I, Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.
- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. (trả lời được các câu hỏi trong SGK, nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc của bức thư)
2. Thái độ
Yêu thích môn học
II, Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đoc.
- Bảng viết câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
- Tranh, ảnh tư liệu về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt.
Tuần 3 Ngày soạn: 31/8/2010 Ngày dạy : Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2010 Tiết 1 : Chào cờ Tiết 2 Tập đọc Thư thăm bạn. I, Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn. - Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. (trả lời được các câu hỏi trong SGK, nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc của bức thư) 2. Thái độ Yêu thích môn học II, Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài tập đoc. - Bảng viết câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc. - Tranh, ảnh tư liệu về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt. III, Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1, Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ: Truyện cổ nước mình. - Bài thơ nói lên điều gì? - ý hai dòng thơ cuối bài nói lên điều gì? - Nhận xét. 2, Dạy bài mới: 2.1, Giới thiệu bài: - G.v giới thiệu bài thông qua tranh về hoạt động quyên góp ủng hộ, cứu đồng bào trong cơn nước lũ 2.2, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a, Luyện đọc: - Chia đoạn? - Tổ chức cho h.s đọc nối tiếp đoạn. - G.v sửa đọ cho h.s, hướng dẫn h.s hiểu nghĩa một số từ khó. - G.v đọc mẫu. b, Tìm hiểu bài: Đoạn 1: - Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không? - Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? - Bạn Hồng đã mất mát đau thương như thế nào? - Em hiểu “ hi sinh” nghĩa như thể nào? - Đặt câu với từ “ hi sinh”. - Đoạn 1 nói lên điều gì? Đoạn 2 + 3: - Những câu văn nào trong đoạn 2 + 3 cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng? - Những câu văn nào cho thấy bạn Lương biét cách an ủi bạn Hồng? - ở nơi địa phương bạn Lương, mọi người đã làm gì để động viên, giúp đỡ đồng bào lũ lụt? - Riêng Lương đã làm gì để giúp đỡ Hồng? - Từ “ bỏ ống” nghĩa như thế nào? - Đoạn 2 + 3 nói lên ý gì? - Đọc dòng mở đầu và kết thúc bức thư. Những dòng đó có tác dụng gì? - Bức thư thể hiện nội dung gì? c, Đọc diễn cảm: - Yêu cầu đọc nối tiếp đoạn. - Nêu giọng đọc của từng đoạn? - Luyện đọc diễn cảm. - Tìm cách đọc diễn cảm đoạn văn 2. - Tổ chức cho h.s thi đọc diễn cảm. - Nhận xét, dặn dò. 3, Củng cố, dặn dò. - Bạn Lương là người như thế nào? - Em đã làm gì để giúp đỡ những người không may gặp hoạn nạn, khó khăn? - Chuẩn bị bài sau. - Hs đọc bài. - Hs chú ý nghe. - Chia làm 3 đoan. - H.s đọc nối tiếp đoạn 2 – 3 lượt. - H.s đọc đoạn trong nhóm 3. - Một vài nhóm đọc trước lớp. - 1 – 2 h.s đọc toàn bài. - H.s chú ý nghe. - Bạn lương không biết bạn Hồng từ trước, chỉ biết sau khi đọc báo. - Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để động viên, chia sẻ cùng bạn Hồng. - Cha bạn Hồng đã hi snh trong khi giúp đỡ mọi người thoát khỏi cơn nước lũ. - “ Hi sinh”: chết vì nghĩa vụ, vì lí tưởng cao đẹp, tự nhận lấy cái chết cho mình để giành lại sự sống cho người khác. - ý 1: Nơi bạn Lương viết thư cho bạn Hồng. - H.s nêu các câu văn trong bài. - H.s nêu. - Mọi người đang quyên góp giúp đỡ đồng bào gặp hoạn nạn. - lương giúp đỡ Hồng toàn bộ số tiền bỏ ống được. - “ bỏ ống”: dành dụm, tiết kiệm. - Lời an ủi động viên của Lương đối với Hồng và tấm lòng của mọi người đối với đồng bào bị lũ lụt. - H.s đọc. - Ghi lời chúc, nhắn nhủ, họ tên người viết thư. - Nội dung bài: Tình cảm bạn bè, sự chia sẻ đau buồn cùng với bạn khi bạn gặp đau thương mất mát trong cuộc sống. - H.s đọc nối tiếp đoạn theo nhóm. - H.s luyện đọc diễn cảm. - H.s thi đọc diễn cảm. - H.s nêu. Tiết 3 Toán Triệu và lớp triệu ( tiếp theo) I, Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng - Đọc, viết được một số số đến lớp triệu - HS được củng cố về hàng và lớp. 2. Thái độ Yêu thích môn học II, Đồ dùng dạy học - Bảng các hàng, lớp ( đến lớp triệu) - Nội dung bảng bài 1. III, Các hoạt động dạy học: 1, Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra vở bài tập. - Nhận xét. 2, Dạy bài mới: 2.1, Giới thiệu bài: Triệu và lớp triệu.( tiếp) 2.2, Hướng dẫn đọc và viết số đến lớp triệu. - G.v treo bảng các hàng và lớp. - Viết các hàng của số gồm: 3 trăm triệu, 4 chục triệu, 2 triệu, 1 trăm nghìn, 5 chục nghìn, 7 nghìn, 4 trăm, 1 chục, 3 đơn vị. - Yêu cầu viết số đó và đọc số đó. - G.v hướng dẫn thêm cách đọc tách thành các lớp, đọc từ trái sang phải. - Tương tự như vậy các số: 342 157 413; .. 2.3, Luyện tập: Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc số đến lớp triệu Bài 1: Viết và đọc số theo bảng phụ kẻ bảng như sgk - yêu cầu h.s đọc và viết số theo bảng đó - Chữa bài, nhận xét. Bài 2: Đọc các số sau: - Yêu cầu h.s đọc theo nhóm 2. - Noận xét phần đọc của h.s Bài 3:Viết các số sau: - Chữa bài, nhận xét. Bài 4: Mục tiêu: Củng cố bài toán về sử dụng bảng số liệu. -Bảng số liệu về giáo dục năm 2003-2004. - Tổ chức cho h.s trao đổi nhóm 2. - G.v và cả lớp trao đổi. - Nhận xét 3, Củng cố, dặn dò: - Hướng dẫn luyện tập thêm. - Chuẩn bị bài sau. - H.s quan sát bảng hàng – lớp. - H.s nêu yêu cầu. - Hs quan sát bảng đọc và viết số. - H.s nêu yêu cầu của bài. - H.s đọc số theo nhóm 2. - H.s nêu yêu cầu của bai. - H.s viết số. - H.s nêu yêu cầu của bài. - H.s quan sát bảng số liệu, trao đổi nhóm 2. Tiết 4 Chính tả Nghe – viết: Cháu nghe câu chuyện của bà. I, Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng - Nghe – viết và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thơ. - Làm đúng BT2a 2. Thái độ Yêu thích môn học II, Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết bài tập 2 a, 2 b. III, Các hoạt động dạy học: 1, Kiểm tra bài cũ: - G.v đọc cho h.s viết một số từ. Xuất sắc, năng suất, sản xuất, xôn xao, cái sào, xào rau, - Nhận xét. 2, Dạy bài mới. 2.1, Giới thiệu bài: 2.2, Hướng dẫn viết chính tả. - G.v đọc bài thơ. - Bạn nhỏ thấy bà có điều gì khác mọi ngày? - Bài thơ nói lên điều gì? - Trình bày bài thơ noư thế nào? - Lưu ý h.s khi viết một số từ khó. - G.v đọc rõ ràng, chậm từng dòng thơ để h.s nghe viết bài. - G.v đọc để h.s soát lỗi. - Thu một số bài chấm. - Nhận xét, hướng dẫn h.s sửa lỗi. 2.3, Hướng dẫn làm bài tập. Bài 2a: Điền vào chỗ trống tr hay ch. - Tổ chức cho h.s làm bài. - Chữa bài, nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Tre- chịu–trúc-cháy- tre–tre–trí–chiến– tre. - “Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng” em hiểu nghĩa là gì? - Đoạn văn muốn nói với ta điều gì? 3, Củng cố, dặn dò: - Hướng dẫn luyện tập thêm. - Chuẩn bị bài sau. - H.s chú ý nghe. - Bà vừa đi vừa chống gậy. - Nói lên tình thương của hai bà cháu dành cho một bà cụ già bị lẫn đến mức không biết cả đường về noà. - H.s chú ý nghe để viết bài. - H.s soát lỗi. - H.s chữa lỗi. - H.s nêu yêu cầu của bài tập. - H.s làm bài vào vở. - H.s nêu. Tiết 5 Đạo đức Vượt khó trong học tập. I, Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng - Nêu được VD về sự vượt khó trong học tập. - Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ. - Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập. - Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó. 2. Thái độ Yêu thích môn học. II, Tài liệu, phương tiện: - Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập. III, Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1, Kiểm tra bài cũ: - Vì sao phải trung thực trong học tập? 2, Dạy bài mới: 2.1, Giới thiệu bài: Vượt khó trong học tập. 2.2,Kể chuyện:Một học sinh nghèo vượt khó - G.v kể chuyện. - Tóm tắt nội dung câu chuyện. - Tổ chức cho h.s thảo luận nhóm 4: + Thảo đã gặp khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày? + Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng cách nào Thảo vẫn học tốt? - Nhận xét, bổ sung. - Kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song bạn Thảo đã biết vượt qua, vươn lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn. - Tổ chức cho h.s thảo luận nhóm đôi: + Nếu ở trong hoàn cảnh khó khăn như bạn Thảo em sẽ làm gì? - Nhận xét, tuyên dương học sinh. 2.3, Bài tập 1: - Khi gặp một bài tập khó, em sẽ chọn những cách làm nào dưới đây? Vì sao? - G.v đưa ra các cách lựa chọn. - Nhận xét, chốt lại việc làm hợp lí. - Qua bài học này em rút ra được bài học gì cho bản thân? - G.v nêu phần ghi nhớ. 3, Hoạt động nối tiếp. - Thực hiện hoạt động phần thực hành. - Chuẩn bị bài sau. - H.s chú ý nghe. - H.s thảo luận nhóm. - Một vài nhóm trả lời. - H.s thảo luận theo cặp. - H.s nêu yêu cầu của bài tập. - H.s đọc các cách làm đã cho. - H.s đưa ra cách lựa chọn. - H.s nêu bài học . Ngày soạn: 1/9/2010 Ngày dạy : Thứ ba ngày 7 tháng 9 năm 2010 Tiết 1 Toán Luyện tập. I, Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng - Đọc, viết được các số đến lớp triệu. - Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số 2. Thái độ Yêu thích môn học II, Đồ dùng dạy học: - Bảng bài tập 1. III, Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1, Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài tập luyện thêm. - Kiểm tra vở bài tập. 2, Hướng dẫn luyện tập. Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc, viết các số đến lớp triệu, kĩ năng nhận biết giá trị của từng chữ số theo hàng, lớp. Bài 1: Viết theo mẫu. - Tổ chức cho h.s thảo luận, hoàn thành bài theo nhóm 2. - Nhận xét. Bài 2: Đọc số sau. - Tổ chức cho h.s đọc nối tiếp theo hàng dọc. - Nhận xét cách đọc của h.s Bài 3: Viết các số sau. - G.v đọc các số cho h.s viết số. - Nhận xét. Bài 4: Nêu giá trị của mỗi chữ số 5 trong mỗi số sau. - Hướng dẫn h.s kẻ bảng trình bày bài. - Nhận xét. 3, Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. - H.s nêu yêu cầu của bài. - H.s làm bài. - H.s nêu yêu cầu của bài. - H.s đọc số. - H.s nêu yêu cầu của bài. - H.s viết số: 613 000 000; 131 000 000; 512 326 103; 86 004 702; 800 004 720. - Nêu yêu cầu của bài. - H.s làm bài. Tiết 2 Luyện từ và câu Từ đơn, từ phức. I, Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng - Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn từ phức (ND ghi nhớ). - Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ (BT1,mục III);bước đầu làm quen với từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ (BT2, BT3) 2. Thái độ Yêu thích môn học II, Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết đoạn văn để kiểm tra. - Bảng lớp viết câu văn: Nhờ/ bạn/ giúp đỡ/ lại/ có/ chí/ học hành/ nhiều/ năm/ liền/ Hanh/ là/ học sinh/ tiên tiến. - Viết sẵn nội dung bài tập 1. III, Các hoạt động dạy học: 1, Kiểm tra bài cũ: - Nêu tác dụng và cách ding dấu hai chấm.? - Đọc đoạn văn kể về câu chuyện Nàng tiên ốc kết hợp dùng dấu hai chấm. - Nhận xét, đánh giá. 2, Dạy bài mới: 2.1, Giới thiệu bài: - G.v nêu mục tiêu tiết học. 2.1, Phần nhận xét: - G.v đưa ra ví dụ câu văn như s ... hình của nhân vật? - Hãy tả đặc điểm ngoại hình của nhân vật Ông lão ăn xin trong truyện Người ăn xin. - Nhận xét. 2, Dạy – học bài mới: 2.1, Giới thiệu bài: 2.2, Phần nhận xét: Bài 1: Tìm những câu ghi lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật cậu bé trong truyện Người ăn xin. - Nhận xét. Bài 2: Lời nói, ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì? - Nhờ đâu mà em đánh giá được tính nết của cậu bé? Bài 3: - G.v tổ chức cho h.s thảo luận theo cặp: Lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể có gì khác nhau? - G.v kết luận: + Cách a: Tác giả dẫn trực tiếp. + Cách b: Tác giả thuật lại gián tiếp. - Ta cần kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật để làm gì? - Có những cách nào để kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật? 2.3, Ghi nhớ: - Tìm những đoạn văn có lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp? 2.4, Luyện tập: Bài 1: Tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau: - Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra? - G.v kết luận. Bài 2: Chuyển lời dẫn gián tiếp sau thành lời dẫn trực tiếp. - Tổ chức cho h.s thảo luận nhóm 4. - Khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp phải chú ý điều gì? - Nhận xét, bổ sung. Bài 3: Chuyển lời dẫn trực tiếp sau thành lời dẫn gián tiếp.( Tương tự bài 2) - Nhận xét, đánh giá. 3, Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. - Hs nêu. - H.s nêu yêu cầu của bài. - H.s tìm và nêu những câu văn ghi lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật cậu bé. - H.s nêu yêu cầu. - Nói lên cậu bé là người nhân hậu, giàu tình thương yêu con người và thông cảm với nỗi khổ của ông lão. - Nhờ lời nói và ý nghĩ của cậu bé mà đánh giá được tính nết của cậu. - H.s nêu yêu cầu của bài. - H.s thảo luận nhóm 2. + Cách a: Kể lại nguyên văn lời nói của ông lão và cậu bé, + Cách b: kể lại lời nói của ông lão bằng lời của mình. - Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vậy để thấy rõ tính cách của nhân vật. - Có 2 cách: lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp. - H.s nêu ghi nhớ sgk. - H.s tìm và nêu đoạn văn có lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. - Nêu yêu cầu của bài. - H.s tìm và nêu lời dẫn trong đoạn văn. - Dựa vào dấu câu. - H.s nêu yêu cầu. - H.s thảo luận nhóm 4. - Chú ý: Thay đổi từ xưng hô, đặt lời nói trực tiếp vào trong dấu ngoặc kép hay sau dấu gạch đầu dòng kết hợp với dấu hai chấm. - H.s nêu yêu cầu. - H.s làm bài. Ngày soạn: 4/9/2010 Ngày dạy : Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2010 Tiết 1 Thể dục Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ. Bịt mắt bắt dê. I, Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng - Bước đầu biết cách đi đều, đứng lại và quay sau. - Bước đầu thực hiện động tác đi đều vòng phải, vòng trái-đứng lại. - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi 2. Thái độ Yêu thích môn học II, Địa điểm, phương tiện: - Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện. - Chuẩn bị 1 còi, 4-6 khăn sạch để chơi trò chơi. III, Nội dung, phương pháp: Nội dung Định lượng Phương pháp, tổ chức. 1, Phần mở đầu: - G.v nhận lớp. - Phổ biến nội dung, yêu cầu tập luyện. - Tổ chức cho h.s khởi động. - trò chơi: Làm theo khẩu lệnh. - Thực hiện động tác giậm chân tại chỗ. 2, Phần cơ bản: 2.1, Đội hình đội ngũ: - Ôn quay sau. - Học : Đi đều vòng trái, vòng phải. 2.2, Trò chơi: “ Bịt mắt bắt dê” - G.v nêu tên, giải thích cách chơi và luật chơi. - Chú ý sử dụng khăn để bịt mắt sao cho đúng luật và đảm bảo vệ sinh. 3, Phần kết thúc: - Tập hợp vòng tròn. - Đi theo vòng tròn, thực hiện động tác thả lỏng, đứng quay mặt vào nhau. - Hệ thống nội dung tiết học. - Nhận xét tiết học. 6-10 phút 1-2 phút 2-3 phút 1-2 phút 18-22 phút 10-12 phút 5-6 phút 5-6 phút 6-8 phút 4-6 phút - H.s tập hợp hàng, điểm số báo cáo sĩ số. * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * - H.s ôn theo tổ. - G.v làm mẫu động tác. - G.v hô khẩu lệnh, h.s chú ý thực hiện động tác. - G.v chú ý sửa độ dài, tốc độ bước đi của h.s. - H.s chú ý nghe để nắm được luật chơi và cách chơi. - H.s chơi thử. - H.s tham gia chơi trò chơi. - G.v nhận xét tuuyên dương h.s chơi tốt. - H.s tập hợp thành vòng tròn. - H.s thực hiện các động tác thả lỏng. Tiết 2 Toán Viết số tự nhiên trong hệ thập phân. I, Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng - Biết sử dụng mười chữ số để viết số trong hệ thập phân. - Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. 2. Thái độ Yêu thích môn học II, Đồ dùng dạy học: III, Các hoạt động dạy học: 1, Kiểm tra bài cũ: - Đặc điểm của dãy số tự nhiên? - Nhận xét. 2, Dạy bài mới: 2.1, Giới thiệu bài: 2.2, Đặc điểm của hệ thập phân: - Hoàn thành bài tập sau: 10 đơn vị = chục 10 chục = trăm. 10 trăm = nghìn. .nghìn = 1 chục nghìn. - Trong hệ thập phân cứ 10 đơn vị của 1 hàng thì tạo thành mấy đơn vị của hàng trên liền tiếp nó? - Ta gọi đây là hệ thập phân. - Hệ thập phân là gì? 2.3, Cách viết số trong hệ thập phân: - Hệ thập phân có bao nhiêu chữ số là những chữ số nào? - Hãy sử dụng 10 chữ số đó để viết các số. (g.v đọc để h.s viết.) - G.v với 10 chữ số ta có thể viết được mọi số tự nhiên. - Hãy nêu giá trị của mỗi chữ số trong số 999. - Cùng là chữ số 9 nhưng đứng ở vị trí khác nhau thì có giá trị khác nhau. Giá trị mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong mỗi số. 2.4, Luyện tập: Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết số trong hệ thập phân. Bài 1: Viết theo mẫu: - G.v phân tích mẫu. - Tổ chức cho h.s làm bài. - Nhận xét, đánh giá. Bài 2: Viết mỗi số sau thành tổng.( Theo mẫu) M: 387 – 300 + 80 + 7. - Chữa bài, nhận xét. Bài 3: Ghi giá trị của chữ số 5 trong mỗi số sau. - Hướng dẫn h.s trình bày bài theo bảng. - Nhận xét. 3, Củng cố, dặn dò: - Chuẩn bị bài sau. - H.s lên bảng hoàn thành bài tập. - Tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền nó. - Hệ thập phân là: cứ 10 đơn vị ở hàng này thì tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền với nó. - Có 10 chữ số là: 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9. - H.s viết: 999, 2006, 685 402 793. - H.s nêu. - Nêu yêu cầu. - Quan sát mẫu. - H.s làm bài theo mẫu. - H.s nêu yêu cầu. - Quan sát mẫu. - H.s làm bài. - H.s nêu yêu cầu. - H.s làm bài. Tiết 3 Tập làm văn Viết thư. I, Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng - Nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư. (ND ghi nhớ). - Vận dụng kiến thức đã học để viết được bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn (mụcIII). 2. Thái độ Yêu thích môn học II, Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết phần ghi nhớ. - Bảng lớp viết săn đề bài phần luyện tập. III, Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1, Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài tập đọc: Thư thăm ban. - Phần đầu và cuối thư cho ta biết điều gì? 2, Dạy học bài mới: 2.1, Giới thiệu bài: Viết thư. 2.2, Phần nhận xét: - Trong bài Thư thăm bạn – sgk trang 25. - Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? - Theo em người ta viết thư để làm gì? - Đầu thư bạn Lương viết gì? - Lương hỏi thăm ( và chia buồn ) tình hình gia đình và địa phương của Hồng Như thế nào? - Bạn Lương thông báo với Hồng tin gì? - Theo em nội dung bức thư cần có những gì? - Em có nhận xét gì về phần mở đầu và kết thúc của một bức thư? 2.3, Ghi nhớ sgk. 2.4, Luyện tập: a, Tìm hiểu đề: - Đề bài. - Xác định trọng tâm của đề. - Tổ chức cho h. s thảo luận theo các nội dung: + Đề bài yêu cầu viết thư cho ai? + Mục đích viết thư là gì? + Thư viết cho bạn cùng tuổi cần xưng hô như thế nào? + Cần hỏi thăm bạn những gì? + Em cần kể cho bạn nghe những gì? + Em nên chúc, hứa hẹn điều gì với bạn? b, Viết thư: - Yêu cầu dựa vào gợi ý để viết. - Chú ý: dùng từ thân mật, gần gũi, tình cảm bạn bè chân thành. - Nhận xét đánh giá. 3, Củng cố, dặn dò: - Chuẩn bị bài sau. - H.s đọc bài Thư thăm bạn. - H.s trả lời. - Viết thư thăm hỏi, động viên, - Nêu lí do và mục đích viết thư. - Thăm hỏi người nhận thư. - Thông báo tình hình người viết thư. - Nhận xét: + Phần đầu: Ghi địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi. + Phần cuối: Ghi lời chúc, lời hứa hẹn. - H.s đọc ghi nhớ sgk. - H.s đọc đề. - Đề bài yêu cầu: viết thư cho bạn ở trường khác để hỏi thăm, kể tình hình lớp, trường em. - H.s thảo luận theo các gợị ý. - H.s viết thư. - H.s đọc bức thư đã viết. Tiết 4 Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - đoàn kết. I, Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng - Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Nhân hậu- Đoàn kết (BT2, BT3, BT4); biết cách mở rộng vốn từ có tiếng hiền, tiếng ác (BT1) 2. Thái độ Yêu thích môn học II, Đồ dùng dạy học: - Bài tập 1, 2 sgk. - Từ điển. III, Các hoạt động dạy học: 1, Kiểm tra bài cũ: - Tiếng dùng để làm gì? - Từ dùng để làm gì? - Thế nào là từ đơn, từ phức? Ví dụ? 2, Dạy học bài mới: 2.1, Giới thiệu bài: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu- đoàn kết. 2.2, Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Tìm các từ: + Chứa tiếng hiền. + Chứa tiếng ác. - Tổ chức cho h.s hoạt động theo nhóm 4. - Nhận xét, bổ sung. - Giải nghĩa một số từ vừa tìm được, đặt câu với một vài từ đó. Bài 2: Xếp các từ vào nhóm thích hợp. - Yêu cầu h.s làm bài cá nhân. - Nhận xét. Bài 3: Hoàn chỉnh các thành ngữ sau: - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Em thích câu thành ngữ nào nhật? Vì sao? Bài 4: Em hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ dưới đây như thế nào? - Nhận xét, bổ sung cho h.s. - Câu thành ngữ, tục ngữ này có thể dùng trong tình huống nào? 3, Củng cố, dặn dò: - Học thuộc lòng câu thành ngữ, tục ngữ trong bài. - Chuẩn bị bài sau. - Hs nêu. - H.s nêu yêu cầu. - H.s làm bài. + hiền dịu, hiền lành, hiền hậu, hiền hoà, hiền từ, hiền thục, + hung ác, ác nghiệt, ác độc, ác ôn, ác hại, ác khẩu, tàn ác, - H.s giải nghĩa từ và đặt cậu - H.s nêu yêu cầu. - H.s làm bài, trao đổi bài trong nhóm 4. - H.s nêu yêu cầu. - H.s làm bài. - H.s nêu yêu cầu. - H.s đọc câu thành ngữ, tục ngữ. - H.s nêu ý nghĩa câu thành ngữ, tục ngữ. Tiết 5 Sinh hoạt Nhận xét đánh giá tuần 3 I – Mục tiêu - HS nhận ra ưu khuyết điểm của tuần học - Phát huy những mặt tích cực đã là được - Khắc phục những mặt còn han chế II – Nội dung Đạo đức HS ngoan lễ phép với thầy cô Đoàn kết với bạn bè Học tập Do là đầu năm học và do ảnh hưởng thời tiết nên HS đến lớp chưa đều Trong lớp chú ý nghe giảng Lao động vệ sinh Có ý thức lao động vệ sinh cá nhân trường lớp III – Phương hướng tuần 4 Đi học đều, đúng giờ Ngoan lễ phép với thầy cô Có ý thức học và làm bài đầy đủ
Tài liệu đính kèm: