Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Phạm Thị Minh Huyền (Bản 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Phạm Thị Minh Huyền (Bản 2 cột)

I. Mục tiêu.

- Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào hình vẽ . Bài 1

II. Đồ dùng dạy học:

Thước kẻ có cm, bảng phụ ghi các bài tập.

III. Hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 35 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 243Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Phạm Thị Minh Huyền (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31: Thứ 2 ngày 12 tháng 4 năm 2010.
Tiết 1: CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN.
 .
Tiết 2: TẬP ĐỌC
ĂNG – CO VÁT.
 I. Mục tiêu:
-Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.
-Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân Cam-pu-chia (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn các câu trong bài cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 5p
-Yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi bài: Dòng sông mặc áo.
- Nhận xét và ghi điểm.
3. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài:1p
 Bài đọc hôm nay sẽ đưa các em đến với đất nước Cam - pu - chia , thăm một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Khơ-me đó là Ăng – co Vát . 
b. Hướng luyện đọc.9p
-Yêu cầu đọc toàn bài.
-Bài chia làm ba đoạn.
-Yêu cầu đọc nôí đoạn, kết hợp luyện phát âm: Ăng – co Vát, Cam – pu – chia, XII.
-Yêu cầu đọc nối đoạn, kết hợp giải nghĩa từ sgk.
-Hướng dẫn cách đọc toàn bài.
 Đọc đúng các tên riêng(Ăng – co Vát, Cam – pu – chia, chữ số La mã XII. Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm kính phục , ngưỡng mộ với một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu.
-Đọc mẫu toàn bài.
c. Tìm hiểu bài:11p
* Đoạn 1 : 2 dòng đầu
H.Ăng – co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ ?
* Đoạn 2 :  kín khít như xây gạch vữa.
H. Khu đền chính đồ sộ như thế nào ?
H.Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào ?
* Đoạn 3 : phần còn lại.
H.Phong cảnh khu đền lúc hoàng hôn có gì đẹp ?
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm:13p
-Yêu cầu đọc nối đoạn văn, theo dõi nhận xét và sửa sai.
-Yêu cầu đọc đoạn trong nhóm, nhận xét học nhóm.
-Treo bảng ghi đoạn cần đọc, yêu cầu đọc hoặc theo dõi bạn đọc.
 Lúc hoàng hôn Ăng – co Vát thật huy hoàng. Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn / vượt lên hẳn những hành muỗm già cổ kính. Ngôi đền cao với những ngọn lá rêu phong, uy nghi kì lạ, càng cao càng thâm nghiêm dưới ánh trời vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách.
-Yêu cầu đọc lại nhiều lần, nhận xét và sửa sai.
-Yêu cầu thi mđọc hay, nhận xét và tuyêng dương bạn đọc hay nhất.
H.Qua nội dung bài học, em nào có thể nêu được ý nghiã và nội dumg bài học.
-Nhận xét và ghi ý nghĩa nội dung bài, yêu cầu đọc lại.
Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân Cam-pu-chia.
4. Củng cố - dặn dò:1p
-Yêu cầu đọc toàn bài và nêu nội dung bài.
-Qua bài học các em cần yêu quý các công trình kiến trúc vì đó là công sức của các người xây dựng.
-Về nhà đọc lại nhiều lần, chuẩn bài: Con chuồn chuồn nước.
-Nhận xét tiết học.
-Cá nhân đọc và trả lời yêu cầu của cô.
- Nhắc tựa.
-Cá nhân đọc toàn bài.
-Cá nhân đọc nối đoạn.
-Cá nhân phát âm lại.
-Đọc nôí đoạn và nêu giải nghiã các từ.
-Theo dõi.
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . 
. Ăng – co Vát được xây dựng ở 
Cam- pu – chia từ đầu thế kỉ thứ mười hai.
..Gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn , ba tầng hành lang dài gần 1500 mét.
 Có 398 gian phòng.
..Những tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn.
..Những bức tường buồng nhẵn như mặt ghế đá , đượv ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.
..Vào lúc hoàng hôn Ăng – co Vát thật huy hoàng .
.. Ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền .
..Những ngon tháp cao vút lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt .
Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong càng trở nên uy nghi , thâm nghiêm hơn dưới ánh chiều vàng , khi đàn dơi bay toả ra từ các ngách .
-Cá nhân đọc.
-Các bạn tiếp tục đọc nối đoạn trong nhóm.
-Theo dõi bạn đọc, đọc đoạn.
-Cá nhân nêu.
-Cá nhân đọcc và nêu.
.......................
Tiết 3: TOÁN
THỰC HÀNH (TT).
I. Mục tiêu.
- Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào hình vẽ . Bài 1 
II. Đồ dùng dạy học: 
Thước kẻ có cm, bảng phụ ghi các bài tập.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1. Ổn định:
2. Bài cũ:5p
-Yêu cầu đo chiều dài cái cửa lớp học, bục giảng lớp học.
-Nhận xét ghi điểm.
 3. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài:1p
 Để biết cách vẽ độ dài theo tỉ lệ. Tiết toàn hôm nay ta học bài Thực hành tiếp theo.
b.Tìm hiểu bài:15p
- Hướng dẫn vẽ đoạn AB trên bản đồ.
-Nêu ví dụ sgk.
H.Để vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ, trước hết ta cần xác định được gì?
H.Có thể dựa vào đâu để tính độ dài của đoạn AB thu nhỏ?
-Yêu cầu tính độ dài AB.
H.Vậy đoạn thẳng AB thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1: 400 dài bao nhiêu cm?
H.Hãy nêu cách vẽ đoạn thẳng AB dài 5cm?
-Yêu cầu thực hành vẽ đoạn thẳng AB dài 20 m trên bản đồ tỉ lệ 1: 400
c.Luyện tập:18p
Bài 1: 
-Yêu cầu thảo luận và nêu kết quả.
- Nhận xét và ghi điểm.
Bài 2:(HSG) 
-Yêu cầu trả lời.
-Yêu cầu đọc đề và nêu yêu cầu.
H.Để vẽ được hình chữ nhật biểu thị nền phòng học trên bản đồ tỉ lệ 1: 200 chúng ta tính được gì?
-Yêu cầu làm vào phiếu.
-Thu chấm và nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò:1p
-Yêu cầu nêu lại cách vẽ độ dài trên bản đồ.
-Cần nắm cách vẽ độ dài trên bản đồ.
-Nhận xét tiết học.
-Cá nhân thực hiện, nhận xét bạn làm.
-Nhắc tựa.
-Cá nhân nêu ví dụ sgk.
 Trả lời:
Chúng ta cần xác định được độ dài đoạn AB thu nhỏ.
Dựa vào độ dài thật của đoạn thẳng AB và tỉ lệ của bản đồ.
Tính: 20m = 2000cm
..Độ dài đoạn AB thi nhỏ là: 2000 : 400 = 5cm.
-Cá nhân nêu.
-Các nhóm tiuến hành thảo luận.
-Cá nhân lên đo độ dài bảng lớp, thực hành vẽ đoạn thẳng biểu thị độ dài bảng.
 Tính: 
Chiầu dài bảng là 3m
3m = 300 cm
Chiều dài bảng thu nhỏ trên tỉ lệ bản đồ.
300 : 50 = 6cm 
-Cá nhân đọc và nêu.
..Phải tính chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật thu nhỏ.
 Giải:
8m = 800 cm ; 6m = 600cm
Chiều dài lớp học thu nhỏ là:
 800 : 200 = 4cm
Chiều rộng lớp học thu nhỏ là:
 600 : 200 = 3cm
-Cá nhân nêu.
.
Tiết 4: ©m nh¹c:	
gi¸o viªn ©m nh¹c d¹y
.
CHIỀU:
Tiết 1+2:LUYỆN TIẾNG VIỆT
 ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
 Giúp HS luyện tập miêu tả cây cối , đồ vật .
II. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên.
 Hoạt động của học sinh.
1. Ổn định:
2. Bài cũ:5p
H. Nêu cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật?
H. Nêu cấu tạo bài văn miêu tả cây cối ?
3. Dạy bài mới:34p
Bài 1: 
 Cho đề bài :
Hãy tả một đồ dùng đã gắn bó với gia đình em . Em hãy :
 a. Viết lời mở bài gián tiếpcho đề bài trên .
 b. Viết đoạn kết bài theo cách mở rộng .
Bài 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( 3-5) câu tả chiếc lá vào trước bài đọc Chiếc lá : (SGK tập 2 tr.98-99 )
4. Củng cố - dặn dò:1p
Về viết hoàn chỉnh bài 4 trên. 
-HS nêu ,lớp bổ sung .
-HS làm nháp rồi trình bày ,lớp nhận xét bổ sung .
-HS làm nháp rồi trình bày ,lớp nhận xét bổ sung .
Tiết 3:LUYỆN TOÁN
 ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
 -Giúp HS củng cố về kiến thức và kỹ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết hiệu (tổng ) và tỷ số của hai số đó”.
-Tạo thói quen giải toán về phân số cho học sinh .
II. Đồ dùng dạy học: 
 B¶ng con.
 III. Hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động của giáo viên.
 Hoạt động của học sinh.
1. Ổn định:
2. Bài cũ:5p
H. Nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó ?
H. Nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó ?
3. Dạy bài mới:34p
Bài 1: Hiệu của hai số là 25 . Tỉ số của hai số là 2/7 .Tìm hia số đó .
Bài 2: 
Khối lớp 4 nhiều hơn khối lớp 5 là 60 học sinh .Số học sinh khối lớp 5 băng 3/4 số học sinh khối 4 .Hỏi mỗi khối có bao nhiêu học sinh ?
Bài 3: 
Năm nay mệ hơn con 24 tuổi .Sau 2 năm nữa tuổi con bằng 1/4 tuổi mẹ . Tính tuổi hiện nay của mỗi người .
Bài 4: 
Một hình chữ nhật có chu vi gấp 6 lần chiều rộng .Chiều dài hơn chiều rộng 25 cm . Tính diện tích của hình chữ nhật đó .
Bài 5: 
Tỉ số của hai số lể là 5/7 .Tìm hai số lể đó ,biết rằng giữa chúng có 5 số chẵn .
4. Củng cố - dặn dò:1p
-Về ôn lại kiến thức phân số và làm bài ở vở in.
-HS lần lượt nêu , lớp bổ sung cho đầy đủ.
-HS xác định yêu cầu của đề ,nêu thứ tự thực hiện phép tính rồi làm bài vào vở , HS lên bảng làm bài.
-HS xác định yêu cầu của đề, đọc tóm tắt ,làm vào vở .
-Một HS lên bảng làm.
-Xác định đề , nêu tóm tắt .
-Làm rồi trình bày.
-Xác định đề , nêu tóm tắt .
-Làm rồi trình bày.
-Xác định đề , nêu tóm tắt .
-Làm rồi trình bày.
........................................................................................................................................
 Thứ 3 ngày 13 tháng 4 năm 2010.
Tiết 1: LUYỆN TỪ & CÂU
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU.
I. Mục tiêu:
-Hiểu được thế nào là trạng ngữ (ND Ghi nhớ).
-Nhận diện được trạng ngữ trong câu (BT1, mục III), bước đầu viết được đoạn văn ngắn trong đó có ít nhất 1 câu có sử dụng trạng ngữ (BT2).
-HS khá, giỏi viết được đoạn văn có ít nhất hai câu dùng trạng ngữ (BT2).
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ các bài tập.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1. Ổn định:
2. Bài cũ:5p
-Yêu cầu 2 HS đặt câu cảm.
- Mời 2 HS khác nêu tình huống sử dụng câu cảm đó.
-Nhận xét và ghi điểm.
3. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài:1p
 Để câu hay và tăng thêm ý nghĩa của câu. Tiết luyện từ hôm nay ta học bài: Thêm trạng ngữ chó câu.
b.Tìm hiểu bài:15p
Nhận xét 1: Yêu cầu đọc, nêu tác dụng của phần in nghiêng.
Nhận xét 2: Yêu cầu trả lời.
H.Đặt câu hỏi với phần in nghiêng?
-Nhận xét và kết luận.
Nhận xét 3: Yêu cầu trả lời.
H.Phần in ngiêng bổ sung cho câu có ý nghĩa gì?
GV: Những bộ phận in nghiêng như vậy được gọi là trạng ngữ.
H.Trạng ngữ là bộ phận như thế nào trong câu? Có tác dụng gì?
H.Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi nào?
-Nhận xét ghi ghi nhớ và yêu cầu đọc lại.
-Yêu cầu nêu vài câu có trạng ngữ.
c. Hướng dẫn bài tập:18p
Bài 1: Yêu cầu làm vở.
-Thu chấm và nhận xét.
Bài 2: (HSG viết đoạn văn)
-Làm phiếu.
-Cá nhân làm vào phiếu, thu chấm và nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò:1p
-Yêu cầu nêu lại ghi nhớ bài học.
-Cần nắm cách thêm trạng ngữ vào câu để viết câu đúng và hay hơn.
-Về xem lại bài và chuẩn bị bài: Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu.
-Nhận xét tiết học.
-Cá nhân thực hiện theo yêu cầu của cô.
-Nhắc tựa.
-HS đọc và lần lượt thực hiện từng yêu cầu SGK.
 Nhờ tinh thần ham học hỏi sau này, I-ren trở t ... g dẫn:
H.Để số đó làsố vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì ta phải chọn chũ số nào là chữ số tận cùng?
-GV yêu cầu HS làm bài
-GV nhận xét cho điểm HS
 Bài 5: (HSG)
-GV gọi HS đọc đề toán
H. Bài toán cho biết những gì?
H.Bài toán hỏi gì?
H.Em hiểu câu: “số cam mẹ mua nếu xếp mỗi đĩa 3 quả, hoặc 5 quả đều vừa hết”.như thế nào?
H.Hãy tìm số nhỏ hơn 20, vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5?
H.Vậy mẹ đã mua mấy quả cam?
-GV yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán.
-GV hướng dẫn để HS nêu cách làm
4. Củng cố - dặn dò:1p
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài: Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên 
-GV hướng dẫn nội dung điều chỉnh cho tiết sau: Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên 
-Cá nhân viết vào bảng.
-Theo dõi nhắc tựa.
-HS làm bài
-Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
a/ Số chia hết cho 2 là:7362, 2640, 4136
Số chia hết cho 5là: 605, 2640
b/ Số chia hết cho 3 là:7362, 2640 ,20601
Số chia hết cho 9 là:7362, 20601
c/ Số chia hết cho 2 và 5 là: 2640 vì số này có tận cùng là 0.
d/ Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 3 là: 605.
e/ Số không chia hết cho 2và 9 là:605, 1207
-4 HS lên bảng làm bài một phần của mình.HS cả lớp làm bài vào phiếu.
a/ 2 52; 5 52 ; 8 52
b/ 1 0 8 ; 1 9 8
c/ 92 0 ;
d/ 25 5
-HS sửa- HS giải thích cách điền số của mình.
-1 HS đọc thành tiếng trước lớp,HS cả lớp đọc thầm theo SGK.
...X thoả mãn:
 *Là số lớn hơn 23 và nhỏ hơn 31.
 *Là số lẻ.
 *Là số chia hết cho 5.
.....Những số có tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5, X là số lẻ nên X có tận cùng là 5.
.....Đó là số 25.
-1 HS đọc thành tiếng trước lớp,HS cả lớp đọc thầm theo SGK.
.....Bài toán yêu cầu viết các số mà:
 * Có ba chữ số
 *Đều có chữ số 0,5,2.
 *Vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2.
......Chọn chữ số 0 là chữ số tạn cùng là 0 thì vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
-1 HS lên bảng làm bài,HS cả lớp làm vào VBT.
 ĐA:Các số đó là: 250; 520
-HS sửa bài
-1 HS đọc thành tiếng trước lớp,HS cả lớp đọc thầm theo SGK.
....Bài toán cho biết: Số cam mẹ mua nếu xếp mỗi đĩa 3 quả,hoặc mỗi đĩa 5 quả đều vừa hết.
 Số cam này ít hơn 20 quả.
.....Bài toán yêu cầu tìm số cam mẹ đã mua.
......Nghĩa là số cam mẹ mua vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5.
......Đó là số 15.
.....Mẹ đã mua 15 quả cam.
-HS tham gia thảo luận và làm vào VBT
-Theo dõi.
.
Tiết 4:LUYỆN TOÁN
ÔN TẬP
I.Mục tiêu: 
 Rèn cách giải toán dạng :Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó; tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên.
 Hoạt động của học sinh.
1. Ổn định:
2. Bài cũ:5p
H. Nêu các bước giải dạng toán Tổng -tỉ? 
H.Nêu các bước giải dạng toán Hiệu -tỉ?
3. Dạy bài mới:34p
Bài 1 :
 Tổng của hai số là số bé nhất có 3 chữ số chia hết cho 2,3,5.Tỉ số của hai số là 2/3.Tìm hai số đó?
H.Số bé nhất có 3 chữ số chia hết cho 2,3,5 phải thoả mãn yêu cầu gì?
Bài 2:
 Một cửa hàng bán được 126kg đường,biết số đường ngày đầu bán bằng 2/3 số đường bán ngày thứ hai,số đường bán ngày thứ hai bằng ¾ số đường bán trong ngày thứ ba.Hỏi mỗi ngày cửa hang bán đượcbao nhiêu ki-lô-gam đường?
Bài 3:
 Hiệu số tuổi của cha và con là 27 tuổi.Sau 3 năm nữa thì tuổi cha bằng 8/5 tuổi con.Tính tuổi mỗi người hiện nay?
4. Củng cố - dặn dò:1p
 Về ôn lại dạng toán và làm lại bài tập.
-HS nêu ,lớp bổ sung.
-HS đọc đề ,xác định yêu cầu.
.....Chữ số tận cung là 0,chữ số hang trăm là 1, tổng 3 chữ số chia hết cho 3.
-HS tìm tổng rồi giải.
-HS xác định dạng toán ,vẽ sơ đồ ,rồi làm vào vở .
-HS xác định đề ,dạng toán nào.
-Tìm tuổi mỗi người sau 3 năm rồi tìm tuổi hiện nay.
.... 
 Thứ 6 ngày 16 tháng 4 năm 2010. 
Tiết 1:TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT.
I. Mục tiêu.
 Nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn tả con chuồn chuôn nước (BT1) ; biết sắp xếp các câu cho trước thành 1 đoạn văn (BT2) ; bước đầu viết được đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn (BT3).
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ ghi các bài tập.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1. Ổn định:
2. Bài cũ:5p
-Yêu cầu đọc lại bài tập 3 tiết văn trước.
-Nhận xét ghi điểm.
3. Dạy bài mới: 
a.Giới thiệu bài:1p
 Để củng cố về đoạn văn và biết vận dụng kiến thức quan sát. Tiết văn hôm nay ta học bài Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật.
b.Tìm hiểu bài:33p
Bài 1: Yêu cầu nêu.
Hai em đọc lại bài Con chuồn chuồn nước.
H. Bài văn chia làm mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn?
-Nhận xét ghi điểm.
Bài 2: Yêu cầu làm phiếu.
-Thu chấm và nhận xét.
-Yêu cầu đọc lại đoạn văn.
Bài 3: Làm vở.
-Treo tranh con gà trống, yêu cầu quan sát.
-Yêu cầu viết tiếp câu mở bài bằng cách miêu tả các bộ phận của con vật.
-Thu chấm và nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò:1p
-Yêu cầu đọc lại đoạn văn hay nhất làm ở bài tập 3.
-Cần nắm cách làm văn miêu tả con vật để làm tốt các bài tập sau.
-Về nhà tập làm lại bài, chuẩn bị bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật.
-Nhận xét tiết học.
-Cá nhân nêu.
-Nhắc tựa.
-Cá nhân đọc.
.....Bài văn chia làm hai đoạn.
 Đoạn 1: từ đầu đến như con đang phân vân( Tả ngoại hình con chuồn chuồn nước lúc đậu một).
 Đoạn 2: phần còn lại( Tả chuồn chuồn nước lú tung cánh bay, kết hợp tả cảnh thiên nhiên.
-Cá nhân làm phiếu.
-Câu b, câu a và sau cùng là câu c.
-Cá nhân đọc lại.
-Cá nhân quan sát tranh con gà.
-Cá nhân làm vào vở.
-Cá nhân nêu.
Tiết 2:MÜ thuËt
vÏ theo mÉu:mÉu cã d¹ng h×nh trô vµ h×nh cÇu
I. Mục tiêu :
Giúp HS :
- Hiểu cấu tạo hình dáng và đặc điểm của vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu.
- Biết cách vẽ hình trụ và hình cầu.
- Vẽ được hình gần với mẫu.
- HSK-G: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II. Đồ dùng dạy học:
Một số mẫu; hình gợi ý bước vẽ. . 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1. Ổn định:
2. Bài cũ:1p
-KiÓm tra ®å dïng cña häc sinh.
3. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài:1p
-GV giới thiệu, ghi mục bài.
b.Tìm hiểu bài:37p
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: 
H. Nêu tên từng vật mẫu và hình dáng của chúng?
H. Nêu vị trí của từng vật mẫu, phần thấy rõ của chúng?
H. Tỉ lệ của các vật thế nào?
H. Ở mỗi vị trí ngồi khác nhau thấy vật mẫu thế nào?
Hoạt động 2: Cách vẽ.
- Yêu cầu quan sát H2 SGK.
B1: Phác khung hình chung.
B2: Phác khung hình từng vật mẫu.
B3: Nhìn mẫu vẽ nét chính.
B4: Vẽ chi tiết.
B5: Vẽ màu hoặc vẽ đậm nhạt.
Hoạt động 3: Thực hành.
- Yêu cầu làm vào vở.
GV: Chú ý ước lượng tỉ lệ từng mẫu.
Hoạt động 4: Nhận xét-đánh giá:
- GV yêu cầu HS trưng bày.
H. Hình rõ đặc điểm chưa?
H. Bố cục thế nào?
H. Màu sắc ra sao?
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận. 
4. Củng cố - dặn dò:1p
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về ôn bài. 
- HS đặt lên bàn.
- HS nhắc tựa.
- HS quan sát kĩ.
- HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
.....cao, thấp, to, nhỏ.....
....khác nhau.
- HS quan sát.
- HS làm vào vở.
- HS nêu.
- HS quan sát, nhận xét cho nhau.
Tiết 3:TOÁN
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN.
I. Mục tiêu.Giúp HS:
 -Biết đặt tính và thực hiện phép cộng, phép trừ các số tự nhiên. 
-Vận dụng các tính chất của phép để tính thuận tiện.
- Giải được các bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ. Bài 1 ( dòng 1 , 2 ); Bài 2 
Bài 4 ( dòng 1 );Bài 5
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ ghi các bài tập.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1. Ổn định:
2. Bài cũ:5p
-Yêu cầu tìm các số a, b để 3a5b chia hết cho 2 và 3.
-Nhận xét ghi điểm.
3. Dạy bài mới: 
a.Giới thiệu bài:1p 
 Để củng cố kiến thức đã học. Tiết toán hôm nay các em học bài Oân tập về phép tính với các số tự nhiên.
b.Tìm hiểu bài:15p
Bài 1: (Dòng 3 dành cho HSG)
-Củng cố về kĩ thuật tính cộng, trừ (đặt tính, thực hiện phép tính)
-GV yêu cầu HS đọc đề bài
H.Bài tập yêu cầu chúng ta điều gì?
-GV chữa bài,Yêu cầu HS nhận xét về cách đặt tính của bạn.
Bài 2:
-GV yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài vào phiếu học tập.
-Khi chữa bài, yêu cầu HS nêu lại quy tắc tìm “một số hạng chưa biết”, “số bị trừ chưa biết”
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: (HSG)
- Củng cố tính chất của phép cộng, trừ; đồng thời củng cố về biểu thức có chứa chữ.
- Khi chữa bài, GV yêu cầu HS phát biểu lại các tính chất của phép cộng, trừ tương ứng.
H.Vì sao enm viết a+b = b +a ?
H.Em dựa vào tính chất nào để viết được 
(a+ b) +c = a+ ( b +c )? Hãy phát biểu tính chất đó?
-GV hỏi tương tự các trường hợp còn lại,sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4 b: (Cột 2 dành cho HSG)
-GV yêu cầu HS đọc đề bài .
-Yêu cầu HS vận dụng tính chất của phép cộng để tính .
Bài 5:
-Yêu cầu HS đọc đề toán & tự làm vào vở.
4. Củng cố - dặn dò:1p
-GV tổng kết giờ học ,nhận xét tiết học .
-Chuẩn bị bài: Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tt)
-GV hướng dẫn HS chiều chỉnh nội dung bài toán tiếp theo: Bài tập 1 a,b dòng thứ nhì giảm
-Cá nhân suy nghĩ nêu kết quả.
-Nhắc tựa.
-1 HS đọc thành tiếng trước lớp,HS cả lớp đọc thầm theo SGK.
....Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính, thực hiện phép tính
-2 HS lên bảng làm bài tập ,HS cả lớp làm vào bảng con.
-1 HS đọc thành tiếng trước lớp,HS cả lớp đọc thầm theo SGK.
-HS làm bài vào phiếu học tập.
a/x+ 126= 480
 x = 480 - 126
 x = 354
b/ x -209 = 435
 x = 435+ 209
 x = 644
-HS làm bài
-HS sửa
-HS nêu miệng bài làm của mình.
....Vì khi đổi chỗ các số hạng của một tổng thì tổng đó không thay đổi. Nên ta có
.....Tính chất kết hợp của phép cộng:Khi thực hiện cộng một tổng với một số ta có thể cộng số hạng thứ nhất cộng với tổng của số thứ hai và số thứ ba. 
-1 HS đọc thành tiếng trước lớp,HS cả lớp đọc thầm theo SGK.
-HS thảo luận nhóm 4-đại diện nhóm trình bày.
-1 HS đọc thành tiếng trước lớp,HS cả lớp đọc thầm theo SGK.
-HS tự làm vào vở
Bài giải:
Trường tiểu họcThắng Lợi quyên góp được:
1475 – 184 = 1291(quyển)
Cả hai trường quyên góp được số vở là:
1475 + 1291 = 2766 (quyển)
Đáp số: 2766 quyển
............................
Tiết 4: SINH HOẠT LỚP:
SINH Ho¹t cuèi tuÇn
1. Đánh giá hoạt động của tuần qua:
-Dạy học hoàn thành chương trình tuần 31.
-HS đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm bài ở nhà đầy đủ.
-Vệ sinh trực nhật sạch sẽ.
-Thực hiện tốt các hoạt đọng của đội, sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc.
2. Kế hoạch tuần 32.
-Dạy và học chương trình tuần 32.
-Duy trì tốt các hoạt động của đội và nhà trường đề ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_31_pham_thi_minh_huyen_ban_2_cot.doc