Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Nguyễn Thị Xen

Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Nguyễn Thị Xen

I. Mục tiêu:

 Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.

 Đọc lưư loát, diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của nguời kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án.

 Yêu công lí.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Tranh minh hoạ bài đọc.

- HS: SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Khởi động: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- HS đọc thuộc lòng bài thơ Cao Bằng, trả lời câu hỏi về nội dung bài.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’) Phân xử tài tình

b. Các hoạt động:

 

doc 38 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 260Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Nguyễn Thị Xen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
 Tiết : ngày dạy :
Bài: PHÂN XỬ TÀI TÌNH
I. Mục tiêu:
 Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
 Đọc lưư loát, diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của nguời kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án.
 Yêu công lí.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh hoạ bài đọc.
- HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS đọc thuộc lòng bài thơ Cao Bằng, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Phân xử tài tình
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
9’
7’
v Hoạt động 1: Đọc lưu loát toàn bài.
0 Mục tiêu:
0 Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc bài văn.
- Chia 3 đoạn – cho đọc 2 – 3 lượt. Kết hợp hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài; giải nghĩa thêm từ công đường, khung cửi, niệm phật.
- Luyện đọc theo cặp.
- Cho HS đọc toàn bài.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
0 Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa của bài.
0 Cách tiến hành:
- Câu hỏi 1: Gọi HS đọc câu hỏi – trả lời.
- Câu hỏi 2: Yêu cầu thảo luận – trả lời.
Giảng: Quan án thông minh, hiểu tâm lí con người nên đã nghĩ ra phép thử đặc biệt.
- Câu hỏi 3: Đọc câu hỏi – yêu cầu trả lời.
- Câu hỏi 4: Yêu cầu trao đổi nhóm đôi.
Giảng: Nắm được tâm lí của người ở chùa là tin vào sự thiêng liêng của đức Phật.
- Quan án phá được các vụ án nhờ đâu? 
(nhờ thông minh, quyết đoán / nắm vững đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội).
v Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
0 Mục tiêu: Thể hiện được niềm khâm phục.
0 Cách tiến hành:
- Hướng dẫn đọc theo cách phân vai.
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn “ Quan nói sư cụ biện lễ  nhận tội”.
- 2 HS (khá, giỏi) đọc.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc.
- 2 HS cùng bàn đọc.
- 1 – 2 HS đọc.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc câu hỏi – trả lời.
- Đọc thầm - nhóm đôi.
- Cá nhân trả lời.
- 2 HS cùng bàn trao đổi.
- Nhóm 4 trao đổi.
- 4 HS đọc.
- Lắng nghe – cá nhân – cặp – cá nhân thi đọc.
4. Củng cố: (3’)
- HS nêu ý nghĩa của bài.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Về nhà tìm đọc các truyện về quan án xử kiện, những câu chuyện phá án của các chú công an, của toà án hiện nay.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
TOÁN
Tiết: 111 ngày dạy: 
Bài: XEN- TI- MÉT KHỐI – ĐỀ XI- MÉT- KHỐI
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 Có biểu tượng về xăng- ti- mét khối, đề- xi- mét khối, đọc và viết đúng các số đo.
 Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng- ti- mét khối và đề- xi- mét khối.
 Biết giải một số bài tập có liên quan đến xăng- ti- mét khối và đề- xi- mét khối.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bộ đồ dùng dạy học Toán lớp 5.
- HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS làm bài tập ở bảng lớp.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) xentimét khôí – đêxi mét khôí 
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
12’
14’
v Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng xăng- ti- mét và đề- xi- mét khối.
0 Mục tiêu: Đọc, viết đúng các số đo.
0 Cách tiến hành:
- Giới thiệu lần lượt từng hình lập phương cạnh 1dm và 1cm để HS quan sát, nhận xét. Từ đó giới thiệu về đê- xi- mét khối và xăng- ti- mét khối.
- Yêu cầu nhắc lại.
- Đưa hình vẽ để HS quan sát, nhận xét và tự rút ra được các mối quan hệ giữa đề- xi- mét khối và xăng- ti- mét khối.
- Kết luận về đề- xi- mét khối, xăng- ti- mét khối và mối quan hệ giữa hai đơn vị đo này.
v Hoạt động 2: Thực hành.
0 Mục tiêu: Biết đổi đúng các đơn vị đo.
0 Cách tiến hành:
* Bài 1: 
- Yêu cầu tự làm bài – nhận xét.
- Yêu cầu nêu kết quả - đánh giá bài làm của HS.
* Bài 2: Củng cố mối quan hệ giữa cm3 và dm3.
- Hướng dẫn HS làm như bài tập 1.
- Cả lớp theo dõi – quan sát.
- Một số HS nhắc lại.
- Quan sát – tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. (Trao đổi nhóm đôi).
- Lắng nghe – nhắc lại.
- Cá nhân – bảng con.
- Vài HS nêu kết quả.
- Cá nhân – vở.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại mối quan hệ dm3 và cm3.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Hướng dẫn làm vở bài tập.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
CHÍNH TẢ
Tiết: 23 ngày dạyBài: CAO BẰNG
:
I. Mục tiêu:
 Nhớ - viết đúng chính tả 4 khổ thơ đầu của bài thơ Cao Bằng.
 Viết hoa đúng các tên người, tên địa lí Việt Nam.
 Chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Bảng con. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS nhắc lại cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. Cho ví dụ.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Cao Bằng
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
18’
8’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn nhớ viết.
0 Mục tiêu: Nhớ, viết đúng.
0 Cách tiến hành:
- Cho HS xung phong đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu của bài.
- Yêu cầu đọc lại 4 khổ thơ để ghi nhớ. (nhắc trình bày khổ thơ 5 chữ, chữ cần viết hoa, dấu câu)
- Yêu cầu HS viết bài.
- Chấm – chữa 7 – 10 bài.
- Nhận xét chung.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
0 Mục tiêu: Viết hoa đúng tên người, tên địa lí Việt Nam.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 2: 
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
- Mở bảng phụ - cho HS lên thi tiếp sức – điền đúng, nhanh.
* Bài tập 3: 
- Cho HS đọc yêu cầu của bài (Lưu ý đọc cả bài Cửa gió Tùng Chinh).
- Nói về các địa danh trong bài.
- Nhắc chú ý 2 yêu cầu của bài tập:
- Tìm những tên riêng có trong bài, xác định tên riêng nào viết đúng quy tắc chính tả về viết hoa, tên riêng nào viết sai.
- Viết lại cho đúng các tên riêng viết sai.
( Lời giải: viết sai: Hai ngàn, Nga ba, Pù mo, Pù xai – viết đúng: Hai Ngàn, Ngã Ba, Pù Mo, Pù Xai).
- 1 HS đọc – còn lại lắng nghe, nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm.
- Gấp SGK viết bài vào vở.
- Đổi vở soát lỗi.
- Một số HS đọc.
- 3 – 4 nhóm lên bảng thi tiếp sức.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Lắng nghe.
- Cả lớp suy nghĩ làm bài vào vở bài tập.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
KĨ THUẬT
Tiết: 23 ngày dạy: 
Bài: LẮP XE CẦN CẨU (Tiết 2)
I. Mục tiêu: HS cần phải:
 Chọn đúng và đủ chi tiết để lắp xe cần cẩu.
 Lắp được xe cần cẩu đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
 Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn, bộ lắp ghép.
- HS: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS nhắc lại các bộ phận của xe cần cẩu.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Lắp xe cần cẩu 
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
20’
6’
v Hoạt động 3: Thực hành lắp xe.
0 Mục tiêu: Lắp đúng kĩ thuật, quy trình.
0 Cách tiến hành:
a. Chọn chi tiết:
- Kiểm tra HS chọn các chi tiết.
b. Lắp từng bộ phận:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- Yêu cầu phải quan sát kĩ các hình trong SGK và nội dung của từng bước lắp.
- Cần lưu ý HS:
+ Vị trí trong, ngoài của chi tiết và vị trí các lỗ khi lắp các thanh giằng ở giá đỡ cẩu (H.2. SGK).
+ Phân biệt mặt phải và mặt trái để sử dụng vít khi lắp cần cẩu (H.3) 
+ Quan sát, uốn nắn nhóm còn lúng túng.
c. Lắp ráp xe cần cẩu:
- Nhắc chú ý đến độ chặt của các mối ghép và độ nghiêng của cần cẩu.
- Nhắc HS khi lắp ráp xong cần:
+ Quay tay quay để kiểm tra dây tời quấn vào, nhả ra có dễ dàng không.
+ Kiểm tra cần cẩu có quay được theo các hướng và có nâng hàng lên và hạ xuống không.
v Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm.
0 Mục tiêu: Rèn luyện tính cẩn thận.
0 Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Nêu tiêu chuẩn đánh giá.
- Nhắc HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
- Chọn đúng, đủ.
- 1 HS đọc – cả lớp theo dõi.
- Quan sát và đọc lướt nội dung SGK.
- Thực hành lắp bộ phận.
- Lắp các bước theo SGK.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- 2 – 3 HS đánh giá
- HS cùng nhóm thực hiện.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Về nhà tự lắp ráp lại hoàn chỉnh.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết: 45 ngày dạy: 
Bài: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẬT TỰ - AN NINH
I. Mục tiêu:
 Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ trật tự, an ninh.
 : Làm tốt các bài tập.
 Có ý thức giữ trật tự - an ninh.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ, Sổ tay từ ngữ tiếng Việt tiểu học.
- HS: Từ điển tiếng Việt. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS làm lại các bài tập 2; 3 của tiết luyện từ và câu trước.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Mở rộng vốn từ: Trật tự - An ninh 
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
18’
8’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1 + bài tập 2.
0 Mục tiêu: Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 1: 
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
- Lưu ý HS đọc kĩ để tìm đúng nghĩa của từ trật tự.
- Cho HS tự làm bài.
*Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
- Dán lên bảng một tờ phiếu khổ to yêu cầu HS tìm các từ ngữ theo hàng.
- Cho HS trình bày.
- Gọi HS đọc lời giải đúng.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 3.
0 Mục tiêu: Có ý thức giữ gìn an ninh, trật tự.
0 Cách tiến hành:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
- Lưu ý HS đọc kĩ, phát hiện tinh để nhận ra các từ ngữ chỉ người, sự việc liên quan đến nội dung bảo vệ trật tự, an ninh Dán tờ phiếu lên bảng.
- Cho HS trao đổi cùng bạn.
- Cho HS phát biểu ý kiến – ghi nhanh vào phiếu những từ ngữ HS tìm được.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 1 HS đọc – còn lại theo dõi.
- Cá nhân – vở bài tập.
- 1 HS đọc – còn lại theo dõi.
- 2 HS cùng bàn trao đổi làm vào vở bài tập + bảng nhóm.
- Đại diện nhóm.
- 2 – 3 HS đọc lại.
- 1 HS đọc – còn lại theo dõi.
- 2 HS cùng bàn trao đổi.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Lắng nghe.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại các từ ngữ vừa tìm được.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Sử dụng từ điển, giải nghĩa 3 – 4 từ tìm được ở bài tập 3.
* Rút kinh nghiệm: .......................................................................................... ... ước Châu Âu.
- HS: SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS trả lời câu hỏi ở cuối bài.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Một số nước ở Châu Âu 
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
12’
14’
v Hoạt động 1: Liên Bang Nga.
0 Mục tiêu: Nắm được đặc điểm sản phẩm chính của các ngành sản xuất.
0 Cách tiến hành:
- Hãy xem lược đồ kinh tế một số nước châu Á và lược đồ một số nước châu Âu, đọc SGK để điểm các thông tin thích hợp vào bảng thống kê (xem SGV).
- Hỏi: Vì sao khí hậu Liên Bang Nga nhất là phần thuộc châu Á rất lạnh khắc nghiệt không? Khí hậu khô và lạnh tác động đến cảnh quan thiên nhiên ở đây như thế nào?
- Yêu cầu HS dựa vào bảng thống kê, trình bày lại các yếu tố địa lí tự nhiên và các sản phẩm chính.
- Kết luận: Liên bang Nga có khí hậu khắc nghiệt, có nhiều tài nguyên và khoáng sản.
v Hoạt động 2: Pháp.
0 Mục tiêu: Biết đặc điểm của nước Pháp.
0 Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS thảo luận phiếu học tập (Sách thiết kế).
- Yêu cầu dựa vào phiếu và kiến thức địa lí, nội dung SGK trình bày lại các đặc điểm về tự nhiên và các sản phẩm của các ngành sản xuất ở nước Pháp.
- Kết luận: Ngành du lịch ở nước Pháp rất phát triển vì nước này có nhiều phong cảnh tự nhiên đẹp.
- HS làm việc cá nhân, tự kẻ bảng và hoàn thành bảng.
- Một số HS nêu ý kiến trước lớp.
- 1 HS trình bày trước lớp (lưu ý khi trình bày về vị trí địa lí và giới hạn " chỉ lược đồ).
- Lắng nghe.
- Nhóm 4 – thảo luận.
- 1 HS trình bày – còn lại theo dõi, nhận xét và nêu ý kiến bổ sung.
- Lắng nghe.
4. Củng cố: (3’)
- HS đọc tóm tắt ở SGK.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Về nhà chuẩn bị bài ôn tập.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết: 46 ngày dạy
Bài: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. Mục tiêu:
 Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến.
 Biết tạo ra các câu ghép mới (thể hiện quan hệ tăng tiến) bằng cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ, thay đổi vị trí các vế câu.
 Chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ viết bài tập 1 (phần Nhận xét).
- HS: Bút dạ. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS đọc ghi nhớ Câu ghép.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ 
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
12’
14’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn phần nhận xét + Ghi nhớ.
0 Mục tiêu: Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến.
0 Cách tiến hành:
a. Phần nhận xét: 
* Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu – phân tích cấu tạo của câu ghép đã cho.
* Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu thảo luận tìm thêm những cặp quan hệ từ.
b. Phần ghi nhớ:
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK – đọc trả lời.
v Hoạt động 2: Phần luyện tập.
0 Mục tiêu: Biết tạo ra câu ghép mới.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 1:
- Cho HS đọc yêu cầu.
- Nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập.
- Hỏi HS về tính khôi hài của mẩu chuyện vui.
* Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ, làm bài.
- Dán lên bảng 3 băng giấy viết câu ghép chưa hoàn chỉnh – cho thi làm bài.
- 1 HS đọc yêu cầu – 1 HS phân tích.
- Cho HS đọc – còn lại theo dõi.
- 2 HS cùng bàn trao đổi.
- 1 – 2 HS đọc.
- 1 HS đọc.
- Cá nhân vở bài tập + bảng lớp.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Trao đổi theo nhóm đôi.
- 3 HS cùng thi làm bài.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Ghi nhớ kiến thức đã học về câu ghép có quan hệ tăng tiến để viết câu cho đúng.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
TOÁN
Tiết: 115 ngày dạy: 
Bài: THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
 Tự tìm được cách tính và công thức tính thể tích hình lập phương.
 Biết vận dụng công thức để giải bài toán có liên quan.
 Cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Chuẩn bị mô hình trực quan về hình lập phương có số đo độ dài cạnh là số tự nhiên (đơn vị đo xăng- ti- mét) và một số hình lập phương có cạnh 1cm, hình vẽ hình lập phương
- HS: Bảng con. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS sửa bài tập làm thêm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Thể tích hình lập phương 
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
16’
v Hoạt động 1: Hình thành công thức tính thể tích hình lập phương.
0 Mục tiêu: Tự tìm được cách tính và công thức tính.
0 Cách tiến hành:
- Tổ chức để HS tự tìm ra cách tính và công thức tính của hình lập phương như là một trường hợp đặc biệt của hình hộp chữ nhật.
- Nhận xét và đánh giá.
v Hoạt động 2: Thực hành.
0 Mục tiêu: Biết vận dụng công thức.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 1: Vận dụng trực tiếp công thức tính thể tích hình lập phương.
- Tổ chức cho HS tự làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS nêu kết quả - đánh giá bài làm của HS.
* Bài tập 2: Đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu hướng giải bài toán – đánh giá bài làm của HS.
* Bài tập 3: Tổ chức cho HS hoạt động như bài 2 rồi chữa bài.
Bài giải.
a. Thể tích hình hộp chữ nhật là:
 8 x 7 x 9 = 504 (cm3)
b. Độ dài cạnh của hình lập phương là:
 (8 + 7 + 9) : 3 = 8 (cm)
Thể tích hình lập phương:
 8 x 8 x 8 = 512 (cm3)
 Đáp số: a. 504 cm3
 b. 512 cm3
- Nhóm 4 cùng quan sát – thảo luận theo gợi ý – nêu cách tính và công thức.
- Cá nhân – vở.
- Cá nhân – nêu kết quả - đổi vở kiểm tra kết quả.
- Tiếp nối nhau trả lời (trao đổi nhóm đôi nêu hướng giải) – tự làm bài vào vở - nêu kết quả.
- Cá nhân – vở.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Về nhà làm vào vở bài tập.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
TẬP LÀM VĂN
Tiết: 46 ngày dạy: 
Bài: TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu:
 Nắm được yêu cầu của bài văn kể chuyện theo 3 đề đã cho.
 Nhận thức được ưu, khuyết điểm của mình và của bạn khi được thầy (cô) chỉ rõ.
 Biết tham gia sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi thầy (cô) yêu cầu; tự viết lại một đoạn văn (hoặc cả bài) cho hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS đọc lại chương trình hoạt động đã lập trong tiết tập làm văn trước.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Trả bài văn kể chuyện 
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
16’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn sửa lỗi chung + tự sửa.
0 Mục tiêu: Biết tham gia sửa lỗi chung. 
0 Cách tiến hành:
- Chỉ các lỗi cần sửa trên bảng phụ. 
- Sửa lần lượt từng lỗi.
- Hướng dẫn trao đổi về bài sửa trên bảng.
- Chữa lại bằng phấn màu cho đúng (nếu sai).
- Yêu cầu tự sửa lỗi trong bài – đọc lời nhận xét, phát hiện thêm lỗi trong bài làm của mình và sửa lỗi.
- Theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn học tập đoạn văn hay, bài văn hay.
0 Mục tiêu: Nhận thức được ưu điểm.
0 Cách tiến hành: 
- Đọc những đoạn văn hay – hướng dẫn HS tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn, từ đó rút kinh nghiệm cho mình.
- Yêu cầu HS chọn một đoạn viết chưa hay, chưa đạt, viết lại cho hay hơn.
- Cho HS đọc đoạn văn viết lại.
- Chấm điểm đoạn viết của một số HS.
- Theo dõi.
- Một số HS lên bảng sửa – còn lại nháp.
- Cả lớp cùng trao đổi.
- Theo dõi.
- Cá nhân sửa bài – đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại.
- Nhóm đôi trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV.
- Cá nhân tự sửa.
- Tiếp nối nhau đọc.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại dàn ý của bài văn kể chuyện.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn.
- Chuẩn bị cho tiết TLV Ôn tập về văn tả đồ vật kế tiếp.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
KHOA HỌC
Tiết: 46 ngày dạy: 
Bài: LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
 Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản: Sử dụng pin, bóng đèn, dây điện.
 Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện có nguồn điện là pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện.
 Có ý thức nghiêm túc khi thí nghiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Hình SGK.
- HS: Chuẩn bị theo nhóm: 1 cục pin, dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin, một số vật bằng kim loại (đồng, nhôm, sắt ) và một số vật khác bằng nhựa, cao su, sứ; chuẩn bị chung: Bóng đèn điện hỏng có tháo đui (có thể nhìn thấy rõ hai đầu dây). 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS đọc mục Bạn cần biết. 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Lắp mạch điện đơn giản 
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
12’
14’
v Hoạt động 1: Thực hành kiểm tra mạch điện.
0 Mục tiêu: Lắp được mạch điện đơn giản.
0 Cách tiến hành:
- Yêu cầu quan sát các hình vẽ mạch điện ở hình minh hoạ và cho biết: Dự đoán xem bóng đèn nào có thể sáng? Vì sao?
- Yêu cầu thử lắp mạch điện như hình vẽ từng mạch điện và kỉểm tra xem kết quả các bạn dự đoán có đúng không.
- Nêu điều kiện để mạch điện thắp sáng đèn?
- Kết luận: Đèn sáng nếu có dòng điện chạy qua một mạch kín từ cực dương của pin, qua bóng đèn đến cực âm của pin.
v Hoạt động 2: Thực hành lắp mạch điện đơn giản.
0 Mục tiêu: Biết sử dụng pin, bóng đèn, dây điện.
0 Cách tiến hành: 
- Làm mẫu.
- Yêu cầu thực hành lắp mạch điện – cả nhóm thống nhất cách lắp và vẽ sơ đồ mạch điện của nhóm vào giấy.
- Gọi HS trình bày cách lắp.
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết.
- Yêu cầu HS chỉ: Cực dương, cực âm, núm thiếc, đầu dây tóc.
- Phải lắp mạch như thế nào thì đèn mới sáng?
- Dòng điện từ mạch kín được tạo ra từ đâu? Tại sao bóng đèn lại có thể sáng?
- Cá nhân quan sát – tiếp nối nhau phát biểu.
- Nhóm 6 – thực hiện.
- Cá nhân phát biểu.
- Lắng nghe – nhắc lại.
- Quan sát.
- Nhóm 4 – mỗi HS lắp mạch điện một lần.
- Đại diện hai nhóm trình bày.
- 2 HS tiếp nối đọc.
- Tiếp nối nhau trả lời.
4. Củng cố: (3’)
- HS đọc lại mục Bạn cần biết. 
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’) 
- Về thực hành lại điều vừa học.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_23_nguyen_thi_xen.doc