài cây rất gần gũi quen thuộc với tuổi học trò .Phượng được trồng rất nhiều trên các sân trường . Hoa phượng thường nở vào mùa hè ,mùa thi của học trò .Hoa phượng nở làm những cậu học trò nghĩ đến mùa thi và những ngày hè .Hoa phượng gắn liền với những kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò.
- -HS trả lời.
-2 HS nhắc lại nội dung chính của bài.
-3 HS tiếp nối nhau đọc –lớp theo dõi,tìm giọng đọc.
-HS trao đổi và đưa ra kết luận:đọc bài với giọng nhẹ nhàng suy tư nhấn giọng ở các từ gợi tả .
-HS tìm và gạch chân các từ này để chú ý nhấn giọng khi đọc.
-Trao đổi và luyện đọc theo cặp.
-3-5 HS thi đọc –Lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất.
-1 em đọc.
ĐẠO ĐỨC: (23 ) GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG(Tiết 1)
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng:1.Hiểu:
-Các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội.
-Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.
-Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng.
2. Biết tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng.
_Giáo dục HS giữ gìn và bảo vệ công trình công cộng.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.SGK Đạo đức 4.-Mỗi HS có 3 tấm bìa màu:xanh,đỏ, trắng.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.1/ Ổn định
2/ Bài cũ: (5’) 3 HS Thế nào là lịch sự với mọi người?
3/ Bài mới:Giới thiệu bài -ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1:(7’)Thảo luận nhóm( tình huống trang 34,SGK).
MT: -Các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội.
-Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn
1.GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm HS .
2.Các nhóm HS thảo luận.
3.Đại diện các nhóm trình bày.Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
4. GV kết luận : Nhà văn hoá xã là một công trình công cộng ,là nơi sinh hoạt văn hoá chung của nhân dân,được xây dựng bởi nhiều công sức ,tiền của .Vì vậy ,Thắng cần phải khuyên Hùng nên giữ gìn , không được vẽ bậy lên đó.
Hoạt động 2:(10’) Làm việc theo nhóm đôi(bài tập 1 SGK).
MT: Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng.
1.GV giao cho từng nhóm HS thảo luận bài tập 1.
2.Các nhóm thảo luận.
3.Đại diện từng nhóm trình bày .Cả lớp trao đổi , tranh luận.
4. GV kết luận ngắn ngọn về từng tranh:
-Tranh 1:Sai. -Tranh 2: Đúng. Tranh 3:Sai.Tranh 4:Đúng.
Hoạt động 3:(10’) Xử lí tình huống(bài tập 2 SGK)
MT: Giáo dục HS giữ gìn và bảo vệ công trình công cộng
1.GV yêu cầu các nhóm thảo luận, xử lí tình huống.
2. Các nhóm HS thảo luận.
3. Theo từng nội dung ,đại diện các nhóm trình bày ,bổ sung, tranh luận ý kiến trước lớp.
4. GV kết luận về từng tình huống:
a/ Cần báo cáo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này( công an ,nhân viên đường sắt,)
b/ Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông , giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ.
Lưu ý : Ở những địa phương không có những công trình công cộng nêu trên thì lựa chọn những nội dung liên quan đến các công trình công cộng khác cho thích hợp.
*GV gọi 2 em đọc ghi nhớ trong SGK.
4/Củng cố-dặn dò.(3’)GV hệ thống bài .GV nhận xét tiết học.
-Dặn về học bài và chuẩn bị bài sau.
-Thảo luận nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày-NX bổ sung.
-Lắng nghe.
-HS nhận nhiệm vụ.
-Thảo luận.
-Đại diện trình bày-NX bổ sung.
-Lắng nghe.
-Thảo luận nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày-NX.
-2 HS đọc ghi nhớ.
KHOA HỌC: (45 ): ÁNH SÁNG
I/ MỤC TIÊU: Sau bài học ,HS có thể .Phân biệt được các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng.
-Làm thí nghiệm để xác định các vật cho ánh sáng truyền qua hoặc không truyền qua.
-Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng.
-Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ mắt chỉ nhìn thấy một vật khi có ánh sáng của vật đó đi tới mắt.
_Giáo dục HS vận dụng tốt kiến thức vào thực tiễn cuộc sống
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Chuẩn bị theo nhóm: Hộp kín (có thể dùng tờ giấy báo;cuộn lại theo chiều dài để tạo thành hộp kín. Tấm kính;nhựa trong;tấm kính mờ;tấm ván;
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC. 1/Ổn định:
2/Bài cũ:(5’) Nêu những âm thanh hàng ngày? 
_Nêu bài học ? 
3/ Bài mới:Giới thiệu bài-Ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: (7’)Tìm hiểu các vật tự phát ra ánh sáng và các vật được chiếu sáng.
MT: Phân biệt được các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng.
-HS thảo luận nhóm( có thể dựa vào hình 1,2 trang 90-SGK và kinh nghiệm đã có).Sau đó các nhóm báo cáo trước lớp.
_GV cùng cả lớp nhận xét, sửa sai
Hoạt động 2: (7’)Tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng.
MT: Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng.
-Bươ ... ể làm bảng nặn .
-Một thanh tre hoặc gỗ có một đầu nhọn ,một đầu dẹt dùng để khắc ,nặn các chi tiết.
-Vở thực hành.
III/ Các hoạt động dạy học .
1/ Ổån định:
2/ Bài cũ: (2’) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3/ Bài mới: Giới thiệu bài – ghi bảng.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ 1:(7’)Quan sát, nhận xét.
-GV giới thiệu ảnh một số tượng người, tượng dân gian hay các bài tập nặn của HS lớp trước để các em quan sát nhận xét :
+ Dáng người(đang làm gì?);
+ Các bộ phận ( đầu ,mình, chân, tay);
+ Chất liệu để nặn ,tạc tượng(đất, gỗ,)
-GV gợi ý HS tìm một,hai hoặc ba hình dáng để nặn như: hai người đấu vật , ngồi câu cá,ngồi học,múa, đá bóng,
HĐ2:(5’)Cacùh nặn dáng người
-GV thao tác để minh hoạ cách nặn cho HS quan sát :
+ Nhào , bóp đất sét cho mềm , dẻo ( nếu không có đất màu công nghiệp)
+ Nặn hình các bộ phận : đầu ,mình , chân, tay.
+ Gắn, dính các bộ phận thành hình người .
+ Tạo thêm các chi tiết : mắt, tóc, bàn tay, nếp quần áo hoặc các hình ảnh khác có liên quan đến nội dung như quả bóng, con thuyền, cây, nhà,con vật,
-GV gợi ý HS :
+Tạo dáng cho phù hợp với động tác của nhân vật : ngồi, chạy, đá bóng, kéo co, cho gà ăn,
+ Sắp xếp thành bố cục.
HĐ 3:(15’) Thực hành.
-GV giúp HS :
+ Lấy lượng đất cho vừa các bộ phận .
+ So sánh hình dáng, tỉ lệ để cắt, gọt, nắn và sửa hình.
+ Gắn, ghép các bộ phận .
+ Tạo dáng nhân vật : với các dáng như chạy, nhảy,cần phải dùng dây thép hoặc que làm cốt cho vững .
-GV gợi ý HS sắp xếp các hình nặn thành đề tài theo ý thích .
HĐ 4:(5’) Nhận xét đánh giá
-GV gợi ý HS nhận xét các bài tập nặn về tỉ lệ hình , dáng hoạt động và cách sắp xếp theo đề tài.
-Hs cùng GV lựa chọn và xếp loại bài .
4/ Củng cố –Dặn dò:(3’)
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn về tập nặn thêm bài khác và chuẩn bị bài sau: “Tìm hiểu về chữ nét đều”
-Quan sát và nhận xét .
-Tìm và nêu một số hình dáng để nặn.
-HS theo dõi các thao tác.
-HS thực hành .
-Nhận xét đánh giá.
KĨ THUẬT:
LẮP XE NÔI (Tiết 1)
I.Mục tiêu:
-HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi.
-Nắm được các qui trình và thao tác kĩ thuật lắp xe nôi.
-Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp tháo các chi tiết của xe nôi.
II.Đồ dùng dạy học:
-Mẫu xe nôi đã lắp sẵn.
-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định:
2.Bài cũ: (2’)Kiểm tra sự cchuẩn bị của HS.
3.Bài mới: GV giới thiệu bài –Ghi đề bài.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1:(10’)Quan sát, nhận xét mẫu.
- GV cho HS quan sát mẫu xe nôi đã lắp sẵn
- Hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi:
H:Để lắp được xe nôi cần bao nhiêu bộ phận?
H: Nêu tác dụng của xe nôi trong thực tế?
HĐ2:(20’)Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
1.Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
-GV cùng HS chọn từng loại chi tiết trong sgk cho đúng, đủ.
-Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
2.Lắp từng bộ phận:
* Lắp tay kéo (H2- SGK)
-Yêu cầu HS quan sát H2 và trả lời câu hỏi:
H:Để lắp được tay kéo em cần chọn các chi tiết nào và số lượng bao nhiêu?
-GV tiến hành lắp tay kéo theo SGK .Trong khi lắp GV lưu ý để HS thấy được vị trí thanh thẳng 7 lỗ phải ở trong thanh chữ U dài.
* Lắp giá đỡ trục bánh xe: (H3 /SGK)
-Yêu cầu HS quan sát H3 /sgk , sau đó GV gọi 1 HS lên lắp, HS khác nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh .
-GV hướng dẫn HS thực hiện lắp giá đỡ trục bánh xe thứ hai.
* Lắp thanh đỡ giá đỡ trục bánh xe(H4/sgk)
-Gọi 1 HS gọi tên và số lượng các chi tiết để lắp thanh giá đỡ bánh xe?
-GV gọi 2 HS lên lắp bộ phận này.
* Lắp thành xe với mui xe (H5/ sgk)
-GV lắp các bước theo sgk.Trong khi lắp GV nêu rõ: Khi lắp thành xe với mui xe, cần chú ý đến vị trí tấm nhỏ nằm trong chữ U. 
* Lắp trục bánh xe (H6 /sgk)
-Gọi HS lắp trục bánh xe theo thứ tự các chi tiết (H6)
3.Lắp ráp xe nôi (H1 /sgk)
-GV lắp ráp xe nôi theo qui trình trong sgk.
-Sau khi lắp ráp xong , GV kiểm tra sự chuyển động của xe.
4.Hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
4.Củng cố-Dặn dò:(3’)
GV nhận xét tiết học
-Chuẩn bị: “Lắp xe nôi (TT)
- HS quan sát , trả lời câu hỏi.
- Cần 5 bộ phận:tay kéo, thanh đỡ giá bánh xe, giá đỡ bánh xe, thành xe với mui xe, trục bánh xe.
dùng cho em bé nằm hoặc ngồi trong xe nôi và người lớn đẩy xe cho các em đi dạo chơi.
-HS chon các chi tiết theo sự hướng dẫn của GV.
-HS quan sát và trả lời:
-Cần chọn: 2 thanh thẳng 7 lỗ, 1 thanh chữ U dài.
-HS thực hành theo yêu cầu của GV
-HS trả lời:
+Gồm 1 tấm lớn, 2 thanh chữ U dài.
-HS theo dõi bổ sung cho hoàn chỉnh .
-HS lớp theo dõi bổ sung cho hoàn chỉnh.
-HS theo dõi.
LỊCH SỬ
VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ
I/ MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS biết:
-Các tác phẩm thơ văn , công trình khoa học của những tác giả tiêu biểu dưới thời hậu Lê, nhất là Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông .Nội dung khái quát của các tác phẩm , các công trình đó.
-Đến thời Hậu Lê , văn học và khoa học phát triển hơn các giai đoạn trước.
-Dưới thời Hậu Lê , văn học và khoa học được phát triển rực rỡ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Hình trong SGK phóng to.
-Một vài đoạn thơ văn tiêu biểu của một số tác phẩm tiêu biểu.
-Phiếu học tập của HS.
III/ HOẠT ĐỘNG 
1/ Ổn định
2/Bài cũ: (5’) 3 em lên bảng( Thiên, Đứcg, Phương)
H: Em hãy mô tả tổ chức giáo dục dưới thời Hậu Lê?
H: Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập?
H: Nêu bài học?
-GV nhận xét ghi điểm.
3/Bài mới: Giới thiệu bài , ghi bảng.
Thể dục (45 )
BẬT XA-TRÒ CHƠI :CON SÂU ĐO
I. Mục tiêu
+ Học kĩ thuật bật xa.Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối đúng.
+ Chơi trò chơi:Con sâu đo. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu tham gia chơi chủ động.
II. Địa điểm và phương tiện
+ Dọn vệ sinh sân trường.
+ Còi, dụng cụ phục vụ tập bật xa,kẻ sẵn vạch chuan bị và xuất phát cho trò chơi
III. Nội dung và phương pháp
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu
+ Tập hợp lớp
+ Khởi động.
2. Phần cơ bản
a)Bài tập RLTTCB.
b) Trò chơi vận động: (Con sâu đo)
3. Phần kết thúc
+ Hồi tĩnh.
+ Tập hợp lớp.
10phút
22 phút
(12 phút)
( 10 phút)
5 phút
+ Lớp trưởng tập hợp lớp.
+ GV phổ biến nội dung bài học.
+ Khởi động các khớp cổ tay, chân, 
+tập bài TDphát triển chung
-Chạy chậm trên địa hình tự nhiên
+ Học kĩ thuật bật xa.
+ GV nêu bài tập ,hướng dẫn,giải thích ,làm mẫu động táclấy đa (tại chỗ )ø, cách bật xa,rồi HS bật thử và tập chính thức.
+ HS đứng tại chỗkhởi động kĩ các khớp ,tập bật nhẹ,YC;HStiếp đấtlàm đọng tác chùng chân,sau khi thành thạo mớixuống hố hoặc đệm ,
+ GV yêu cầu vài HS nhắc lại cáchbật xa .
+ Cho HS luyện tập. GV theo dõi, sửa chữa bài tậpnhịp nhàng và an toàn
+ GV chỉ định một số em ra thực hiện cho cả lớp quan sát và nhận xét.
* GV nêu trò chơi và phổ biến cách chơi.
+ Yêu cầu HS khởi động trước khi chơi để đảm bảo an toàn.
+Chia số HS trong lớp thành những đội đều nhau, GV nhắc lại quy tắc chơi để HS nắm vững cách chơi, sau đó chơi chính thức, đội nào thực hiện nhanh nhất, ít lần phạm quy, đội đó thắng.
+ HS chạy chậm, thả lỏng tích cực, hít thở sâu.
+ GV nhận xét ,đánh giá kết quả giờ học, dặn HS về nhà ôn nội dung nhảy dây kiểu chụm hai chân.
***************************************
KĨ THUẬT:( 22)
TRỒNG CÂY RAU, HOA (tiết2)
I. Mục tiêu:
 + HS biết cách chọn cây rau hoặc hoa đem trồng.
 + Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong bầu đất
 + HS ham thích trồng cây, quý trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ, đúng kĩ thuật.
II. Đồ dùng dạy – học
+ Cây con rau, hoa để trồng.
 + túi bầu có chứa đất
+ Dụng cụ để tưới
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài ( 3 phút)
+ GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động3: HSthực hành trồng cây con
MT: + HS biết cách trồngcây con
+ Gọi HS đọc nội dung bài trong SGK.
+ Yêu cầu HS nhắc lại các bước 
-Giáo viên nhận xét và hệ thống lại:
+xác định vị trí trồng.
+Đào hốc trồng theo vị trí xác định.
+Đặt cây vào hốc và vun đất ,ấn chặt.
+Tưới nhẹ nước xung quanh.
*Giáo viên cần lưu ý trong sách
*Giáo viên KT sự chuẩn bị của HS
*Giáo viên phân chia nhómvà giao nhiệm vụ,nơi làm việc.
*HS thực hành trên luống hoặc bầu đất.
-Trong khi thực hành GV lưu ý số điểm :
+Đảm bảo khoảng cách 
+Kích thứoc các hốc trồng .
+Khi trồng phải thẳng cây ,rễ không cong lên .
+Tránh đổ nước nhiều hay đổ mạnh làm cây nghiêng ngả;
.* Hoạt động 2: Đánh giá kếtquả;
Mt Đ ánh giá theo tiêu chuẩn 
*GV gợi ý choHS tự đánh giá KQ học tập theo tiêu chuẩn:
:+Chuẩn bị đủ vật liệu 
+Trồng đúng cách và đều nhau 
+Cây con sau trồng thẳng không trồi rễ.
+Hoàn thành thời gian
 3. Củng cố, dặn dò: (3 phút)
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình trồng cây con và kĩ thuật gieo hạt trên bầu đất.
- Dặn HS về nhà thực hành và chuẩn bị tiết sau.
- HS lắng nghe và nhắc lại tên bài.
-cá nhân nêu –nhận xét
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm nội dung.
- 2 HS nhắc lại các bước trồng cây con
-Hs đọc lưu ý.
-lấy đồ KT
-Nhóm nhận nhiệm vụ
-Thực hành theo nhóm
- HS chú ý nghe hướng dẫn củaGV .
.
- HS lắng nghe đánh giá nhóm bạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23CKTKN(1).doc