Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập củng cố:

- Thực hiện được các phép tính về phân số.

- Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành.

- Giải được các bài toán có liên quan đến tìm một trong hai số biết tống ( hiêu) vàtỷ số của hai số đó.

II. Hoạt động dạy - học :

1. Gv nêu y /c nội dung tiết học.

2. HD HS luyện tập:

Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu: Tính:

- Cả lớp làm bài vào vở - 1 hs làm bài trên bảng lớp.

- Gv theo dõi.

- Chữa bài:

? Nêu cách thực hiện phép cộng, phép trừ hai phân số khác mẫu số?

? Nêu các thực hiện phép nhân phân số?

? Nêu các thực hiện phép chia phân số?

* Hướng dẫn làm bài tập 2, 3.

Bài2: Gọi HS đọc yêu cầu

? Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào? ( Lấy độ dài đáy nhân với chiều cao cùng một đơn vị đo)

Bài 3:

? Bài toán thuộc dạng toán gì? ( .tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó )

? Nêu các bước giải? ( HS nêu)

 

doc 39 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Thứ ba ngày 2 tháng 4 năm 2012
Tập đọc:
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
I. Mục tiêu:
- HS đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài. Đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng, năm.
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi Ma - gien- lăng và đoàn thám hiểm.
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
* ý nghĩa nội dung: Chuyện ca ngợi Ma - gien- lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hy sinh, mất mát để hình thành sứ mạng lịch sử; Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
* HS khá trả lời câu hỏi số 5 ở SGK.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
 - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học:
- Thảo luận nhóm đôi- chia sẻ
- Trình bày ý kiến cà nhân.
IV. Phương tiện dạy học:
Viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc: Đoạn 3 
V. Hoạt động dạy - học .
A. Kiểm tra bài cũ:
1HS đọc thuộc lòng bài " Trăng ơi.....từ đâu đến" và trả lời câu hỏi:
? Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào?
- Gọi HS nhận xét bạn đọc 
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1: Khám phá.
2. Kết nối
a. Luyện đọc: HS đọc nối tiếp nhau theo đoạn (2 lần2) 
- HD đọc đúng các tên riêng nước ngoài có trong bài: (Xê- vi-la, Ma-gien - lăng; Ma- tan. Đọc đúng các c số ngày tháng năm. Ngày 20 tháng 9 năm 1519; Ngày 8 tháng 9 năm 1522: 1083 ngày.
- Giải nghĩa các từ ngữ (SGK). 
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc toàn bài.
- Gv đọc toàn bài.
b. Tìm hiểu bài.
? Ma-gien-lăng thực hiện các cuộc thám hiểm vì mục đích gì? ( ....Cuộc thám hiểm của Ma- gien - lăng có nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới )
? Vì sao Ma - gien - lăng lại Đặt tên cho Đại dương mới là Thái Bình Dương? ( ....vì ông thấy nơi đây sóng yên biển lặng....)
? Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường? ( ....hết thức ăn nước ngọt thuỷ thủ phải uống nước tiểu ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn, giao tranh với dân đảo Ma-tan..)
? Hạm đội của ma -gien-lăng đã đi theo hành trình nào? ( HS chọn ý C trong SGK....)
? Đoàn thám hiểm của Ma -gien -lăng đã đạt được kết quả gì? ( ...khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện ra Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới)
? Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm? ( dành HS khá giỏi)
? Nêu ý nghĩa của câu chuyện? ( Ca ngợi Ma- gien - lăng và đoàn thám hiểm........)
c. HD luyện đọc diễn cảm .
 *3 HS nối tiếp nhau đọc 6 đoạn của bài và tìm giọng đọc đúng cho các đoạn.
Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 3.
- GV đọc mẫu 
- Hướng dẫn đọc diễn cảm
? Đoạn này đọc với giọng thế nào? ( ...giọng tự hào, ca ngợi...)
? Khi đọc cần nhấn giọng những từ ngữ nào ? ( ....bát ngát, mãi chẳng thấy bờ, hết sạch.....)
* Luyện đọc bài cá nhân. Thi đọc bài ( 3-5 HS đọc)
- Nhận xét cho điểm.
III.áp dụng- Củng cố, dặn dò.
? Muốn tìm hiểu khám phá thế giới là HS các em cần phải làm gì? (...ham học hỏi, ham đọc khoa học...)
Nhận xét tiết học chuẩn bị tiết sau bài " Dòng sông mặc áo"
___________________________
Toán:
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập củng cố: 
- Thực hiện được các phép tính về phân số. 
- Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành.
- Giải được các bài toán có liên quan đến tìm một trong hai số biết tống ( hiêu) vàtỷ số của hai số đó.
II. Hoạt động dạy - học : 
1. Gv nêu y /c nội dung tiết học.
2. HD HS luyện tập:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu: Tính:
- Cả lớp làm bài vào vở - 1 hs làm bài trên bảng lớp.
- Gv theo dõi.
- Chữa bài:
? Nêu cách thực hiện phép cộng, phép trừ hai phân số khác mẫu số?
? Nêu các thực hiện phép nhân phân số?
? Nêu các thực hiện phép chia phân số?
* Hướng dẫn làm bài tập 2, 3.
Bài2: Gọi HS đọc yêu cầu 
? Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào? ( Lấy độ dài đáy nhân với chiều cao cùng một đơn vị đo)
Bài 3: 
? Bài toán thuộc dạng toán gì? ( ....tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó )
? Nêu các bước giải? ( HS nêu)
* HS làm bài vào vở - chấm chữa bài nhận xét 
III.Hoạt động chuyển tiếp.
? Tiết luyện tập hôm nay chúng ta củng cố được những kiến thức nào?
Nhận xét tiết học- chuẩn bị bài " Tỉ lệ bản đồ"
________________________
Kĩ thuật:
Lắp xe nôi "( tiết 2)
I- Mục tiêu: 
 	- HS biết chọ đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi
	- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kĩ thuật, đúng qui trình. Xe chuyển động được
 II- Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ :
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:GV nêu MĐ-YC bài ôn tập
2. Các hoạt động :
Hoạt động 3: HS thực hành lắp cái đu
a) HS chọn các chi tiết để lắp cái đu
- GV đến từng HS để kiểm tra và giúp đỡ các em chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp cái đu
b) Lắp từng bộ phận
- GV nhắc các em lu ý một số điểm sau:
+Vị trí trong ngoài giữa các bộ phận của xe nôi
+ Thứ tự các bước lắp xe nôi
+ Vị trí của các vòng hãm của bánh xe
c) Lắp ráp cái đu
- GV nhắc HS quan sát hình 1 để lắp ráp hoàn thiện xe nôi
- Kiểm tra sự chuyển động của xe nôi
3. Hoạt động chuyển tiếp: ứ
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò xem trớc bài tiếp theo
- HS chọn đủ các chi tiết theo SGKvà xếp từng loại vào nắp hộp
- HS lắp từng bộ phận của xe nôi
- HS kiểm tra sự chuyển động của xe nôi
_____________________________________
Buổi chiều: Khoa học:
Nhu cầu nước của thực vật
I, Mục tiêu:
Sau bài học học sinh biết: Trình bày nhu cầu về nước của thực vật và ứng dụng thực tế của của kiến thức đó trong trồng trọt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trong SGK phóng to
- Sưu tầm tranh ánh cây cối sống ở những nơi khô cạn , nơi ẩm ướt và dưới nước.
III. Các hoạt dộng dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ:
? Thực vật cần gì để sống?
GV nhận xét ghi điểm
B. HĐ dạy học:
1, Giới thiệu bài:
2. HĐ1: Mỗi loài thực vật có nhu cầu về nước khác nhau.
*Mục tiêu: Phân loại các nhóm cây theo nhu cầu về nước.
Cách tiến hành:
Bước 1: HĐ theo nhóm nhỏ 
- Các nhóm phân loại cây theo các nhóm: Nhóm cây sống dưới nước; Nhóm cây sống trên cạn chịu được khô hạn; Nhóm cây sống trên cạn ưa ẩm ướt; Nhóm cây sống được cả trên cạn và dưới nước.
Bước2: HĐ cả lớp
Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình
Các nhóm khác đánh giá bổ sung.
? Em có nhận xét gì về nhu cầu nước của các loài cây? ( ...các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau....)
KL: Các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau....
HĐ2: Nhu cầu về nước ở từng giai đoạn phát triển của mỗi loài cây:
- Đính 2 bức tranh lên bảng
? Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hai bức tranh? ( HS mô tả....)
? Theo các em vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước nhất? ( ....từ lúc mới cấy đén lúc bắt đầu uốn câu và làm đòng...)
? Tại sao ở giai đoạn mới cấy và làm đòng cây lúa lại cần nhiều nước ? ( .. giai đoạn mới cấy lúa cần nhiều nước để pt và đẻ nhánh...)
? Em còn biết những loài cây nào mà ở những giai đoạn pt khác nhau sẽ cần những lượng nước khác nhau? ( HS lấy VD....)
? Khi thời tiết thay đổi nhu cầu về nước của cây thay đổi như thế nào? ( ...nhiệt độ tăng cao cây cũng cần nhiều nước hơn...)
KL:Cùng một cây trong những giai đoạn pt khác nhau cần những lượng nước khác nhau....
III.Hoạt động chuyển tiếp.
Một em đọc lại mục bạn cần biết - Chuẩn bị tiết sau
____________________________
Luyện tiếng Việt:
Luyện tiết 1- Tuần 30
I. Mục tiêu : 
	HD HS luyện viết và trình bày đúng đoạn: " Đoàn leo núi......đến 20 độ c ". Bài : Chinh phục điỉnh Ê- vơ- rét.
- Y/c HS viết đúng mẫu, đúng cở chữ, đúng khoảng cách, trình bày đẹp.
- Giúp HS làm các bài tập ở cuối bài
II. Hoạt động trên lớp :
1. Gv nêu y/c nội dung tiết hoạt động.
HĐ1: Luyện viết
 - Gọi một HS đọc lại đoạn: " Đoàn leo núi......đến 20 độ c ". Bài : Chinh phục đỉnh Ê- vơ- rét.
 - Lớp mở (VTH) theo dõi.
 - HD HS viết bài, cách trình bày.
 - HS gấp (VTH) GV đọc cho HS viết .
Viết xong tự khảo bài.
HĐ2 : HS làm bài tập ở cuối bài
- HS đọc kĩ nội dung bài Chinh phục đỉnh Ê- vơ- rét để trả lời 6 câu hỏi ở cuối bài dưới hình thức trắc nghiệm đánh dấu x vào trước ý đúng.
- HS làm bài vào trong vở Thực hành Toán và Tiếng việt- GV giúp đỡ HS gặp khó khăn trong quá trình làm bài.
- GV gọi HS trình bày bài làm của mình - các HS khác theo dõi nhận xét bổ sung.
- GV cùng cả lớp cùng chữa bài.
III. Tổng kết: - Thu bài- Nhận xét – dặn dò.
__________________________
Luyện Toán:
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu :
- Tiếp tục luyện tập cho HS kỹ năng giải các bài toán về tỷ số: Tìm 2 số khi biết tổng và tỷ, tìm 2 số khi biết hiệu và tỷ.
II. Hoạt động dạy - học .
1. Gv nêu y /c nội dung tiết học.
2. HD luyện tập.
HĐ1: Củng cố kiến thức cơ bản.
? Nêu các bước khi giải bài toán: Tìm 2 số khi biết tổng và tỷ, tìm 2 số khi biết hiệu và tỷ.
? So sánh các bước giống và khác nhau của 2 dạng toán đó.
- Gv củng cố lại.
HĐ2: Luyện tập: 
* HD HS làm bài tập 4,5 trang 153 SGK.
* Bài tập luyện thêm:
BT1: Một hình chữ nhật có chu vi là 192mét. Biết chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
Giải:
Nửa chu vi hình chữ nhật là: 192 : 2 = 96 (mét)
=> Ta có sơ đồ:
Chiều dài : 
Chiều rộng: 	96
Nhìn vào sơ đồ ta có: Chiều rộng hình chữ nhật là : 
	96 : ( 3 + 1 ) = 24 ( m).
	 Chiều dài hình chữ nhật là : 24 x 3 = 72 (m)
	 Diện tích hình chữ nhật là : 24 x 7 2 = 1728 (m2).
	Đáp số : 1728 m2.
BT2: Tìm 2 số có 2 chữ số. Biết rằng nếu viết thêm chữ số 3 vào trước số đó ta được số mới gấp 6 lần số cũ.
Giải:
Nếu viết thêm chữ số 3 vào trước số có 2 chữ số ta được số mới hơn số cũ 300đơn vị. Lúc này ta có sơ đồ là :
Số cũ :	 300
Số mới:
Ta có số cần tìm là : 300 : ( 6 - 1 ) = 60
Đáp số : 60.
* Chấm chữa bài chốt kiến thức.
__________________________________________________________________
 Thứ ba ngày 5 tháng 4 năm 2012.
Thể dục :
Nhảy dây.Trò chơi:Trao tín gậy
I. Mục tiêu:
 - Ôn tập nhảy dây kiểu chân trước , chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và đạt thành tích cao.
 - Biết cách chơi và tham gia được trò chơi: Trao tín gậy
II. Chuẩn bị: 2 HS/ 1 dây
III: Hoạt động dạy- học:
 HĐ1: Phần mở đầu:
 - Tập hợp lớp, phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học.
 - HS chạy chậm theo 1 hàng dọc khởi động các khớp.
 - Chơi trò chơi: " Diệt các con vật có hại " ( 1 phút )
HĐ2: Phần cơ bản:
 a. Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chân trước, chân sau
- HS ôn tập theo từng tổ, các tổ thi đua nhau
- GV quan s ... n sát ngoại hình hay hoạt động của con vật đó.
- GV cho HS quan sát các loài ở VBT
- HS làm bài vào vở- GV theo dõi giúp đỡ HS gặp khó khăn
- GV chấm một số bài của HS.
- HS trình bày bài làm của mình- Các HS khác nghe để nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét bài làm của HS
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Những HS viết bài văn chưa đạt về nhà viết lại.
___________________________________________________________
Tuần 31 Thứ 2 ngày 11 tháng 4 năm 2011
Tập đọc:
Ăng-co Vát.
Luyện Tiếng Việt:
Ôn tập làm văn.
I.Mục tiêu: 
Rèn luyện kĩ năng quan sát con vật. Biết dùng từ ngữ hình ảnh phù hợp để miêu tả.
II. Hoạt động dạy học:
1, Giới thiệu bài:
2, Các bước thực hiện:
Bước 1: Nêu cấu tạo bài văn miêu tả con vật.
HS nhắc lại cấu tạo bài văn miêu tả con vật ( 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài)
Bước 2: Hướng dẫn học sinh qua sát con mèo hoặc con chó.
- GV treo tranh con chó và con mèo.
- HS ghi lại các bộ phận của con vật đó.
Bước 3: HS làm bài – GV theo dõi giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
Bước 4: Trình bày kết quả qun sát.
GV nhận xét ghi điểm
Luyện tiếng Việt: Luyện tập câu cảm.
I.Mục tiêu : Củng cố luyện tập về cấu tạo và tác dụng của câu cảm, nhận diện được câu cảm.
- Giúp HS biết đặt và sử dụng câu cảm.
II. Hoạt động dạy - học .
1. Gv nêu y /c nội dung tiết ôn luyện.
2. HD HS ôn luyện.
HĐ1:
Củng cố kiến thức:
? Câu như thế nào gọi là câu cảm?( Là câu dùng để bộc lộ cảm xúc vui mừng thán phục, đau xót, ngạc nhiên của người nói ).
? Trong câu cảm thường có các từ ngữ nào? ( Ôi, chao, chà, trời, quá, lắm ).
? Khi viết cuối câu cảm thường có dấu gì ? ( ! )
HĐ2: Luyện tập.
- Cho HS hoàn thành bài tập( Vở BT) - Gv theo dõi chữa bài.
Bài luyện thêm: 
Bài 1: Gạch dưới câu cảm trong đoạn văn sau:
	Người thợ gốm bán ngựa cho người thợ da. Vừa nhìn thấy trong sân nhà người thợ da những bộ da ngựa, ngựa ta liền rống lên:
- Ôi cái đời tôi thật là khốn khổ!
Bài 2: Chuyển các câu kể sau thành câu cảm:
a. Cành hoa phong lan này đẹp.
b. Gió thổi mạnh.
HD giải: 	Ôi cành hoa phong lan này đẹp thật!
	Cành hoa phong lan này đẹp tuyệt vời!
	Ôi gió thổi mạnh quá!
HS làm bài vào vở ô li- Gv theo dõi chấm.
III. Hoạt động chuyển tiếp: Củng cố - nhận xét - dặn dò.
____________________________________
Luyện Toán: Luyện tập về ứng dụng tỉ lệ bản đồ
I. Mục tiêu:
Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.
II. Các bước thực hiện
Bước 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1:Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 300, chiều dài sân khấu trường em đo được 4 cm. Hỏi chiều dài thật của sân khấu là bao nhiêu mét?
Bài 2: Một mảnh đất trồng hoa hình thoi cạnh 10 m được vẽ trên bản đồ tỉ lệ 1: 500. Hỏi trên bản đồ đó, độ dài thu nhỏ cạnh hình thoi là mấy xăng – ti – mét?
Bài 3: Một sân chơi hình chữ nhật chiều dài 40 m, chiều rộng 20 mđược vẽ trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000. Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật thu nhỏ trên bản đồ( theo đơn vi xăng – ti – mét).
Bước 2: HS làm bài
GV theo dõi giúp đỡ học sinh yếu.
Bước 3: Chấm chữa bài chốt kiến thức:
Bài 1: Giải
Chiều dài thật của sân khấu trường em là:
4 x 300 = 1200 ( cm )
1200 cm = 12 m
Bài 2: Giải
10m = 1000cm
Độ dài thu nhỏ cạnh hình thoi là:
1000 : 500 = 2 (cm)
Bài 3: Giải
40 m = 4000 cm; 20 m = 2000cm
Chiều dài hình chữ nhật thu nhỏ là:
4000 : 1000 = 4 ( cm)
Chiều rộng hình chữ nhật thu nhỏ là:
2000 : 1000 = 2 ( cm)
Chu vi hình chữ nhật thu nhỏ là:
( 4 + 2) x 2 = 12 ( cm)
Diện tích hình chữ nhật thu nhỏ là:
4 x 2 = 8 ( cm2).
III. Hoạt động chuyển tiếp:
Luyện tiếng Việt:
Luyện viết : Dòng sông mặc áo
I. Mục tiêu : 
	HD HS viết và trình bày đúng bài: Dòng sông mặc áo.
- Y/c HS viết đúng mẫu, đúng cở chữ, đúng khoảng cách, trình bày đẹp.
II. Hoạt động trên lớp :
1. Gv nêu y/c nội dung tiết hoạt động.
2. HD HS luyện viết
HĐ1: Gọi một HS đọc lại bài.
Lớp mở (SGK) theo dõi.
? Trong bài thơ em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?
HĐ2: HD HS viết bài, cách trình bày.
? Bài thơ thuộc thể thơ gì? (...Lục bát)
Y/C HS nhắc lại cách trình bày thể thơ lục bát.
HĐ3: HS gấp (SGK) GV đọc HS viết bài.
Viết xong khảo bài.
3. Tổng kết - Thu bài.
Nhận xét – dặn dò.
Địa lý: Thành phố Huế
I. Mục tiêu: Giúp HS biết :
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế.
- Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Huế thu hút được nhiều khách du lịch.
- Xác định vị trí của Thành phố Huế trên bản đồ VN
- Yêu mến và tự hào về TP Huế.
II. Chuẩn bị : 
Bản đồ VN - Tranh ảnh về Huế.
III. Hoạt động dạy - học .
A. Kiểm tra bài cũ
? ĐBDH miền Trung có những hoạt động sản xuất nào?
B. Các hoạt động dạy học
HĐ1: Tìm hiểu về thiên nhiên với các công trình kiến trúc cổ:
- HS tìm trên bản đồ vị trí của TP Huế.
- HS đọc bài (SGK).Quan sát lược đồ hình 1.
? Thành phố Huế nằm ở tỉnh nào? ( ...tỉnh Thừa Thiên Huế...)
? Thành phố nằm ở dãy nào của dãy Trường Sơn?( ...phía đông ..)
* Treo lược đồ thành phố Huế 
? Dòng sông nào chảy qua thành phố Huế? ( ...sông Hương...)
? Chỉ hướng chảy của dòng sông?
? Kể tên các công trình cổ kính? ( ...kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, Lăng Tự Đức...)
GV kết luận: Thiên nhiên ởHuế rất đẹp và có nhiều công trình kiến trúc cổ
HĐ2: Tìm hiểu: Huế - TP du lịch.
- Y/C HS quan sát H1 và cho biết:Nếu đi thuyền xuôi theo dòng sông Hương chúng ta có thể tham quan những địa điểm du lịch nào ở Huế? ( ...Điện Hòn Chén, lăng Tự Đức, ....)
* HS mô tả một số địa danh theo tranh ảnh đã chuẩn bị.
IV.Hoạt động chuyển tiếp
? Tại sao Huế là thành phố du lịch nổi tiếng?
 Củng cố bài: Hệ thống kiến thức bài - Giải thích thêm cảnh hấp dẫn ở Huế 
Nhận xét - dặn dò.
__________________________________
Hướng dẫn tự học: 
HOàN THàNH BàI TậP luyện từ và câu ( sáng)
I. Mục tiêu : 
- Củng cố luyện tập về du lịch thám hiểm.
- Biết viết đoạn văn về hoạt động du lịch hay thám hiểm có sử dụng những từ ngữ tìm được.
II. Hoạt động dạy - học .
1. Gv nêu y/c nội dung tiết học.
2. HD luyện tập:
HĐ1: Củng cố kiến thức:
? Em hiểu như thế nào gọi là thám hiểm? ( Thám hiểm có nghĩa là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm).
? Như thế nào gọi là du lịch? ( Du lịch là đi chơi xa để nghỉ ngơi ngắm cảnh).
HĐ2: Luyện tập: Cho HS hoàn thành bài tập ( Vở BT). Gv theo dõi chữa bài.
Btập luyện thêm: Đọc đoạn văn sau:
	Nhân dịp Tết Nguyên đán, gia đình em tổ chức đi thăm núi Ngũ Hành Sơn. Từ tối hôm trước, cả nhà háo hức chuẩn bị đồ đạc để hôm sau đi sớm. Trời tờ mờ sáng, đường vắng, ô tô chạy với tốc độ nhanh, gió lùa vào cửa kính mát rượi. Cảnh vật hai bên đường thật đẹp, nhà cửa san sát, những hàng cây xanh ngắt tiếp nối nhau. Khoảng nửa tiếng sau, một khung cảnh hùng vỹ dần hiện ra trước mắt em. Năm ngọn núi sừng sửng in hình lên nền trời xanh...
a. Gạch dưới các từ ngữ liên quan đến du lịch trong đoạn văn.
b. Viết lời giải nghĩa các từ sau: Hùng vỹ; sừng sững.
- HS làm vào vở ô li - Gv theo dõi - chấm bài.
3. Củng cố - nhận xét - dặn dò.
------------000-------------
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
tìm hiểu về thiếu nhi trên thế giới.
I. Mục tiêu : Kể cho HS nghe một số gương vượt khó học tập của thiếu nhi trên thế giới.
- Nêu cho HS biết một số phong tục tập quán của thiếu nhi thế giới.
II. Hoạt động dạy - học .
1- Gv nêu y /c nội dung tiết học.
2- Cho HS thi kể chuyện về một số gương vượt khó học tập của thiếu nhi trên thế giới.
- Gọi HS kể - cả lớp theo dõi -nhận xét bạn kể ( Có thể chuyện trên báo thiếu nhi ).
? Em hiểu phong tục tập quán là gì?
? Em hãy kể một phong tục tập quán của thiếu nhi của một nước mà em biết?
3. Nhận xét - dặn dò.
------------000-------------
Toán
ứNG DụNG CủA Tỷ Lệ BảN Đồ
I. Mục tiêu : Giúp HS biết: Từ độ dài thu nhỏ ở trên bản đồ và tỷ lệ bản đồ cho trước, biết cách tính độ dài thật trên mặt đất.
II. Hoạt động dạy - học .
HĐ1: Giới thiệu bài toán 1 (SGK).
- Hs đọc đề toán.
- Gợi ý HD cách giải:
? HS tìm độ dài thu nhỏ trên bản đồ ( 2cm).
? Bản đồ vẽ theo tỷ lệ nào? ( 1 : 300).
? 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là? cm (300cm).
? 2cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là / cm ( 2 x 300)
* HD cách giải:
Giải:
Chiều rộng thật của cổng trường là:
2 x 300 = 600 ( cm ) = 6 m
Đ áp số: 6 m.
* Tương tự: Giới thiệu bài toán 2 (SGK). => Rút ra cách giải.
HĐ2: Luyện tập:
- HS nêu y /c các BT - Gv giải thích cách giải.
- HS làm bài tập - Gv theo dõi.
- Kiểm tra, chấm bài một số em - nhận xét.
* Chữa bài tập.
III. Củng cố - nhận xét - dặn dò.
--------------000--------------
Lịch sử
NHữNG CHíNH SáCH Về KINH Tế Và
 VĂN HOá CủA VUA QUANG TRUNG.
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Nắm được một số chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung.
- Tác dụng của các chính sách đó.
II. Hoạt động dạy học.
Tìm hiểu những chính sách về kinh tế và văn hoá giáo dục của vua Quang Trung. 
* Gv nêu tóm tắt tình hình kinh tế của đất nước trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh: (Ruộng đất bị bỏ hoang. Kinh tế không phát triển... )
- HS đọc bài (SGK). Trả lời các câu hỏi (SGK).
? Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế? Nội dung, tác dụng của các chính sách đó.
(HS nêu kết quả ? Gv bổ sung kết luận: SGV)
* Về văn hoá:
- HS đọc bài (SGK). Trả lời câu hỏi.
? Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ nôm?
? Em hiểu: " Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu như thế nào?
(HS trả lời - Gv nhận xét bổ sung SGV)
* Gv trình bày về sự dang dở các công việc của vua Quang Trung đang tiến hành và tình cảm của người đời sau đối với vua Quang Trung.
=> Rút ra bài học (SGK). Gọi HS nhắc lại.
III. Củng cố bài -Nhận xét - dặn dò.
--------------000--------------
--------------000--------------
Đạo đức
BảO Vệ MÔI TRƯờNG ( T1)
I. Mục tiêu : Giúp HS:
- Hiểu: Con người sống phải gắn với môi trường vì vậy con người phải có trách nhiệm giữ gìn môi trường trong sạch.
* Biết bảo vệ, giữ gìn môi trường trong sạch.
* ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường.
II. Hoạt động dạy - học .
HĐ1: Tìm hiểu:
? Em đã nhận được những gì từ môi trường?
=> HS nêu ý kiến. Gv bổ sung.
Kết luận: (SGV).
HĐ2: Thảo luận nhóm thông tin (SGK).
- HS đọc thông tin (SGK)- Thảo luận về các thông tin nêu ở SGK.
* HS trình bày kết quả: Lớp nhận xét - Gv bổ sung kết luận ( SGV).
HĐ : HS làm BT1 (SGK).( Bày tỏ ý kiến đánh giá).
* HS nêu kết quả: Gọi một số HS khác giải thích, Gv nhận xét bổ sung.
=> Rút ra bài học (SGK). HS nhắc lại.
HĐ4: Liên hệ thực tế.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_30_nam_hoc_2011_2012_ban_chuan_kien_thuc.doc