I/ Mục tiêu.
Giúp HS ôn tập, củng cố hoặc tự kiểm tra về :
- Khái niệm ban đầu về phân số, các phép tính về phân số, tìm phân số của một số.
- Giải bài toán có liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- Tính diện tích hình bình hành.
II/ Chuẩn bị.
Sách giáo khoa , vở BT , sách GV.
III. Phương pháp.
Đàm thoại , giảng giải , luyện tập thực hành.
IV. Hoạt động dạy học.
Ngày soạn : 30/3/2012 Ngày giảng : Thứ 2 / 2 / 4 / 2012 Tiết 2 : Tập đọc HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT I/ Mục tiêu. Đọc trôi chảy toàn bài . Đọc lưu loát các tên riêng nuớc ngoài (Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Ma-tan) ; đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng, năm. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm. Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa câu chuyện : ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử : khẳng định trái đất hình cầu , phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới. II/ Chuẩn bị. Ảnh chân dung Ma-gien-la. III. Phương pháp. Đàm thoại , phân tích , luyện tập thực hành. IV. Hoạt động dạy học. 1.Bài cũ. -Gọi HS đọc thuộc lòng bài “Trăng ơi ... từ đâu đến.” và trả lời câu hỏi SGK. Nhận xét-ghi điểm. 2.Bài mới. - Giới thiệu bài. - Hướng đẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc. Xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn . -GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài. ? Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì ? ? Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì ? ? Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại ntn? ? Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào ? -GV giải thích thêm. ? Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt những kết quả gì? Cho HS thảo luận nhóm 4 câu hỏi sau : ? Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm? -GV rút ra ý nghĩa của bài, ghi bảng. c. Hướng dẫn đọc diễn cảm. -GV hướng dẫn các em đọc diễn cảm, thể hiện đúng nội dung bài theo gợi ý ở phần Luyện đọc. -GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu. 1.Củng cố - dặn dò. - GV cho HS liên hệ bản thân - NX giờ học. - Dặn HS về xem bài , chuẩn bị bài giờ sau học. 3' 1' 11' 12' 11' 2' - HS đọc và trả lời câu hỏi GV nêu. -Học sinh tiếp nối nhau đọc 6 đoạn -Đọc từ khó : Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Ma-tan. -Đọc nối tiếp lần 2 kết hợp từ chú giải. -Luyện đọc trong nhóm. -1-2 HS đọc cả bài. Đọc thầm, đọc lướt để trả lời câu hỏi. -Cuộc thám hiểm của Ma-gien-lăng có nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới. -Cạn thức ăn, hết nước ngọt, thuỷ thủ phải uống nước tiểu, . . . -Ra đi với 5 chiếc thuyền, đoàn thám hiểm bị mất 4 chiếc thuyền lớn, gần 200 người bỏ mạng dọc đường, . . . -Chọn ý c) -Chuyến thám hiểm kéo dài 1083 ngày đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới. -HS trao đổi với nhau , nói cho bạn nghe ý kiến của mình. -Vài em nhắc lại. -Ba HS tiếp nối nhau đọc 6 đoạn của bài. Tiết 3 : Lịch sử NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ CỦA VUA QUANG TRUNG I/ Mục tiêu. HS biết : Kể được một số chính sách kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung. Tác dụng của các chính sách đó. II/ Chuẩn bị. Thư Quang Trung gửi cho Nguyễn Thiếp. Sưu tầm các bản chiếu của vua Quang Trung. II. Phương pháp. Đàm thoại , giảng giải , làm việc theo nhóm, quan sát. IV. Hoạt động dạy học. Hoạt động của thầy TG Hoạt động của trò 1.Bài cũ. Gọi 2 HS nêu nội dung cần ghi nhớ của bài Quang Trung đại phá quân Thanh và trả lời câu hỏi cuối bài trong SGK. Nhận xét – Ghi điểm. 2.Bài mới. * Giới thiệu bài. * Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm. -Gv trình bày tóm tắt tình hình kinh tế đất nước trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh : ruộng đất bị bỏ hoang, kinh tế không phát triển. -GV phân nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận vấn đề : Vua Quang Trung đã có chính sách gì về kinh tế? Nội dung và tác dụng của các chính sách đó? -GV kết luận. * Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp . GV trình bày việc vua Quang Trung coi trọng chữ Nôm, ban bố Chiếu lập học. +Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm? +Em hiểu câu : “Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” ntn? * Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp. -GV trình bày sự dang dở của các công việc mà vua Quang Trung đang tiến hànhvà tình cảm của người đời sau đối với vua Quang Trung. GV đặt câu hỏi rút ra nội dung cần ghi nhớ. 3.Củng cố - dặn dò. - NX giờ học. - Dặn HS về xem bài , học thuộc nội dung cần ghi nhớ, chuẩn bị bài giờ sau học. 4' 1' 15' 12' 6' 2' - 2 HS thực hiện yêu cầu của GV. -Nhận phiếu và làm bài. -Báo cáo kết quả làm việc. -Nhận xét , bổ sung. -HS thảo luận nhóm và báo cáo kết quả làm việc: +Vua Quang Trung ban hành Chiếu khuyến nông (dân lưu tán phải trở về quê cày cấy) ; đúc tiền mới ; yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới cho dân 2 nước được tự do trao đổi hàng hoá ; mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán. - Vài HS trả lời, HS khác nhận xét. +Chữ Nôm là chữ của dân tộc. Việc Quang Trung đề cao chữ Nôm là nhằm đề cao tinh thần dân tộc. - Đất nước muốn phát triển được,cần phải đề cao dân trí, coi trọng việc học hành. -HS trả lời , vài em nhắc lại nội dung cần ghi nhớ. Tiết 4 : Toán LUYỆN TẬP CHUNG I/ Mục tiêu. Giúp HS ôn tập, củng cố hoặc tự kiểm tra về : - Khái niệm ban đầu về phân số, các phép tính về phân số, tìm phân số của một số. - Giải bài toán có liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó. - Tính diện tích hình bình hành. II/ Chuẩn bị. Sách giáo khoa , vở BT , sách GV. III. Phương pháp. Đàm thoại , giảng giải , luyện tập thực hành. IV. Hoạt động dạy học. Hoạt động của thầy TG Hoạt động của trò 1Bài cũ. -Gọi HS lên bảng chữa bài tập 2a,b trong VBT. Nhận xét-ghi điểm. 2.Bài mới. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1 : Gọi HS đọc yêu cầu . -Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. -GV đi giúp đỡ những HS yếu. Bài 2 : -Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập. -GV phân tích đề bài. -Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm phân số của một số. -Để tính được diện tích hình bình hành ta áp dụng công thức nào ? YC 1 HS giải trên bảng. GV nhận xét- chữa bài Bài 3,4 : Gọi HS đọc đề bài. -GV phân tích,cho HS xác định dạng toán, HD HS giải bài toán. GV nhận xét – chốt lại. Bài 3 : Bài giải : Biểu thị số búp bê là 2 phần bằng nhau thì số ô tô là 5 phần như thế. Tổng số phần bằng nhau là : 2 + 5 = 7 (phần) Số ô tô có trong gian hàng là : 63 : 7 x 5 = 45 (ô tô) Đáp số : 45 ô tô. 3.Củng cố - dặn dò. - NX giờ học. - Dặn HS về xem bài , làm bài tập trong VBT ,chuẩn bị bài giờ sau học. 3' 8' 8' 19' 2' - 2 HS lên bảng mỗi em chữa một phần. Nhận xét bài bạn. - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. -HS cả lớp tự làm bài rồi đổi vở kiểm tra chéo. a) b) c) d) e) - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập - Áp dụng công thức : S = a x h - 1 HS thực hiện giải bài tập. Bài giải : Chiều cao của hình bình hành là: 18 x = 10 (cm) Diện tích hình bình hành là : 18 x 10 = 180 (cm2) Đáp số : 180 cm2 -1HS nhận xét. - HS đọc đề bài, 1 HS lên bảng giải , lớp giải bài tập vào vở. HS nhận xét Bài 4 : Bài giải : Biểu thị tuổi con là 2 phần bằng nhau thì tuổi bố là 9 phần như thế. Hiệu số phần bằng nhau là : 9 – 2 = 7 (phần) Tuổi con là : 35 : 7 x 2 = 10 (tuổi) Đáp số : 10 tuổi Tiết 5 : Đạo đức BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (TIẾT 1) I/ Mục tiêu.(Tích hợp toàn phần ND BVMT) Học xong bài này, HS có khả năng : Hiểu : Con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. Con người có trách nhiệm gìn giữ môi trường trong sạch. Biết bảo vệ, gìn giữ môi trường trong sạch. Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường. II/ Chuẩn bị. Các tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng. Phiếu giao việc. SGK Đạo đức 4. III. Phương pháp. Quan sát , đàm thoại , giảng giải , làm việc theo nhóm, lựa chọn đúng – sai. IV. Hoạt động dạy học. Hoạt động của thầy TG Hoạt động của trò 1Bài cũ. -Gọi 2 HS đọc thuộc bài học của giờ học trước. - Nhận xét-đánh giá. 2.Bài mới. * Giới thiệu bài. Khởi động: Trao đổi ý kiến. ? Em đã nhận được gì từ môi trường ? =>GV kết luận : Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường ? * Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm (thông tin trang 43, 44, SGK). GV chia nhóm , giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc và thảo luận về các sự kiện đã nêu trong SGK. GV kết luận. + Đất bị xói mòn : Diện tích đất trồng trọt giảm, thiếu lương thực, sẽ dần đến đói nghèo. + Dầu đổ vào đại dương : gây ô nhiễm biển, các sinh vật biển bị chết hoặc nhiễm bệnh, người bị nhiễm bệnh. GV đặt câu hỏi rút ra Ghi nhớ. GV giải thích phần ghi nhớ trong SGK. * Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân ( bài tập 1 , SGK). GV giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập 1 : Dùng phiếu màu để bày tỏ ý kiến đánh giá. GV mời một số HS giải thích. GV kết luận : -Các việc làm bảo vệ môi trường : (b), (c), (đ), (g). -Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn (a). -Giết mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt, vứt xác xúc vật ra đường, khu chuồng trại gia súc để gần nguồn nước ăn làm ô nhiễm nguồn nước (d), (e), (h) 3.Củng cố - dặn dò. - NX giờ học. - Dặn HS về xem bài , chuẩn bị bài giờ sau học: Tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương. 3' 3' 14' 13' 2' - 2 HS lên thực hiện yêu cầu của GV. - HS lắng nghe. - Mỗi HS trả lời một ý. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung. Từng nhóm HS xem xét tranh để tìm hiểu - Vài em nhắc lại ND cần ghi nhớ. - HS bày tỏ ý kiến đánh giá. Ngày soạn : 1/4/2012 Ngày giảng : Thứ 3 / 3 / 4 / 2012 Tiết 1 : Thể dục MÔN TỰ CHỌN – NHẢY DÂY I./ Mục tiêu. Ôn và một số nội dung của môn tự chọn . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. II/ Địa điểm , phương tiện . Địa điểm : Trên sân trường . Vệ sinh nơi tập , đảm bảo an toàn tập luyện . Phương tiện : Mỗi HS một dây nhảy và dụng cụ để tập môn tự chọn . III/ Nội dung và phương pháp lên lớp . 1. Phần mở đầu : 6’ – 10’ GV nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học . Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân , đầu gối , hông . Chạy nhẹ nhàng theo trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc . Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. *Ôn một số động tác tay , chân , lườn , bụng , phối hợp và nhảy của bài thể dục phát triển chung : Mỗi động tác 2 x 8 nhịp (do cán sự điều khiển). - Ôn nhảy dây . * Kiểm tra bài cũ . 2. Phần cơ bản : 18’ – 22’. a) Môn tự chọn : 9’ – 11’ - Đá cầu : Ôn tâng cầu bằng đùi : Tập theo đội hình hàng ngang. GV nêu tên động tác,sau đó cho các em tự tâp, uốn nắn sai, nhắc nhở kỉ luật tập. Tổ chức th ... lệnh, ném bóng vào đích, sau đó lên nhặt bóng theo lệnh của GV. b) Trò chơi vận động : 9’ – 10’ Trò chơi “Kiệu người” : GV nêu tên trò chơi , cùng HS nhắc lại cách chơi , cho cả lớp chơi thử 1-2 lần . Sau đó cho HS chơi chính thức 1 – 2 lần, GV chú ý nhắc HS bảo đảm kỉ luật để bảo đảm an toàn . 3. Phần kết thúc : 4’- 6’. GV cùng HS hệ thống bài. Đi đều theo 2 hàng dọc và hát. Một số động tác hồi tĩnh. * Trò chơi hồi tĩnh hoặc một số động tác hồi tĩnh . - GV nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài về nhà.. Tiết 2 : Toán THỰC HÀNH I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng. - Bài tập cần làm bài 1. - KNS: Tự phục vụ; quản lý thời gian; hợp tác trong nhóm nhỏ. II. Đồ dùng dạy-học: - Thước dây cuộn hoặc đoạn dây dài có ghi dấu từng mét, một số cọc mốc... - Cọc tiêu (để gióng thẳng hàng trên mặt đất). III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học của HS. - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ 1. Giới thiệu bài: - Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ thực hành đo độ dài của một số đoạn thẳng trong thực tế. - Kiểm tra dụng cụ thực hành của các nhóm. HĐ 2. HD thực hành tại lớp a) Đo đoạn thằng trên mặt đất - Chọn lối đi giữa lớp rộng nhất, sau đó dùng phấn chấm hai điểm A, B trên lối đi. - Nêu yêu cầu: Chúng ta sẽ dùng thước dây, đo độ dài khoảng cách giữa hai điểm A và B. - Làm thế nào để đo được khoảng cách giữa 2 điểm A và B? - Kết luận cách đo đúng như SGK. - Gọi HS cùng thực hành đo độ dài khoảng cách hai điểm A và B. b) Gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất - Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trong SGK và nêu: + Để xác định 3 điểm trong thực tế có thẳng hàng với nhau hay không người ta sử dụng các cọc tiêu và gióng các cọc này. + Cách gióng cọc tiêu như sau: . Đóng 3 cọc tiêu ở 3 điểm cần xác định . Đứng ở cọc tiêu đầu tiên hoặc cọc tiêu cuối cùng. Nhắm một mắt, nheo mắt còn lại và nhìn vào cạnh cọc tiêu thứ nhất. Nếu: + Nhìn rõ các cọc tiêu còn lại là 3 điểm chưa thẳng hàng. + Nhìn thấy 1 cạnh (sườn) của 2 cọc tiêu còn lại là 3 điểm đã thẳng hàng. HĐ 3. Thực hành ngoài lớp học - Yêu cầu: Dựa vào cách đo như thầy HD và hình vẽ trong SGK, các em thực hành đo độ dài giữa 2 điểm cho trước. * Giao việc: Nhóm 1,2 đo chiều dài lớp học, nhóm 3,4 đo chiều rộng lớp học, nhóm 5,6 đo khoảng cách hai cây bàng trên sân trường sau đó ghi kết quả đo được theo nội dung BT1 - Theo dõi, hướng dẫn nhóm lúng túng và ghi nhận kết quả thực hành của mỗi nhóm.. - Nhận xét kết quả thực hành của các nhóm Bài 2: Khuyến khích HSKG. Tập ước lượng độ dài. - Yêu cầu HS tập trung theo 3 hàng ngang và sau đó mỗi em sẽ ước lượng 10 bước đi xem được khoảng mấy mét. - Yêu cầu HS dùng thước đo kiểm tra lại. 4. Củng cố, dặn dò: - Về nhà tập thực hành gióng cọc tiêu trên mặt đất và tập ước lượng các bước đi của mình. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. 1' 3' 1' 33' 2' - Hợp tác cùng GV. - Lắng nghe và rút kinh nghiệm. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - Nhóm trưởng báo cáo. - Theo dõi. - HS phát biểu ý kiến. - Lắng nghe, ghi nhớ. - 1 HS cùng GV thực hành. - Quan sát, lắng nghe. - Các nhóm thực hành. - Báo cáo kết quả thực hành. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Thực hành. - Lắng nghe và thực hiện. Tiết 3 : TLV ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng (BT1); hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng (BT2). - KNS: Thu thập, xử lí thông tin; Đảm nhận trách nhiệm công dân. II. Đồ dùng dạy-học: - 1 bản pô tô phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng cỡ A3. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số, HS hát tập thể. 2. Kiểm tra: -Gọi HS đọc lại đoạn văn tả ngoại hình con mèo (hoặc con chó) đã viết BT3, 1 HS đọc đoạn văn tả hoạt động của con mèo (hoặc cho chó) đã viết ở BT4. - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ 1. Giới thiệu bài: - Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng. HĐ2. HD HS làm bài tập Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của phiếu bài tập. - Treo tờ phiếu phô tô phóng to lên bảng, giải thích từ ngữ viết tắt: CMND ( chứng minh nhân dân). - Gợi ý: Bài tập này đặt trong 1 tình huống là em và mẹ đến chơi nhà một bà con ở tỉnh khác. Vì vậy: + Ở mục Địa chỉ, em phải ghi địa chỉ của người họ hàng. + Ở mục Họ và tên chủ hộ, em phải ghi tên chủ nhà nơi mẹ con em đến chơi. + Ở mục 1. Họ và tên, em phải ghi họ, tên của mẹ em. + Ở mục 6. Ở đâu đến hoặc đi đâu, em khai nơi mẹ con em ở đâu đến (không khai đi đâu, vì hai mẹ con khai tạm trú, không khai tạm vắng). + Ở mục 9. Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo, em phải ghi họ, tên của chính em. + Ở mục 10. Em điền ngày, tháng, năm. + Mục Cán bộ đăng kí là mục dành cho cán bộ (công an) quản lí khu vực tự kí và viết họ, tên. Cạnh đó là mục dành cho Chủ hộ (người họ hàng của em) kí và viết họ tên. - Yêu cầu HS tự điền nội dung vào phiếu. - Gọi HS nối tiếp nhau đọc tờ khai. - Cùng HS nhận xét, bổ sung. Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Điền xong, em đưa cho mẹ. Mẹ hỏi: "Con có biết tại sao phải khai báo tạm trú, tạm vắng không?". Em trả lời mẹ thế nào? Kết luận: Cần phải đăng kí tạm trú, tạm vắng khi rời đang ở đến nơi khác sinh sống. 4. Củng cố, dặn dò: - Ghi nhớ cách điền vào phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. 1' 3' 1' 33' 2' - 2 HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - Lắng nghe, điều chỉnh và bổ sung. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - 1 HS đọc to trước lớp. - Lắng nghe. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Tự điền vào phiếu - Nối tip đọc tờ khai - Nhận xét, bổ sung (nếu có). - 1 HS đọc to trước lớp. - Suy nghĩ, trả lời: Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền quản lí được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở những người ở nơi khác mới đến. Khi có việc xảy ra, các cơ quan Nhà nước có căn cứ điều tra, xem xét. - Lắng nghe, ghi nhớ - Ghi nhớ, thực hiện. Tiết 4 : Khoa học NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau. - KNS: Kĩ năng hợp tác trong nhóm nhỏ; quan sát, so sánh và phán đoán khả năng xảy ra đối với nhu cầu về không khí của một số loại thực vật. II. Đồ dùng dạy-học: - Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Gọi HS đọc mục bạn cần biết SGK/118. - Nhu cầu về chất khoáng của thực vật như thế nào? Nêu ví dụ. - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ 1. Giới thiệu bài: -Nếu cây cung cấp đầy đủ nước, chất khoáng, ánh sáng nhưng thiếu không khí thì cây cũng không thể sống được. Không khí có ý nghĩa thế nào đối với đời sống thực vật? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. HĐ 2. Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp - Không khí có những thành phần nào? - Kể tên những khí quan trọng đối với đời sống của thực vật. - Quan sát hình 1,2 SGK/120,121 thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi sau: 1. Trong quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì? 2. Trong hô hấp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì? 3. Quá trình quang hợp xảy ra khi nào? 4. Quá trình hô hấp diễn ra khi nào? 5. Điều gì xảy ra với thực vật nếu một trong hai quá trính trên ngừng? Kết luận: Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp. Cây dù được cung cấp đủ nước, chất khoáng và ánh sáng nhưng thiếu không khí cây cũng không sống được. HĐ 3. Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật - Nêu vấn đề: Thực vật "ăn" gì để sống? Nhờ đâu thực vật thực hiện được điều kì diệu đó? - Thực vật không có cơ quan tiêu hóa như người và động vật nhưng chúng vẫn phải thực hiện quá trình trao đổi chất "ăn", "uống", "thải ra". Khí các-bô-níc có trong không khí được lá cây hấp thụ, nước và các chất khoáng cần thiết có trong đất được rễ cây hút lên. Thực vật thực hiện được khả năng kì diệu đó là nhờ chất diệp lục có trong lá cây. Trong lá cây có chứa chất diệp lục nên thực vật có thể sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời để tạo chất bột đường từ khí các-bô-níc và nước để nuôi dưỡng cơ thể. - Nêu ứng dụng trong trồng trọt và nhu cầu khí các-bô-níc của thực vật. - Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ô-xi của thực vật. Giảng: Thực vật không có cơ quan hô hấp riêng, các bộ phẩn của cây đều tham gia hô hấp, đặc biệt quan trọng là lá và rễ. Để cây có đủ ô-xi giúp quá trình hô hấp tốt, đất trồng phải tơi, xốp, thoáng. Kết luận: Biết được nhu cầu về không khí của thực vật sẽ giúp con người đưa ra những biện pháp để tăng năng suất cây trồng như: bón phân xanh hoặc phân chuồng đã ủ kĩ vừa cung cấp chất khoáng, vừa cung cấp khí các-bô-níc cho cây. Đất trồng cần tơi , xốp , thoáng khí. 4. Củng cố, dặn dò: - Gọi HS đọc mục bạn cần biết SGK/121 - Về nhà xem lại bài, thực hành các nội dung được học trong bài vào trồng rau, hoa ở nhà em. Chuẩn bị bài sau: Trao đổi chất ở thực vật. - Nhận xét tiết học. 1' 3' 1' 17' 16' 2' - 1 HS đọc to trước lớp. - 1 HS trả lời câu hỏi. - Lắng nghe, điều chỉnh, bổ sung. - Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài. - Không khí gồm 2 thành phần chính là khí ô xi và khí ni-tơ. Ngoài ra, trong không khí còn chứa khí các-bô-níc. - Khí ô xi và khí các-bô-níc rất quan trọng đối với thực vật. - Quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm trả lời: 1. Hút khí các-bô-níc và thải ra khí ô-xi. 2. Hút khí ô xi và thải ra khí các-bô-níc và hơi nước. 3. Khi có ánh sáng Mặt Trời. 4. Diễn ra suốt ngày đêm. 5. Thực vật sẽ chết. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Động não, trả lời câu hỏi. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Muốn cho cây trồng đạt năng suất cao hơn thì tăng lượng khí các-bô-níc lên gấp đôi. + Bón phân xanh, phân chuồng cho cây vì khi các loại phân này phân huỷ thải ra nhiều khí các-bô-níc. - Trồng nhiều cây xanh để điều hòa không khí, tạo ra nhiều khí ô xi giúp bầu không khí trong lành cho người và động vật hô hấp. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Vài HS đọc to trước lớp. - Lắng nghe và thực hiện.
Tài liệu đính kèm: