Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2008-2009 (3 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2008-2009 (3 cột)

I. Mục tiêu :

 -Kiến thức: Giúp Hs hiểu: Thế nào là hoạt động nhân đạo? Tại sao cần phải tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.

-Kỹ năng: Hình thành cho H thái độ: Thông cảm với người gặp khó khăn hoạn nạn. Đồng tình ủng hộ với những người tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo; không đồng tình với những người thờ ơ với hoạt động nhân đạo.

-Thái độ: Hs tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phừ hợp với khả năng.

II. Chuẩn bị :

- GV : Giấy khổ lớn ghi kết quả thảo luận nhóm, SGK Đạo đức 4.

- Hs: SGK đạo đức 4.

 

doc 46 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 928Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2008-2009 (3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần :27 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy: 26/ 3/ 2009 Đạo đức
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC VIỆC NHÂN ĐẠO (T2)
Mục tiêu :
 	-Kiến thức: Giúp Hs hiểu: Thế nào là hoạt động nhân đạo? Tại sao cần phải tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
-Kỹ năng: Hình thành cho H thái độ: Thông cảm với người gặp khó khăn hoạn nạn. Đồng tình ủng hộ với những người tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo; không đồng tình với những người thờ ơ với hoạt động nhân đạo.
-Thái độ: Hs tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phừ hợp với khả năng.
II. Chuẩn bị :
GV : Giấy khổ lớn ghi kết quả thảo luận nhóm, SGK Đạo đức 4.
Hs: 	SGK đạo đức 4. 
III. Các hoạt động :
1.Khởi động :1’Hát 
2. Bài cũ : 4’ “Giữ gìn các công trình công cộng”
Cần phải làm gì để giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng?
® GV nhân xét, ghi điểm.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 1’
Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
 	b. Các hoạt động:	 
TL HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
9’ Hoạt động 1: Thảo luận tình huống.
 MT: Hs hiểu thể nào là hoạt động nhân đạo.
 Cách tiến hành:Thảo luận nhóm.
 Chia lớp thành 3 nhóm.
 GV yêu cầu các nhóm Hs đọc và thảo luận tình huống trong SGK.
+Em suy nghĩ gì về những khó khăn mà nhân dân và các bạn nhỏ ở các vùng lũ lụt phải hứng chịu?
 +Em có thể làm gì để giuíp đỡ họ? Vì sao?
 GV kết luận: 
10’ Hoạt động 2: Bài tập 1.
MT: Hs biết tham gia các hoạt động nhân đạo. 
Cách tiến hành:Thảo luận nhóm đôi.
Yêu cầu Hs thảo luận BT1 theo từng nhóm làm.
GV kết luận:
8’ Hoạt động 3: Bài tập 3.
MT: Hình thành thái độ tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo cho Hs
Cách tiến hành:: Động não, thực hành.
 Hướng dẫn Hs tự làm bài tập 3.
 GV kết luận.
	+ Ý kiến a và d là đúng.
	+ Ý kiến b và c là sai. 
Hoạt động nhóm.
3nhóm.
1 Hs đọc to tình huống.
Đại diện nhóm trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến trước lớp.
Hoạt động nhóm đôi.
-Từng cặp thảo luận độc lập.
-Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung, 
Hoạt động cá nhân.
-1 Hs đọc yêu cầu đề.
-Cá nhân làm bài.
-Cá nhân trình bày kết quả lớp bổ sung, tranh luận ý kiến.
4./Củng cố.
Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
IV.Hoạt động nối tiếp:
Làm phần thực hành trong SGK.
Chuẩn bị: “Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo
Rút kinh nghiệm
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần :27 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy: 23/ 3/ 2009 Tập đọc
DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY.
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Đọc trôi chảy toàn bài: Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
 Kỹ năng: Biết đọc bài với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, với cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của 2 nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li-lê. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài.
Thái độ: Giáo dục Hs lòng dũng cảm bảo vệ chân lí, bảo vệ lẽ phải.
II. Chuẩn bị :
GV : Bảng phụ
HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định:1’ Hát 
2. Bài cũ: 4’Ga-vơ-rốt ngoài chiến lũy.
GV kiểm tra 3 Hs.
GV nhận xét – đánh giá.
3.Bài mới:: 
 	a. Giới thiệu bài:1’GV ghi tựa bài.
	b. Các hoạt động:
TL HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
9’ Hoạt động 1 : Luyện đọc
 MT: Đọc đúng câu, đoạn, bài, các tên riêng nước ngoài. 
 Cách tiến hành:
-GV đọc mẫu toàn bài.
 -Chia đoạn: 3 đoạn.
Luyện đọc kết hợp tìm hiểu nghĩa từ: Thiên văn học, tà thuyết, tòa án Giáo hội, chân lí, Cô-péc-ních, Ga-li-lê.
1O’ Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
MT: Hiểu nội dung ý nghĩa của bài.
Cách tiến hành:
GV chia nhóm, giao việc.
-Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?
 -Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì?
	Vì sao tòa án lúc ấy xử phạt ông?
-Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-le thể hiện ở chỗ nào?â
-GV chốt: 
8’ Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
MT: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài.
Cách tiến hành:
- Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với truyện .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn :
Hoạt động lớp, nhóm đôi.
-Hs nghe.
-Hs đánh dấu vào SGK.
-Hs tiếp nối nhau đọc từng đoạn ( 2 lượt )
-Luyện đọc nhóm đôi.
-1 Hs đọc cả bài.
-Hs đọc thầm phần chú giải và nêu lại nghĩa của từ.
Hoạt động nhóm,lớp.
-Hs làm việc theo nhóm 
-Hs dựa theo những câu hỏi trong SGK.
Các nhóm trình bày – và bổ sung, nhận xét.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Hs luyện diễn cảm: từng đoạn, cả bài.
 + Luyện đọc diễn cảm theo cặp 
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
4./ Củng cố
Thi đua đọc diễn cảm đọc đoạn văn mình thích và nên lí do?
IV.Hoạt động nối tiếp:
Chuẩn bị: “ Con sẻ”.
 Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần :27 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy: 23/ 3/ 2009 Môn: 
LUYỆN TẬP CHUNG ( T3)
I/ Mục tiêu
 Giúp HS:
- Kiến thức: Giú hs ôn tập một số nội dung cơ bản về phân số: Hình thành phân số, phân số bằng nhau, rút gọn phân số.
-kĩ năng toán có lời văn.
II/ Các hoạt động dạy học
1. Khởi động:1’ Hát
2. Kiểm bài cũ : 3’
- Cho HS lên bảng thực hiện phép tính:
+ Rút gọn phân số: 
- GV nhận xét .
3.Bài mới:
a.Giới thiệu
b.Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
27’ 
Hoạt động 1: ôn tập
 *Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học
Cách tiến hành:
* Bài 1: GV cho HS đọc yêu cầu bài tập
- Cho HS thực hiện rút gọn phân số rồi so sánh các phân số bằng nhau.
- GV nhận xét chung.
* Bài 2: Hướng dẫn HS lập phân số rồi tìm phân số của một số.
-Gv kết luận:
* Bài 3: GV gọi HS đọc đề toán
- GV hướng dẫn tính: 
+ Tìm độ dài đoạn đường đã đi.
+ Tìm độ dài đoạn đường còn lại.
* Bài 4: GV nêu các bước giải;
- Tìm số xăng lấy ra lần sau.
- Tìm số xăng lấy ra cả hai lần.
- Tìm số xăng lúc đầu có trong kho.
- GV nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu
-HS làm theo nhóm đôi.
Đại diện nhóm trình bày kết quả.
-2 HS đọc yêu cầu.
-Thảo luận nhóm 5 và trình bày kết quả
- HS đọc đề toán
-Một em tóm tắt đề; một em giải
- HS đọc đề
- Cả lớp giải vào vở
Củng cố: 3’
-Yc HS nhắc lại quy tắc so sánh hai phân số.
IV.Hoạt động nối tiếp
- Chuẩn bị tiết sau: “ kiểm tra”
- GV nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần :27 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy: 25/ 3/ 2009 Chính tả
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Nhớ và viết lại đúng chính tả 3 khổ cuối của bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Biết cách trình bày các dòng thơ theo thể tự do và trình bày các khổ thơ.
Kỹ năng: Luyện viết đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn ( l/ n, in/ inh ).
3. Thái độ: Giáo dục Hs tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
GV : Thẻ từ lớn ghi nội dung bài tập 2.
HS: 
III./Các hoạt động :
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Thắng biển.
Thi tiếp sức.
Nhận xét.
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ nhớ và viết đúng chính tả 3 khổ cuối bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
b.Các hoạt động
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
17’
10’
Hoạt động 1: Hướng dẫn nhớ – viết 
MT: Nhớ và viết đúng chính tả 3 khổ cuối của bài.
Cách tiến hành:Thực hành.
-GV hướng dẫn cách trình bày ( hết mỗi khổ thơ để cách 1 dòng ).
-GV đọc lại toàn bài viết.
-GV chấm chữa 7 – 10 bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
MT: Luyện viết đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn.
Cách tiến hành:Làm bài tập
Bài 2b: 
-GV lưu ý: ở từng chỗ trống, dựa vào nghĩa của tiếng cho sẵn, em tìm tiếng có vần “ in hoặc inh “ sao cho tạo ra từ có nghĩa.
-GV nhận xét _ chốt.
+ lung linh	thầm kín
+ giữ gìn	lặng thinh
+ bình tĩnh	học sinh
+ nhường nhịn gia đình
+ rung rinh	thông minh
 Hoạt động cá nhân, lớp.
-1 Hs đọc yêu cầu của bài.
-1 Hs đọc cả 3 khổ cần viết.
-Hs nhớ lại đoạn thơ tựviết.
-HS soát lại bài.
-Từng cặp Hs đổi vở cho nhau.
Hoạt động nhóm.
-1 Hs đọc yêu cầu – lớp đọc thầm.
-Hs làm việc theo nhóm, ghi tiếng cần điền vào thẻ từ, nhóm nào xong lên gắn.
-Hs đọc các từ đã điền.
4. Tổng kết – Dặn dò :
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: “ Kiểm tra”.
IV. Hoạt động nối tiếp:1’
Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần :27 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy: 24/ 3/ 2009 Khoa học
CÁC NGUỒN NHIỆT
I. MỤC TIÊU:
	Sau bài học, HS biết.
	-Kể tên và nêu được vai tro các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống.
	-Thực hiện những quy tắc đơn giản phòng tránh rủi ro khi sử dụng các nguồn nhiệt.
	-Tiết kiệm nguồn nhiệt
II. CHUẨN BỊ
	-Đồ dùng thí nghiệm, tranh ảnh như trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC:
1. Khởi động: 1’
2. Kiểm tra bài cũ:3’
3. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: 1’- Ghi tựa
b.Các hhoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
8’
10’
9’
*Hoạt động 1: Các nguồn nhiệt, vai trò *Mục tiêu: Hs nêu được va ... ïc thầy, cô giáo chỉ rõ.
- Biết tham gia cùng các bạn trong lớp chữa những lỗi chung về ý, bố cục bài, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả.
- Nhận thức cái hay của thầy, cô khen.
II/ Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp và phấn màu
- Phiếu học tập để chữa lỗi.
III/ Các hoạt động dạy học
1/ Khởi động:1’ 
2/ Kiểm tra bài cũ: 4’ 
- Gọi học sinh tự nêu lại những lỗi sai của mình.
3/ Bài mới: 
a.Giới thiệu:
b.Các hoạt động: 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
12’
15’
Hoạt động 1: nhận xét
 Mục tiêu: Nhận biết được ưu khuyết điểm.
Cách tiến hành:
GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
- GV viết đề bài văn lên bảng. Nhận xét về kết quả làm bài:
+ Ưu điểm: xác định đúng đề bài, kiểu bài, bố cục, ý, diễn đạt.
+ Thiếu sót, hạn chế: GV nêu vài ví dụ cho HS thấy
- Trả bài cho HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài:
Mục tiêu: Biết sửa lỗi trong bài
Cách tiến hành:
- GV phát phiếu học tập cho từng HS. Mỗi em viết vào phiếu học tập các lỗi trong bài làm theo từng loại và sữa lỗi.
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc
Hoạt động : Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay.
Mục tiêu: Học tập được những bài văn hay.
Cách tiến hành:
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của một số HS trong lớp.
- HS chú ý lắng nghe.
- Một, hai HS lên bảng chữa từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS chép bài chữa vào vở.
- HS trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn , từ đó rút kinh nghiệm cho mình.
4/ Củng cố: 3’ 
- GV khen ngợi những HS làm việc tốt , yêu cầu một số HS viết không đạt, hoặc đạt số điểm thấp về nhà viết lại bài văn nộp lại chấm điểm tốt hơn.
IV./ Hoạt động nối tiếp: 1’
- Dặn HS về nhà luyện đọc các bài tập đọc HTL, chuẩn bị cho tiết sau.
Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần :27 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy: 23/ 3/ 2009 Lịch sử
THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI - XVII
I/ Mục tiêu 
 	Học xong bài này, HS biết:
- Ở thế kỉ XVI – XVII, nước ta nổi lên ba thành thị lớn: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
- Sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển của nền kinh tế đặc biệt là thương mại. 
II/ Đồ Dùng Dạy Học .
Bản Đồ Việt Nam .
Tranh vẽ cảnh Thăng Long, và Phố Hiến ở thế kỉ XVI- XVII.
Phiếu học tập của HS
III/ Các Hoạt Động Dạy Học
1/ Khởi động : 1’ Hát 
2/ Kiểm tra bài cũ : 3’ 
- Gọi 2,3 HS đọc ghi nhớ bài “cuộc khẩn hoang ở đàng trong” 
- GV nhận xét .
3/ Bài mới: 
a) Giới thiệu bài : 1’ Thành Thị ở thế kỉ XVI- XVII.
b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
9’
9’
8’
 * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp .
*Mục tiêu: Hs biết nước ta nổi lên ba thành thị lớn: 
Cách tiến hành:
- GV trình bày khái niệm thành thị :
- GV treo bản đồ Việt Nam, yêu cầu HS xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên bản đồ .
 *Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân 
*Mục tiêu: 
Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS đọc các nhận xét của người nước ngoài về Thăng Long, Phố Hiến, Hội An (SGK) để điền vào bản thôùng kê cho chính xác
-GV yêu cầu vài HS dựa vào bản thống kê và nội dung SGK để mô tả lại thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI-XVII.
 * Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp.
-GV hướng dẫn HS thảo luận các câu hỏi sau:
+ Nhận xét chung về số dân, qui mô và hoạt động buôn bán trong các thành thị ở nước ta vào thế kỉ XVI-XVII.
+ Theo em, hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế (nông nghiệp,thủ công nghiệp, thương nghiệp)nước ta thời đó như thế nào ?
_ GV kết luận : 
-HS lắng nghe 
-HS thực hiện 
-HS mô tả bằng lời, bài viết hoặc tranh vẽ .
-HS trả lời 
-Hoạt đọâng buôn bán rộng lớn, sầm uất.Sự phát triển thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của nông nghiệp và thủ công nghiệp
4/Củng cố: 3’
-Gọi 2,3 HS đọc ghi nhớ .
IV./ Hoạt động nối tiếp:
 -Chuẩn bị bài : Nghĩa Quân Tây Sơn Tiến Ra Thăng Long (1786)
-GV nhận xét tiết học .
Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Tuần :27 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy: 27/ 3/ 2009 Toán 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh rèn kỉ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thoi.
-Rèn tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị:
Gv:sách giáo khoa 
HS: Giấy kẻ ô vuông thước kéo.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động :1’ Hát 
2. Bài cũ:3’ 
- Nêu nguyên tắc tính diện tích hình thoi
® GV nhân xét, ghi điểm.
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu : 1’ 
b. Các hoạt động: 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
27’
*Hoạt động 1 Làm bài tập:
*Mục tiêu: học sinh rèn kỉ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thoi..
Cách tiến hành:
Bài 1: Gv hướng dẫn làm bài tập.
- Gv nhắc học sinh chú ý đổi về đơn vị đo rồi tính
- GV quan sát lớp bồi dưỡng những học sinh làm yếu kém của lớp.
- Gv nhận xét.
Bài tập 2 : Hs nêu vận dụng công thức tính diện tích hình thoi để giải toán.
* Bài tập 3 : Cho các nhóm thi xếp hình thoi, xác định độ dài của 2 đường chéo và tính diện tính hình thoi đã ghép được.
- Gv quan sát nhận xét sửa bài..
* Bài 4 : - GV hướng dẫn học sinh trình bày trên giấy .
- Gv quan sát nhận xét đáng giá sản phẩm.
- GV chấm bài.
- 1 HS nêu lại cách tính diện tích hình thoi.
-Lớp làm bài tập 1 .
- 1 Hs lên bảng giải .
- Lớp quan sát nhận xét.
- 1 Hs đọc kết quả.
-1 HS nêu lại cách tính diện tích hình thoi.
-Lớp làm bài tập 2
- 1 Hs lên bảng giải .
- Lớp quan sát nhận xét.
- 1 Hs đọc kết quả.
_ Diện tích miếng kính là ( 14 x 10) : 2 = 70 ( Cm²)
-Chia lớp làm 4 nhóm
- Các nhóm thực hiện 
-1 Hs đọc yêu cầu bài tập 4.
- Lớp thực hiện 
4. Củng cố : 3’ 
- Gọi 1 học sinh nhắc lại cách tính diện tích hình thoi.
- Gv nhận xét đánh giá tiết học .
IV./ Hoạt động nối tiếp:1’
Về nhà các em làm các bài tập trong vở bài tập.
Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần :27 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy: 23/ 3/ 2009 Địa lí 
NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở
ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức: Giúp HS nắm về người dân và hoạt động sản xuất của họ ở đồng bằng duyên hải miền Trung .
	2. Kĩ năng: Giải thích được : dân cư tập trung khá đông ở duyên hải miền Trung do có điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt , sản xuất . Trình bày được một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất nông nghiệp .
	3. Thái độ: Biết chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ dân cư VN .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Dải đồng bằng duyên hải miền Trung .
	- Nêu lại một số kiến thức đã ôn trong tiết trước .
 3. Bài mới : Người dân và hoạt động sản xuất 
 ở đồng bằng duyên hải miền Trung .
 a) Giới thiệu bài : 
- Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
TL 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Dân cư tập trung khá đông đúc .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm dân cư Cách tiến hành: 
-phần lớn họ sống ở các làng mạc , thị xã và thành phố ở duyên hải .
- Bổ sung : Trang phục hàng ngày của người Kinh , người Chăm gần giống nhau : áo sơ-mi , quần dài để thuận tiện trong lao động sản xuất .
Hoạt động lớp .
- Quan sát hình 1 , 2 rồi trả lời câu hỏi SGK . Nhận xét được đặc điểm về trang phục 2 người phụ nữ : Kinh – Chăm .
Hoạt động 2 : Hoạt động sản xuất của người dân .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm về hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng miền Trung .
Cách tiến hành 
- Ghi sẵn trên bảng 4 cột và yêu cầu 4 em lên bảng điền vào tên các hoạt động sản xuất tương ứng với các ảnh đã quan sát .
Trồng trọt
Chăn nuôi
Nuôi trồng , đánh bắt thủy sản
Ngành khác
- Giải thích thêm :
- Khái quát : Các hoạt động sản xuất của người dân ở duyên hải miền Trung đa số thuộc ngành nông , ngư nghiệp .
- Hỏi HS : Vì sao người dân ở đây lại có những hoạt động sản xuất này ?
- Kết luận : Mặc dù thiên nhiên thường gây bão lụt và khô hạn , người dân miền Trung vẫn luôn khai thác các điều kiện để sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhân dân trong vùng và các vùng khác .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Một số em đọc ghi chú các ảnh từ 3 đến 8 và cho biết tên các hoạt động sản xuất .
- 2 em đọc lại kết qủa làm việc của các bạn và nhận xét .
- Đọc bảng Tên hoạt động sản xuất và một số điều kiện cần thiết để sản xuất .
- 4 nhóm thay phiên nhau trình bày lần lượt từng ngành sản xuất và điều kiện để sản xuất từng ngành .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS biết chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra .
 IV. Hoạt động nối tiếp : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 27 L.doc