Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Trần Quốc Đạt

Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Trần Quốc Đạt

I. Mục tiêu:

- Giúp HS biết giữ gìn môi trường xung quanh ở địa phương nơi mình đang sống.

- Rèn ý thức giữ môi trường thêm sạch đẹp.

- Biết đồng tình, ủng hộ với những việc làm thể hiện sự giữ gìn môi trường xung quanh.

- Phê phán những hành vi gây ô nhiễm môi trường xung quanh nơi mình ở.

II. Nội dung:

1. GV yêu cầu HS nêu những việc làm gây ô nhiễm môi trường xung quanh địa phương mình đang sống:

 - Vứt rác thải bừa bãi.

 - Vứt xác động vật chết ra đường làng ngõ xóm.

 - Nước thải ở các chuồng chăn nuôi chảy ra ngõ xóm đọng ứ lâu ngày không có chỗ thoát

2. Làm thế nào để khắc phục tình trạng ô nhiễm ở địa phương nơi em đang sống?

 - Vứt, đổ rác đúng nơi quy định.

 - Không vứt xác động vật chết ra đường.

 - Cần phải có chuồng trại chăn nuôi hợp lý, có cống rãnh thoát nước thải ở các chuồng chăn nuôi cũng như nước sinh hoạt hàng ngày.

 - Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đường làng, xóm ngõ nơi mình đang sống.

 - Đề cao ý thức giữ môi trường sạch đẹp.

 

doc 27 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 438Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Trần Quốc Đạt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUầN32 Ngày soạn : 08/ 04/ 2010
 Ngày dạy : 12/ 04/ 2010
Kí duyệt, ngày tháng 04 năm 2010
Thứ hai, ngày 12 tháng 04 năm 2010
SINH HOạT TậP THể
Chào cờ đầu tuần
.ba
Toán
ôn tập các phép tính với số tự nhiên (tiếp theo)
I.Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập về phép nhân, phép chia các số tự nhiên: Cách làm tính, tính chất, mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, giải các bài toán liên quan đến nhân, chia.
II. Các hoạt động dạy - học:
4p
28p
3p
A. Kiểm tra:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: Củng cố kỹ thuật tính nhân, chia.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
+ Bài 2: 
HS: Tự làm bài rồi chữa bài.
- GV yêu cầu HS nêu cách tìm 1 thừa số chưa biết, tìm số bị chia chưa biết?
+ Bài 3: Củng cố tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân và phép cộng.
HS: Tự làm bài rồi chữa bài.
+ Bài 4: Củng cố về nhân chia nhẩm cho 10, 100, 1000, nhân nhẩm với 11 và so sánh hai số tự nhiên
HS: Tự làm bài rồi chữa bài.
+ Bài 5:
HS: Đọc đề bài rồi tự làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng giải.
Bài giải:
Số lít xăng cần đi quãng đường dài 180km là:
180 : 12 = 15 (lít)
Số tiền mua xăng để ô tô đi là:
7500 x 15 = 112 500 (đồng)
Đáp số: 112 500 đồng.
- GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm bài tập.
Tập đọc
Vương quốc vắng nụ cười
I. Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm rãi. Đoạn cuối đọc nhanh hơn.
2. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung truyện: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa SGK.
III. Các hoạt động:
4p
17p
7p
5p
2p
A. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS đọc bài giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc:
HS: Nối nhau đọc 3 đoạn.
- GV nghe, sửa sai, kết hợp giải nghĩa từ
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 - 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
? Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn
- Mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa chưa nở đã tàn mái nhà.
? Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy
- Vì cư dân ở đó không ai biết cười.
? Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình
- Cử 1 viên đại thần đi du học nước ngoài chuyên về môn cười cợt.
? Kết quả ra sao
- Sau 1 năm viên đại thần trở về xin chịu tội vì cố hết sức nhưng học không vào. Các quan nghe vậy ỉu xìu còn nhà vua thì thở dài
? Điều gì bất ngờ xảy ra ở phần cuối đoạn này
- Bắt được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.
? Thái độ của nhà vua thế nào khi nghe tin đó
- Vua phấn khởi ra lệnh dẫn người đó vào.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn đọc phân vai.
HS: 4 em đọc phân vai.
- Hướng dẫn cả lớp đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn theo phân vai.
- Luyện đọc cả lớp.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
đạo đức
Dành cho địa phương
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết giữ gìn môi trường xung quanh ở địa phương nơi mình đang sống.
- Rèn ý thức giữ môi trường thêm sạch đẹp.
- Biết đồng tình, ủng hộ với những việc làm thể hiện sự giữ gìn môi trường xung quanh.
- Phê phán những hành vi gây ô nhiễm môi trường xung quanh nơi mình ở.
II. Nội dung:
1. GV yêu cầu HS nêu những việc làm gây ô nhiễm môi trường xung quanh địa phương mình đang sống:
	- Vứt rác thải bừa bãi.
	- Vứt xác động vật chết ra đường làng ngõ xóm.
	- Nước thải ở các chuồng chăn nuôi chảy ra ngõ xóm đọng ứ lâu ngày không có chỗ thoát
2. Làm thế nào để khắc phục tình trạng ô nhiễm ở địa phương nơi em đang sống?
	- Vứt, đổ rác đúng nơi quy định.
	- Không vứt xác động vật chết ra đường.
	- Cần phải có chuồng trại chăn nuôi hợp lý, có cống rãnh thoát nước thải ở các chuồng chăn nuôi cũng như nước sinh hoạt hàng ngày.
	- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đường làng, xóm ngõ nơi mình đang sống.
	- Đề cao ý thức giữ môi trường sạch đẹp.
______________________________________________
Kỹ thuật
Lắp ô tô tải (2 tiết)
I. Mục tiêu:
- Biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ô tô tải.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe đúng kỹ thuật.
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn khi thao tác, lắp các chi tiết của xe .
II. Đồ dùng: 
- Mẫu xe có thang đã lắp.
- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. Các hoạt động:
4p
28p
3p
A. Kiểm tra bài cũ:
 Nêu quy trình lắp xe ô tô tải.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. HS thực hành lắp xe ô tô tải:
a. Chọn chi tiết:
HS: Chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.
b. Lắp từng bộ phận:
HS: 1 em đọc ghi nhớ trước khi lắp.
- GV nhắc các em cần lưu ý khi lắp (SGV)
- Quan sát kỹ hình trong SGK.
c. Lắp ráp xe ô tô tải:
HS: Quan sát kỹ hình 1 và các bước lắp trong SGK để lắp cho đúng.
- GV quan sát để kịp thời giúp đỡ và chỉnh sửa cho những HS còn lúng túng.
- GV nhắc HS lưu ý khi lắp thang vào giá đỡ, thang phải lắp bánh xe, bánh đai trước, sau đó mới lắp thang.
3. Đánh giá kết quả học tập:
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
HS: Trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
- Dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của mình.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
- Nhắc HS tháo các chi tiết và xếp vào hộp.
 4. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập lắp xe có thang.
Thứ ba, ngày 13 tháng 04 năm 2010
Toán
Ôn tập các phép tính với số tự nhiên (tiếp)
I. Mục tiêu:
- Giúp HS tiếp tục củng cố về bốn phép tính với số tự nhiên.
II. Các hoạt động:	
4p
28p
3p
A. Kiểm tra: 
Gọi HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn ôn tập:
+ Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu rồi tự làm bài và chữa bài.
- 2 HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
+ Bài 2: Củng cố lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
HS: Tự làm bài sau đó đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo.
+ Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
HS: Tự làm bài và chữa bài.
- 2 HS lên bảng làm.
a) 36 x 25 x 4 = 36 x (25 x 4)
= 36 x 100
= 3 600
b) 215 x 86 + 215 x 14 = 215 x (86 + 14)
= 215 x 100
= 21 500
- GV nhận xét, cho điểm.
+ Bài 4:
HS: Tự làm bài rồi chữa bài.
- 1 HS lên bảng giải.
Bài giải:
Tuần sau cửa hàng bán được là:
319 + 76 = 395 (m)
Cả hai tuần cửa hàng bán được là:
319 + 395 = 714 (m)
Số ngày cửa hàng mở cửa trong 2 tuần là:
7 x 2 = 14 (ngày)
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán số mét vải là:
714 : 14 = 51 (m)
Đáp số: 51 m.
- GV chấm bài cho HS.
+ Bài 5: 
HS: Đọc đầu bài, suy nghĩ làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Chính tả: NGHE – VIếT
Vương quốc vắng nụ cười
I. Mục tiêu:
 - Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài “Vương quốc vắng nụ cười”.
 - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt âm đầu s/x hoặc âm chính o/ô/ơ.
II. Đồ dùng dạy học:
	Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
4p
17p
12p
2p
A. Kiểm tra:
HS: 2 HS lên làm bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS nghe – viết:
HS: 1 em đọc đoạn văn cần viết.
- Cả lớp theo dõi SGK.
- Đọc thầm lại bài chính tả.
- GV nhắc HS cách trình bày đoạn văn, những từ ngữ dễ viết sai.
- GV đọc từng câu cho HS viết.
HS: Gấp SGK, nghe đọc viết bài vào vở.
- GV đọc lại bài.
HS: Soát lỗi chính tả.
- Chấm từ 7 đến 10 bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
GV nêu yêu cầu bài tập, chọn bài cho lớp mình.
4. Củng cố , dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
 - Về nhà tập viết bài để chữ viết đẹp hơn.
HS: Đọc thầm câu chuyện vui, làm vào vở bài tập.
- 1 số nhóm làm bìa vào phiếu dán trên bảng.
- Đại diện nhóm đọc lại câu chuyện sau khi đã điền.
a) Vì sao – năm sau – xứ sở – gắng sức xin lỗi – sự chậm trễ.
b) Nói cười, dí dỏm – hóm hỉnh – công chúng – nói chuyện – nổi tiếng.
Luyện từ và câu
Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu
I. Mục tiêu:
1. Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu (Trả lời câu hỏi bao giờ? Khi nào? Mờy giờ?)
2. Nhận diện được trạng ngữ chỉ thời gian trong câu, thêm được trạng ngữ chỉ thời gian cho câu.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ, giấy khổ to, băng giấy
III. Các hoạt động dạy – học:
4p
10p
2p
16p
3p
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ lần trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Phần nhận xét:
+ Bài 1, 2:
HS: Đọc yêu cầu bài 1, 2 tìm trạng ngữ trong câu, xác định trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
- Làm bài vào vở bài tập, 1 số em lên bảng làm.
- GV nhận xét, chốt lời giải:
Trạng ngữ: Đúng lúc đó - bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu và phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Phần ghi nhớ:
- 2 - 3 em đọc nội dung ghi nhớ.
HS: 2 - 3 em đọc nội dung ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
* Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
a) Các trạng ngữ là: 
	+ Buổi sáng hôm nay, 
	+ Vừa mới ngày hôm qua, 
	+ qua một đêm mưa rào, 
b)	+ Từ ngày còn ít tuổi, 
	+ Mỗi lần Hà Nội, 
* Bài 2: 
- tự làm bài
- 2 HS lên bảng làm
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở bài tập.
- 2 HS lên bảng làm trên băng giấy, gạch dưới bộ phận trạng ngữ.
- GV cùng cả lớp chữa bài:
a) 	+ Mùa đông, 
	+ Đến ngày đến tháng, 
b) 	+ Giữa lúc gió đang gào thét ấy, 
	+ Có lúc 
5. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học. 
	- Về nhà làm nốt bài tập, học thuộc lòng nội dung cần ghi nhớ.
	- Tự đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ thời gian.
Thể dục
Môn thể thao tự chọn: Nhảy dây
I. Mục tiêu:
	- Ôn và học mới 1 số nội dung môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng những nội dung ôn tập và mới học.
	- Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
II. Địa điểm - phương tiện:
	Sân trường, dây nhảy.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
6p
21p
8p
1. Phần mở đầu:
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung yêu cầu.
HS: Xoay khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
- Một số động tác khởi động.
2. Phần cơ bản:
a. Môn tự chọn:
- Đá cầu: 
- Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân.
- Học chuyền cầu theo nhóm 2 người.
- Ném bóng:
- Ôn 1 số động tác bổ trợ.
- Ôn cách cầm bóng và tư thế đứng chuẩn bị, ngắm đích, ném.
b. Nhảy dây:
- Ôn  ... cũ: 
 Gọi HS đọc đoạn văn giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài 1: 
HS: Một em đọc nội dung bài, đọc thầm bài văn “Chim công múa”, làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- Từng HS phát biểu ý kiến.
- GV kết luận câu trả lời đúng:
ý a, b: + Đoạn mở bài (2 câu đầu)
đ Mở bài gián tiếp.
+ Đoạn kết bài (2 câu cuối)
đ Kết bài mở rộng.
ý c: + Mùa xuân là mùa công múa
đ Mở bài trực tiếp.
+ Chiếc ô màu sắc đẹp đến kỳ ảo xập xòe uốn lượn ánh nắng xuân ấm áp.
đ Kết bài không mở rộng.
* Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu và viết đoạn mở bài vào vở bài tập.
- Nối nhau đọc mở bài vừa viết.
- GV cùng cả lớp nhận xét, cho điểm những em viết tốt.
* Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu của bài, viết đoạn kết bài vào vở.
- 1 số em làm vào giấy, dán bài lên bảng lớp.
- Lần lượt đọc kết bài của mình trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét, cho điểm những bài viết hay.
- 2 - 3 HS đọc cả bài văn đã hoàn chỉnh cả 3 phần: mở bài - thân bài - kết bài.
- GV chấm điểm bài viết hay.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập viết nhiều cho quen.
Địa lí
Biển, đảo và quần đảo
I. Mục tiêu: 	
	Học xong bài này, hs biết:
	- Chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh Hạ Long, vịnh Thái Lan, các đảo và quần đảo Cái Bầu, Cát Bà, Phú Quốc, Hoàng Sa, Trường Sa.
	- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của biển, đảo và quần đảo của nước ta.
	- Vai trò của Biển Đông, các đảo và quần đảo đối với nước ta.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Bản đồ địa lí tự nhiên VN, tranh, ảnh về biển, đảo Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1, Kiểm tra bài cũ 
 2, Bài mới : a. Giới thiệu bài 
 b. Các hoạt động 
a) Vùng biển Việt Nam 
- HS quan sát hình và trả lời các câu hỏi : 
+ Câu 1 SGK : 
- Biển Đông bao bọc phía Tây, Nam nước ta
+ Chỉ trên bản đồ ĐLTNVN: vị trí biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan?
+ HS chỉ trên lược đồ và nêu các nơi có dầu mỏ? 
- Vùng biển phía Nam có nhiều dầu mỏ 
+ Vùng biển nước ta có đặc điểm gì?
Rộng
Là bộ phận của biển Đông 
Phía Bắc có vịnh Bắc Bộ 
Phía Nam có vịnh TháI Lan 
+ Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta?
Biển cung cấp muối cần thiết cho con người, cung cấp dầu mỏ làm chất đốt, nhiên liệu. Cung cấp thực phẩm hải sản tôm, cá,
Bãi biển đẹp là nơi du lịch nghỉ mát 
* GV : Mô tả lại vùng biển và phân tích vai trò của biển 
Vùng biển nước ta có diện tích rộng và là một phần của biển Đông. Biển Đông có vai trò điều hoà khí hậu và đem lại nhiều giá trị kinh tế cho nước ta như muối, khoáng sản,...
b) Đảo và quần đảo 
- HS chỉ dảo và quần đảo trên bản đồ 
+ Em hiểu thế nào là đảo và quần đảo? 
- Đảo: là 1 bộ phận đất nổi, nhỏ hơn lục địa xung quanh, có nước biển và đại dương bao bọc.
- Quần đảo: là nơi tập trung nhiều đảo.
- Thảo luận nhóm CH 
+ Chỉ trên bản đồ các đảo và quần đảo chính
+ Các nét tiêu biểu của đảo và quần đảo 
+ các đảo và quần đảo có giá trị gì? 
- Các nhóm trình bày 
 - Phía Bắc có nhiều dảo : đảo Cái Bầu, Cát Bà, vịnh Hạ Long. Người dân ở đây làm nghề bắt cá và phát triển du lịch.
- Biển miền Trung có 2 quần đảo lớn : quần đảo TS, HS. HĐSX mang lại tính tự cấp, làm nghề đánh cá.
- Biển phía nam và Tây Nam: Đảo Phú Quốc, Côn đảo . HĐSX làm nước mắm, trồng hồ tiêu xk và phát triển du lịch.
* Kết luận: Đảo và quần đảo mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Chúng ta cần khai thác hợp lí nguồn tài nguyên này.
3. Củng cố - Dặn dò 
 - Vai trò của biển, đảo, quần đảo 
 - Nhận xét giờ học 
Quan sát 
Trả lời
Chỉ bản đồ 
Trả lời 
Trả lời 
Trả lời 
Trả lời 
Thảo luận nhóm 
Trình bày 
Khoa học
Trao đổi chất ở động vật
I. Mục tiêu:
- Sau bài học, HS kể được những gì động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong quá trình sống.
- Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở động vật.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Hình trang 128, 129 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
4p
14p
15p
3p
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc mục “Bóng đèn tỏa sáng”
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở động vật.
* Bước 1: Làm việc theo cặp.
HS: Quan sát H1 SGK.
+ Kể tên những gì được vẽ trong hình.
 + Phát hiện ra những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của động vật có trong hình.
 + Phát hiện những yếu tố còn thiếu để bổ sung.
- HS thực hiện nhiệm vụ theo gợi ý trên cùng với bạn.
- GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm.
* Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- GV gọi 1 số HS lên trả lời câu hỏi:
? Kể tên những yếu tố mà động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong quá trình sống
- lấy thức ăn, nước, khí ôxi và thải ra môi trường các chất cặn bã, khí các - bô - níc, nước tiểu
? Quá trình trên được gọi là gì
- Gọi là quá trình trao đổi chất giữa động vật và môi trường.
=> Kết luận: (SGV).
3. Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật.
* Bước 1: GV chia nhóm, phát giấy và bút vẽ cho các nhóm.
* Bước 2: HS làm việc theo nhóm, các em cùng tham gia vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm.
* Bước 3: Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện lên trình bày trước lớp.
4. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
 TUầN32 Ngày soạn : 08/ 04/ 2010
 Ngày dạy : 12/ 04/ 2010
Kí duyệt, ngày tháng 04 năm 2010
Thứ hai, ngày 12 tháng 04 năm 2010
Toán
Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên 
I.Mục tiêu
 - Củng cố về cách nhân , chia với ( cho ) số có hai , ba chữ số
 - Tìm thành phần chưa biết
 - Rèn kĩ năng trình bày bài khi nhân với số có hai chữ số
II. Đồ dùng
 Bài 3 viết sẵn vào bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 1. Giới thiệu bài
 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
* Bài 1
 - HS đọc đề bài
 - 2 HS lên bảng làm bài – nêu cách làm
 - HS dưới lớp nhận xét
 - GV kết luận
* Bài 2
 - 1 HS nêu yêu cầu của bài
 - HS làm bài – Chữa bài
 * Bài 3
 GV treo bảng phụ – HS đọc đề bài
 - HS phát hiện ra phép nhân bạn nhân sai
 - HS làm bài – Chữa bài
 a, Phép nhân sai ở tích riêng thứ hai không lùi sang trái một cột so với tích riêng thứ nhất
 b , số 466325 là kết quả của phép nhân 93265 với số 5
 vì 466325 : 93265 = 5
 3 . Củng cố dặn dò
 GV nhận xét giờ
Thứ ba, ngày 13 tháng 04 năm 2010
Toán
Ôn tập các phép tính với số tự nhiên
I .Mục tiêu Củng cố về :
 - Tính giá trị biểu thức
 - Tìm mọt số khi biết điều kiện của nó
II. Đồ dùng
 Bài 3 viết sẵn vào bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Giới thiệu bài
Hướng dẫn học sinh làm bài tập
*Bài 1
 - HS đọc đề bài
 - 3 HS lên bảng làm bài- Nêu cách làm
 - HS dưới lớp nhận xét
 - GV kết luận
* Bài 2 : Không thực hiện phép tính hãy tìm x
 - HS làm bài – Chữa bài
* Bài 3
 GV treo bảng phụ
 - HS đọc đề bài
 - HS làm bài theo nhóm bàn
 - Đại diện nhóm lên chữa bài
 - HS dưới lớp nhận xét
 - GV kết luận
Vì số phải tìm là số lẻ có 4 chữ số mà chữ số hàng chục gấp 4 lần chữ số hàng đơn vị nên chữ số hàng đơn vị là 1 chữ ssố hành chục là 3 . Chữ số hàng trăm gấp 2 lần chữ số hành chục . Vậy chữ số hàng trăm là
 3 x2 = 6
Chữ số hàng nghìn gấp 4 lần chữ ssố hành đơn vị nên chữ số hàng nghìn là
 1 x 4 = 4
 Vậy số cần tìm là : 4631
3. Củng cố dặn dò
 GV nhận xét giờ
..
Luyện từ và câu
Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu
I. Mục tiêu
 - HS nắm đưởctạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi khi nào ?
 Bao giờ ? mấy giờ ?
 - Biết xác định trạng ngữ trong câu
II.Đồ dùng
 Bài 2 : Viết sẵn vào bảng phụ
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài
 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
 * Bài 1
 - HS đọc đề bài
 - HS làm bài – Chữa bài
 * Bài 2
 GV treo bảng phụ
 - HS đọc đề bài
 - HS theo nhóm bàn tìm trạng ngữ trong câu văn
 - Đại diện nhóm trả lời
 - Trạng ngữ trong đoạn văn là :
 + Ngày xửa ngày xưa
 + Buổi sáng
 * Bài 3
 - HS làm bài – Chữa bài
 a. Sáng nay , mùa đông đột nhiên đến , không báo cho ai biết trước
 b. Hôm qua các trường đều tổ chức khai giảng
3. Củng cố dặn dò
 GV nhận xét giờ
..
 Thứ năm, ngày 15 tháng 04 năm 2010
Toán
Ôn tập về phân số
I. Mục tiêu
 Củng cố lại kiến thức
 - Phân số bằng nhau
 - Rút gọn phân số
 - Quy đồng mẫu số 2 phân số và so sánh 2 phân số
II. Đồ dùng
 Bài 3 viết sẵn vào bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Giới thiệu bài
Hướng dẫn học sinh làm bài tập
* Bài 1
 - HS đọc đề bài
 - HS làm bài – Chữa bài
 * Bài 2
 - Bài yêu cầu gì ?
 - 3 HS lên bảng làm bài – Nêu cách làm
 - HS dưới lớp nhận xét
 - GV kết luận
* Bài 3
 Gv treo bảng phụ
 - 2 Hs lên bảng làm bài – Nêu cách làm
 A, và 
 = = 
 = = 
 Ta thấy < . Vậy < 
Củng cố dặn dò: Gv nhận xét giờ
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật
I. Mục tiêu :
 Giúp học sinh
 - Viết được đoạn văn tả ngoại hình , đoạn văn tả hoạt động của một con 
 vật mà em thích
II. Đồ dùng
 Bài 1 : Viết sẵn vào bảng phụ
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Giới thiệu bài
Hướng dẫn học sinh làm bài tập
 * Bài 1
 Gv treo bảng phụ
 - HS đọc đoạn văn
 - HS tự làm bài
 - GV yêu cầu HS đọc bài của mình
 - HS dưới lớp nhận xét
 A, Đoạn văn tả bộ vẩy của con tê tê
 B , Những chi tiết làm nổi rõ đặc điểm bộ vảy của tê tê
 * Bài 2 : Viết đoạn văn tả ngoại hình con vật em thích
 - HS đọc đề bài
 - HS làm bài – Chữa bài
 - Gọi HS đọc đoạn văn
 - HS dưới lớp nhận xét
 - GV kết luận
 * Bài 3
 - HS đọc đề bài
 - HS làm bài – Chữa bài
 3 . Củng cố dặn dò
 Gv nhận xét giờ
.
Thứ sáu, ngày 16 tháng 04 năm 2010
Sinh hoạt tâp thể
Lao động làm sạch đẹp trường lớp
I. Mục tiêu
 - Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 32
 - HS lao động vệ sinh sân trường , vườn trường sạch đẹp từ đó các em thêm yêu lao động
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các tổ trưởng báo cáo
Lớp trưởng sinh hoạt
 - GV nói sơ qua về môi trường sanh - sạch - đẹp ở trường ở lớp
 - GV phân công việc theo tổ
 - HS làm việc theo tổ nhóm
 - GV theo dõi quá trình các em làm và hướng dẫn Hs
 - Nghiệm thu kết quả lao động
 3. GV chủ nhiệm nhận xét
 - Về đạo đức : HS đi học đầy đủ đúng giờ 
 - Về học tập : Hs có ý thức học bài – Làm bài
 * Hoạt động đội
 - HS có đầy đủ khăn quàng , hoa tay 
 4 Kế hoạch tuần 33
 - Khắc phục mặt chưa tốt của tuần 32 
 - Thi đua học tốt chào mừng ngày thành lập đội (15-5), kỉ niệm ngày sinh của Bác(19-5).

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 322BCKTKN.doc