I/ Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa.
2. Hiểu nội dung : Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa thể hiện tình cảm yêu mến của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
II/ Các hoạt động dạy học: cách phân vai & trả lời câu hỏi SGK
2.Bài mới :
*HĐ1: Giới thiệu chủ điểm & bài đọc.
*HĐ2: Luyện đọc:
- 3 hs đọc nối tiếp 3 đoạn, gv kết hợp hướng dẫn hs hiểu các từ mới & cách ngắt nghỉ hơi đúng.
- Hs luyện đọc theo cặp
- 1h/s đọc cả bài
- G/v đọc diễn cảm toàn bài.
*HĐ2 : Tìm hiểu bài :
- Các nhóm đọc bài & thảo luận trả lời các câu hỏi SGK.
- Lần lượt đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- G/v chốt ý .
Rút ra nội dung bài đọc.
*HĐ3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm & HTL:
- Một tốp 3 hs đọc 3 đoạn. Gv hướng dẫn hs đọc diễn cảm.
- Hướng dẫn hs luyện đọc & thi đọc diễn cảm đoạn 3
- Hs thi đọc diễn cảm.
- Hs nhẩm Tl 2 đoạn văn cuối.
`` LÒCH BAÙO GIAÛNG TUẦN 29: Từ ngày 31/3 đến ngày 04/4/2008 THỨ BUỔI MÔN TÊN BÀI 2 SÁNG CC TĐ Đường đi SaPa T Luyện tập chung ĐĐ Tôn trọng luật giao thông (Tiết 2) KH Thực vật cần gì để sống CHIỀU TV – BS ĐĐ - BS Ôn: Tôn trọng luật giao thông KH – BS Ôn hai bài khoa học tuần 28 và 29 3 SÁNG TD Môn thể thao tự chọn. Nhảy dây CT (Nghe – viết) Ai đã nghĩ ra các chữ số 1; 2; 3; 4; ..? T Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó LTVC Mở rộng vốn từ: Du lịch – Thám hiểm AV CHIỀU KT Lắp cái nôi (Tiết 1) T – BS Ôn tỉ số KT – BS Ôn: Lắp cái nôi 4 SÁNG TĐ Trăng ơi, từ đâu đến? KC Đôi cánh của Ngựa Trắng T Luyện tập KH Nhu cầu nước của thực vật AN CHIỀU MT Vẽ tranh: Đề tài An toàn giao thông TV – BS Ôn AN – BS Ôn : Thiếu nhi thế giới liên hoan 5 SÁNG TD Môn thể thao tự chọn, Nhảy dây TLV Luyện tập tóm tắt tin tức T Luyện tập LTVC Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị LS Quang Trung đại phá quân Thanh (Năm 1789) CHIỀU T – BS Ôn: MT – BS Ôn: Vẽ tranh An toàn giao thông TD – BS Ôn: Môn thể thao tự chọn, Trò chơi: Tự chọn 6 SÁNG TLV Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật T Luyện tập chung ĐL Thành phố Huế AV SHTT Sinh hoạt tuần 29 CHIỀU TV – BS Ôn S-Đ – BS Ôn hai bài LS và ĐL trong tuần SHCĐ óóóóó&óóóóó TUẦN 29 Thứ hai 31/3/2008 *BUỔI SÁNG Tập đọc ĐƯỜNG ĐI SAPA *Thời gian dự kiến : 35’ SGK/102 I/ Mục tiêu: 1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa. 2. Hiểu nội dung : Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa thể hiện tình cảm yêu mến của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước. II/ Các hoạt động dạy học: cách phân vai & trả lời câu hỏi SGK 2.Bài mới : *HĐ1: Giới thiệu chủ điểm & bài đọc. *HĐ2: Luyện đọc: - 3 hs đọc nối tiếp 3 đoạn, gv kết hợp hướng dẫn hs hiểu các từ mới & cách ngắt nghỉ hơi đúng. - Hs luyện đọc theo cặp - 1h/s đọc cả bài - G/v đọc diễn cảm toàn bài. *HĐ2 : Tìm hiểu bài : - Các nhóm đọc bài & thảo luận trả lời các câu hỏi SGK. - Lần lượt đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - G/v chốt ý . Rút ra nội dung bài đọc. *HĐ3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm & HTL: - Một tốp 3 hs đọc 3 đoạn. Gv hướng dẫn hs đọc diễn cảm. - Hướng dẫn hs luyện đọc & thi đọc diễn cảm đoạn 3 - Hs thi đọc diễn cảm. - Hs nhẩm Tl 2 đoạn văn cuối. 3. Củng cố, dặn dò : - Hs nêu ý nghĩa bài . *Phần bổ sung : Toán LUYỆN TẬP CHUNG *Thời gian dự kiến : 35’ SGK/138 I/ Mục tiêu: Giúp hs rèn kĩ năng : - Thực hiện các phép tính với phân số. - Giải bài toán có lời văn. II/ Các hoạt động dạy học: *HĐ1: Giới thiệu: *HĐ2: Thực hành : Bài 1: Hs đọc đề tự thực hiện. Gọi hs trả lời miệng. Gv nhận xét Bài 2: Gv yêu cầu hs nhắc lại cách tính nhiều phân số & thực hiện theo dạng toán tính giá trị biểu thức. - Hs làm bài cá nhân. - Gọi 4 hs lên bảng sửa bài. Cả lớp đổi vở sửa bài. Bài 3: Tương tự bài 2 Bài 4: 1hs đọc yêu cầu, gv hướng dẫn giải ; + Tìm phân số chỉ số phần bể nước đã có sau 2 lần chảy. +Tìm phân số chỉ số phần bể còn lại chưa có nước. - Hs thảo luận nhóm 2 & tự thực hiện. - Gọi 1 hs lên bảng sửa bài. - Cả lớp đổi vở, kiểm tra lẫn nhau. *HĐ3 : Củng cố, dặn dò : Nhận xét tiết học. *Phần bổ sung : Khoa học THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG? *Thời gian dự kiến : 35’ SGK/114 I/Mục tiêu: Sau bài học, hs biết : -Cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng đối với đời sống của thực vật. -Nêu những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường. B/Đồ dùng dạy học: -Một số dụng cụ để thực hành . II/Đồ dùng dạy học: Hộp diêm, nến, bàn là, kính lúp. III/Các hoạt động học tập : *HĐ1: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm thực vật cần gì để sống *Mục tiêu: Biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng đối với đời sống của thực vật. *Cách tiến hành -Gv nêu vấn đề : Thực vật cần gì để sống ? -Gv chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm. -Gv yêu cầu HS đọc các mục quan sát trang 114, Sgk để biết cách làm. -Nhóm trưỏng phân công các bạn lần lượt làm các việc : +Đặt các cây đậu và 5 lon sữa bò đã chuẩn bị lên bàn. +Quan sát hình 1, đọc chỉ dẫn và thực hiện theo hướng dẫn Sgk. +Lưu ý với cây 2, dùng keo trong suốt để bôi vào hai mặt lá của cây 2. +Viết nhãn và ghi tóm tắt điều kiện sống của cây đó rồi dán vào từng lon sữa bò. -Gv kiểm tra và giúp đỡ các nhóm làm việc. *HĐ2: Dự đoán kết quả của thí nghiệm. *Mục tiêu: Nêu những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường. *Cách tiến hành -Gv phát phiếu học tập cho HS. -HS làm việc với phiếu học tập. -HS lần lượt trả lời các câu hỏi theo phiếu đã làm: +Trong 5 cây đậu trên, cây nào sống và phát triển bình thường ? Tại sao ? +Những cây khác sẽ như thế nào ? Vì lí do gì mà những cây đó phát triển không bình thường và có thể chết rất nhanh ? +Hãy nêu những điều kiện cây sống và phát triển bình thường ? -Gv kết luận ; như mục bạn cần biết Sgk. *HĐ3: Củng cố, dặn dò : -Về nhà học bài và xem trước bài sau. -Nhận xét tiết học *Phần bổ sung : Đạo đức TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (Tiết 2) *Thời gian dự kiến: 35’ SGK/40 A.Mục tiêu : Học xong bài này , HS có khả năng : -Hiểu : cần phải tôn trọng luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người. -HS có thái độ tôn trọng luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng luật giao thông. -HS biết tham gia giao thông an toàn. B.Tài liệu và phương tiện : -Một số biển báo giao thông . -Đồ dùng hoá trang để chơi đóng vai . C.Các hoạt động dạy học : 1.Bài cũ: Gọi 3HS lên nêu một số hoạt động về giao thông. 2- Bài mới a.GTB : Tiết học này các em sẽ tìm hiểu về bài “ Tôn trọng luật giao thông” b.Hoạt động 1 : Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông/ -Gv chia nhóm và phổ biến cách chơi. HS có nhiệm vụ quan sát biển báo giao thông ( khi Gv đưa lên) và ý nghĩa của biển báo. Mỗi nhận xét đúng sẽ được 1điểm. Nếu các nhóm cùng giơ tay thì viết vào giấy.Nhóm nào nhiều điểm nhất thì nhóm đó thắng. -Gv điều khiển cuộc chơi. -Gv cùng HS đánh giá kết quả. c.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm ( BT3 ,SGK ) -Gv chia HS thành 4nhóm, mỗi nhóm nhận một tình huống và thảo luận tìm cách giải quyết. -Từng nhóm báo cáo kết quả (đóng vai), các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến. -Gv đánh giá kết quả của từng nhóm và kết luận: d.Hoạt động 3: Trình bày kết quả điều tra thực tiễn ( BT4,SGK) -Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả điều tra. Các nhóm khác bổ sung chấp vấn. -Gv nhận xét kết quả làm việc của HS. -Kết luận chung: Để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và cho mọi người cần chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông. 5.Củng cố - dặn dò : -Về nhà tìm hiểu các biển báo giao thông nơi em thường qua lại, ý nghĩa của các biển báo. -Nhận xét tiết học . D.Phần bổ sung : *BUỔI CHIỀU : Tiếng Việt(BS) Luyện đọc diễn cảm bài “Đường đi Sa Pa”& luyện viết chính tả bài : “Trăng ơi từ đâu đến” I/Mục tiêu: *Đọc : Biết đọc diễn cảm bài văn – giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của phong cảnh Sa Pa *Viết: Trình bày được 3 đoạn trong bài chính xác theo yêu cầu. II/Các hoạt động dạy học: *HĐ1: Luyện đọc diễn cảm : - 4hs đọc nối tiếp từng đoạn, cả lớp nhận xét, chọn bạn thể hiện tốt. - Thi đọc theo nhóm. Thi trình bày trước lớp. - Hs thi đọc cá nhân. *HĐ2: Luyện viết chính tả : Đoạn1,2,3 - Gv đọc mẫu, hs tìm các từ dễ viết sai & ghi nhớ cách viết. - Gv đọc cho hs nghe viết từng câu, đoạn. - Gv chấm 1 số bài, hs tiến hành soát lỗi bằng hình thức đổi vở cho nhau. - Gv nhận xét bài viết của hs. Khoa học (BS) Ôn 2 bài Khoa học tuần 28 và 29 I/Mục tiêu: Củng cố các kiến thức: -Vai trò của nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng đối với đời sống của thực vật. -Những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường. II/Các hoạt động dạy học: *HĐ1: Thi điền Đ – S, chọn đáp án đúng ; Trình bày kết quả vào bảng con. Thực hành theo bài 3VBT/64 - Gv nêu các dữ kiện, hs viết kết quả - Gv nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc. *HĐ2: Thi điền N – K, chọn đáp án đúng : Tương tự HĐ1. Thực hành theo bài 1VBT/63 *HĐ3: Viết 2 vd về vật vừa là nguồn sáng vừa là nguồn nhiệt. - Các bước tiến hành như HĐ1 Đạo đức(BS) Ôn: Tôn trọng luật giao thông I/Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về : cần p - Phải tôn trọng luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người. - HS có thái độ tôn trọng luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng luật GT II/Các hoạt động dạy học: *HĐ1: Lập dự án giúp đỡ những người gặp khó khăn - Gv nêu vấn đề : Thảo luận nhóm lập dự án giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn theo mẫu sau : TT Địa chỉ người có hoàn cảnh khó khăn Những công việc có thể giúp họ Người thực hiện Thời gian thực hiện - Các nhóm thảo luận, bàn bạc. Phân công người và thời gian thực hiện. - Gv đến các nhóm kiểm tra, giúp đỡ. *HĐ2: Kết quả thực hiện : - Gv chọn 1 số hs làm đại diện để giám sát kết quả thực hiện của các nhóm trong thời gian tới và báo cáo lại cho gv. *Hướng dẫn tự học : Chính tả : Xem trước bài “ Ai đã nghĩ ra các chữ số 1; 2; 3; 4; ”và phần bài tập Toán : Xem trước bài Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó. Luyện từ & câu : Xem trước bài : Mở rộng vốn từ: Du lịch – Thám hiểm Thứ ba 1/4/2008 *BUỔI SÁNG Thể dục MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN – NHẢY DÂY Thời gian dự kiến: 35’ SGV/ I/Mục tiêu: Như SGV II/Phương tiện & sân bãi : Như SGV II/Các hoạt động dạy học: Phần & nội dung ĐLVĐ Biện pháp tổ chức 1. Phần mở đầu : - Phổ biến nội dung, yêu cầu - Khởi động, nhẹ nhàng. - Tập bài TD phát triển chung - Ôn nhảy dây 2. Phần cơ bản : *HĐ1: Môn tự chọn : - Ôn tâng cầu bằng đùi. - Ném bóng. - Học cách cầm bóng. - Học tư thế đứng chuẩn bị kết hợp cách cầm bóng. *HĐ2: Trò chơi vận động: Trò chơi : “Trò chơi dẫn bóng”. 3. Phần kết thúc: - Đi theo vòng tròn thả lỏng. - Nhận xét tiết học. 5’ 25’ 2l 2l - Đội hình hàng ngang - 4hàng dọc - Chia tổ tự tập luyện. - Ôn 2 động tác ném bóng, tiến hành như trên. - Gv nêu tên động tác, làm mẫu hs tập. - Gv kiểm tra, uốn nắn động tác sai. - Tiến hành như trên. - Tiến hành như bài 54 - Đội hình vòng tròn *Phần bổ sung : Chính tả ( nghe v ... sung: Lịch sử QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH (1789) Sgk / - TG: 35 phút A.Mục tiêu:Học xong bài này ,HS biết: -Thuật lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh theo lược đồ. -Quân Quang Trung rất quyết tâm và tài trí trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh. -Cảm phục tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn. B.Đồ dùng dạy học: -Phóng to lược đồ trân Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789 -Phiếu học tập của HS C.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: Gọi 3HS lên trả lời câu hỏi SGK. -Gv nhận xét ghi điểm - Nhận xét bài cũ. 2.Bài mới: a.GTB: GV ghi bảng. *Gv trình bày nguyên nhân việc Nguyễn Huệ (Quang Trung) tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh. b.Hoạt động 1: Làm việc cá nhân: -Gv đưa ra các mốc thời gian, yêu cầu HS dựa vào SGK, điền các sự kiện chính tiếp vào đoạn () cho phù hợp với mốc thời gian đã cho: +Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân (1789) +Đêm mồng 3 Tết năm Kỉ Dậu (1789) +Mờ sáng ngày mồng 5 -HS trình bày kết quả - Gv nhận xét, kết luận. c.Hoạt động 2: Làm việc cả lớp -Gv hướng dẫn để HS thấy được quyết tâm đánh giặc và tài nghệ quân sự của Quang Trung trong cuộc đại phá quân Thanh ( hành quân bộ từ Nam ra Bắc; tiến quân trong dịp tết; cách đánh ở trận Ngọc Hồi, Đống Đa) -Gv chốt lại: Ngày nay cứ mồng 5 Tết, ở gò Đống Đa (Hà Nội) nhân dân ta lại tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh. -HS đọc ghi nhớ SGK (3,4hs). 3.Củng cố và dặn dò: -Học bài và chuẩn bị bài sau -Giáo viên nhận xét tiết học D.Phần bổ sung: *BUỔI CHIỀU : Toán (BS) Luyện tập : Diện tích hình thoi I/Mục tiêu: - Củng cố các kiến thức, kĩ năng về : + Cách tính diện tích hình thoi. - Hs nắm vững các dạng bài, biết áp dụng làm các bài tập II/Các hoạt động dạy học: *HĐ1: Thực hành bài1: Bài 1: Viết tiếp vào ô trống : Hình thoi ABCD Đường chéo AC Đường chéo BD Diện tích - Các nhóm tự thực hiện. - Mời đại diện 3 nhóm lần lượt lên thi sửa bài đúng và nhanh *HĐ2: Thực hành bài 2: Bài 2:Một hình thoi có diện tích là 4dm2, độ dài một đường chéo là . Tính độ dài đường chéo thứ hai ? - Nhóm TB thảo luận nhóm đôi & làm bài. - Nhóm K+G thực hiện cá nhân. - Mời 1hs đại diện mỗi nhóm lên bảng thi sửa bài đúng, nhanh. Gv nhận xét, cả lớp sửa bài. *HĐ3: Thực hành bài 3: Bài 3: Chọn đáp án đúng nhất : A. Hình vuông có cạnh là 5cm. B. Hình chữ nhật có chiiều dài là 6cm và chiều rộng là 4cm. C. Hình bình hành có diện tích là 20cm2 . D. Hình thoi có độ dài các đường chéo là 10cm và 6cm. - Các nhóm chọn đáp án đúng trả lời vào bảng con. Thi nhóm nào có nhiều đáp án đúng nhất. - Gv nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc. Thể dục(BS) Thực hành : Môn thể thao tự chọn Chơi các trò chơi tự chọn Tiếp tục cho hs hoàn thành phần bài buổi sáng với yêu cầu hoàn thiện động tác, thực hiện đúng, đều, đẹp. Chơi các trò chơi tập thể tự chọn Mĩ thuật(BS) Ôn: Vẽ tranh An toàn giao thông I/Mục tiêu: Củng cố kiến thức & kĩ năng về : - Hs nhận biết được hình dáng, màu sắc của một số loài cây quen thuộc. - Hs biết cách vẽ và vẽ được 1 vài cây. - Hs yêu mến và có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh. II/Đồ dùng dạy học: 1 số ảnh, một số loài cây có hình dáng đẹp. - Bài vẽ của hs lớp trước. III/Các hoạt động dạy học: Tiếp tục thực hiện như nội dung tiết trước *HĐ1: Thực hành : Hs tiếp tục thực hiện phần bài tiết trước. - Gv quan sát hướng dẫn thêm. *HĐ2: Nhận xét, đánh giá : - Gv gợi ý cho hs nhận xét các bài vẽ của các bạn. - Hs xếp loại theo ý thích. *HĐ3: Củng cố, dặn dò : Nhận xét tiết học. *Hướng dẫn tự học : Toán : Ôn lại cách tính diện tích hình thoi. *BUỔI SÁNG Thứ sáu 4/4/2007 Tập làm văn CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT *Thời gian dự kiến : 35’ SGK/112 A.Mục tiêu: -Nắm được cấu tạo ba phần của bài vắn miêu tả con vật. -Biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật. B.Đồ dùng dạy học: -Tranh một số vật nuôi trong nhà. -Giấy để HS lập dàn ý. C.Các hoạt đông dạy học 1.Bài cũ : Gọi 2,3HS đọc tóm tắt tin các em đã đọc được trên báo. -Gv nhận xét. 2.Bài mới: a.GTB: từ tiết học hôm nay, các em sẽ học cách viết một bài văn miêu tả con vật, cả ngoại hình lẫn hoạt động của nó. Bài Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật giúp các em nắm được bố cục chung của kiểu bài này. -GV ghi bảng. b.Phần nhận xét : -Một HS đọc nội dung bài tập. -Cả lớp đọc kĩ bài văn mẫu Con Mèo Hung, suy nghĩ và phân đoạn bài văn; xác định nội dung chính của mỗi đoạn; nêu nhận xét về cấu tạo của bài. -HS phát biểu ý kiến. Gv nhận xét, chốt lại nội dung cần nhớ: Bài văn có ba phần bốn đoạn. c.Phần ghi nhớ: -Ba, bốn HS đọc ghi nhớ SGK. d.Phần luyện tập: -HS đọc yêu cầu của bài. -Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS; treo bảng tranh, ảnh một số vật nuôi trong nhà. Gv nhắc HS nên lập dàn ý một con vật gây cho em ấn tượng. -HS lập dàn ý cho bài văn vào VBT. 3HS làm vào giấy. -HS đọc dàn ý của mình. GV nhận xét và chấm 3,4 dàn ý để rút kinh nghiệm. 3.Củng cố - dặn dò -Về xem lại bài và chuẩn bị tiết sau học tiếp. -Giáo viên nhận xét tiết học. D.Phần bổ sung: Toán LUYỆN TẬP CHUNG *Thời gian dự kiến : 35’ SGK/152 A.Mục tiêu :Giúp hs rèn luyện kỹ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” và “Tìm hai số khi biết tổngvà tỉ số của hai số đó”. B.Đồ dùng dạy học: - Băng giấy cho hs làm bài tập C. Các hoạt động DH 1.Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 hs lên bảng làm BT3 / 151, Sgk. - Gv kiểm tra một số vở của hs - Gv nhận xét 2.Bài mới: a.GTB : Gv ghi tên bài lên bảng. b.Thực hành: Bài1: HS đọc yêu cầu bài. -HS làm bài vào VBT – 2HS làm vào giấy. -Gv nhận xét, chốt ý đúng. Bài2: HS đọc yêu cầu bài . -HS tự làm bài vào VBT – 2HS làm vào giấy. -Gv nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 3 (SGK) : HS đọc yêu cầu bài. -HS thảo luận nhóm và làm vào giấy. -Các nhóm trình bày bài làm, Gv nhận xét. 3.Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò -Về nhà làm BT4 / 152,Sgk. -Nhận xét tiết học D.Phần bổ sung: Địa lí THÀNH PHỐ HUẾ Thời gian dự kiến: 35’ SGK/138 A.Mục tiêu :Học xong bài này, HS biết: -Xác định vị trí Huế trên bản đồ Việt Nam . -GiảI thích vì sao Huế được gọi là cố đố và ở Huế du lịch lại phát triển. -Tự hào về thành phố Huế (Được công nhận là di sản văn hoá thế giới từ năm 1993). B.Đồ dùng dạy học: -Bản đồ hành chính Việt Nam . -Ảnh một số cảnh quang đẹp, công trình kiến trúc mang tính lịch sử của Huế. C.Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3,4 HS trả lời câu hỏi sgk . -Gv nhận xét ghi điểm – Nxét bài cũ. 2.Bài mới a.GTB : Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về thành phố Huế. -Gv ghi bảng. 1. Thiên nhiên đẹp vớI các công trình kiến trúc cổ : b.Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp -Gv yêu cầu 2 HS tìm trên bản đồ hành chính Việt Nam kí hiệu và tên thành phố Huế. -Gv yêu cầu HS làm bài tập sgk , Hs xác định được trên lược đồ hình 1: +Con sông chảy qua thành phố Huế là sông Hương. +Các công trình kiến trúc cổ kính là: kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén,.. -Gv yêu cầu 2,3Hs dựa vào lược đồ đọc tên các công trình kiến trúc cổ. -Gv cho HS quan sát ảnh và bổ sung vào danh sách trên. -Gv nhận xét và nói thêm cho HS hiểu. 2. Huế - thành phố du lịch: c.Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm nhỏ. -Gv yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở mục 2 : +Nêu tên các địa điểm du lịch dọc theo sông Hương. +Kết hợp với ảnh, nêu tên và mô tả cho nhau nghe về địa điểm có thể đến tham quan: Kinh thành Huế: một số toà nhà cổ kính, Chùa Thiên Mụ: ngay bên sông, có các bậc thang lên đến khu có tháp cao, khu vườn khá rộng, Cầu Trường Tiền: bắc ngang sông Hương, -Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Mỗi nhóm chọn và kể về một địa điểm đến tham quan. -Gv mô tả thêm phong cảnh hấp dẫn khách du lịch của Huế. 3. Hoạt động 3: Nhận xét, dặn dò -Học và chuẩn bị bài sau -Nhận xét tiết học . D.Phần bổ sung: . *BUỔI CHIỀU : Tiếng Việt( BS) Luyện tập miêu tả cây cối I/Mục tiêu: Hs nắm vững cấu tạo một bài văn miêu tả cây cối. - Biết dựa vào kiến thức đã học viết được bài văn miêu tả một loại cây ngày tết mà em yêu thích. - Viết được bài văn hay, sáng tạo. II/Các hoạt động dạy học: 1. Gv ra đề : Em hãy miêu tả một cây ngày tết mà em yêu thích . Gợi ý : Ở mỗi miền, mỗi vùng thường trồng những loại cây khi tết đến xuân về. Miền Bắc có hoa đào, cây quất. miền Nam có hoa mai vàngEm quan sát kĩ để miêu tả. Em có thể chọn một cây để tả nhưng cũng có thể chọn một loại như tả vườn đào, vườn quất, vườn mai. 2.Hs thực hành : *HĐ1: Thực hành tìm hiểu đề : 1 hs đọc đề. - Gv hướng dẫn hs tìm hiểu đề theo gợi ý. - Hs nêu tên loại cây mình chọn kể. - Gv chia nhóm hs dựa vào loại cây hs đã chọn. *HĐ2: Thực hành bài 1 : - Các nhóm trao đổi, thảo luận các ý chính để hình thành bài văn - Gv hướng dẫn thêm những hs còn lúng túng. - Hs tiến hành viết bài. - Đại diện một số nhóm trình bày, cả lớp & gv nhận xét tùy theo trình độ của từng nhóm. - Tiến hành chấm điểm thi đua giữa các nhóm. *HĐ3: Nhận xét, đánh giá : - Gv tổng kết điểm, tuyên bố nhóm thắng cuộc. - Cả lớp nhận xét về bài viết của bạn. Chọn bạn viết hay nhất. Sử - Địa(BS) Thực hành : Thành thị ở TK XVI-XVII. Người dân và hoạt động ở ĐB duyên hải miền Trung. I/Mục tiêu: Giúp hs củng cố về các kiến thức : - Từ thế kỉ XVI-XVII, nước ta nổi lên 3 thành thị lớn : Thăng Long. Phố Hiến, Hội An. - Sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là thương mại. - Giải thích được : dân cư tập trung khá đông ở duyên hải miền Trung do có điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất ( đất canh tác, nguồn nước sông, biển ) - Trình bày 1 số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất nông nghiệp. - Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của 1 số ngành sản xuất nông nghiệp ở ĐB duyên hải miền Trung. - Nhận xét lược đồ, tranh, ảnh, bảng số liệu để biết đặc điểm. II/Các hoạt động dạy học: *HĐ1: Thảo luận nhóm 4 ( Bài 2VBT/33 ) - Các nhóm thảo luận theo yêu cầu bài, viết những đặc điểm chủ yếu của các thành thị Thăng Long. Phố Hiến, Hội An. - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. *HĐ2: Thực hành bài 1,3,4 VBT/49 ( Địa ): Tổ chức cho hs trình bày ý kiến bằng cách ghi đáp án mình cho là đúng vào bảng con. - Dựa vào kiến thức đã học hs trình bày kết quả, thi chọn nhóm có nhiều đáp án đúng. - Cả lớp & gv nhận xét, tuyên bố nhóm thắng cuộc.
Tài liệu đính kèm: