Tuần 3 :
Tiết 2: Tập đọc:
thư thăm bạn
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự thông cảm, chia sẻ với nỗi đau của người bạn bất hạnh bị trận lũ cướp mất ba.
-Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.( Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc của bức thư .)
II. Chuẩn bị đồ dùng:
- Tranh SGK, ảnh về những trận lụt lội. Bảng phụ viết sẵn câu dài hướng dẫn học sinh đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
Thứ hai, ngày 31 tháng 8 năm 2009 Tuần 3 : Tiết 2: Tập đọc: thư thăm bạn I. Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự thông cảm, chia sẻ với nỗi đau của người bạn bất hạnh bị trận lũ cướp mất ba. -Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.( Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc của bức thư .) II. Chuẩn bị đồ dùng: - Tranh SGK, ảnh về những trận lụt lội. Bảng phụ viết sẵn câu dài hướng dẫn học sinh đọc. III. Các hoạt động dạy học: HĐ dạy TG HĐ học A.Bài cũ: Đọc bài: Truyện cổ nước mình . Em hiểu ý hai dòng thơ cuối như thế nào ? B. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp. 1, Luyện đọc. - Y/c 1 HS đọc bài. - Y/c HS luyện đọc đoạn lần 1. - GV HD luyện đọc từ khó. - Y/c HS luyện đọc đoạn lần 2. - GV sửa sai và giải nghĩa từ ngữ. - Y/c HS luyện đọc đoạn lần 3. - Y/c HS đọc theo cặp - GV gọi 1 -> 2 em đọc bài - GV đọc diễn cảm lại bài 2, Tìm hiểu nội dung bài. - Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không? - Lương viết thư thăm bạn Hồng để làm gì ? - Tìm những câu cho thấy Bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng? - Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng ? - Gọi 1HS đọc lại phần mở đầu và phần kết thúc rồi nêu tác dụng của dòng mở đầu và dòng kết thúc thư . 3, Luyện đọc diễn cảm. - GV theo dõi hướng dẫn về giọng đọc. - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3 - GV đọc mẫu, lưu ý nhấn giọng. C. Củng cố, dặn dò: - Bức thư cho em biết điều gì về tình cảm của bạn Lương với bạn Hồng? - Nhận xét, đánh giá giờ học 5’ (28’) 10’ 10’ 8’ 2’ - HS đọc và nêu nội dung , lớp theo dõi nhận xét . Theo dõi, mở SGK - 1 HS đọc bài. - 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. - HS luyện đọc: lũ lụt, thiệt thòi, cứu người, quyên góp.. - 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. - HS giải nghĩa từ (Chú giải) - 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 3 - HS đọc theo cặp. - 2 em đọc lại bài. - HS đọc thầm đoạn 1 ( 6 dòng đầu ) - Không. Bạn Lương chỉ biết bạn Hồng qua báo thiếu niên TP . - Để chia buồn cùng bạn Hồng . - Hôm nay, đọc báo TNTP, mình rất xúc động được biết ba - Những dòng mở đầu nêu rõ địa điểm , thời gian viết thư, lời chào người nhận thư . Những dòng cuối ghi lời chúc , nhắn nhủ , hứa hẹn , kí tên , ghi họ tên người viết . - HS nêu giọng đọc . - 3 em đọc 3 đoạn (đọc 2 lần) - HS luyện đọc theo cặp - Vài HS thi đọc diễn cảm. - HS rút ra nội dung bài. - Về nhà đọc diễn cảm lại cả bài văn, chuẩn bị phần tiếp theo. Tiết3: Toán triệu và lớp triệu ( tiếp ) I. Mục tiêu: - Biết đọc , viết các số đến lớp triệu . - Củng cố thêm về hàng , lớp II. Chuẩn bị đồ dùng:- Bảng các hàng lớp (đến lớp triệu). III. Các hoạt động dạy học: HĐ của Giáo viên TG HĐ của học sinh Hoạt động1: Củng cố về hàng, lớp triệu Lớp triệu gồm những hàng nào , lớp nào ? - GV nhận xét, cho điểm. Hoạt động 2 : Đọc , viết các số đến lớp triệu. - GV. nêu : 342.157.413 và yêu cầu học sinh điền các chữ số vào các hàng , lớp. - GV. yêu cầu học sinh đọc số . * GV: Khi ta đọc số ta cần tách ra từng lớp và đọc từ trái qua phải khi kết thúc mỗi lớp ta phải đọc thêm tên lớp . - GV. gọi hs tìm ví dụ rồi đọc trước lớp . Hoạt động3: Củng cố thêm về hàng , lớp Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu bài tập . - GV củng cố cách viết số có đến 9 chữ số - GV gọi HS lên bảng làm. - GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. Bài 2 . GV nêu y/c bài tập . - GV củng cố cách đọc,viết số có đến chín chữ số . - GV gọi Hs lên bảng làm. - GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng Bài 3. - GV củng cố cách nhận biết hàng, lớp của một số chữ số trong số có 9 chữ số - GV gọi HS lên bảng làm. - GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. Hoạt động nối tiếp: Gvchốt lại kiến thức,dặn hs ôn bài 4’ 10’ 18’ 3’ - 1 HS lên bảng trả lời. - Lớp theo dõi, nhận xét . - Theo dõi, mở SGK - HS điền các chữ số vào các hàng trong bảng phụ . - HS đọc: Ba trăm bốn mươi hai triệu, một trăm năm mươi bảy nghìn, bốn trăm mười ba . - HS nêu lại cách đọc . 5 - 6 em thực hiện - Học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Học sinh lên bảng làm. - Lớp theo dõi, nhận xét. - Học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Học sinh lên bảng làm. - a,Học sinh chuyển từ cách viếtsố sang đọc số. -b,HS chuyển từ cách đọc sang viết số - Học sinh lên bảng làm. - Lớp theo dõi, nhận xét. -HS lắng nghe Tiết5: Đạo đức: vượt khó trong học tập I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập. - Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ. - Có ý thức vượt khó và vươn lên trong học tập. - Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó trong học tập. II. Chuẩn bị đồ dùng: Các mẩu chuyện, tấm gương về sự vượt khó trong học tập. III. Các hoạt động dạy học: HĐ của Giáo viên TG HĐ của học sinh 1. Bài cũ: Tại sao cần phải trung thực trong học tập ? Liên hệ bản thân . 2. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp. * HĐ1: Tìm hiểu truyện. - GV. kể truyện “ Một học sinh nghèo vượt khó trong học tập ” . - Y/C học sinh kể lại câu truyện hai lần . - Y/C HS thảo luận trả lời 2 câu hỏi sgk . - GV: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và trong học tập , song bạn đã biết khắc phục mọi khó khăn để vượt qua và vươn lên đẻ trở thành một học sinh giỏi . Chúng ta cần phải học tập tinh thần của bạn ấy . * HĐ2: Liên hệ thực tế và rút ra bài học. - GV. yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi 3 sgk . - GV. hướng dẫn hs rút ra bài học . * HĐ3: Luyện tập. - Gọi HS nêu y/c bài tập 1. - GV. y/c hs nêu các cách chọn đúng . - GV kết luận: a, b, đ là các cách giải quyết đúng . 3. Hoạt động nối tiếp - GV. hệ thống lại nội dung bài học . - Về sưu tầm các mẫu chuyện , tấm gương biết trung thực trong học tập và thực hiện theo nội dung bài học . 3’ 12’ 10’ 8’ 2’ HS nêu và liên hệ thực tế bản thân ; lớp theo dõi và nhận xét . Theo dõi, mở SGK - HS theo dõi giáo viên kể truyện . - 2 học sinh kể lại truyện . - HS thảo luận nhóm hai câu hỏi sgk . - Đại diện nhóm trình bày. Lớp theo dõi nhận xét: + Nhà Thảo nghèo, bố mẹ đau yếu luôn lại xa trường . + Thảo tập trung học bài, thời gian còn lại làm việc giúp đỡ bố mẹ. - HS thảo luận theo nhóm rồi trinh bày câu hỏi thảo luận . - HS rút ra bài học. - HS đọc lại ghi nhớ . - HS nêu y/c bài tập 1. - HS làm độc lập . - HS chữa bài , lớp theo dõi nhận xét . - HS nêu lại . - HS theo dõi . - HS thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên . Thứ ba, ngày 1 tháng 9 năm 2009 Tiết1: Toán: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố cách đọc , viết các số đến lớp triệu . - Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong một số. II. Chuẩn bị đồ dùng: bảng phụ kẻ sẳn nội dung bài tập 1 III. Các hoạt động dạy học: HĐ của Giáo viên Tg HĐ của học sinh Hoạt động1: Củng cố viết các số đến lớp triệu: cho hs viết 137451216; 404007631. GV nhận xét, cho điểm. Hoạt động2: Thực hành Bài 1: Củng cố viết số đến lớp triệu (theo bảng). - GV gọi HS lên bảng viết trên bảng phụ kẻ sẵn. - Gv theo dõi, nhận xét, chốt lại kết quả đúng. Bài 2: Củng cố cách đọc số đến lớp triệu. - Gv gọi Hs đọc bài làm của mình. - Gv nhận xét, chốt lại kết quả đúng. - Gv hướng dẫn thêm cho HS yếu về cách đọc các số có nhiều chữ số. Bài tập 3: Củng cố cách nhận biết giá trị của mỗi chữ số trong một số đến lớp triệu. - Gv gọi HS lên bảng viết giá trị số. - GV theo dõi, nhận xét, chốt lại kết quả đúng. Bài tập 4( HS khá, giỏi) Củng cố về qui luật dãy số,viết tiếp dãy số tròn chục, trăm, nghìn liên tiếp theo thứ tự tăng dần. - GVgọi học sinh khá làm mẫu. - GV nhận xét, yêu cầu HS làm vào vở. - Gv gọi HS lên bảng làm. - Gv nhận xét, chốt lại kết quả đúng. Hoạt động nối tiếp. - GV củng cố cách đọc , viết các số có đến chín chữ số , lưu ý những số có các chữ số không ở các hàng . - Nhận xét, đánh giá giờ học . 3’ 30’ 2’ - 2HS lên bảng viết. - Lớp theo dõi, nhận xét . - Theo dõi, mở SGK - HS lên bảng làm: - HS nêu tên các hàng trong từng số - lớp theo dõi nhận xét . - HS làm bài rồi chữa bài , lớp theo dõi nhận xét: - HS yếu chú ý theo dõi Gv hướng dẫn cách đọc. -HS trao đổi nhóm đôi, HS lên bảng làm, lớp làm VBT: - HS nhận xét, đối chiếu chữa bài b, c, HS tìm tương tự. -Hs quan sát nhận biết qui luật dãy số - HS tự làm bài -3HS lên bảng hoàn chỉnh 3dãy số,nêu qui luật Lớp nhận xét - Học sinh nêu cách đọc , viết các số có đến chín chữ số , lưu ý những số có các chữ số không ở các hàng . Tiết4:Chính tả: (Tuần 3) Nghe-viết: Cháu nghe câu chuyện của bà I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1 - Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ: “Cháu nghe câu chuyện của bà ” theo thể thơ lục bát. 2- Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn (tr/ch, dấu hỏi - dấu ngã). II. Chuẩn bị đồ dùng: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2a . III. Các hoạt động dạy học: HĐ của Giáo viên Tg HĐ của học sinh 1. Bài cũ:Viết: xuất sắc , sắp xếp. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp A,Nghe viết chính tả. - GV đọc đoạn viết chính tả . - GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn viết chính tả để tìm tiếng khó trong bài . - GV nhắc HS chú ý tư thế ngồi, cách đặt bút, cầm vở. - GV đọc bài cho HS viết . - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. - GV đọc lại choHS soát lỗi . - GV chấm khoảng 10 bài , nhận xét . B,Thực hành làm bài tập chính tả. - GV. yêu cầu HS làm bài tập 2 sách giáo khoa. - GV giúp HS hiểu hình ảnh: Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng -> ý nghĩa đoạn văn: Ca ngợi cây tre thẳng thắn, bất khuất, là bạn của con người. - GV: ở bài tập 2 khi chữa bài giáo viên treo 4 bài viết sẵn vào giấy lớn y/c mỗi nhóm cử một người thi . - GV củng cố cách viết có phụ âm đầu tr/ch. 3. Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống lại nội dung bài học . - Nhận xét, đánh giá giờ học , giao bài tập về nhà . 3’ 28’ 2’ - Học sinh lên bảng viết , lớp theo dõi nhận xét . - Theo dõi, mở SGK - HS theo dõi . - HS đọc thầm lại đoạn viết chính tả - HS luyện viết từ khó: trước, sau, rưng rưng, mỏi, dẫn, bỗng. - Học sinh chú ý tư thế ngồi, cách đặt bút, cầm vở. - HS gấp SGK và nghe GV đọc cho viết bài . - HS đổi chéo vở cho nhau để soát lỗi. - HS làm bài rồi chữa bài , lớp theo dõi nhận xét . - HS các nhóm cử người lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. a. tre - không chịu, trúc - cháy, tre - tre, đồng chí, chi ... âu truyện: “ Nàng tiên ốc ” và nêu ý nghĩa câu chuyện. 2. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp. a: Tìm hiểuvà kể chuyện. - GV gọi học sinh đọc y/c bài tập. - GV gạch dưới những chữ sau trong đề bài để giúp HS xác định đúng y/c: được nghe, được đọc, lòng nhân hậu. - GV. y/c HS lần lượt giới thiệu lại các câu truyện mình sẽ kể trước lớp. - GV. gọi ý cách kể chuyện. * GV: - Những bài thơ, truyện đọc được nêu làm ví dụ là những bài trong SGK, giúp các em biết những biểu hiện của lòng nhân hậu, các em HS khá, giỏi nên kể các câu chuyện ngoài SGK. - Trước khi kể các em cần giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình, kể phải có đầu, có cuối. - GV tổ chức cho HS kể chuyện theo cặp.S kể chuyện - GV gọi HS thi kể lại chuyện trước lớp . - GV. theo dõi hướng dẫn bổ sung. b: Đánh giá, nhận xét: - GV tổ chức cho HS tự đánh giá. - Giáo viên nhận xét, cho điểm tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học . - Về nhà tập kể lại toàn bộ câu chuyện và học thuộc một đoạn của câu chuyện . 5’ (28’) 2’ - HS kể và nêu ý nghĩa câu chuyện. - Lớp theo dõi nhận xét . Theo dõi, mở SGK - HS tìm hiểu y/c. - HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý trong sách giáo khoa. . - HS lần lượt giới thiệu lại các câu chuyện mình sẽ kể . - HS theo dõi . - HS luyện kể chuyện theo cặp và trao đổi cho nhau nghe về nội dung câu chuyện. - HS thi kể lại chuyện trước lớp . - Lớp theo dõi chất vấn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - HS đánh giá bạn kể theo các bước: + Câu chuyện đã đúng y/c chưa. + Bạn kể đã hay chưa. + Khả năng hiểu truyện của bạn thế nào. - Thực hiện theo sự hướng dẫn của gv. Tiết5:Tập làm văn: kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật I. Mục đích, yêu cầu. - Biết được hai cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật và tác dụng của nó : nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện. - Bước đầu biết kể lại lời nói , ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp. II. Chuẩn bị đồ dùng: - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: HĐ của Giáo viên Tg HĐ của học sinh 1. Bài cũ: Nêu ghi nhớ tiết trước. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp. *a: Tìm hiểu tác dụng của việc dùng lời nói và ý nghĩ của nhân vật để khắc hoạ tính cách của nhân vật. Bài tập 1,2. Y/C HS đọc yêu cầu 1,2 SGK. - Yêu cầu HS đọc bài: Người ăn xin, viết vào VBT những câu ghi lại lời nói, ý nghĩ của cậu bé. - Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì? Bài 3 : GV treo bảng phụ ghi sẵn 2 cách kể lại lời nói, ý nghĩ của ông lão. - Lời nói, ý nghĩa của ông lão ăn xin trong 2 cách kể đã cho có gì khác nhau? - Giáo viên nhận xét, kết luận. - GV hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ như sách giáo khoa. *b : Thực hành kể lại lời nói , ý nghĩ của nhân vật theo hai cách. Bài tập 1: Yêu cầu HS đọc nội dung BT1. - GV: Lời nói trực tiếp thường được đặt trong dấu ngoặc kép còn lời nói gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép. - GV gọi học sinh trả lời, GV nhận xét. Bài tập 2 : Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT2. - Y/C HS làm vào vở bài tập. - GV gọi HS đọc bài làm, GV nhận xét. Bài tập 3 : Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT3. - Y/C HS làm vào vở bài tập. - GV gọi HS đọc bài làm, GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Hệ thống lại nội dung bài học. - Về học bài chuẩn bị bài sau. 2’ 30’ 3’ - Học sinh trả lời. - Lớp theo dõi, nhận xét. -Theo dõi, mở SGK - HS đọc yêu cầu 1, 2 sách giáo khoa. - HS đọc bài:Người ăn xin, viết vào VBT những câu ghi lại lời nói, ý nghĩ của cậu bé - Cậu là người nhân hậu, giàu lòng trắc ẩn, thương người. - Học sinh đọc nội dung bài tập 3. + C1: Tác giả dẫn trực tiếp, nguyên văn lời của ông lão. Do đó các từ xưng hô là từ xưng hô của chính ông lão với cậu bé. C2: Tác giả thuật lại gián tiếp lời của ông lão. Người kể xưng tôi, gọi người ăn xin là ông lão - HS rút ra ghi nhớ như sách giáo khoa. - 1 HS đọc nội dung BT1. - HS tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. - Lớp theo dõi, nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu BT2. - HS làm vào vở bài tập. - 1 HS đọc yêu cầu BT3. - HS làm vào vở bài tập. VD: Bác thợ hỏi Hoà là cậu có thích làm thợ xây không - HS về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau. Thứ sáu, ngày 4 tháng 9 năm 2009 Tiết1:Toán Viết số tự nhiên trong hệ thập phân số tự nhiên t I. Mục tiêu: Giúp học sinh: Biết sử dụng mười chữ số để viết số trong hệ thập phân.- Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể . II. Chuẩn bị đồ dùng: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1, 3. III. Các hoạt động dạy học: HĐ của Giáo viên TG HĐ của học sinh Hoạt động1: Nêu tính chất của dãy số tự nhiên. GV củng cố tính chất dãy số tự nhiên . Hoạt động2: Tìm hiểu đặc điểm của hệ thập phân. - GV. đọc cho HS ghi: 76442 và y/c học sinh nêu giá trị của từng chữ số ở mỗi hàng. - Mỗi hàng được viết bằng mấy chữ số? - Cứ bao nhiêu đơn vị ở hàng sau cho ta một đơn vị ở hàng liền trước? - Để viết các số TN người ta cần dùng bao nhiêu chữ số? là những chữ số nào? - Viết số dựa vào đặc điểm như trên người ta gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập phân. Hoạt động3: Thực hành làm bài tập. Bài 1: GV y/c HS đọc từng số rồi nêu số đó gồm mấy chục, mấy trăm và mấy đơn vị? GV. củng cố viết số trong hệ thập phân. Bài tập 2: Củng cố về viết số thành tổng. - GV gọi HS lên bảng làm. - GV củng cố cách đọc , viết , cấu tạo số tự nhiên trong hệ thập phân. Bài 3: Củng cố về nhận biết giá trị của chữ số trong các số. - GV gọi học sinh lên bảng làm. - GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. Bài 4(HS khá, giỏi) Củng cố về nhận biết giá trị cuả chữ số 0 ở vị trí các hàng khác nhau trong mỗi số. Hoạt động nối tiếp: - GV. hệ thống lại nội dung bài học . - Nhận xét, đánh giá giờ học - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. 3’ 12’ 18’ 2’ - HS nêu tính chất dãy số tự nhiên. - Lớp theo dõi nhận xét . Theo dõi, mở SGK - 1HS viết trên bảng , lớp viết nháp . HS nêu giá trị của các chữ số. - Mỗi hàng chỉ được viết bằng một chữ số. - Cứ mười đơn vị ở hàng sau cho ta một đơn vị ở hàng liền trước. - Cần mười chữ số là : 0, 1 , 2, 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8, 9. - Vài học sinh nêu lại. - HS đọc từng số rồi nêu số đó gồm mấy chục, mấy trăm và mấy đơn vị. VD: 2020: 2nghìn, 2 chục - Lớp theo dõi, nhận xét. - Học sinh lên bảng làm. - Lớp theo dõi, nhận xét. VD: 4738 = 4000 + 700 + 30 + 8 - Học sinh lên bảng làm. - Lớp theo dõi, nhận xét. - HS nêu các số và cho biết giá trị của các hàng . - HS nêu hàng, giá trị của từng chữ số 0 trong mỗi số. - Học sinh về thực hiện theo yêu cầu của giáo viên Tiết2:Tập làm văn: viết thư I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1- Nắm chắc hơn (so với lớp 3) mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư. 2- Biết vận dụng kiến thức để viết thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn. II. Chuẩn bị đồ dùng: - Bốn tờ phiếu khổ to kẻ bảng phân loại theo y/c của bài tập 1. III. Các hoạt động dạy học: HĐ của Giáo viên Tg HĐ của học sinh 1. Bài cũ: Gọi HS đọc lại ghi nhớ tiết trước . GV. nhận xét , ghi điểm . 2. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp. * a, Củng cố về mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư. - Gọi HS đọc lại bài “ Thư thăm bạn ” - Bạn Lương viết thư cho bạn nhằm mục đích gì? - Người ta viết thư để làm gì? - Bức thư thường mở đầu, kết thúc như thế nào? - GV. hướng dẫn học sinh nêu ghi nhớ như sgk . *b: Thực hành viết thư. - GV. y/c học sinh đọc đề bài. - Đề bài y/c viết thư cho ai? GV. nếu em không có bạn ở trường khác thì em có thể tưởng tượng ra một bạn để viết. - Đề bài xác định mục đích của việc viết thư là gì? - Viết thư cho bạn cùng tuổi cần xưng hô như thế nào? - Cần thăm hỏi bạn những gì? - Cần kể cho bạn ghe những gì? - GV. theo dõi cho hs viết thư. - Giáo viên gọi học sinh đọc bài viết. - GV nhận xét, sửa sai cho học sinh. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét biểu dương học sinh . - Về học bài, chuẩn bị bài sau. 5’ 28’ 2’ HS nêu ; lớp nhận xét . - Theo dõi, mở SGK - HS đọc . - Để chia buồn cùng Hồng về gia đình vừa bị một trận lụt gây nên . - Để thăm hỏi, trao đổi thông tin, . - Đầu thư thường ghi địa điểm, thời gian viết thư / lời thư gửi. Cuối thư ghi lời chúc hứa hẹn / chữ kí . - HS nêu ghi nhớ như sgk . - HS nêu lại. - Một hs đọc lại đề bài , lớp đọc thầm và xác định y/c đề bài. - Viết thư cho một bạn ở trường khác. - HS theo dõi. - Hỏi thăm và kể cho bạn nghe về tình hình trường, lớp hiện nay. - Xưng hô gần gũi, thân mật. - Sức khoẻ, việc học hành, tình hình gia đình, sở thích của bạn - Tình hình học tập, sinh hoạt, vui chơi, cô giáo, thầy giáo, bạn bè, ... - HS thực hành viết thư . - Vài HS đọc lại bài viết của mình , lớp theo dõi, nhận xét. Tiết 5:SINH HOẠT LỚP I. Đánh giá tình hình hoạt động tuần 3: 1. Lớp trưởng nhận xét: 2. GV nhận xét chung: a. Chuyên cần: - Duy trì sĩ số lớp 100% b. Học tập: - HS đã có đủ sách vở, đồ dùng, bọc dán nhãn vở đầy đủ. - Bước đầu các em đã có ý thức học tập tựơng đối tự giác, tích cực xây dựng bài, làm bài ở nhà. c.Nề nếp, vệ sinh: - Nề nếp ra vào lớp tựơng đối ngay ngắn. - Ban cán sự lớp đãã đi vào hoạt động . - Sinh hoạt 15’ và giữa giờ nghiêm túc. - Lớp học sạch sẽ, bàn ghế ngay ngắn. - Các em đội viên đeo khăn quàng đầy đủ. II. Kế hoạch tuần 4: - Duy trì mọi nề nếp - Đi học chuyên cần 100% - Rèn thói quen tự giác trong học tập, lao động, tự quản. - Tăng cường kiểm tra bài tập ở nhà giữa các tổ. - Thi đua giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. Duyệt kế hoạch bài học của BGH : ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .........................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: