Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 (Hay nhất)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 (Hay nhất)

1.Mục tiêu: - HS kể được mối quan hệ giữa yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên.

- Rèn kĩ năng thực hành, liên hệ thực tế, dựa vào tranh ảnh xây dựng nội dung bài học, vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.

- Giáo dục ý thức học tập, biết chăm sóc và bảo vệ các loài vật.

2. Chuẩn bị : Bảng nhóm vẽ sơ đồ mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật.

3. Hoạt động dạy học chủ yếu:

A.Kiểm tra: Nội dung bài 64. HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

B. Dạy bài mới:

a, Giới thiệu bài: GV yêu cầu giờ học từ kiểm tra bài cũ.

b, Nội dung chính:

HS nghe, xác định yêu cầu của tiết học.

 

doc 23 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 601Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 (Hay nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 33	
Thứ hai ngày 28 tháng 4 năm 2008.
Sáng: Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2 : Tập đọc 
Vương quốc vắng nụ cười ( tiếp )
I/Mục tiêu: - Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui, hào hứng, đầy bất ngờ, phân biệt lời kể và lời của các nhân vật.
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài.
- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.
- Giáo dục tình yêu cuộc sống, biết đem lại niềm vui cho mọi người.
II/Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phấn màu.
III/Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra:- Đọc thuộc hai bài thơ của Bác và nêu nội dung từng bài 
B.Dạy bài mới:
1.HD luyện đọc và tìm hiểu bài
a)Luyện đọc:
-Bài chia làm mấy đoạn ?
-GV kết hợp : giảng từ mới, sửa lỗi về cách đọc cho HS.
+Từ ngữ cần luyện đọc ?
+Cần ngắt nghỉ hơi đúng câu nào ?
+Giúp HS hiểu một số từ ngữ phần chú giải ( tóc để trái đào, vườn ngự uyển)
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
- Câu hỏi 1 SGK
- Câu hỏi 2 SGK
- Bí mật của tiếng cười là gì?
- Câu hỏi 3 SGK
- Nêu nội dung của bài.
c)Luyện đọc diễn cảm:
 - HD HS đọc diễn cảm đoạn: “ Tiếng cười thật dễ lây...nguy cơ tàn lụi”.(Treo bảng phụ)
GV cho HS đọc phân vai.
- HS đọc bài. 
-1 HS khá đọc toàn bài.
- 3 đoạn (HS nêu từng đoạn... )
- Đọc tiếp nối theo đoạn (2, 3 lượt).
- HS luyện phát âm từ khó.
+ lom khom, dải rút, dễ lây, tàn lụi....
+Ngày hôm đó,/ vương quốc nọ như có phép mầu làm thay đổi.
 - Đọc phần Chú giải
- Luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc cả bài.
- HS đọc thầm, đọc thành tiếng theo từng đoạn- trao đổi theo cặp, trả lời các câu hỏi SGK.
-.. ở xung quanh cậu...
-..vì những chuyện ấy bất ngờ, trái ngược với cái tự nhiên.
-.....nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện ra những điều mâu thuẫn, bất ngờ, trái ngược với lẽ tự nhiên.
 -....tiếng cười như có phép mầu làm mọi gương mặt đều rạng rỡ.....
- Mục 1.
-Xác định đoạn cần luyện đọc; thảo luận đưa ra cách đọc.
 Giọng nhà vua : dỗ dành ; giọng cậu bé : hồn nhiên
-Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc hay.
C.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học.
- Dặn ôn bài; chuẩn bị bài sau : Con chim chiền chiện
Tiết 3: Âm nhạc
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 4 : Toán
 Ôn tập các phép tính với phân số ( tiếp - SGK/tr 168)
I .Mục tiêu: - Củng cố các kiến thức đã học về các phép tính với phân số : nhân, chia phân số.
- Rèn kĩ năng thực hành : tính, giải toán có lời văn.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực. 
II. Chuẩn bị : VBT 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra : - Kết hợp ôn tập.
B. Bài mới : 
a, GV nêu yêu cầu giờ học 
b, Nội dung chính :
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
GV tổ chức cho học sinh thực hành theo yêu cầu của các bài tập trong SGK, chữa bài, củng cố về nhân, chia phân số, tính nhanh.
Bài 1 : Tính:
GV cho HS làm trong vở, từng cặp HS lên bảng chữa bài, củng cố cách đặt tính, cách tính nhân, chia phân số.
Bài 2 : Tìm x:
a, x X = b, : X = 
- Nêu tên thành phần, kết quả của phép tính, cách tìm số hạng cha biết, tìm số bị trừ.
Bài 3 : Tính : 
Thực hiện nh bài 1, củng cố tính nhanh.
Bài 4 : GV cho HS đọc, phân tích đề, giải toán.
- Củng cố tính chu vi và diện tích hình vuông.
- Cắt đợc tất cả bao nhiêu ô vuông?
- Chiều rộng hình chữ nhật là bao nhiêu?
HS đọc, xác định yêu cầu đề bài, thực hành. 
VD : x==
a, x X = 
X = : 
X = 
VD : d, = 
- Chu vi tờ giấy hình vuông là :
 x 4 = (cm)
- Diện tích của tờ giấy hình vuông là :
 x = (cm2)
C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài : Ôn tập (tiếp).
Chiều : Tiết 1 : Khoa học 
Quan hệ thức ăn trong tự nhiên (SGK/tr 130)
1.Mục tiêu: - HS kể được mối quan hệ giữa yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên.
- Rèn kĩ năng thực hành, liên hệ thực tế, dựa vào tranh ảnh xây dựng nội dung bài học, vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
- Giáo dục ý thức học tập, biết chăm sóc và bảo vệ các loài vật.
2. Chuẩn bị : Bảng nhóm vẽ sơ đồ mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra: Nội dung bài 64.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
B. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV yêu cầu giờ học từ kiểm tra bài cũ.
b, Nội dung chính: 
HS nghe, xác định yêu cầu của tiết học.
 HĐ 1 : Trình bày mối quan hệ của thực vật đối với các yếu tố vô sinh trong tự nhiên.
GV cho HS quan sát, phân tích hình minh hoạ SGK/tr130, liên hệ thực tế, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Kể tên những sự vật được vẽ trong tranh.
- “Thức ăn” của cây ngô là gì ?
- Từ những “thức ăn” đó cây ngô có thể tạo ra những chất dinh dưỡng nào để nuôi cây?
- Mặt trời, cây ngô, các mũi tên...
- ..nước, chất khoáng, khí các - bô - níc, ánh sáng.
-...tạo ra các chất dinh dưỡng như chất bột đường, chất đạm...
* Kết luận : (SGK/tr 130).
HĐ 2 : Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật.
- Nêu tên những sinh vật có trong hình.
- Thức ăn của châu chấu là gì?
- Giữa cây ngô và châu chấu có mối quan hệ gì?
- Thức ăn của ếch là gì?
- Giữa ếch và châu chấu có quan hệ gì?
- ..châu chấu, cây ngô, ếch.
- ..lá ngô.
-...cây ngô là thức ăn của châu chấu.
-.....châu chấu.
-...châu chấu là thức ăn của ếch.
HS vẽ sơ đồ trong VBT, hai HS vẽ vào bảng nhóm, trình bày.
 Cây ngô Châu chấu ếch
C. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ thực tế.
- Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài : Chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
Tiết 2 : Tiếng Việt**
Luyện tập : Trạng ngữ
I/Mục tiêu: - Củng cố , hệ thống kiến thức đã học về trạng ngữ : cấu tạo, ý nghĩa.
- Rèn kĩ năng thực hành nhận biết trạng ngữ, đạt câu, viết đoạn văn có sử dụng trạng ngữ đã học.
- GD ý thức học tập tự giác, tích cực.
II/Chuẩn bị : Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt tham khảo.
III/ Các hoạt động dạy học:
A.Củng cố lý thuyết:
- Trạng ngữ là gì ? – Cho ví dụ.
B.Luyện tập:
1.GV đưa ra một số bài tập, tổ chức HD cho HS làm bài:
Bài 1: Viết lại trạng ngữ có trong mỗi câu sau:
a, Mùa xuân, cây gạo gọi đến biết bao là chim.
b, Ngoài đồng, bà con nông dân đang khẩn trương thu hoạch.
c, Vì bão, cuộc thi đá cầu của lớp em phải hoãn lại.
Bài 2 : Trạng ngữ trong mỗi câu trên trả lời cho câu hỏi nào?
- Đặt câu hỏi cho mỗi trạng ngữ.
Bài 3 : Thêm trạng ngữ cho câu Em học bơi để câu có trạng ngữ chỉ :
a, Thời gian.
b, Nơi chốn.
c, Mục đích.
Bài 4 : Viết một đoạn văn nói về công việc diễn ra trong một ngày của em trong đó có sử dung trạng ngữ.
Nêu rõ ý nghĩa của mỗi trạng ngữ.
GV cho HS viết vào bảng nhóm, chữa bài.
2.Tổ chức cho HS chữa bài, báo cáo kết qủa.
- HS nhắc lại.
- HS khác bổ sung.
- HS làm lần lượt các bài tập theo HD của GV.
- HS khá giúp đỡ HS yếu làm bài.
HS nêu miệng, viết vào vở luyện Tiếng Việt.
a, Mùa xuân 
b, Ngoài đồng
c, Vì bão
VD : a, Trả lời câu hỏi Khi nào?
Cây gạo gọi đến biết bao nhiêu là chim khi nào?
VD : Chiều chủ nhật, em học bơi
- Trong bể bơi của nhà thi đấu, em học bơi .
VD : Buổi sáng, sáu giờ, em thức dậy. Sau khi tập thể dục xong, em đánh răng , rửa mặt rồi ăn sáng. Sáu giờ ba mươi, em đến trường. Chúng em bắt đầu vào học lúc bảy giờ và ra chơi lúc tám giờ ba mươi. Trong giờ chơi, chúng em tham gia rất nhiều trò chơi bổ ích....
C.Củng cố, dặn dò: - Hệ thống nội dung bài học.
Tiết 3: Lịch sử 
Tổng kết
I/Mục tiêu: - HS hệ thống được tất cả nội dung lịch sử đã học từ buổi đầu dựng nước đến buổi đầu thời Nguyễn.
- Rèn kĩ năng thực hành lập bảng thống kê sự kiện, nhân vật tiêu biểu trong mỗi thời kì lịch sử.
- Giáo dục ý thức học tập, tự hào vì những trang sử hào hùng của dân tộc.
II/Đồ dùng dạy học: Trục thời gian, biểu mẫu sự kiện.
III/Các hoạt động dạy học: 
A.Kiểm tra : Kết hợp tổng kết.
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu giờ học.
2.Nội dung: 
*HĐ 1: Sơ lược một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu dựng nước đến buổi đầu thời Nguyễn.
GV cho HS thực hiện độc lập dựa vào nội dung đã học trong các giờ lịch sử.
Câu hỏi gợi ý : 
- Nêu các giai đoạn phát triển trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
- Thời Văn Lang, kinh đô của nước ta là gì? Đóng đô ở đâu?
- Nêu một số nét tiêu biểu về phong tục tập quán của thời Văn Lang, Âu Lạc?
.........................................
HS đọc và nhớ lại các thông tin lịch sử đã học, hoàn thành bài tổng kết.
- Buổi đầu dựng nước và giữ nước ; Hơn một nghìn năm dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc....
-....kinh đô Phong Châu ( Phú Thọ)
-....người Lạc Việt có tục nhuộm răng đen, ăn trầu, búi tóc, cạo trọc đầu....
*HĐ 2 : Lập bảng thống kê các sự kiện, nhân vật tiêu biểu của mỗi thời kì trong lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX.
 GV cho HS làm việc cá nhân, báo cáo kết quả, bổ sung, tổng hợp nội dung.
(Bài 2 trong VBT Lịch sử)
Thời gian
Sự kiện lịch sử xảy ra
Khoảng 700 năm trước Công nguyên
Nước Văn Lang ra đời.
179 TCN 
Quân Triệu Đà chiếm được Âu Lạc
......................................
......................................
*Kết luận (SGK / 69)
 C. Củng cố, dặn dò: - Hệ thống nội dung bài. - Chuẩn bị bài sau : Ôn tập.
	Thứ ba ngày 29 tháng 4 năm 2008.
Sáng: Tiết 1: Chính tả (Nhớ – viết)
Bài viết : Ngắm trăng – Không đề 
I/ Mục tiêu:
- Nhớ- viết đúng chính tả, trình bày đúng 2 bài : Ngắm trăng- Không đề.
- Tìm đúng, viết đúng chính tả, phân biệt những tiếng có âm, vần dễ phát âm sai dẫn đến viết sai nh : ch / tr hoặc iêu/ iu.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực, giữ vở sạch, chữ đẹp.
II/ Đồ dùng dạy - học: Phiếu khổ to - Bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: 1 HS nghe đọc viết: Trái chín, tròn trĩnh, chanh chua, chăn chiếu, ...
2. Bài mới: a/ Giới thiệu bài.
b/ Hướng dẫn HS nhớ - viết:
- GV cho đọc thuộc lòng 2 bài thơ cần viết chính tả.
- Nêu nội dung bài? 
- Nhắc HS chú ý cách trình bày bài thơ.
- Cần chú ý những từ ngữ nào mình dễ viết sai?
- Nêu cách trình bày của mỗi bài?
- GV cho HS tự nhớ lại và viết bài.
- Đọc cho HS soát bài.
- Chấm, chữa 7 - 10 bài.
- Nhận xét.
3. Hớng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2 a : Tìm tiếng có nghĩa ứng với mỗi ô....
GV cho HS làm trong VBT.
Bài 3 a : Thi tìm nhanh :
- Các từ láy trong đó có tiếng bắt đầu bằng âm tr.
- Các từ láy trong đó có tiếng bắt đầu bằng âm tr.
- HS nghe các bạn đọc.
- Ca ngợi tinh thần lạc quan yêu đời , yêu thiên nhiên của Bác, mặc dù hoàn cảnh vô cùng khó khăn gian khổ ...
- HS theo dõi.
- Chú ý đến 1 số hiện tượn ...  vị đo đại lượng.
B, Phân môn Luyện từ và câu : Hoàn thành bài trong VBT : Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu.
C, Môn Địa lí : Hoàn thành bài tập trong VBT theo nội dung bài học buổi sáng: Ôn tập
HĐ 2 : Hoạt động tự học.
GV giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài.
HSKG có thể làm thêm các bài tập sau: 
Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng câu có trạng ngữ chỉ mục đích.
HĐ 3 : Kiểm tra hoạt động tự học.
GV tổ chức cho HS chữa bài theo đối
 tượng. Với những bài khó GV cho HSKG chữa bài, nêu lại cách làm cho HS yếu, HSTB hiểu.
HS thực hành làm bài, chữa bài, 
* Kết quả :
A, Môn Toán : HS hoàn thành bài tập, lên bảng chữa bài.
B, Phân môn Luyện từ và câu : HS đổi vở, chữa bài.
GV kết hợp chấm bài, động viên HS có nhiều cố gắng.
VD : Năm ngoái, do mải chơi, kết quả học tập của em không được tốt lắm. Bố mẹ em đã rất buồn. Để xin lỗi bố mẹ, năm nay, em cố gắng học hành chăm chỉ. Cuối năm, em đạt danh hiệu học sinh giỏi. Để có phần thưởng cho em, bố đã đẽo gốc cây mít thành chiếc ghế cho em ngồi học.
C, Phân môn Địa lí :
HS hoàn thành bài tập như nội dung ôn tập buổi sáng. HS thực hiện lại chỉ các đối tượng địa lí trên bản đồ nhưng với hình thức du lịch, giới thiệu về các vùng miền, tổng hợp kiến thức.
4.Củng cố, dặn dò: - Ôn bài, chuẩn bị các bài học ngày thứ sáu.
Sáng: Thứ sáu ngày 2 tháng 5 năm 2008
Tiết 1: Tập làm văn 
Điền vào giấy tờ in sẵn.
I/ Mục tiêu: - HS hiểu các yêu cầu trong Thư chuyển tiền.
- Biết điền nội dung cần thiết vào mẫu Thư chuyển tiền.
- HS có ý thức học tập tự giác, tích cực
II/ Đồ dùng dạy - học: Mẫu Thư chuyển tiền .
III/ hoạt động dạy - học: 
1. GV nêu mục đích yêu cầu của bài : 
2. Hướng dẫn HS điền nội dung vào mẫu Thư chuyển tiền: 
Bài1: Em cùng mẹ ra bưu điện gửi tiền về quê biếu bà. Hãy giúp mẹ em điền những điều cần thiết vào mẫu Thư chuyển tiền dưới đây:
- Bài yêu cầu gì?
- GV giải thích 1 số từ khó và chữ viết tắt trong mẫu Thư.
- Nhật ấn: Dấu ấn trong ngày của bưu điện.
- Căn cước: Giấy chứng minh thư.
- Người làm chứng: Người chứng nhận đã nhận đủ tiền.
Bài 2: Theo em, khi nhận được tiền kèm theo Thư chuyển tiền này, người nhận cần viết những gì vào bức thư để trả lại bưu điện.
- Cho 1 HS đóng vai bà để điền tiếp và thư chuyển tiền.
- GV cho nhận xét bổ sung.
- HS đọc và nêu yêu cầu của đề.
- Giúp mẹ điền những điều còn thiếu vào mẫu ...
- SVĐ ; TBT ; ĐBT là ký hiệu riêng của ngành bưu điện.
- HS điền vào mẫu trong VBT.
- HS nối tiếp nhau đọc nội dung của mẫu Thư chuyển tiền.
- HS đọc và nêu yêu cầu bài
- HS điền vào vở bài tập.
Người nhận tiền phải viết : Số chứng minh thư của mình, ghi rõ họ tên và chỗ ở hiện tại của mình, kiểm tra số tiền được lĩnh có đúng với số tiền ghi ở mặt trước của Thư chuyển tiền không, kí nhận và ghi rõ ngày nhận.
3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài sau : Trả bài văn miêu tả con vật.
Tiết 2: Toán
 Ôn tập về đại lượng ( tiếp - SGK/tr 171 )
I/ Mục tiêu: - Giúp HS củng cố về đơn vị đo thời gian.
- Rèn kỹ năng chuyển đổi các đơn vị đo thời gian và giải các bài toán có liên quan. 
- HS có ý thức học tập, vận dụng làm bài tốt.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi bài 4, phấn màu.
III/ Hoạt động dạy - học: 
1- GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2- Hướng dẫn HS làm bài tập:
a. HS tự làm bài: GV giúp đỡ HS yếu.
b. GV tổ chức chữa bài:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Củng cố đổi đơn vị đo thời gian, chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra đơn vị bé.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Thực hiện tương tự bài 2.
Bài 3: 
<	 5 giờ 20 phút ....300 phút
> ? 495 giây .....8 phút 15 giây
= giờ .........20 phút
Bài 4 : GV cho HS đọc, phân tích đề ( bảng phụ), giải toán:
- Hà ăn sáng trong bao nhiêu phút?
- Buổi sáng Hà ở trường trong bao lâu?
Bài 5 : Thực hiện như bài 4.
- Khoảng thời gian nào dài nhất?
HS đọc, phân tích đề, thực hành, chữa bài.
VD : 1 giờ = 60 phút
 1 phút = 60 giây
VD : 5 giờ = 300 phút 
( 1 giờ = 60 phút ; 5 x 60 = 300)
 300 phút
> ? 495 giây = 8 phút 15 giây
= giờ = 20 phút
( x 60 = 20 )
-...trong ba mươi phút.
-...4 tiếng ( 11 giờ 30 phút – 7 giờ 30 phút = 4 giờ )
- Khoảng thời gain ở trường dài nhất.
3. Củng cố - dặn dò: - Hệ thống các đơn vị đo thời gian ?
- Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau : Ôn tập (tiếp)
Tiết 3: Khoa học 
Chuỗi thức ăn trong tự nhiên ( SGK/tr 132 )
1.Mục tiêu: - HS vẽ và trình bày được mối quan hệ giữa bò và cỏ.
- Nêu ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên, nêu định nghĩa được về chuỗi thức ăn.
- Giáo dục ý thức học tập, ham hiểu biết khoa học, vận dụng kiến thức khoa học trong cuộc sống.
2. Chuẩn bị : Hình SGK, VBT, bảng nhóm.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra: Nội dung bài 65.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
B. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính: 
HS nghe, xác định yêu cầu của tiết học.
HĐ : Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật và các yếu tố vô sinh.
GV cho HS quan sát hình minh hoạ SGK , đọc thông tin, liên hệ thực tế, thảo luận, trả lời câu hỏi
- Thức ăn của bò là gì?
- Giữa bò và cỏ có mối quan hệ gì?
- Phân bò được phân huỷ trở thành chất gì cung cấp cho cỏ?
- Giữa phân bò và cỏ có mối quan hệ gì?
- ...cỏ
-.....cỏ là thức ăn của bò.
-....chất khoáng.
-.....phân bò là thức ăn của có.
Phân bò cỏ bò
HĐ : Hình thành khái niệm chuỗi thức ăn.
GV cho HS quan sát và phân tích nội dung của từng hình, TLCH.
- Kể những sự vật được vẽ trong hình.
- Chỉ và nói mối quan hệ thức ăn trong sơ đồ đó.
- Nêu ví dụ về chuỗi thức ăn.
- Chuỗi thức ăn là gì?
-.. ..cỏ, thỏ, cáo, xác chết đang bị phân huỷ, vi khuẩn.
-...cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo là thức ăn của nhóm sinh vật hoại sinh....chất khoáng này lại trở thành thức ăn của cỏ.
-...những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên được gọi là chuỗi thức ăn....
** GV kết luận : (thông tin bạn cần biết / tr133).
C. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ thực tế. - Nhận xét giờ học. 
- Chuẩn bị bài :Ôn tập.
Tiết 4: Sinh hoạt
 Sinh hoạt Lớp
1. Mục tiêu:- Đánh giá kết quả học tập, hoạt động của Lớp tuần 33, đề ra 
phương hướng hoạt động tuần 34.
- Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến.
- Giáo dục ý thức học tập, xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh .
2. Văn nghệ : 
3. Nội dung: 
A, Lớp trưởng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các tổ báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung:
* Ưu điểm: 
- Chuẩn bị và tổ chức thành công Tiết học lớn nhất thế giới.
- Thực hiện tốt bảo vệ của công, giữ gìn trường lớp xanh- sạch- đẹp.
- Thực hiện nghiêm túc nề nếp lớp học, tham gia tích cực mọi hoạt động tập thể 
do nhà trường đề ra.
- Tổ chức và duy trì tốt các giờ truy bài có hiệu quả.
- Phát huy vai trò , tinh thần đoàn kết, tự giác, tích cực trong học tập .
- Khuyên góp ủng hộ người mù, trẻ em tàn tật.
* Tồn tại:
- Một số HS chưa gương mẫu trong học tập, lười học, không chú ý nghe cô giáo giảng bài. 
- Còn hiên tượng HS đánh nhau : Sơn, Thành.
b, Phương hướng: 
- Khắc phục tồn tại, phát huy các mặt mạnh đã đạt được.
- Tiếp tục phụ đạo HS yếu, nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn.
- Ôn tập tích cực chuẩn bị thi chất lượng cuối năm học, phấn đấu không để HS lưu ban nhiều.
- Thực hiện tốt vệ sinh trường lớp, bảo vệ của công, giữ gìn môi trường sạch đẹp.
- Tham gia giao thông an toàn.
- Giữ an toàn trong trường học, không chơi đùa ở khu vực đang thi công.
- Giáo dục truyền thống Chào mừng ngày giải phóng Miền Mam và ngày Quốc tế Lao động.
- Tiếp tục hưởng ứng tích cực Tuần lễ vì giáo dục.
c, Nhận xét chung: GV nêu những yêu cầu chung, nhắc nhở học sinh rèn luyện 
trong học tập và tu dưỡng đạo đức.
Chiều : Tiết 1: Toán **
Luyện bốn phép tính với phân số
I. Mục tiêu : - Giúp HS tiếp tục ôn tập, củng cố về các phép tính với phân số.
- Rèn kĩ năng thực hành, vận dụng giải toán tính, toán có lời văn.
II. Chuẩn bị : Sách Bài tập trắc nghiệm toán 4 tham khảo.
III . Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. GV nêu yêu cầu giờ học, định hướng nội dung ôn tập.
2. Thực hành : GV tổ chức cho HS thực hành, chữa bài theo nhóm đối tượng.
Bài 1 : Tính :
a, + b, - 
c, + d, -
Bài 2 : Tính rồi rút gọn :
a, x b, : 
c, xx d, xxx
Bài 3 : Tìm X :
a, + X = 1 b, - X = 
c, x X = d, X : = 12
Bài 4 : Một tấm bìa cứng hình chữ nhật có chiều dài m và hơn chiều rộng m.
a, Tính chu vi hình chữ nhật đó.
b, Diện tích tấm bìa bằng bao nhiêu?
c, Một tấm bìa hình vuông có chu vi bằng chu vi tấm bìa hình chữ nhật. Tính diện tích tấm bìa hình vuông.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
VD : a, + = 
( Củng cố cộng, trừ các phân số cùng mẫu, khác mẫu)
VD : 
a, x = = 
( Củng cố về nhân, chia phân sô)
VD : a, + X = 1 
	X = 1 - 
 X = 
( Củng cố tìm thành phần chưa biết của phép tính)
Chiều rộng tấm bìa là : 
 - = ( m )
a, m ; b, (m2) ; c, (m2) 
( Không bắt buộc với mọi đối tượng )
3. Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học. – Chuẩn bị bài học sau.
Tiết 2 : Ngoại ngữ 
 ( Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Hoạt động tập thể
Hat những bài hát về Bác Hồ
1. Mục tiêu:- Giúp HS biết lựa chọn và hát được các bài hát ca ngợi Bác Hồ kính yêu.
- Rèn kĩ năng biểu diễn tự tin trước tập thể, kĩ năng hợp tác trong hoạt động văn nghệ, kĩ năng nhận xét, đánh giá.
2. Chuẩn bị: Một số bài hát theo chủ đề.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học, tổ chức cho HS tham gia hoạt động tập thể.
*Văn nghệ theo chủ đề : Hát về Bác Hồ.
GV cho HS nêu tên các bài hát theo chủ đề .
- Kể tên một số bài hát ca ngợi Bác Hồ, những bài hát nói về tình cảm của thiếu nhi với Bác.
GV cho các tổ biểu diễn các tiết mục đã chuẩn bị.
BGK được lựa chọn từ các tổ, đánh giá kết quả, tổng kết cuộc thi .
GV động viên, khuyến khích tinh thần chuẩn bị của HS và tinh thần tập thể trong hoạt động.
HS tập tổ chức HĐ tập thể, giới thiêụ chương trình, cùng tham gia.
HS hát bài hát yêu thích, có thể nêu cảm nhận về bài hát đó.
+ Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh.
+ Bác Hồ, Người cho em tất cả.
+ Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ......
HS nhận xét , đánh giá các tiết mục tham gia biểu diễn, HS có thể tham gia phỏng vấn nhanh các tiết mục văn nghệ
VD : - Nêu tình cảm của Bác đối với thiếu nhi?
- Bài hát muốn nói với chúng ta điều gì?...
4. Củng cố dặn dò : - Nhận xét tinh thần tham gia hoạt động tập thể của học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 33 chuan.doc