Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 (2 cột tổng hợp)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 (2 cột tổng hợp)

Tiết 3 KHOA HỌC

NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT

I. Mục tiêu:

 Sau bài học, Hs biết: trình bày nhu cầu về nước của thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt.

II. Đồ dùng dạy học.

 - Sưu tầm tranh ảnh hoặc cây thật sống ở nơi khô cạn, nơi ẩm ướt và dưới nước.

III. Lên lớp

 1, Kiểm tra bài cũ

 2, Bài mới : a. Giới thiệu bài

 b. Các hoạt động

 

doc 39 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 (2 cột tổng hợp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Ngày soạn: 5/4/2011
Ngày giảng: 7/4/2011(Sáng thứ 5 – 4A)
Tiết 1 Toán 
Luyện tập
I. Mục tiêu 
 Giúp HS rèn luyện kĩ năng giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó 
II. Đồ dùng 
 GV : Máy tính, máy chiếu. HS : SGK 
III. Lên lớp : Các hoạt động chủ yếu 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1) Kiểm tra bài cũ 
Bài 1 : SGK 
- GV đọc đề bài 
- Yêu cầu HS giải miệng 
- Chữa bài : HS đọc chữa bài 
- GV cùng HS nhận xét chốt kết quả đúng 
 Bài giải 
Tổng số phần bằng nhau là :
3 + 8 = 11 (phần)
 Số bé là :
198 : 11 x 3 = 54
 Số lớn là :
198 - 54 = 144
 Đáp số : Số bé : 54 
 Số lớn : 144
2) Bài mới : 
* Giới thiệu bài và nêu mục tiêu 
Bài 2 
- HS đọc đề bài 
- H : Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở - Một HS làm bài trên bảng lớp 
- Chữa bài : HS đổi vở kiểm tra chéo nhận xét và chữa bài trên bảng lớp 
* Chốt, chuyển ý 
Bài 3 
- HS đọc đề bài 
- H : Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 
- Chữa bài : Đại diện các nhóm đọc chữa bài 
- GV chốt kết quả đúng và cho HS quan sát bài giải mẫu trên màn hình 
Bài giải
Lớp 4A trồng được 34 cây, lớp 4B trồng được 32 cây.
Vì mỗi HS đều trồng trồng số cây như nhau nên tỉ số cây của hai lớp chính bằng tỉ số học sinh của hai lớp . Vậy tỉ số cây của lớp 4A và lớp 4B là : 
 34 : 32 = 
Nếu ta coi số cây lớp 4A trồng được là 17 phần bằng nhau thì số cây lớp 4B là 16 phần bằng nhau như thế 
 Vậy tổng số phần bằng nhau là : 
 17 + 16 = 33 (phần) 
 Lớp 4A trồng được số cây là : 
 330 : 33 x 17 = 170 (cây)
 Lớp 4B trồng được số cây là : 
 330 - 170 = 160 (cây)
 Đáp số : Lớp 4A : 170 cây 
 Lớp 4B : 160 cây
* Chốt. Giáo dục HS trồng cây xanh. 
Bài 4 
- Yêu cầu HS đọc đề bài 
- H : + Chu vi hình chữ nhật ? 
 + Tỉ số của chiều rộng và chiều dài? 
 + Bài yêu cầu gì? 
- YC HS Làm bài vào vở 
- Chữa bài : HS đọc chữa bài 
- GV cùng HS nhận xét chốt kết quả đúng và cho HS quan sát bài giải mẫu trên màn hình 
Bài giải
Tổng số đo chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật là : 
 350 : 2 = 175 (m) 
Theo đề bài ta có sơ đồ 
Chiều rộng : 
Chiều dài : 175 m 
 Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là 
 3 + 4 = 7 (phần) 
 Chiều rộng hình chữ nhật là : 
 175 : 7 x 3 = 75 (m) 
 Chiều dài hình chữ nhật là : 
 175 - 75 = 100 (m) 
 Đáp số : Chiều rộng : 75 m 
 Chiều dài : 100 m 
* Chốt 
3. Củng cố – Dặn dò 
 Nhận xét giờ học 
Lắng nghe 
Tính kết quả ra nháp 
Trả lời 
Lắng nghe 
Đọc đề bài 
Trả lời 
Làm bài 
Kiểm tra bài của bạn và nhận xét chữa bài của bạn trên bảng 
Đọc đề bài 
Thảo luận nhóm 
Nhận xét chữa bài 
Đọc đề bài 
Trả lời 
Làm bài vào vở 
Đọc chữa bài 
******************
Tiết 2 Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Du lịch - thám hiểm
I. Mục tiêu:
	- MRVT thuộc chủ điểm Du lịch - thám hiểm.
	- Biết một số từ chỉ địa danh, phản ứng trả lời nhanh trong trò chơi "Du lịch trên sông"
II. Lên lớp 
 1, Kiểm tra bài cũ 
 2, Bài mới : a. Giới thiệu bài 
 b. Các hoạt động 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
Bài 1 
HS đọc đề bài 
HD HS làm bài : Chọn ý nào ghi vào vở ý đó 
Chữa bài : HS đọc chữa bài 
KQ : Đi chơi xa để nghỉ ngơi ngắm cảnh 
Bài 2 
HS đọc đề bài 
Làm như bài 1 
KQ : ý đúng: c, Thám hiểm có nghĩa là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.
Bài 3 
HS đọc đề bài 
Thảo luận nhóm 
Các nhóm trả lời 
Đi một ngày đàng học một sàng khôn nghĩa là: Ai được đi nhiều nơi sẽ mở rộng tầm hiểu biết, sẽ khôn ngoan, trưởng thành hơn,...
Bài 4 
1 HS đọc nội dung bài
Thảo luận nhóm 
Mỗi nhóm cử một đại diện chơi trò chơi đố nhau 
 Lần lượt 1 nhóm đố, nhómn còn lại trả lời nhanh, đúng tính điểm.
a. Sông Hồng; b. Sông Cửu Long
c. Sông Cầu; d. Sông Lam
đ. Sông Mã; e. Sông Đáy.
g. Sông Tiền, sông Hậu;
h. Sông Bạch Đằng. 
3. Củng cố – Dặn dò 
Đọc đề bài 
Làm bài 
Đọc chữa bài 
Đọc đề bài 
Làm bài 
Đọc đề bài 
Thảo luận nbóm 
Trả lời 
Đọc đề bài 
Thảo luận nhóm 
ChơI trò chơi 
************************
Tiết 3 Khoa học
Nhu cầu nước của thực vật
I. Mục tiêu:
	 Sau bài học, Hs biết: trình bày nhu cầu về nước của thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Sưu tầm tranh ảnh hoặc cây thật sống ở nơi khô cạn, nơi ẩm ướt và dưới nước.
III. Lên lớp 
 1, Kiểm tra bài cũ 
 2, Bài mới : a. Giới thiệu bài 
 b. Các hoạt động 
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs 
1) Nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau.
- Tổ chức kiểm tra sự chuẩn bị của HS về việc sưu tầm tranh, ảnh:
- Tổ chức hoạt động N4:
- Phân lọai cây thành 4 nhóm: Cây sống ở nơi khô hạn, cây sống dưới nước, cây sống cả trên cạn và dưới nước:
- Trình bày: 
- Nhóm cây sống dưới nước: khoai, rêu, tảo, vẹt , sú, rau muống, rau rút,...
- Nhóm cây sống nơi khô hạn: xương rồng, thầu dầu, hành, thông, phi lao,...
- Cây sống nới ẩm ướt: khoai môn, rau rệu, rau má, thài lài, ráy, cỏ bợ,...
- Cây sống vừa trên cạn vừa dưới nước: rau muống, dừa, cây lưỡi mác,...
- GV và HS nhận xét 
KL : Các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau : có cây ưa nhiều nước có cây ưa ít nước .
2) Nhu cầu về nước của một cây trong từng giai đoạn phát triển khác nhau. ứng dụng trong trồng trọt 
- HS quan sát hình SGK 
- Tổ chức hs quan sát tranh minh hoạ và trả lời:
+ Mô tả những gì trong hình vẽ?
+ Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước? 
- ...từ lúc lúa bắt đầu cấy ...đến lúa bắt đầu uốn câu vào hạt.
+ Tại sao trong giai đoạn trên lúa lại cần nhiều nứơc?
- Giai đoạn lúa mới cấy lúa cần nhiều nước để sống và phát triển, giai đoạn làm đòng lúa cần nhiều nước để vào hạt.
+ Em còn biết những loại cây nào ở những thời điểm khác nhau cần những lượng nước nước khác nhau?
+ Khi thời tiết thay đổi nhu cầu về nước của cây thay đổi như thế nào?
KL : Như mục bạn cần biết 
3. Củng cố – Dặn dò 
 Nhận xét giờ học 
*********************
Tiết 4 Ngoại ngữ GVC
*************************************************
Buổi chiều
Tiết 1 Địa lý:
 người dân và hoạt động sản xuất ở 
 đồng bằng duyên hải miền trung 
 I. Mục tiêu:
 Sau bài học, HS biết:
- Biết người Kinh, người Chăm vad một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu ở đồng bằng duyên hải miền Trung .
- Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản.
II.Đồ dùng dạy học:
 VBT + Hình minh hoạ SGK.
III.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
A. Kiểm tra bài cũ:
- Sự khác biệt về khí hậu giữa khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam của duyên hải miền Trung là gì ?
B.Bài mới: 
 * HĐ1: GTB : GV nêu mục tiêu tiết học.
 * HĐ2: Dân cư tập trung khá đông đúc:
- GV nêu số dân của các tỉnh miền Trung .
+ Phần lớn số dân này sống ở các làng mạc, thị xã và thành phố ở duyên hải .
+ Dân cư ở đây so với đồng bằng Bắc Bộ như thế nào ?
- Y/C HS quan sát H1+2: Trang phục
của người dân ở đây như thế nào ?
 * HĐ3: Hoạt động sản xuất của người
dân .
- Y/c HS đọc ghi chú các ảnh từ H3-8
và cho biết tên các hoạt động sản xuất.
- Y/C HS hoàn thành bảng biểu sau :
Trồng trọt
Chăn nuôi
...........
...........
+ Y/C HS đọc bảng :Tên các hoạt động SX và một số điều kiện cần thiết để SX .
C. Củng cố - dặn dò: 
- Chốt lại ND bài học và nhận xét tiết học.
Hoạt động học
- 2HS trả lời câu hỏi.
+ HS khác nhận xét.
- Theo dõi.
- HS nghe và nắm bắt thông tin .
+ HS so sánh được: Miền Trung vùng ven biển có nhiều người sinh sống hơn vùng núi Trường Sơn.
+ Dân cư ở đây không đông đúc bằng.
- Phụ nữ Kinh mặc áo dài, cổ cao. Còn
phụ nữ Chăm mặc áo, váy dài, có đai thắt ngang và khăn choàng đầu .
- HS nêu tên các hoạt động sản xuất:
chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng
trọt, 
+ 4HS lên điền bảng biểu
Nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản
Ngành khác
...........
............
+ HS khác làm vào vở rồi lần lượt trình bày từng ngành SX và điều kiện của từng ngành .
- 2 HS nhắc lại nội dung bài học .
* VN : Ôn bài-Chuẩn bị bài sau .
******************************
Tiết 2 âm nhạc GVC
******************************
Tiết 3 Luyện từ và câu
Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị
I. Mục tiêu:
	- HS hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
	- Biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự; biết dùng các từ ngữ phù hợp với các tình huống khác nhau để đảm bảo tính lịch sự của lời yêu câù, đề nghị.
II. Đồ dùng dạy học.
	-Bảng nhóm, bút dạ.
III. Lên lớp 
 1, Kiểm tra bài cũ 
 2, bài mới : a. Giới thiệu bài 
 b. Các hoạt động 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Nhận xét
1. HS đọc đề bài - Đọc mẩu chuyện 
2. HS xác định YC 
+ Các câu nêu yêu cầu đề nghị 
- Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé trễ giờ học rồi.
- Vậy cho mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy.
- Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm
3. Nhận xét lời đề nghị của Hùng, Hoa 
4. Thế nào là lịch sự khi yêu cầu đề nghị 
II. Ghi nhớ : SGK : HS đọc 
III. Luyện tập 
Bài 1 
- HS đọc đề bài 
- HS đọc các câu khiến trong bài dùng ngữ điệu 
+ HS Lựa chọn cách nói lịch sự 
Cách b, c 
Bài 2 : Thực hiện như bài 1 
Bài 3 
- HS đọc yêu cầu 
- Thảo luận nhóm 
- Đại diện các nhóm báo cáo 
- HS đọc câu khiến đúng ngữ điệu giải thích về tính lịch sự và không lịch sự 
Bài 4 
HS đọc đề bài 
HS đặt câu rồi đọc chữa bài 
3. Củng cố - Dặn dò 
 Nêu ghi nhớ của bài 
 Nhận xét giờ học 
Đọc mẩu chuyện 
Trả lời 
Trả lời 
Đọc ghi nhớ 
Đọc đề bài 
Đọc các câu khiến 
Đọc yêu cầu 
Thảo luận nhóm 
Đại diện các nhóm báo cáo 
Đọc đề bài 
Đặt câu 
Ngày soạn: 6/4/2011
Ngày giảng: 8/4/2011(Sáng thứ 6 -4B)
Tiết 1 toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Giúp hs rèn kĩ năng giải bài toán: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
II. Lên lớp 
 1, Kiểm tra bài cũ 
 2, Bài mới : a. Giới thiệu bài 
 b. Các hoạt động 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 1 
Gv gọi hs đọc đề bài 
- cho hs làm bài ra nháp
Hiệu hai số
Tỉ số của hai số
Số bé
Số lớn
15
30
45
36
12
48
Bài 2 :
- GV cho HS đọc đề bài
 - HD HS tìm tỉ số củ 2 số
Chữa bài : HS đọc chữa bài 
KQ : 
Ta có sơ đồ:
Số thứ hai:
Số thứ nhất:
Hiệu số phần bằng là:
10 - 1 = 9 (phần)
Số thứ hai là:
738 : 9 = 82
Số thứ nhất là:
738 + 82 = 820
Đáp số: Số thứ nhất : 820
 Số thứ hai : 82
Bài 3 : 
GV cho HS đọc đề bài 
Cho HS thảo luận nhóm 
Các nhóm chữa bài 
KQ : 
Bài giải
Số túi cả hai l ... sinh kể lại được toàn bộ câu chuyện, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt tự nhiên.
- Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Rèn kĩ năng nghe: Nghe thầy cô kể, nhớ chuyện, nghe bạn kể những đúng lời kể của bạn, kể tiếp lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Tranh minh hoạ bài đọc (TBDH).
III. Các hoạt động dạy học.
 1) Kiểm tra bài cũ 
 2, Bài mới : a. Giới thiệu bài 
 b. Các hoạt động 
Hoạt dộng của GV
Hoạt dộng của HS
1) Giáo viên kể chuyện 
- Gv kể lần 1: 
- Gv kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ.
2) HS kể và trao đổi ý nghĩa chuyện.
- Đọc yêu cầu bài tập 1,2.
- Tổ chức kể chuyện theo nhóm 
+ Nêu nội dung từng bức tranh 
- Thi kể: 6 HS thi kể mỗi em kể một đoạn 
- GV và HS nhận xét 
- Cho HS thi kể theo phân vai 
- GV + HS nhận xét 
- 1 HS lên kể trước lớp 
- Trao đổi nội dung ý nghĩa câu chuyện:
- GV cùng học sinh bình chọn bạn kể hay nhất 
* GD HS yêu quý con vật 
3. Củng cố – Dặn dò 
 Có thể dùng câu tục ngữ nào để nói về chuyến đi của Ngựa Trắng? ( Đi một ngày đàng học một sàng khôn).
 Nhận xét giờ học 
Lắng nghe 
Đọc yêu cầu 
Kể chuyện theo nhóm 
Nêu nội dung từng bức tranh 
6 HS thi kể trước lớp 
Nhận xét 
Kể chuyện theo phân vai 
Nhận xét 
1 HS kể trước lớp 
Trả lời 
Tiết 4 
Chiều 
Tiết 1 Âm nhạc 
Tập chép nhạc : TĐN số 7
I. Mục tiêu 
 Giúp HS rèn luyện kĩ năng tạp chép nhạc bài tập đọc nhạc số 7 
II. Lên lớp 
 1, Kiểm tra bài cũ 
 2, Bài mới : a. Giới thiệu bài 
 b. Các hoạt động 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1) Hướng dẫn tập chép nhạc 
- Cho HS quan sát tranh tập đọc nhạc số 7 
- Cho HS đọc lại bài tập đọc nhạc và ghép lời ca 
+ Nêu tên các nốt nhạc có trong bài TĐN số 7
+ Các loại hình nốt? 
+ Vị trí của từng nốt nhạc trong bài TĐN? 
2) Thực hành chép nhạc 
- GV chép mẫu lên bảng 
- HS quan sát chép vào vở 
HS chép nhạc 
GV thu một số bài chấm điểm - Nhận xét 
3. Củng cố - Dặn dò 
 Nhận xét giờ học 
Quan sát tranh TĐN 
Đọc nhạc và hát ghép lời ca 
Trả lời 
Quan sát và chép nhạc vào vở 
Tiết 2 Hoạt động tập thể 
Vẽ tranh : Đề tài An toàn giao thông
I. Mục tiêu 
 - HS hiểu đề tài và tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung 
 - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh đề tài An toàn giao thông theo cảm nhận riêng 
II. Chuẩ bị : Giấy vẽ;màu 
 Tranh ảnh về giao thông 
III. Lên lớp 
 1, Kiểm tra bài cũ 
 2, Bài mới : a. Giới thiệu bài 
 b. các hoạt động 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1) Tìm chọn nội dung 
+ Tranh vẽ đề tài gì? 
+ Trong tranh có các hình ảnh nào? 
2) Cách vẽ 
* Gợi ý :
- Vẽ cảnh giao thông trên đường cần có các hình ảnh : 
 Đường cây, nhà, 
 Xe đi dưới lòng đường 
 Người đi bộ 
- Vẽ tàu thuyền đi lại trên sông 
- Cảnh người đi lại lộn xộn trên dường gây ùn tắc 
+ Cách vẽ? 
Vẽ hình ảnh chính trước 
Vẽ hình ảnh phụ sau 
vẽ màu theo ý thích 
* Chú ý : Vẽ màu cần có độ đậm nhạt 
3) Thực hành 
 HS tìm nội dung và vẽ theo ý thích 
4) Nhận xét - Đánh giá 
 Thu một số bài 
 Nhận xét ưu điểm, nhược điểm 
3. Củng cố – Dặn dò 
 Nhận xét giờ học 
Trả lời 
Lắng nghe 
Trả lời 
Vẽ bài 
Thu bài 
Nhận xét 
Tiết 3 Hướng dẫn học 
Toán
I. Mục tiêu 
 Giúp HS rèn luyện kĩ năng giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó 
II. Lên lớp 
 1, Kiểm tra bài cũ 
 2, Bài mới : a. Giới thiệu bài 
 b. Các hoạt động 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Hoàn thành kiến thức buổi sáng 
Bài 4 : SGK 
HS làm bài vào vở theo hướng dẫn buổi sáng 
Chữa bài : HS đọc chữa bài 
KQ : 
Bài giải
Tổng số đo chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật là : 
 350 : 2 = 175 (m) 
Theo đề bài ta có sơ đồ 
Chiều rộng : 
Chiều dài : 175 m 
 Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là 
 3 + 4 = 7 (phần) 
 Chiều rộng hình chữ nhật là : 
 175 : 7 x 3 = 75 (m) 
 Chiều dài hình chữ nhật là : 
 175 - 75 = 100 (m) 
 Đáp số : Chiều rộng : 75 m 
 Chiều dài : 100 m 
II. Luyện tập 
Bài 4 VBT / 64 
HS nêu yêu cầu của đề bài 
Quan sát sơ đồ rồi làm bài vào vở BT 
Chữa bài : HS đọc chữa bài 
Bài 3 VBT / 66
HS đọc đề bài 
Phân tích đề 
HD HS dựa vào bài 3 SGK buổi sáng làm bài
Chữa bài : HS lên bảng chữa bài 
3. Củng cố - Dặn dò
 Nhận xét giờ học 
Làm bài 
Đọc chữa bài 
Nêu yêu cầu của đề bài 
Thứ sáu ngày 10 tháng 4 năm 2009
Sáng 
Chiều 
Tiết 3 Hướng dẫn học 
Tiếng Việt 
I. Mục tiêu : Giúp HS 
 - củng cố về tóm tắt tin tức 
 - Ôn tập về cấu tạo bài văn miêu tả cây cối 
II. Lên lớp 
 1, Kiểm tra bài cũ 
 2, Bài mới : a. Giới thiệu bài 
 b. các hoạt động 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Hoàn thành kiến thức buối sáng ( nếu còn) 
II. Luyện tập 
+ Nêu các bước tóm tắt tin tức?
Bài 3 VBT 
Yêu cầu HS tóm tắt tin đã chuẩn bị 
Chữa bài : HS đọc chữa tin mình tóm tắt
GV cùng HS nhận xét 
+ Nêu cấu tạo bài văn miêu tả cây cối? 
Gồm 3 phần : - Mở bài 
 - Thân bài 
 - Kết bài 
Đề bài : VBT / 85
HS dọc đề bài 
Làm bài vào vở ( HS yếu chỉ làm phần mở bài. HS khá giỏi cả thân bài) 
Chữa bài : HS đọc chữa bài 
3. Củng cố - Dặn dò 
 Nhận xét giờ học 
Trả lời 
Tóm tắt tin mình chuẩn bị vào vở 
Trả lời 
Đọc đề bài 
Làm bài 
Đọc chữa bài 
Tiết 4 Sinh hoạt lớp 
Tuần 29
I. Đánh giá hoạt động tuần 28
1) Nề nếp 
- Xếp hàng đúng quy định, nhanh thẳng 
- Chuyên cần : đi học đều, đúng giờ 
- Trang phục : Đúng quy định, sạch sẽ, gọn gàng
- HS ăn bán trú ăn ngủ trưa đúng quy định 
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ 
2) Học tập 
- Học theo đúng chương trình thời khoá biểu 
- Trong giờ học có ý thức xây dựng bài 
- Có sự chuẩn bị bài trước khi đi học 
- Thi định kì môn toán và Tiếng Việt làm bài nghiêm túc 
3) Công tác khác 
- Chăm sóc công trình măng non thường xuyên 
- Sinh hoạt đội sao 
* Tồn tại 
- Trong giờ học đôi lúc còn thiếu tập trung : Quang Anh, Quyết 
- Tiếp thu bài chậm : Huyền, ánh, Hùng, Thành 
II. Kế hoạch tuần 28 
1) Nề nếp 
- Trọng tâm : Vệ sinh trường lớp, Bán trú 
2) Học tập 
Trọng tâm rèn chữ chuẩn bị thi viết chữa đẹp cấp huyện 
Tiết 5: Âm nhạc:
Tiết 29: Ôn tập bài hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan.
I. Mục tiêu: 
	- Hs trình bày bài hát thiếu nhi thế giới liên hoan theo những cách hát như hoà giọng, lĩnh xướng và đối đáp.
	- Hs đọc đúng nhạc và hát lời ca bài TĐN số 8.
II. Chuẩn bị:
	- GV: Nhạc cụ quen dùng. Động tác phụ hoạ bài hát. 
 - Hs: Nhạc cụ gỗ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Phần mở đầu:
- Giới thiệu nội dung tiết học:
+Ôn tập BH: Thiếu nhi thế giới liên hoan.
- Tập đọc nhạc: TĐN số 8 
2. Phần hoạt động:
a. Nội dung 1: Ôn BH: Thiếu nhi thế giới liên hoan. 
* Hoạt động 1: Ôn BH: 
- Hát đối đáp:
- Chia lớp thành 2 nửa: Đ1: hát đối đáp, Đ2: Tất cả cùng hoà giọng.
- Tập hát lĩnh xướng: 
- 1 Hs hát tốt lĩnh xướng đoạn 1, Đ2 cùng hoà giọng.
- Hát kết hợp gõ đệm: Gv hát mẫu:
- Hs lĩnh xướng vừa hát vừa tự gõ đệm.
* Hoạt động 2: Tập động tác phụ hoạ cho bài hát:
- 1,2 Hs khá lên bảng trình bày lời 1 và động tác phụ hoạ.
- Gv đàn:
- Hs thể hiện hát và động tác phụ hoạ.
3. Phần kết thúc.
- Mỗi tổ trình bày bài : Thiếu nhi thế giới liên hoan.
- Gv đánh giá chung.
Thứ năm ngày 5 tháng 3 năm 2007
Tiết 1: thể dục:
Bài 58: Môn tự chọn - Nhảy dây.
I. Mục tiêu:
1. KT: Ôn và học một số nội dung của môn tự chọn. Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
2. KN: Biết thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
3. TĐ: Hs yêu thích môn học.
II. Địa điểm, phương tiện.
- Địa điểm: Sân trường, vệ sinh, an toàn.
- Phương tiện: 1 Hs /1 dây, 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu.
6 - 10 p
- Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số.
- Gv nhận lớp phổ biến nội dung.
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc.
- Khởi động xoay các khớp.
+ Kiểm tra bài TDPTC.
 GV
 * * * * * * * *
 * * * * * * * * 
 * * * * * * * * 
- ĐHTL :
2. Phần cơ bản:
18 - 22 p
a. Đá cầu:
- Ôn tâng cầu bằng đùi.
- Ôn chuyền cầu:
+ Người tâng, người đỡ và ngược lại.
- Gv nêu tên đt, làm mẫu, uốn nắn hs tập sai.
- Gv chia tổ hs tập 2 hàng dọc.
- Thi đồng loạt theo vòng tròn ai vướng chân thì dừng lại.
- Ném bóng:
+ Ôn động tác bổ trợ:
- Ôn cách cầm bóng và tư thế chuẩn bị, ngắm đích, ném đích.
b. Nhẩy dây.
- ĐHTL:
 * * * * * * * *
 * * * * * * * * 
 * * * 
 GV
 * * * * * 
- Cán sự điều khiển.
- Chia tổ tập luyện.
- ĐHTL: N2.
- ĐHTL:
3. Phần kết thúc.
4 - 6 p
- Gv cùng hs hệ thống bài.
- Hs đi đều hát vỗ tay.
- Gv nx, đánh giá kết quả giờ học, VN tập chuyền cầu bằng má trong hoặc mu bàn chân.
- ĐHKT:
 GV
 * * * * * * * *
 * * * * * * * * 
 * * * * * * * * 
Tiết 4: Mĩ thuât:
Bài 29: Vẽ tranh: Đề tài an toàn giao thông.
I. Mục tiêu: 
- Hs hiểu được và tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung.
- Hs biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài an toàn giao thông theo cảm nhận riêng.
- Hs có ý thức chấp hành những quy định về an toàn giao thông.
II. Chuẩn bị:
	- Sưu tầm hình ảnh về giao thông đường bộ, thuỷ...
	- Hình gợi ý cách vẽ: SGK. Tranh vẽ của hs.
	- Hs chuẩn bị vở vẽ, đồ dùng cho tiết học.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
- GV giới thiệu tranh ảnh về đề tài an toàn giao thông:
- Hs quan sát,
? Tranhvẽ đề tài gì? Ttrong trnh có các hình ảnh nào?
- Hs nêu cụ thể từng tranh.
- Tranh vẽ đề tài giao thông thường có các hình ảnh: xe ôtô, xe máy, xe đạp đi trên đường, người đi bộ, trên vỉa hè có cây, nhà ở hai bên đường. Tàu, thuyền, ...
 3. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- Chọn nội dung để vẽ tranh:
- Hs chọn nội dung theo ý thích.
? Vẽ tranh giao thông cần có những hình ảnh gì?
- Đường phố, cây nhà, xe đi dưới lòng đường, người đi trên vỉa hè.
? Vẽ cảnh xe người lúc có tín hiệu đèn đỏ?...
? Nêu cách vẽ?
 4. Hoạt động 3: Thực hành.
- Vẽ hình ảnh chính trước(xe, tàu thuyền,) Vẽ hình ảnh phụ sau ( Cây, người, nhà..). Vẽ màu theo ý thích.
- Hs tìm nội dung và vẽ theo ý thích.
- Hs thực hành vẽ vào vở.
+ Vẽ hình ôtô tải, ôtô khách, xích lô, xe máy,.. Có hình ảnh phụ, có màu đậm nhạt,...
 5. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Hs trưng bày bài vẽ.
- Gv cùng hs nx đánh giá bài theo tiêu chí:
- Nội dung rõ hay chưa; các hình ảnh đẹp chưa; Màu sắc có đậm nhạt rõ nội dung không;
- Gv tổng kết khen học sinh có bài vẽ tốt.
6.Dặn dò.
	- Thực hiện an toàn giao thông, Chuẩn bị bài 30.
-------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_29_2_cot_tong_hop.doc