Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Trần Đình Tuấn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Trần Đình Tuấn

TẬP ĐỌC: THƯ THĂM BẠN

I. MỤC TIÊU

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông,chia sẻ với nỗi đau của bạn.

- Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. (TL được các câu hỏi ở SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh ở SGK /25

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 32 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 11/02/2022 Lượt xem 195Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Trần Đình Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3 Thứ hai, ngày 6 tháng 9 năm 2010
ĐẠO ĐỨC VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP
I.MỤC TIÊU:
 - Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.
 - Biết được vượt khó trong học tập giúp em mau tiến bộ.
 - Có ý thức vượt khóp vươn lên trong học tập.
 - Yêu mến noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó
 - Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - SGK Đạo đức 4.
 - Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV nêu yêu cầu kiểm tra:
? Nêu phần ghi nhớ của bài “Trung thực trong học tập”.
? Kể một mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Giảng bài
* Hoạt động1: 
Kể chuyện 1 HS nghèo vượt khó.
- GV giới thiệu : Như SGV/20.
- GV kể chuyện.
* Hoạt động 2: Thảo luận 
 (Câu 1 và 2 - SGK trang 6)
- GV chia lớp thành 2 nhóm.
ò Nhóm 1: Thảo đã gặp khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày?
ò Nhóm 2 : Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng cách nào Thảo vẫn học tốt?
- GV ghi tóm tắt các ý trên bảng.	
- GV kết luận : Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vượt lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn.
* Hoạt động 3: Thảo luận theo nhóm.
 (Câu 3- SGK trang 6)
- GV nêu yêu cầu câu 3:
? Nếu ở trong cảnh khó khăn như bạn Thảo, em sẽ làm gì?
- GV ghi tóm tắt lên bảng 
- GV kết luận về cách giải quyết tốt nhất.
* Hoạt động 4: Làm việc cá nhân 
(Bài tập 1- SGK trang 7).
- GV nêu từng ý trong bài tập 1: Khi gặp 1 bài tập khó, em sẽ chọn cách làm nào dưới đây? Vì sao?
- GV kết luận: Cách a, b, d là những cách giải quyết tích cực.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
4. Củng cố - Dặn dò:
- nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài tập 2- 3 trong SGK trang 7.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Cả lớp nghe.1 HS tóm tắt lại câu chuyện.
- Các nhóm thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- Cả lớp trao đổi, bổ sung.
- HS thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày cách giải quyết.
- HS cả lớp trao đổi, đánh giá cách giải quyết.
- HS làm bài tập 1
- HS nêu cách sẽ chọn và giải quyết lí do.
- 2 HS câu ghi nhớ trong SGK/6
TẬP ĐỌC: THƯ THĂM BẠN
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông,chia sẻ với nỗi đau của bạn.
- Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. (TL được các câu hỏi ở SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh ở SGK /25
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 I. Ổn định 
 II. Kiểm tra bài cũ:
- Hai HS học thuộc lòng bài thơ truyện cổ nước mình. 
? Em hiểu hai câu thơ cuối bài như thế nào? 
- Nhận xét. 
III. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
 - GV treo tranh và hỏi : Nội dung bức tranh vẽ cảnh gì? 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài
- GV cho HS tách 3 đoạn (SGV / 74) 
* Đọc nối tiếp lần 1
- GV theo dõi khen và sửa chữa cho HS. 
- GV hướng dẫn cho HS phát âm: lũ lụt, xả thân, quyên góp.
* Đọc nối tiếp lần 2 và giải nghĩa từ chú thích.
* Đọc nối tiếp lần 3.
- GV đọc diễn cảm bức thư: giọng trầm buồn, chân thành – thấp giọng khi nói về sự mất mát, cao giọng ở những câu động viên. 
b) Tìm hiểu bài: 
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 1 và hỏi: 
? Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? 
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 2 và 3. 
? Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với ban Hồng? 
? Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng?
- GV chốt ý 
- GV yêu cầu HS đọc dòng mở đầu và kết thúc bức thư và hỏi: 
? Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc của bức thư.
- GV: Bất cứ bức thư nào cũng có 3 phần: Đầu thư, phần chính bức thư và kết thúc.
c . Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: 
- Gọi HS đọc nối tiếp.
- Nhận xét cách đọc của bạn.
- Yêu cầu HS nêu lại cách đọc 
- GV theo dõi và nhận xét.
* Luyện đọc diễn cảm theo đoạn văn.
- GV hướng dẩn HS đọc đoạn 1
- GV đọc mẫu. 
* Đọc diễn cảm đoạn văn ( nhóm đôi)
- Yêu cầu đọc diễn cảm theo nhóm
- GV gọi 3 HS thi đua đọc.
- Nhận xét cách đọc của bạn.
? Qua nội dung bức thư bạn Lương gởi cho Hồng, em thấy bạn Lương muốn nói điều gì? 
d. Củng cố dặn dò:
- Về nhà đọc lại bài và xem trước bài: Người ăn xin SGK/30. 
- Nhận xét , tuyên dương.
- Hai HS học thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi
- HS quan sát tranh và trả lời.
- HS nghe. 
- HS dùng bút chì gạch sọc
- 3 HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn. 
- 3 HS phát âm.
- 3 HS đọc nối tiếp và giải thích từ có trong đoạn đọc.
- 3 HS đọc nối tiếp.
- 1 HS đọc đoạn 1 – cả lớp đọc thầm. 
- Chia buồn với Hồng.
- Một HS đọc đoạn 2 và 3, cả lớp đọc thầm.
- HS theo dõi. 
- HS tìm và nêu. Nhận xét 
- HS nêu, nhận xét
- 3 HS đọc 3 đoạn. 
- HS theo dõi. 
- Nhóm đôi đọc cho nhau nghe.
- 3 HS đọc nối tiếp.
- Thương bạn, chia sẻ cùng bạn.
- HS lắng nghe.
TOÁN : TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS: 
- Biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
- Củng cố về các hàng, lớp đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng các hàng, lớp (đến lớp triệu):
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể tên các hàng đã học.
- HS viết bảng con:15 000 000; 100 000 000
- Gọi HS đọc các số: 8 000 501;
 400 000 000.
- Kiểm tra VBT ở nhà của một số HS.
- GV nhận xét chung.
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
b. H/ dẫn đọc và viết số đến lớp triệu : 
- GV treo tờ giấy đã ghi sẵn bài SGK/14.
- Yêu cầu cả lớp viết số: 342 157 413
- Gọi 1 HS lên bảng viết số vào bảng và viết các chữ số vào vị trí của bảng phụ.
- Yêu cầu HS nêu cách đọc số có nhiều chữ số.
- GV chốt:
+ Khi đọc số có nhiều chữ số ta tách thành lớp ( Lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu).
+ Đọc số có nhiều chữ số ta đọc lớp cao nhất rồi đến lớp kế tiếp.
c. Luyện tập, thực hành :
* Bài 1: gọi HS đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn HS lam bài.
- GV nhạn xét, chốt lại
* Bài 2: gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV nhận xét, chốt lại
* Bài 3: gọi HS đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn HS làm bài
- GV nhận xét, chốt lại
4. Củng cố dặn dò:
- Về nhà hoàn thiện các BT
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- GV nhận xét tiết học.
- HS lên bảng làm bài
- HS theo dõi
- HS thực hiện
- HS đọc đề bài.
- Cả lớp viết bảng con.
- HS khác nhận xét.
- HS đọc.
- HS làm vào bảng con- nhận xét
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở, sửa bài
- HS nhận xét
KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
 I. MỤC TIÊU: 
- HS kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc có nhận vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu theo gợi ý của SGK.
- Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Dặn HS sưu tầm các truyện nói về lòng nhân hậu.
- Bảng lớp viết sẵn đề bài có mục gợi ý 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
 - Gọi HS lên bảng kể lại câu chuyện bằng thơ : Nàng tiên Ốc.
- Nhận xét, cho điểm 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn kể chuyện 
Tìm hiểu đề bài 
- Gọi HS đọc đề bài. GV dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: được nghe, được đọc, lòng nhân hậu.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần Gợi ý.
? Lòng nhân hậu được biểu hiện như thế nào ? Lấy ví dụ một số truyện về lòng nhân hậu mà em biết.
? Em đọc câu chuyện của mình ở đâu ?
- Yêu cầu HS đọc thầm gợi ý 3
- GV dán bảng tờ giấy đã viết sẵn dàn bài kể chuyện.
- GV dán các tiêu chí đánh giá lên bảng.
Kể chuyện trong nhóm 
- Chia nhóm 4 HS.
- GV đi giúp đỡ từng nhóm. Yêu cầu HS kể theo đúng trình tự mục 3 .
- Gợi ý cho HS các câu hỏi : Như SGV/82.
Thi kể trước lớp và trao đổi về ý nghĩa của truyện 
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu ở trên.
- Bình chọn: - Tuyên dương.
4 . Củng cố, dặn dò:
? Hôm nay các em học bài gì ?
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS kể lại.
- 2 HS đọc thành tiếng đề bài.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc.
- Trả lời tiếp nối như ý 1 SGK/29
- HS lấy ví dụ ngoài SGK.
+ Nàng công chúa nhân hậu, Chú Cuội,
 bạn Lương, hai cây non, 
+ Em đọc trên báo, trong truyện cổ tích trong SGK đạo đức, trong truyện đọc, em xem ti vi , 
- HS đọc thầm.
- 4 HS ngồi hai bàn trên dưới cùng kể chuyện, nhận xét, bổ sung cho nhau.
- HS lắng nghe.
- HS thi kể, HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn. HS kể cũng có thể hỏi lại bạn.
- Nhận xét bạn kể.
- HS bình chọn Bạn có câu chuyện hay nhất? Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất?
- HS nêu.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
 Thứ ba, ngày 7 tháng 9 năm 2010
CHÍNH TẢ: (NGHE – VIẾT)
CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
I. MỤC TIÊU: 
- Nghe – viết và trình bày bài Ct sạch sẽ biết trình bày đúng bài thơ lục bát, các khổ thơ.
- Làm đúng bài tập (2) a/b.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2 a hoặc 2b .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS viết lại 3 từ ngữ bắt đầu bằng S/X; 3 từ ngữ bắt đầu bằng ăng/ ăn.
- Nhận xét, ghi điểm.
 3. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
b) Hướng dẫn nghe – viết chính tả
 * Tìm hiểu nội dung bài thơ 
- GV đọc bài thơ.
? Bạn nhỏ thấy bà có điều gì khác mọi ngày?
? Bài thơ nói lên điều gì ?
* Hướng dẫn cách trình bày 
- Em hãy cho biết cách trình bày bài thơ lục bát .
* Hướng dẫn viết từ khó 
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
- GV đọc: mỏi, dẫn đi, bỗng nhiên 
- Hướng dẫn phân tích một số từ.
- Nhận xét cách viết, sửa sai.
* Viết chính tả 
- Nhắc HS tư thế ngồi viết và cách cầm bút.
- GV đọc cho HS viết đúng yêu cầu.
* Soát lỗi và chấm bài 
- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi.
- Thu chấm 10 bài.
- Nhận xét bài viết của HS. 
c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
 * Bài 2 a
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố
 - Tiết chính tả hôm nay chúng ta học bài gì?
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Chuẩn bị bài mới.
- HS thưc hiện.
- Theo dõi GV đọc , 1 HS đọc lại.
? Bạn nhỏ thấy bà vừa đi vừa chống gậy.
? Bài thơ nói lên tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn đến mức không biết cả đường về nhà mình.
- Dòng 6 chữ viết lùi vào 1 ô, dòng 8 chữ  ... i.
- 2 HS thảo luận và trả lời.
- 2 cặp HS thực hiện.
- HS nối tiếp nhau trả lời, mỗi HS chỉ kể 1 đến 2 loại thức ăn.
+ Sữa, pho-mát, giăm bông, trứng, xúc xích, chuối, cam, gạo, ngô, ốc, cua, cà chua, đu đủ, thịt gà, cà rốt, cá, tôm, chanh, dầu ăn, dưa hấu
+Các thức ăn có nhiều chất xơ là: Bắp cải, rau diếp, hành, cà rốt, súp lơ, đỗ quả, rau ngót, rau cải, mướp, đậu đũa, rau muống 
- Nhóm làm việc với yêu cầu câu hỏi.
- Đại diện nhóm trính bày kết quả. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhóm bàn thảo luận.
- Đại diện nhóm trính bày kết quả. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhóm đôi thảo luận.
- Đại diện nhóm trính bày kết quả. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc.
Thứ Sáu ngày 10 tháng 9 năm 2010
TẬP LÀM VĂN:
VIẾT THƯ
I. MỤC TIÊU: 
- Nắm chắc được mục đích của việc viết thư và kết cấu thông thường của một bức thư (ND ghi nhớ)
- Vận dụng kiến thức đã học để viết được bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn ( mục III)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Bảng lớp viết sẵn đề bài phần luyện tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBC: 
- Gọi 1 HS trả lời câu hỏi : Cần kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật để làm gì ?
- Nhận xét và cho điểm từng HS. 
2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Tìm hiểu ví dụ 
- Yêu cầu HS đọc lại bài Thư thăm bạn trang 
? Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ?
? Theo em, người ta viết thư để làm gì ?
? Đầu thư bạn Lương viết gì ?
? Lương thăm hỏi tình hình gia đình và địa phương của Hồng như thế nào ?
? Bạn Lương thông báo với Hồng tin gì ?
+ Theo em, nội dung bức thư cần có những gì ?
? Qua bức thư, em nhận xét gì về phần Mở đầu và phần Kết thúc ?
 c) Ghi nhớ 
- Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc.
 d) Luyện tập Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS trao đổi, viết vào phiếu nội dung cần trình bày 
- Gọi HS trình bày kết quả.
- Nhận xét 
+ Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai?
 + Mục đích viết thư là gì ? 
+Thư viết cho bạn cùng tuổi cần xưng hô như thế nào ? 
+ Cần thăm hỏi bạn những gì ? 
+ Em cần kể cho bạn những gì về tình hình ở lớp, trường mình? 
+ Em nên chúc, hứa hẹn với bạn điều gì? 
 * Viết thư 
- Yêu cầu HS dựa vào gợi ý trên bảng để viết thư .
- Gọi HS đọc lá thư mình viết.
- Nhận xét và cho điểm HS 
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
- Dặn dò HS về nhà viết lại bức thư vào vở và chuẩn bị bài sau . 
- 1 HS trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc thành tiếng .
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để chia buồn cùng Hồng vì gia đình Hồng vừa bị trận lụt gây đau thương mất mát không gì bù đắp nổi .
+ Để thăm hỏi, 
+ Chào hỏi và nêu mục đích viết thư 
+ Thông cảm, sẻ chia hòan cảnh, nỗi đau của Hồng và bà con địa phương.
+ Lương báo tin về sự quan tâm của mọi người với nhân dân vùng lũ lụt : quyên góp ủng hộ. Lương gửi cho Hồng toàn bộ số tiền tiết kiệm.
+ Nội dung bức thư cần :
- Nêu lí do và mục đích viết thư .
- Thăm hỏi người nhận thư .
- Thông báo tình hình người viết thư .
- Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm.
+ Phần Mở đầu ghi địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi.
+ Phần Kết thúc ghi lời chúc, lời hứa hẹn.
- 3 đến 5 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Thảo luận, hoàn thành nội dung.
- Dán phiếu, nhận xét, bổ sung.
- Viết thư cho một bạn trường khác.
- Xưng bạn – mình, cậu – tớ
- HS trả lời
- Tình hình học tập, sinh hoạt, vui chơi, văn nghệ, tham quan, thầy cô giáo, bạn bè, kế hoạch sắp tới của trường, lớp em. 
- Chúc bạn khỏe, học giỏi, hẹn thư sau.
- HS suy nghĩ và viết ra nháp
- 3 đến 5 HS đọc.
-HS cả lớp.
LỊCH SỬ:
NƯỚC VĂN LANG
I. MỤC TIÊU:
 - Nắm được sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ:
 + Khoảng 700 năm TCN nước Văn lang nhà nước đầu tiên trong lịch sử của dân tộc ra đời.
 + Người lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng, làm vũ khí và công cụ sản xuất.
 + Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp thành các làng, bản.
 + Người Lạc Việt có tục nhuộm răng đen, ăn trầu, ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trong SGK phóng to 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu : Nước Văn Lang
b. Giảng bài:
 * Hoạt động 1: GV treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và vẽ trục thời gian lên bảng.
- Gọi HS quan sát lược đồ, xác định địa phận của nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang trên bản đồ; xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian.
? Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt có tên là gì ?
? Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?
? Cho HS lên bảng xác định thời điểm ra đời của nước Văn Lang.
? Nước Văn Lang được hình thành ở khu vực nào?
? Cho HS lên chỉ lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay khu vực hình thành của nước Văn Lang.
- GV nhận xét và sữa chữa và kết luận.
 *Hoạt động2: Làm việc theo cặp 
 - GV đưa ra khung sơ đồ (để trống chưa điền nội dung )
Hùng Vương
Lạc hầu, Lạc tướng
 H
Lạc dân
Nô tì
? Xã hội Văn Lang có mấy tầng lớp?
? Người đứng đầu trong nhà nước Văn Lang là ai?
? Tầng lớp sau vua là ai? Họ có nhiệm vụ gì?
? Người dân thường trong xã hội văn lang gọi là gì?
? Tầng lớp thấp kém nhất trong XH Văn Lang là tầng lớp nào ? Họ làm gì trong XH?
- GV kết luận.
* Hoạt động3 : Làm việc theo nhóm:
- GV đưa ra khung bảng thống kê còn trống phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt ( như SGV/ 18)
- Yêu cầu HS đọc kênh chữ và xem kênh hình để điền nội dung vào các cột cho hợp lý như bảng thống kê.
- Sau khi điền xong GV cho vài HS mô tả bằng lời của mình về đời sống của người Lạc Việt.
- GV nhận xét và bổ sung.
 * Hoạt động 4: Làm việc cả lớp:	
 ? Hãy kể tên một số câu chuyện cổ tích nói về các phong tục của người Lạc Việt mà em biết.
? Địa phương em còn lưu giữ những tục lệ nào của người Lạc Việt 
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
4. Củng cố :
- Cho HS đọc phần bài học trong khung.
5. Dặn dò:
 -Về nhà xem trước bài “Nước Âu Lạc”.
 - Nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị sách vở.
- HS lắng nghe.
- HS thưc hiện 
- Nước Văn Lang.
- Khoảng 700 năm trước.
- 1 HS lên xác định .
- Ở khu vực sông Hồng,sông Mã, sông Cả.
- 2 HS lên chỉ lược đồ. 
- HS đọc SGK và điền vào sơ đồ các tầng lớp: Vua, Lạc hầu, Lạc tướng, Lạc dân, nô tì sao cho phù hợp như trên bảng.
- Có 4 tầng lớp, đó là vua, lạc tướng và lạc hầu, lạc dân, nô tì.
- Là vua gọi là Hùng vương.
- Là lạc tướngvà lạc hầu, họ giúp vua cai quản đất nước.
- Dân thường gọi là lạc dân.
- Là nô tì, họ là người hầu hạ các gia đình người giàu PK.
- HS thảo luận theo nhóm.
- HS đọc và xem kênh chữ , kênh hình điền vào chỗ trống.
- Người Lạc Việt biết trồng đay, gai, dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải, biết đúc đồng làm vũ khí, công cụ sản xuất và đồ trang sức 
- Một số HS đại diện nhóm trả lời.
- Cả lớp bổ sung.
- Sự tích “Bánh chưng bánh dầy”, “Mai An Tiêm”,...
- Tục ăn trầu, trồng lúa , khoai
- 3 HS đọc.
-Vài HS mô tả.
TOÁN:
VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết sử dụng 10 kí hiệu (10 chữ số) để viết số trong hệ thập phân.
 - Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Bảng phụ hoặc băng giấy viết sẵn nội dung của bài tập 1, 3 (nếu có thể).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Muốn tìm số tự nhiên liền trước của một số ta làm thế nào ?
- GV nhận xét 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân
? Trong cách viết số tự nhiên ở mỗi hàng chỉ có thể viết được mấy chữ số?
? Cứ 10 đơn vị ở một hàng hợp thành một đơn vị nào liền nó ? cho ví dụ.
? Với 10 chữ số : 0, 1, 2, 3, 4, 5, 5, 6, 7, 8, 9 chúng ta có thể viết được bao nhiêu số tư nhiên ? 
- Hãy nêu giá trị của chữ số 9 trong số 999.
- GV: Viết số tự nhiên với các đặc điểm trên được gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập phân.
c. Luyện tập thực hành:
* Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu
- HD học sinh làm bài
- GV nhận xét chung bài làm.
* Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét 
* Bài 3 
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
? Giá trị của mỗi chữ số trong số phụ thuộc vào điều gì ?
- cho học sinh làm bài
- GV nhận xét chung bài làm của HS.
4. Củng cố dặn dò:
- Nêu mối quan hệ giữa các hàng trong hệ thập phân ? Cho ví dụ.
- GV tổng kết tiết học 
- 1 HS nêu.
- HS khác nhận xét.
- 1 HS nêu.
- HS nêu : Cứ 10 đơn vị ở 1 hàng hợp thành một đơn vị ở hàng trên liền nó.
- HS nêu từ phải – trái: 9 đơn vị, 9 chục và 9 trăm .
-Vài HS nhắc lại 
- HS đọc 
- HS cả lớp làm bài.
- HS nêu kết quả
- HS đọc yêu cầu 
- HS làm vào vở, sửa bài, nhận xét
- 1 HS nêu.
- lớp làm vở,
- sủa bài, nhận xét
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Đánh giá, nhận xét tình hình tuần học vừa qua.
- Đề ra kế hoạch tuần tới
II. Các hoạt động
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Đánh giả hoạt động tuần qua
a. những việc đã làm được
- Gọi HS nêu
- GV nhận xét, tuyên dương
b. Những việc chưa làm được
- GV nhận xét, nhắc nhở
2. Đề ra phương hướng tuần tới:
- nề nếp, chuyên cần, học tập, vệ sinh
3. Sinh hoạt văn nghệ.
- HS nêu
- HS khác nhận xét
- HS nêu
- HS khác nhận xét
- HS thực hiện
HĐNGLL Thứ bảy ngày 11 tháng 9 năm 2010
ÔN TẬP NĂM ĐIỀU BÁC HỒ DẠY
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập lại năm điều Bác Hồ dạy.
- Biết ý nghĩa của các điều để vận dụng vào học tập và trong cuộc sống.
- Giáo dục học sinh có ý thức, tư tưởng tốt về TT HCH.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Bảng phụ hoặc băng giấy viết sẵn nội dung năm điều BH dạy.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS: túi nil on di chuyển NTN?
- GV nhận xét
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Hướng dẫn HS đọc năm điều BH dạy
- Cho cả lớp đọc cả 5 điều BH dạy
c. Hướng dẩn HS phân tích từng câu
+ Điều 1 BH muốn nhắc nhủ chúng ta điều gì?
+ E thấy tình cảm của BH đối với nhân dân NTN?
+ Chúng ta nên học tập theo BH không?
- Các điều còn lại GV cho HS phân tích tuong tự
* Để trở thành con ngoan, trò giỏi em phải làm gì?
- Gv chốt lại
4. Củng cố dặn dò:
- Năm điều BH dạy chúng ta ngững gì?
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét.
- HS đọc
- HS trả lời
- HS khác nhận xét
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời. HS khác nhận xét
- HS trả lời

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_3_nam_hoc_2010_2011_tran_dinh_tuan.doc