Giáo án Lớp 4 Tuần 31 - GV: Nguyễn Thị Hồng

Giáo án Lớp 4 Tuần 31 - GV: Nguyễn Thị Hồng

TẬP ĐỌC:

ĂNG - CO VÁT

I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Ăng - co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam pu chia ( trả lời được các câu hỏi trong SGK) .

II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 50 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 898Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 31 - GV: Nguyễn Thị Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 31	
Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2010
Tập đọc:
ăng - co vát 
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Ăng - co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam pu chia ( trả lời được các câu hỏi trong SGK) .
II.Các hoạt động Dạy học:
HĐ của thầy
A. Bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng và nêu nôi dung bài: 
“ Dòng sông mặc áo” .
B.Bài mới: 
 + GTB: 
HĐ1: HD luyện đọc
- Đọc cả bài
- Y/C HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài : Ăng - co Vát
+ HD HS luyện đọc .
- Y/C HS LĐ nối tiếp theo cặp.
- Gọi HS đọc cả bài.
- GVđọc diễn cảm toàn bài.
HĐ2 : HD tìm hiểu bài . 
- Ăng - co Vát được xây dựng ở đâu và tự bao giờ ? 
- Khu đền chính đồ sộ như thế nào ?
- Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào ?
- Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp ?
+ Bài văn ca ngợi điều gì ?
- GV bổ sung, ghi bảng
 HĐ3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. 
- Y/C HS đọc nối tiếp đoạn và nêu cách đọc từng đoạn, bài .
+ HD HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn “Lúc từ các ngách”.
- GV nhận xét, góp ý về bài đọc của HS .
C.Củng cố, dặn dò
- Chốt lại ND và nhận xét tiết học. 
- Giao việc về nhà.
 HĐ của trò
- 2HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
 + HS khác nhận xét.
 - HS mở SGK, theo dõi bài .
- 1 HS khá đọc cả bài.
 - 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn.
 + Lượt 1: HS đọc phát âm đúng .
 + Lượt2: Đọc hiểu nghĩa các từ ngữ khó : Kiến trúc, điêu khắc .
 - HS luyện đọc theo cặp. Luyện đọc nối tiếp đoạn .
+ 1-2 HS đọc cả bài . 
- HS lắng nghe.
 - Đọc lướt toàn bài và nêu được: 
 + Được xây dựng ở Cam - pu - chia. Từ thế kỉ XII.
 + Khu đền chính gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn, ba tầng hành lang dài gần 1500m, có 398 gian phòng .
 + Những cây tháp lớn được xây dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn..
 - Được xây dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn..
+ Vào lúc hoàng hôn, Ăng - co Vát rất huy hoàng: ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền 
 - 3HS nêu 
 - 2 HS nhắc lại.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn và nhắc lại cách đọc bài: Đọc nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp của Ăng - co Vát.
 - HS luyện đọc theo cặp, vài HS thi đọc.
 + HS khác nhận xét . 
- HS đọc bài và nhắc lại ND bài học . 
- Ôn bài, chuẩn bị bài sau .
Toán
 Thực hành (Tiếp theo)
I.Mục Tiêu: Giúp HS:
- Biết được 1 số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào hình vẽ.
II. Chuẩn bị : 
 GV : Thước thẳng có vạch chia cm .
III. Các hoạt động dạy học: 
HĐ của thầy
A. Bài cũ: 
- Gọi HS đọc KQ đo được ở BT 2
B. Bài mới: 
+ GTB: 
HĐ1: Giới thiệu vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ . 
Bài toán: Đo đoạn AB trên mặt đất dài 20 cm .
+ Vẽ đoạn AB thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ
 1 : 400 .
- Y/C HS nêu cách vẽ.
- GV nhận xét, củng cố lại cách vẽ.
HĐ2:HDHS luyện tập:
- Cho HS nêu Y/C các bài tập
- HDHS nắm Y/C từng bài
- Cho HS làm bài vào vở
- Quan sát, giúp đỡ thêm 1 số HS còn lúng túng.
HĐ3: Chấm bài, HDHS chữa bài
Bài1: Giới thiệu chiều dài bảng lớp học 3m.
Bài2: Vẽ HCN có chiều dài và chiều rộng lần lượt là 8m, 6m trên bản đồ với tỉ lệ 1 : 200 .
+ GV nhận xét chung .
C. Củng cố dặn dò
- Chốt lại ND và nhận xét tiết học.
- Giao việc về nhà.
HĐ của trò
- 2 HS đọc, lớp nhận xét
- HS mở SGK, theo dõi bài .
- HS nắm được Y/C đề bài và thực hành :
 Đổi 20 m = 2 000cm
+ Độ dài thu nhỏ : 
 2000 : 400 = 5 cm
+ Vẽ vào giấy đoạn AB = 5cm.
- HS nêu
- HS nêu Y/C các bài tập
- HS lắng nghe để nắm Y/C từng bài
- HS làm bài vào vở
- HS chữa bài, lớp nhận xét.
- 1 HS lên bảng vẽ:
3m = 300cm
Chiều dài bảng lớp thu nhỏ trên bản đồ là:
300 : 50 = 6 (cm)
 A 6cm B
 - 1 HS lên bảng tính độ dài thu nhỏ của phòng học và vẽ trên bảng.
 8m = 800 cm, 6m = 600 cm
Chiều dài lớp học thu nhỏ là: 
800 : 200 = 4 (cm)
Chiều rộng lớp học thu nhỏ là: 
600 : 200 = 3 (cm)
Vẽ hình thu nhỏ.
 3cm
 4cm
- HS nhắc lại ND bài học .
- Ôn bài, chuẩn bị bài sau.
Chính tả:
Tiết 31
I.Mục tiêu: Giúp HS : 
- Nghe - viết đúng bài chính tả “Nghe lời chim nói”; biết trình bày các dòng thơ, khổ thơ, khổ thơ theo thể thơ 5 chữ.
 - Tiếp tục luyện tập phân biệt đúng những tiếng có thanh hỏi/ ngã.
II.Chuẩn bị:
 - GV : 4 tờ giấy khổ to.
III. Các hoạt động Dạy học:
HĐ của thầy
A.KTBC:
- Y/C HS đọc lại thông tin bài 3a - tiết trước .
 B.Bài mới : 
+ GTB: 
HĐ1: HD HS nghe - viết chính tả .
- GV đọc bài thơ “Nghe lời chim nói”.
+ Lưu ý HS cách trình bày bài thơ 5 chữ, Khoảng cách giữa các khổ thơ, những từ ngữ dễ viết sai .
+ Bầy chim nói gì ?
- Đọc cho HS viết bài .
+ Đọc lại bài .
+ GV chấm, chữa bài .
HĐ2: HD HS làm bài tập chính tả .
Bài2b: Phát phiếu cho 2 nhóm HS làm bài: Tìm từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh hỏi, thanh ngã .
+ GV nhận xét .
Bài3b: Dán hai tờ phiếu lên bảng, Y/C thi làm bài nhanh, đúng .
+ GV chốt lại lời giải đúng . 
C.Củng cố, dặn dò: 
- Chốt lại ND và nhận xét giờ học.
- Giao việc về nhà.
HĐ của trò
- 2HS đọc bài.
+ HS khác theo dõi nhận xét.
- HS mở SGK,theo dõi vào bài .
- HS theo dõi và đọc thầm lại bài thơ.
+ Cả lớp theo dõi, nắm được cách trình bày .
+ HS chú ý các từ dễ sai lỗi chính tả: Lắng nghe, nối mùa, ngỡ ngàng, thanh khiết, thiết tha 
+ Nói về những cảnh đẹp, những đổi thay của đất nước .
+ HS viết bài vào vở.
+ HS soát bài .
+ 1/3 lớp chấm .
- Các nhóm HS làm bài vào phiếu, sau đó trình bày .
+ Đại diện các nhóm đọc kết qủa.
VD: Bủn rủn, chỏng chơ, dửng dưng, hở hang, bẽn lẽn, lả tả, 
+ HS khác nhận xét.
- HS thi làm bài (Sa mạc đen).
KQ : ở - cũng
 Cảm - cả .
+ HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe
- Ôn bài, chuẩn bị bài sau.
Đạo đức:
 bảo vệ môi trường (t2)
I. Muc tiêu: Giỳp HS :
- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường (BVMT) và thách niệm tham (BVMT).
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để BVMT.
- Tham gia BVMT ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phàu hợp với khả năng.
*Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm môi trường và biết nhắc bạn bè, người thân cùng thực hiện bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
 GV: SGK, phiếu màu .
III. Các hoạt động Dạy học:
 HĐ của thầy
A. KTBC:
- Vì sao cần phải bảo vệ môi trường ? Các biện pháp phòng tránh .
B. Bài mới: 
+ GTB: 
HĐ1: Tập làm “Nhà tiên tri”.(BT2)
+ Y/C HS chia nhóm thảo luận:
 Mỗi nhóm HS thảo luận một tình huống và bàn cách giải quyết .
+ GV đánh giá kết quả làm việc của HS .
HĐ2: Bày tỏ ý kiến của em . (BT3)
- Nêu các tình huống trong bài, Y/C HS bày tỏ ý kiến của mình .
+ GV chốt lại kết quả đúng, sai .
HĐ3: Xử lí tình huống (BT4)
+ GV đưa ra các tình huống, Y/C các nhóm thảo luận v à tìm cách xử lí .
- G kết luận cách giải quyết đúng .
HĐ4: Dự án: Tình nguyện xanh .
- N1: Tìm hiểu về tình hình môi trường ở xóm.
- N2: Tìm hiểu về tình hình môi trường trường học .
- GV nhận xét kết quả việc làm của từng nhóm.
+ KL về tác hại của việc làm ô nhiễm môi trường .
+ Nêu phần ghi nhớ .
C. Củng cố - dặn dò: 
- Chốt lại nội dung và nhận xột giờ học.
- Giao việc về nhà.
HĐ của trò
- 2 HS nờu miờng.
+ HS khỏc nhận xột.
- HS mở SGK, theo dõi bài .
- Lớp chia nhóm.
+ Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả .
a. ảnh hưởng đến sự tồn tại và thu nhập sau này ..
b. ảnh hưởng đến sức khoẻ và ô nhiễm môi trường .
c. Gây ra hạn hán 
- HS làm việc theo cặp . Sau đó :
+ Dùng thẻ bày tỏ ý kiến của mình .
+ KQ : Tán thành: c, d, g .
 Không tán thành: a, b .
- HS thảo luận và nêu được kết quả .
a. Thuyết phục hàng xóm chuyển bếp sang chỗ khác .
b. Đề nghị giảm âm thanh .
c. Tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng .
- Lớp chia làm 2 nhóm: Các nhóm nhận nhiệm vụ.
+ Từng nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét .
- HS đọc ghi nhớ
- 2HS nhắc lại nội dung bài học . 
- ễn bài, chuẩn bị bài sau.
 Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2010
Giáo án thao giảng
Họ và tên người dạy: Lê Thị Tình
Thực tập tại trường Tiểu học Xuân Phong - Thọ xuân - Thanh Hoá
Toán
 ôn tập về số tự nhiên
I .Mục tiêu: Giúp HS :
 - Đọc, viết được số tự nhiên trong hệ thập phân.
 - Nắm được hàng và lớp, giá trị của số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong 1 số cụ thể.
 - Dãy số tự nhiên và 1 số đặc điểm của nó.
IICác hoạt động dạy học :
Top of Form
HĐ của thầy
A. Bài cũ: Chữa bài 2 
 - Cũng cố về tỉ lệ trên bản đồ.
B.Bài mới: 
+ GTB : 
HĐ1: HDHS luyện tập:
Bài1: Củng cố về cách đọc , viết số và cấu tạo thập phân của 1 số.
+ GV HD HS làm mẫu 1 câu.
Bài2,3,4,5: Cho HS nêu Y/C các bài tập:
- HDHS nắm Y/C từng bài
- Cho HS làm bài vào vở
- Quan sát, giúp đỡ thêm 1 số HS
HĐ2: Chấm, chữa bài:
+Bài2: Viết mỗi số sau thành tổng:
Ôn về phân tích cấu tạo số.
Bài3: 
a, Củng cố việc nhận biết vị trí của từng chữ số theo hàng, lớp.
*b, Củng cố việc nhận biết giá trị của từng chữ số trong 1 số cụ thể.
Bài4: Củng cố về một số đặc điểm (Tính chất) của dãy số tự nhiên . 
+Bài5: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a)Ôn về số tự nhiên liên tiếp .
b, c)Ôn về số chẵn, số lẻ .
+ GV nhận xét .
C.Củng cố - dặn dò: 
 - Chốt lại ND và nhận xét tiết học. 
 - Giao việc về nhà.
 HĐ của trò
 - 2HS chữa bài 2.
 + HS khác nhận xét .
 + HS mở SGK, theo dõi bài .
 - 1HS trình bày mẫu câu 1.
 + Nắm vững đọc số có chữ số O ở giữa.
 VD: 1 237 005 đọc là: Một triệu hai trăm ba mươi bảy nghìn không trăm linh năm.
 - HS nêu Y/C các bài tập
- HS làm bài vào vở
- HS chữa bài, lớp nhận xét.
-1 HS lên bảng làm.
- HS vận dụng mẫu để làm các câu còn lại :
 5794 = 5000 + 700 + 90 + 4
 20292 = 20 000 + 200 + 90 + 2
 190909 = 100 000 + 90 000 + 900 +9 
 + HS đọc số và nêu miệng giá trị của chữ số 5 trong từng số.
 - HS nhắc lại các hàng của từng lớp .
 - HS nêu giá trị của chữ số 3 trong từng số
- HS nêu miệng: Trong dãy số tự nhiên:
 + Hai số liên tiếp hơn(kém) nhau 2 đơn vị .
 + Số tự nhiên bé nhất: 0.
 + Không có số tự nhiên lớn nhất .
- 3 HS lên bảng làm:
 a) Ba số tự nhiên liên tiếp:
 67; 68; 69. 798; 799; 800.
 999; 1000; 1001.
b) Ba số chẵn liên tiếp:
8; 10; 12. 98; 100; 102. 998; 1000; 1002
c) Ba số lẻ liên tiếp:
51; 53; 55. 199; 201; 203; 997; 999; 1001
- HS đọc các số tự nhiên liên tiếp trong từng trường hợp 
+ Nêu được đặc điểm của số chẵn và số lẻ để làm .
 - 2HS nhắc lại nội dung của bài .
 - Ôn bài, chuẩn bị bài sau . 
Bottom of Form
Luyện từ và câu:
 Thêm trạng ngữ cho câu
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Hiểu được thế nào là trạng  ... à: 124 + 93 = 217 (kg)
 Đáp số: 217 kg
- 1 HS lên bảng tính:
a) 11 + 12 + 13 + 14 + 15 + 16 + 17 + 18 + 19 + 20 + 21 + 22 + 23 + 24 + 25 
= (11 + 25) + (12 + 24) + (13 + 23) + (14 + 22) + ( 15 + 21) + (16 +20) + (17+19) + 18
= 26 + 26 + 26 + 26 + 26 + 26 + 26 + 18
= 26 7 + 18
= 182 + 18 = 200.
 b)5 +10 + 15 + 20 +  + 300 + 305 + 310
Dãy số cách đều 5 đơn vị.
Số các số hạng trong tổng là:
(310 – 5) : 5 + 1 = 62 (số hạng)
Ta có: 
 5 + 10 + 15 + 20 +  + 300 + 305 + 310
= (5 + 310) + (10 + 305) + (15 + 300) + 
= 315 + 315 + 315 + 
Có 62 số hạng nên có số cặp có tổng bằng 315 là:
62 : 2 = 31 (cặp)
Tổng của dãy số là: 315 31 = 9765
- HS lắng nghe.
- Ôn bài, chuẩn bị bài sau.
 buổi Chiều :
 Tiết 5+6 Luyện Tiếng Việt
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Luyện kĩ năng đọc diễn cảm và hiểu một văn bản văn xuôi .
- Luyện chữ viết theo mẫu chữ mới và làm bài tập chính tả .
II. Các hoạt động trên lớp :
A/KTBC: 
 + Y/C 2 HS đọc bài “Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất”. Nêu nội dung bài TĐ này .
B/Dạy bài mới:
* GV giới thiệu, nêu mục tiêu của bài. 
HĐ1: Luyện đọc bài tập đọc : Ăng - co Vát.
- 3HS đọc nối tiếp 3 đoạn cuả bài và nhắc lại cách đọc đoạn, bài : Giọng đọc rõ ràng, chậm rãi, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ Ăng - co Vát - một công trình kiến trúc tuyệt diệu .
+ Luyện đọc nối tiếp đoạn theo cặp : HS trong nhóm luân phiên nhau đọc và nhận xét, góp ý lẫn nhau.
 - Tổ chức cho nhiều đối tượng khác nhau đọc trước lớp để GV góp ý, sửa cách đọc (nếu cần). 
 + Lớp theo dõi, nhận xét.
- Y/C HS nhắc lại nội dung của bài Tập đọc này .
2. Luyện viết:
Bài1: Nghe - viết “Nghe lời chim nói”.
 - GV nêu Y/C bài viết : 
 + Nghe để viết đoạn văn bản, chú ý những từ dễ viết sai chính tả: Lắng nghe, nối mùa, ngỡ ngàng, thanh khiết, 
 + HS gấp sách và viết bài vào vở .
 + Nắn nét chữ theo kiểu chữ mới 
 - GV đọc bài viết, HS viết bài vào vở chậm để nắn nét chữ .
 + HS viết xong ,đổi chéo vở để soát lỗi cho nhau .
Bài2: Phân biệt dấu hỏi/ ngã .
 Một ông khách dùng bữa với chủ nhà. Cơm trong rá đã hết mà ông chủ thì vẫn đang mải nói chuyện về nhà cửa. Ông khách bèn lấy đôi đũa gõ vào miệng giá rồi nói chen vào:
 - Cạnh nhà tôi có người muốn bán nhà. Cái nhà ấy to lắm. Riêng cái cột đã lớn bằng cái rá này .
 Chủ nhà nhìn theo, thấy cơm trong rá đã hết nhẵn. Ông liền gọi người nhà đem thêm cơm và hỏi khách:
 - Thế cái nhà ấy họ định bán bao nhiêu ?
 Khách vừa xới cơm vào bát vừa nói :
 - ấy là nói chuyện khi họ còn túng đói, chứ bây giờ, nhưng đủ rồi, họ còn bán làm gì nữa .
HĐ2: Luyện tập về bài văn miêu tả con vật.
 Đề bài: Viết một đoạn văn tả hoạt động của một con vật mà em yêu thích .
* HD HS : Xác định rõ trọng tâm là: Đoạn văn, tả hoạt động của một con vật, em yêu thích .
 + Y/C HS cần quan sát kĩ đối tượng để tả cho hợp lí .
 * HS làm bài và đọc bài làm của mình .
C/ Củng cố – dặn dò :
 - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
 Tiết 5 Kĩ thuật 
 lắp xe nôi (T2)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp xe nôi.
 - Lắp được từng bộ phận và lắp ráỗie nôi đúng kĩ thuật, đúng quy trình .
 - Rèn tính cẩn thận , làm việc theo quy trình, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp ráp, tháo các chi tiết của xe nôi.
II.Chuẩn bị:: Mẫu xe nôi đã lắp sẵn.
 HS : Bộ mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động trên lớp :
A/ KTBC: (4’)
 - Kiểm tra dụng cụ học tập của HS .
 - Nhắc lại quy trình lắp ráp xe nôi ?
B/Dạy bài mới: (35’)
* GTB: GV nêu mục tiêu bài dạy.
HĐ1: HS thực hành lắp xe nôi .
a) HS chọn chi tiết.
- Y/C HS chọn đúng, đủ các chi tiết theo SGK .
+ GV theo dõi, giúp HS chọn đúng, đủ các chi tiết .
b) Lắp từng bộ phận .
- Gọi 1HS đọc phần ghi nhớ.
+ Y/C HS quan sát kĩ từng hình cũng như nội dung các bước lắp xe nôi .
- Trước khi thực hành, lưu ý HS :
+ Vị trí trong, ngoài của các thanh.
+ Lắp các thanh chữ U dài vào đúng hàng lỗ trên tấm lớn .
+ Vị trí tấm nhỏ với tấm chữ U khi lắp thành xe và mui xe .
c) Lắp ráp xe nôi.
- Lưu ý HS : Vặn chặt các mối ghép để xe không bị xộc xệch .
+ Lắp xong, kiểm tra sự chuyển động của xe .
HĐ2: Đánh giá kết quả học tập
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- Nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành:
+ Đúng mẫu.
+ Lắp chắc chắn, không bị xộc xệch.
+ Xe nôi chuyển động được .
- G nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS .
- Nhắc HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp . 
C. Dặn dò . (1’)
- VN : Luyện lắp nhiều lần .
- HS kiểm tra chéo và báo cáo .
- 2HS nêu.
* HS mở SGK, theo dõi bài học .
* Quan sát mẫu xe nôi.
- HS chọn các chi tiết và để riêng từng loại ra nắp hộp .
* Thực hành lắp ráp xe nôi theo quy trình SGK :
- HS khác góp ý bổ sung .
+ Thực hành theo nhóm bàn: Nhóm trưởng phân công mỗi bạn lắp một bộ phận .
 Lắp tay kéo, lắp giá đỡ trục bánh xe, lắp thanh đỡ giá đỡ trục bánh xe, lắp thành xe và mui xe, Lắp trục bánh xe.
- HS quan sát H1 - SGK:
+ Lắp các bộ phận theo thứ tự H1 - SGK . 
+ Kiểm tra sự chuyển động của xe .
- HS hoàn thành sản phẩm : Đặt sản phẩm lên bàn, cho chuyển động để kiểm tra vận hành của xe .
- HS quan sát sản phẩm của các bạn và đánh giá theo tiêu chí GV đưa ra .
+ HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp . 
* VN: Ôn bài
 Chuẩn bị bài sau. 
 Tiết 5 luyện khoa học 
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Củng cố kiến thức về : Trao đổi chất ở thực vật .
 - Làm được các bài tập có liên quan .
II. Các hoạt động trên lớp :
A/KTBC: 
- Thực vật có nhu cầu như thế nào về không khí ? Cho ví dụ minh hoạ .
B/Nội dung bài ôn luyện:
* GTB: GV nêu mục tiêu bài học .
* Cách tiến hành : GV ghi các bài tập lên bảng, Y/C HS làm bài .
1. Đánh mũi tên và điền tên các khí vào chỗ ... trong sơ đồ trao đổi khí của thực vật dưới đây cho phù hợp.
a. Đánh dấu (+) vào cột tương ứng với các chất khoáng mà cây được bón; đánh dấu (-) vào cột ứng với chất khoáng mà cây thiếu .
Hấp thụ Thải ra
Khí .............
Thực vật
Khí ............
2. Đánh mũi tên và điền tên các chất còn thiếu vào chỗ ... để hoàn thành sơ đồ trao đổi thức ăn ở thực vật .
Khí ..........
Khí ............
................
.....................
.....................
Các chất khoáng khác
* HS đọc thông tin trong SGK và những kiến thức đã học để làm bài . 
+ HS chữa bài, HS khác nhận xét .
C/Củng cố –dặn dò :
 - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học.
 Tiết 6+7 luyện toán 
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố, hệ thống lại một số kiến thức, kĩ năng cơ bản về: Đọc - viết, so sánh, sắp xếp số tự nhiên, viết các số tự nhiên, về số tự nhiên chẵn, số tự nhiên lẻ ,
- Làm các bài tập có liên quan .
II.Các hoạt động trên lớp:
A.KTBC:
 - Y/C HS nêu một số tính chất của dãy số tự nhiên .
B. Nội dung bài ôn luyện:
 * GTB: G nêu nội dung bài ôn luyện .
 * Cách tiến hành: GV đưa ra hệ thống bài tập, Y/C HS làm bài và chữa .
 - Các bài tập: 
Bài6: Bài7: Phải viết bao nhiêu chữ số để ghi số trang của một quyển sách có 156 trang ?
* HS làm bài vào vở, rồi chữa bài. HS nhận xét .
+ GV nhận xét kết quả làm bài của HS . 
C/Củng cố – dặn dò :
- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
 Tiết 5+6 luyện tiếng việt 
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 - Ôn luyện một số kiến thức về “Thêm trạng ngữ cho câu”.
 - Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật .
II.Các hoạt động trên lớp:
A/ktbc :
 - Y/C HS đọc ghi nhớ bài : Thêm trạng ngữ cho câu . Cho ví dụ minh hoạ.
B/Nội dung bài ôn luyện :
 * GTB : GV nêu mục tiêu bài dạy .
HĐ1: Thêm trạng ngữ cho câu .
Bài1: Tìm trạng ngữ trong các câu sau:
 a. Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế .
 Thạch Lam .
 b. Trên bờ hè, dưới những chòm xoan tây lấp loáng hoa đỏ, mẹ tôi mặt rầu rầu, đầu hơi cúi, mắt nhìn như không thấy gì, đi rất chậm .
 Nguyên Hồng .
 c. Thỉnh thoảng, từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay qua bầu trời ngoài cửa sổ về phương Nam .
 Nguyễn Quỳnh.
Bài2: Thêm trạng ngữ vào chỗ trống trong các câu sau:
 a. ., ánh nắng dịu dàng từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa.
 b. , một đàn cò xoải cánh bay miết về những cánh rừng xa tít .
 c. , những con tàu như những toà nhà trắng lấp loá đang neo đậu sát nhau.
Bài3: Viết đoạn văn ngắn tả cây cối hoặc loài vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn có một số câu sử dụng trạng ngữ. Viết xong, gạch dưới các trạng ngữ ấy .
HĐ2: Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật .
 Bài1 : Hãy quan sát một chú bê con và ghi lại kết quả quan sát về các chi tiết: Đầu (mắt, mũi, miệng, tai); thân hình (màu lông, chân trước, chân sau); đuôi (độ dài, hình dáng, ) .
+ Dựa vào kết quả quan sát trên, em hãy viết một đoạn văn tả một trong ba bộ phận của chú bê con .
* HS làm bài, G theo sát (Có thể gợi ý một số từ ngữ để HS dễ tả), gợi ý cho HS còn lúng túng, chữa bài. 
C.Củng cố – dặn dò : 
 - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
 Tiết 7 Luyện Địa lí và Lịch sử
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Củng cố kiến thức về lịch sử bài : Nhà Nguyễn thành lập .
 - Ôn lại một số đặc điểm tiêu biểu về : Biển, đảo, quần đảo của Việt Nam .
II. Các hoạt động trên lớp :
A.KTBC: 
 - Khi đi du lịch đến Đà Nẵng, du khách có thể đến những địa danh nào ?
B.Nội dung bài ôn luyện :
* GTB : GV nêu mục tiêu bài dạy.
* Cách tiến hành : Gv đưa ra các câu hỏi Lịch sử và Địa lí , HS làm bài tập vào vở rồi trình bày KQ:
Câu1: Hãy đánh dấu x vào ă trước ý em cho là đúng :
a. Nhà Nguyễn thành lập năm : b. Nhà Nguyễn chọn kinh đô là :
ă 1858 ă Thăng Long .
ă 1802 ă Hoa Lư.
ă 1792 ă Huế
ă 1789
c. Hãy đánh dấu x vào ă trước ý chứng minh các vua triều Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai :
ă Vua không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng .
ă Vua tự đặt ra luật pháp .
ă Vua tự điều hành các quan đứng đầu tỉnh .
ă Cả ba việc làm trên .
Câu2: Em hãy lấy dẫn chứng trong SGK (Cả phần chữ và hình)để chứng minh rằng: Nhà Nguyễn trừng trị tàn bạo những ai chống đối .
Câu3: Vùng biển nước ta có đặc điểm gì ? Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta ?
Câu4 : Em hiểu thế nào là đảo? Nơi nào nước ta có nhiều đảo nhất ?
(Do: Đà Nẵng nằm trên bờ biển đẹp, có nhiều bãi tắm thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi, )
Câu5: Đảo và quần đảo nước ta có giá trị gì ? 
* GV nhận xét : Tuyên dương những HS trả lời đúng nhiều câu hỏi , động viên , khích lệ những HS còn TL đúng được ít câu .
C/Củng cố – dặn dò :
 - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 31.doc