Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Tạ Thị Nguyệt Sương

Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Tạ Thị Nguyệt Sương

I. MỤC TIÊU:

 Giúp HS

1. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài Cô-péc-ních Ga- li- lê.

-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của hai nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li-Lê.

2. Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.

II. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN:

-Tranh chân dung Cô-Pec-nich, Ga-li-lê trong SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Khởi động: Hát

 2. Bài cũ:

GV kiểm tra 4 hs đọc truyện Ga-v-rôt ngoài chiến luỹ theo cách phân vai và trả lời câu hỏi trong sgk

 3. Bài mới:

 a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng

 b) Các hoạt động:

 

doc 36 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 18/02/2022 Lượt xem 115Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Tạ Thị Nguyệt Sương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 17 tháng 3 năm 2008
TUẦN 27 
Đạo đức: 	
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO
(tiết 2) 
I. MỤC TIÊU:
 Giúp HS 
1.Hiểu: -Thế nào là hoạt động nhân đạo. 
	 -Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
2.Biết thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn. 
3.Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp khả năng.
II. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN:
-Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Khởi động: Hát
 2. Bài cũ:
-GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi sau: 
+Thế nào là hoạt động nhân đạo? 
+Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo?
-GV nhận xét - đánh giá. 
 3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng
	b) Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm đôi (bài tập 4, SGK)
-GV nêu yêu cầu bài tập. 
-GV kết luận: 
+(b), (c), (e) là việc làm nhân đạo.
+(a), (d) không phải là hoạt động nhân đạo.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống (bài tập 2 SGK)
-GV chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ mỗi nhóm thảo luận bài tập 2.
-GV kết luận: 
+Tình huống (a): Có thể đẩy xe lăn giúp bạn (nếu bạn có xe lăn), quyên góp tiền giúp bạn mua xe (nếu bạn chưa có xe và có nhu cầu).
+Tình huống (b): Có thể thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, giúp đỡ bà những công việc lặt vặt hằng ngày như lấy nước, quét nhà, quét sân, nấu cơm, thu dọn nhà cửa. 
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 5, SGK) 
-GV chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ mỗi nhóm
-GV kết luận: Cần phải cảm thông chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn hoạn nạn bằng cách tham gia những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng. 
Kết luận chung
-GV mời 1 – 2 HS đọc to phần ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động tiếp nối: 
-Thực hiện dự án giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn đã xây dựng theo kết qủa bài tập 5.
Hoạt động nhóm.
Đại diện nhóm trình bày kết qủa thảo luận cả lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động nhóm.
Đại diện trình bày kết qủa thảo luận. 
Cả lớp nhận xét. 
-Các nhóm thảo luận ghi kết qủa ra tờ giấy khổ to theo mẫu bài tập 5 SGK. Đại diện trình bày kết qủa thảo luận. Cả lớp nhận xét. 
-HS đọc ghi nhớ sgk
-HS nghe và thực hiện
4. Củng cố và dặn dò:
-Nhận xét tiết học. Tuyên dương các em học tốt
-Về nhà học bài. 
IV. rĩt kinh nghiƯm:
±²³°²³
Tập đọc: 
DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
I. MỤC TIÊU:
 Giúp HS 
1. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài Cô-péc-ních Ga- li- lê.
-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của hai nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li-Lê.
2. Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
II. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN:
-Tranh chân dung Cô-Pec-nich, Ga-li-lê trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Khởi động: Hát
 2. Bài cũ:
GV kiểm tra 4 hs đọc truyện Ga-v-rôt ngoài chiến luỹ theo cách phân vai và trả lời câu hỏi trong sgk
 3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng
	b) Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc
GV chia đoạn.
Đoạn 1 từ đầu.đến phán bảo chúa trời
Đoạn 2 tiếp theogần bảy chục tuổi.
Đoạn 3 còn lại
-HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn
-GV hướng dẫn hs đọc kết hợp luyện phát âm. Đồng thời giúp hs hiểu các từ ngữ trong bài (thiên văn học, tà thuyết, chân lí)
-HS đọc theo cặp
-1-2 HS đọc cả bài
-GV đọc diễn cảm toàn bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
-Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ.
-Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì?
-Vì sao toà án lúc ấy xử phạt ông?
 -Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lêâ thể hiện ở chỗ nào?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
GV hướng dẫn học sinh cách đọc diễn cảm.
-GV HDHS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu trong bài.
Chẳng hạn: Chưa đầy một thế kỉ sau dù sao trái đất vẫn quay! 
-Em hãy nêu ý nghĩa của bài?
-HS nghe
-HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài: 2 – 3 lượt.
-HS đọc phát âm
-1 HS đọc chú giải
-HS luyện đọc cặp
-1, 2 HS đọc cả bài
-HS nghe
-Thời đó người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụquay xung quanh mặt trời.
-Ga-li-lê viết sách nhằm ủng hộ tư tưởng của Cô-péc-ních.
-Toà án xử phạt Ga-li-lê vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội nói ngược với những lời phán bảo của chúa trời.
-Hai nhà bác học đã dám nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời, tức là đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ, mặc dù họ biết việc làm đó sẽ nguy hại đến tính mạng. Ga-li-lê đã phải trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày vì bảo vệ chân lí khoa học
-3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn văn
-HS thi đọc diễn cảm một đoạn trong tiểu phẩm
-Ý nghĩa:
Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
4. Củng cố và dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
IV. rĩt kinh nghiƯm:
±²³°²³
Toán: 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
 Giúp HS 
-Ôn tập một số nội dung cơ bản về phân số. Hình thành phân số bằng nhau, rút gọn phân số.
-Rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn
II. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN:
Phấn màu, SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Khởi động: Hát
 2. Bài cũ: 
Kiểm tra 2 hs
-1 hs làm bài tập 4 (. Còn bể chưa có nước)
-1 hs làm lại bài tập 5: 23 450 – (2710 + 2 x 2710) = 15 320(kg)
-GV nhận xét, ghi điểm
 3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng
	b) Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Luyện tập
*Bài 1: Cho hs thực hiện rút gọn phân số
 Rồi tìm các phân số bằng nhau
Hoạt động 2: Luyện tập
*Bài 2: HD hs lập phân số rồi tìm phân số của một số
Hoạt động 3: Luyện tập
*Bài 3: Các bước giải
-Tìm đoạn đường đã đi
-Tìm độï dài đoạn đường còn lại
Hoạt động 4: Luyện tập
*Bài 4: HD hs tìm ra các bước giải.
-Tìm ra số xăng lấy ra lần sau
-Tìm số xăng lấy ra cả hai lần
-Tìm số xăng lúc đầu có trong kho
Giải
a) Phân số chỉ 3 tổ hs là: 
b) Số hs của 3 tổ là:
 32 x = 24 (bạn)
 Đáp số: 24 bạn
Giải
Anh Hải đã đi đựơc một đoạn đường là:
 15 x = 10 (km)
Anh Hải còn phải đi một đoạn đường nữa là:
 15 – 10 = 5 (km)
 Đáp số: 5km
Bài giải
Lần sau lấy ra số lít xăng là:
 32 850: 3 = 10 950 (l)
Cả hai lần lấy ra số lít xăng là:
 32 850 + 10 950 = 43 800 (l)
Lúc đầu trong kho có số lít xăng là:
 56 200 + 43 800 = 100 000 (l)
 Đáp số:100 000 (l)
4. Củng cố và dặn dò:
-GV nhận xét tiết học
-Dặn hs chuẩn bị bài sau
IV. rĩt kinh nghiƯm:
Thứ 3 ngày 18 tháng 3 năm 2008
Chính tả: (Nhớ- Viết) 
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
I. MỤC TIÊU:
 Giúp HS 
-Nhớ và viết lại đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Biết trình bày các dòng thơ theo thể tự do và trình bày các khổ thơ.
-Tiếp tục luyện viết đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn s/x, dấu hỏi/ dấu ngã.
II. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN:
-Một số tờ giấy khổ rộng kẻ bảng nội dung BT2a hay 2b; viết nội dung BT3 hay 3b.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Khởi động: Hát
 2. Bài cũ: 
Kiểm tra 2 hs
1HS đọc cho 2 bạn viết bảng lớp. Cả lớp viết vào giấy nháp các từ ngữ (bắt đầu bằng l/n hoặc có vần in/inh)
-GV nhận xét, ghi điểm
 3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng
	b) Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhớ –viết
-GV đọc mẫu khổ thơ
-Gọi 2 HS đọc lại 3 khổ thơ
GV nhắc HS lưu ý cách trình bày thể thơ tự do.
-Cho HS viết bài
-GV chấm chữa bài và nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT chính tả
-GV lựa chọn phiếu BT2(a)
-GV phát phiếu học tập cho HS hoạt động làm theo nhóm.
Hoạt động 3: BT 3 (GV lựa chọn phần a)
-GV dán lên bảng 2, 3 tờ phiếu mời HS lên bảng thi làm bài, gạch bỏ những tiếng sai chính tả. Viết lại những tiếng đúng chính tả.
-HS nghe
-Cả lớp nhìn SGK, đọc thầm lại 3 khổ thơ.
-HS nghe
HS gấp SGK, nhớ lại 3 khổ thơ- tự viết lại. Viết xong tự soát lỗi.
Hoạt động nhóm.
-HS đọc yêu cầu bài.
-Nhóm làm bài. Sau đó cử đại diện các nhóm dán bài lên bảng lớp và trình bày kết quả.
Viết S: Sai, sãi, sàn, sản, sảng, sảnh, sân, sần, sâm, sấm...
Viết x: xác, xằng, xấc, xẻ, xem, xén, xẻng, xẻo, xéo
HS đọc thầm đoạn văn, xem tranh minh họa trong SGK.
-Làm bài vào vở BT.
-HS lên bảng thi làm bài.
a. Sa mạc – xen kẽ. 
 4. Củng cố và dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS chuẩn bị bài sau.
IV. rĩt kinh nghiƯm:
±²³°²³
Luyện từ và câu: 
CÂU KHIẾN
I. MỤC TIÊU:
 Giúp HS 
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến
- Biết nhâïn diện câu khiến, đặt câu khiến
II. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN:
- Bốn băng giấy, mỗi băng viết 1 đoạn văn ở BT1 (phần luyện tập).
- 2 tờ phiếu BT3, giấy làm bài tập hai nhóm 3
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Khởi động: 
 2. Bài cũ: (4 phút)
-Gọi 1Hs lên bảng làm bài tập 3
 -Dũng cảm bênh vực lẻ phải.
 -Khí thế dũng mãnh.
 -Hi sinh anh dũng .
 	-GV nhận xét, ghi điểm
 3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: (1 phút)
	GV giới thiệu: hằng ngày, chúng ta thường xuyên phải nhờ  ... :
-Bút dạ, ba băng giấy, mỗi băng giấy đều viết câu văn (nhận xét), 4 băng giấy mỗi băng giấy viết một câu văn ở bài tập 1 (phần luyện tập)
-3 tờ giấy khổ rộng và mỗi tờ giấy viết một tình huống (BT2, BT3).	 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Khởi động: Hát
 2. Bài cũ: 
 -Gọi 2 HS lên bảng:
-Một hs nói lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết học trước (câu khiến ) đặt một câu khiến.
-Một hs đọc 3 câu khiến đã tìm được trong sgk Tiếng Việt hoặc toán.
 3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng
	b) Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Phần nhận xét:
-GV hướng dẫn hs biết cách chuyển câu kể nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương thành câu khiến theo 4 cách đã nêu trong sgk.
-GV dán 3 băng giấy, phát bút dạ mời 3 hs lên bảng chuyển câu kể thành câu khiến theo 3 cách khác nhau.
Hoạt động 2: Phần ghi nhớ
Hoạt động 3: Phần luyện tập
BT1:
GV gợi ý và giao nhiệm vụ cho hs làm.
GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
-GV nhận xét và tính điểm cao cho bạn đặt được nhiều câu đúng.
BT2: cách thực hiện tương tự BT1
GV phát riêng 3 tờ giấy khổ rộng mỗi tờ viết một tình huống (a, b hoặc c)
-GV nhận xét – khen những hs đặt câu đúng.
BT3, 4: Hướng dẫn hs thực hiện tuơng tự bài tập trên.
-HS làm bài.
-Từng hs đọc lại các câu khiến với giọng điệu phù hợp.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-HS căn cứ vào cách làm bài tập trong phần nhận xét, tự nêu 4 cách đặt câu khiến.
-2,3 hs đọc nội dung cần ghi nhớ sgk.
-1 hs đọc nội dung bài tập
-HS tiếp nối nhau đọc kết quả – chuyển các câu kể thành các câu khiến.
-4 hs lên bảng dán 4 băng giấy ghi kết quả lên bảng lớp.
-3 hs làm bài.
4. Củng cố và dặn dò:
-GV nhận xét tiết học
-Dặn hs chuẩn bị bài sau
IV. rĩt kinh nghiƯm:
±²³°²³
Tập làm văn: 
TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU:
 Giúp HS 
-Nhận thức đúng về lỗi trong bài văn miêu tả cây cối của bạn và của mình khi đã được thầy, cô giáo chỉ rõ.
-Biết tham gia cùng các bạn trong lớp chữa những lỗi chung về ý, bố cục bài, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả, biết tự chữa những lỗi thầy, cô yêu cầu chữa trong bài viết của mình.
-Nhâïn thức được cái hay của bài được thầy, cô khen.
II. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN:
-Bảng lớp và phấn màu để chữa lỗi chung.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Khởi động: Hát
 2. Bài cũ: 
 3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng
	b) Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: GV nhận xét chung về kết qua bài viết của cả lớp 
-Gv viết đề bài văn đã kiểm tra lên bảng. Nhận xét về kết quả làm bài.
+Những ưu điểm.
+Những thiếu sót, hạn chế.
-Thông báo điểm số cụ thể.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài.
-HD từng hs sửa lỗi.
-GV phát phiếu học tập cho từng hs.
-GV theo dõi, kiểm tra hs làm việc
-HD chữa lỗi chung.
-GV chép các lỗi định chữa lên bảng lớp.
Gv chữa lại cho đúng bằng phấn màu
Hoạt động 3: Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay.
-GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của một số hs trong lớp.
-HS nghe
-HS đọc lời phê của GV.
-Viết các lỗi sai vào phiếu học tập và sửa lỗi.
-HS đổi phiếu cho bạn bên để soát lỗi còn sót của việc soát lại.
-1,2 hs lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp.
-HS trao đổi về bài chữa trên bảng.
-HS chép bài chữa vào vở
-HS trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của bài bạn
4. Củng cố và dặn dò:
-Gv nhâïn xét tiết học, khen ngợi những học sinh làm bài tốt 
-Dặn hs chuẩn bị bài sau
IV. rĩt kinh nghiƯm:
±²³°²³
Kĩ thuật:
LẮP CÁI ĐU
TIẾT 1 
I. MỤC TIÊU:
 Giúp HS 
-HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu.
-Lắp được từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng kĩ thuật , qúng quy trình. 
-Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo quy trình. 
II. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN:
-Mẫu cái đu lắp sẵn.
-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Khởi động: Hát
 2. Bài cũ: 
-GV chấm một số sản phẩm của HS của tiết thực hành trước 
-GV nhận xét , đánh giá. 
 3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng
	b) Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu
-GV cho HS quan sát mẫu cái đu lắp sẵn
-GV hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận của cái đu và đặt câu hỏi: Cái đu có những bộ phận nào? (cần có 3 bộ phận: giá đỡ đu; ghế đu; trục đu). 
-GV nêu tác dụng của cái đu trong thực tế: 
+Ở các trường mầm non hoặc trong công viên , ta thường thấy các em nhỏ ngồi chơi trên các ghế đu. 
Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật: 
-GV hướng dẫn lắp cái đu theo quy trình trong SGK để HS quan sát. 
GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết . 
-GV cùng HS chọn các chi tiết theo SGK và để vào nắp hộp theo từng loại. 
-Trong khi hướng dẫn , GV có thể gọi HS lên chọn một vài chi tiết cần lắp cái đu.
Lắp từng bộ phận 
-Lắp giá đỡ đu ( H.2 – SGK ) 
-Trong quá trình lắp , GV có thể đưa ra một số câu hỏi ngoài câu hỏi trong SGK. 
+Để lắp được giá đỡ đu cần phải có những chi tiết nào? 
+Khi lắp giá đỡ đu em cần chú ý điều gì? 
Lắp ghế đu : 
-Trước khi lắp theo thứ tự các bước trong SGK, GV gọi 1 – 2 HS trả lời câu hỏi : 
+Để lắp ghế đu cần chọn các chi tiết nào? Số lượng bao nhiêu? 
Lắp trục đu và ghế đu: 
-Cho HS quan sát hình 4 (SGK) sau đó GV gọi 1 em lên lắp . GV nhận xét, uốn nắn bổ sung cho hoàn chỉnh. 
-Trước khi cho HS lắp , GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Để cố định trục đu, cần bao nhiêu vòng hãm. 
Lắp ráp cái đu: 
-GV tiến hành lắp ráp các bộ phận (lắp H4 vào H.2) để hoàn thành cái đu như H1 (SGK) . Sau đó kiểm tra sự dao động của cái đu. 
Hướng dẫn HS tháo các chi tiết 
-Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận , tiếp đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự lắp. 
-Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp. 
-HS quan sát mẫu cái đu lắp sẵn
-Lắng nghe. 
-Thực hiện yêu cầu. 
-GV quan sát – thảo luận trả lời 
+Cần 4 cọc đu thanh thẳng 11 lỗ, giá đỡ trục đu. 
+Chú ý vị trí trong ngoài của các thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài . 
-1 – 2 HS trả lời câu hỏi; 
+Cần chọn tấm nhỏ, 4 thanh thẳng 7 lỗ, 1 thanh chữ U dài. 
-HS quan sát hình 4 (SGK) – 1 HS lên lắp , lớp quan sát nhận xét .
+ chọn tấm nhỏ, 4 thanh thẳng 7 lỗ, 1 thanh chữ U dài. 
-Cần 4 vòng hãm. 
 4. Củng cố và dặn dò:
-Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý.
-Dặn học sinh đọc bài mới và chuẩn bị vật liệu , dụng cụ theo SGK để thực hành.
IV. rĩt kinh nghiƯm:
±²³°²³
Toán: 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 Giúp HS 
-Rèn kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thoi.
-HS có tính tự lập, sáng tạo trong khi làm bài.
II. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN:
-Bảng lớp và phấn màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Khởi động: Hát
 2. Bài cũ:
-Gọi 2 Hs lên bảng sửa bài 2 về nhà 
-Nhận xét, ghi điểm 
 3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng
	b) Các hoạt động:
I.Mục tiêu: Giúp hs.
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động: Hướng dẫn hs làm bài tập
Bài 1: Nhằm vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thoi và củng cố kĩ năng tính nhân các số tự nhiên.
Gv chú ý đối với phần b trước hết các em phải đổi đơn vị đo
30cm = 3dm hoặc 7dm = 70cm 
Gọi hs nêu kết quả
-GV kết luận 
Bài 2:Vận dụng công thức tính diện tích hình thoi trong giải bài toán có lời văn
-Gọi 1 hs lên giải, yêu cầu lớp làm vào bảng con
Bài 3: Cho hs nêu yêu cầu
-HS xếp hình theo nhóm
Bài 4: Nhằm giúp hs nhận dạng các đặc điểm của hình thoi qua hoạt động gấp hình.
-HS đọc kết quả từng trường hợp
-HS khác nhận xét
-HS đọc yêu cầu và làm bài
Bài giải:
Diện tích miếng kính là:
 (14 x 10): 2 = 70 (cm2)
 Đáp số: 70 cm2
-HS đọc yêu cầu và xếp hình
a)HS suy nghĩ để tìm cách xếp 4 hình tam giác thành hình thoi từ đó xác định độ dài hai đường chéo của hình thoi.
b)Tính diện tích hình thoi theo công thức đã biết.
-HS đọc yêu cầu
-HS xem các hình vẽ trong sgk, hiểu yêu cầu đề bài rồi thực hành trên giấy.
4. Củng cố và dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
IV. rĩt kinh nghiƯm:
±²³°²
Sinh hoạt: 
TUẦN 27
I. MỤC TIÊU: 
- Rút kinh nghiệm công tác tuần qua. Nắm kế hoạch công tác tuần tới.
- Biết phê và tự phê. Thấy được ưu điểm, khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động.
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể.
II. CHUẨN BỊ:
- Kế hoạch tuần 28.
- Báo cáo tuần 27.
III. HOAïT ĐÔäNG TRÊâN LỚP:
 1. Khởi động: (1’) Hát.
 2. Báo cáo công tác tuần qua: (10’) 
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua.
- Lớp trưởng tổng kết chung.
- Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến.
 3. Triển khai công tác tuần tới: (20’) 
- Tích cực thi đua học tốt và đôi bạn cùng tiến.
- Duy trì một phút nhặt rác trong giờ ra chơi.(Thứ 3-5hàng tuần)
- Thực hiện tốt công tác ATGT.
 4. Sinh hoạt tập thể: (5’)
- Tiếp tục tập bài hát mới : Bàn tay me.ï 
- Chơi trò chơi: Đoàn kết.
 5. Tổng kết: (1’)
- Hát kết thúc.
- Chuẩn bị: Tuần 28.
- Nhận xét tiết.
 6. Rút kinh nghiệm: 
	- Ưu điểm:
- Khuyết điểm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_27_ta_thi_nguyet_suong.doc