Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)

I.MỤC TIÊU:

 - Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát.

 - Hiểu ND: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hành phúc, sống lâu. (trả lời được các CH trong SGK).

II.CHUẨN BỊ:

 + Tranh minh hoạ. Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 25 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 375Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
Tuần 34:Kể từ ngày 03 tháng 05 năm 2010 đến 07 tháng 05 năm 2010
Ngày dạy
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Thứ hai
03/05/2010
1
2
3
4
Đạo đức
Toán
Lịch sử
Kỉ thuật
Dành cho địa phương
Ôn tập về đại lương (TT)
Ôn tập học kì II
Lắp ghép mô hình tự chọn (T2)
Thứ ba
04/05/2010
1
2
3
4
Tập đọc
C tả(NV)
Toán
Khoa học
Tiếng cười là liều thuốc bổ
Nói ngược
Ôn tập về hình học
Ôn tập: Thực vật và động vật
Thứ tư
05/05/2010
1
2
3
4
LT&C
Kể chuyện
Toán
Địa lý
Mở rộng vốn từ: Lạc quan , yêu đời
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Ôn tập về hình học (TT)
Ôn tập học kì II
Thứ năm
06/05/2010
1
2
3
4
Tập đọc
Tập làm văn
Toán
Khoa học
Ăn “Mầm đá”
Trả bài văn miêu tả con vật
Ôn tập về tìm số trung bình cộng
Ôn tập: Thực vật và động vật
Thứ sáu
07/05/2010
1
2
3
LT&C
Tập làm văn
Toán
Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu
Điền vào giấy tờ in sẳn
Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
Thứ hai ngày 03 tháng 05 năm 2010
Đạo đức
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
I . MỤC TIÊU:
 -HS nêu được các ngành nghề có truyền thống ở địa phương : may, dệt, thêu,
 - Có KN tìm hiểu các ngành nghề truyền thống của địa phương, của gia đình.
 - HS có thái độ tôn trọng các ngành nghề của địa phương, của gia đình.
II . CHUẨN BỊ :
 1/ GV: tranh làng nghề địa phương 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 . Khởi động :(1’) Hát
2.Bài cũ: Bảo vệ môi trường (tiết 1)
-Môi trường bị ô nhiễm do ai? Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của những ai?
-GV nhận xét
3 . Bài mới :(1’)
- Tiết này các em học bài : Giới thiệu truyền thống địa phương.
a/ Hoạt động 1 : Giới thiệu địa phương ( 7’)
- GV cho HS quan sát tranh phong cảnh.
* Hình trong tranh có giống với nơi em ở không ?
* Em ở khu vực nào ?
* Em ở ấp mấy ?
* Nêu tên ấp, kênh nơi em ở ?
- GV nhận xét – tuyên dương.
b/ Hoạt động 2 : Giới thiệu nghề nghiệp ( 12’)
- GV treo tranh : 
-Nêu tên các nghề nghiệp trong tranh ?
- Nêu nghề nghiệp truyền thống nơi em ở ?
- GV nhận xét.
4. Củng cố ( 5’)
* Em làm gì để lưu giữ và tôn trọng các nghề truyền thống ?
- GV nhận xét
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò : (1’)
- Chuẩn bị : Tiết 2. 
-Học sinh trả lời theo chỉ định của giáo viên.
-HS quan sát tranh
-HS tự nêu
-HS quan sát – TLCH
-Nhiều em trả lời
Toán
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯƠNG (TT)
I.MỤC TIÊU:
 - Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích.
 - Thực hiện được phép tính với số đo diện tích.
II.CHUẨN BỊ:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: Ôn tập về đại lượng (tt)
-GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
-GV nhận xét
3.Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Hướng dẫn HS lập bảng quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích đã học
Bài tập 2:
Hướng dẫn HS chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra các đơn vị nhỏ & ngược lại; từ “danh số phức hợp” sang “danh số đơn” & ngược lại
Bài tập 3:
- Hướng dẫn HS chuyển đổi các đơn vị đo rồi so sánh các kết quả để lựa chọn dấu thích hợp
Bài tập 4:
Hướng dẫn HS tính diện tích khu đất hình vuông trồng chè & cà phê.
Hướng dẫn HS đưa bài toán đã cho về bài toán “toán học” điển hình là: “Tìm hai số khi biết tổng & tỉ số của hai số đó”. 
4.Củng cố 
- Nhận xét triết học.
5.Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Ôn tập về hình học
-HS sửa bài
-HS nhận xét
-HS làm bài
-Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
-HS làm bài
-HS sửa
-HS làm bài
-HS sửa bài
-HS làm bài
-HS sửa bài
Lịch sử
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I.MỤC TIÊU:
 - Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ thời Hậu Lê – thời Nguyễn.
II.CHUẨN BỊ:
 + SGK, sơ đồ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: Kinh thành Huế
-Mô tả sơ lược về quá trình xây dựng kinh thành Huế?
-GV nhận xét.
3.Bài mới: 
*Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
-GV đưa sơ đồ, giải thích sơ đồ
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
- GV đưa ra danh sách các nhân vật lịch sử như : Hùng Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thái Tổ
Hoạt động 3: Thi đua tổ
- GV đưa ra một số địa danh, di tích lịch sử, văn hoá như : đền Hùng, thành Cổ Loa, Thăng Long
4.Củng cố 
- GV nhắc lại những kiến thức đã học.
5.Dặn dò: 
- Chuẩn bị kiểm tra định kì
-HS trả lời
-HS nhận xét
-HS điền nội dung các thời kì, triều đại vào ô trống
-HS ghi tóm tắt về công lao của các nhân vật lịch sử 
-HS thi đua tìm thời gian, thời kì ra đời của các địa danh, di tích lịch sử, văn hoá
Kỉ thuật
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (T2)
I. MỤC TIÊU :
 - Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
 - Lắp ghép được mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được.
II.CHUẨN BỊ:
 + Giáo viên : Bộä lắp ghép mô hình kĩ thuật . 
 + Học sinh : SGK , bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Khởi động:
2.Bài cũ:
-Nhận xét các sản phẩm của bài trước trước chưa xong.
3.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
Bài “ Lắp ghép mô hình tự chọn”
2.Phát triển:
*Hoạt động 1:Hs tự chọn mô hình lắp ghép 
-Cho hs tự chọn mô hình.
-Hướng dẫn hs quan sát SGK để tìm mô hình muốn ghép và cách ghép.
*Hoạt động 1:HS lắp ghép theo mô hình từ chọn 
-Cho học sinh thực hành lắp ghép theo mô hình đã chọn
-Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm học sinh
4.Củng cố:
-Nhận xét sự xem xét nghiên cứu và sản phẩm của học sinh.
5.Dặn dò:
-Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
-HS tự chọn mô hình.
-Học sinh quan sát mô hình và thao tác lắp ghép
-Học sinh thực hành lắp ghép theo quy trình SGK.
-Trình bày sanbr phẩm lắp ghép.
-Lớp nhận xét
Thứ ba ngày 04 tháng 05 năm 2010
Tập đọc
TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ
I.MỤC TIÊU:
 - Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát.
 - Hiểu ND: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hành phúc, sống lâu. (trả lời được các CH trong SGK).
II.CHUẨN BỊ:
 + Tranh minh hoạ. Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: Con chim chiền chiện 
GV yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng bài tập đọc, trả lời các câu hỏi về bài đọc trong SGK.
GV nhận xét & chấm điểm
3.Bài mới: 
 * Giới thiệu bài
-Yêu cầu HS nhắc lại tên các bài văn, 
bài thơ, câu chuyện đã học thuộc chủ điểm Tình yêu cuộc sống 
-GV: Qua các bài văn, câu chuyện trên 
đã cho em thấy: tiếng cười, cách sống yêu đời, lạc quan rất cần thiết đối với cuộc sống con người. Bài Tiếng cười là liều thuốc bổ giúp các em biết: các nhà khoa học nói thế nào về tác dụng kì diệu của tiếng cười. 
Hoạt động1: Luyện đọc
Bước 1: GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc
Bước 2: GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)
+Lượt đọc thứ 1: GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp; kết hợp hướng dẫn HS xem tranh minh họa bài.
+Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
Bước 3: Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài
Bước 4: GV đọc diễn cảm cả bài
-Giọng rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng những từ ngữ nói về tác dụng của tiếng cười: động vật duy nhất, liều thuốc bổ, thư giãn, sảng khoái, thỏa mãn, nổi giận, căm thù, hẹp mạch máu, rút ngắn, tiết kiệm tiền, hài hước, sống lâu hơn 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
-Phân tích cấu tạo của bài báo trên. Nêu ý chính của từng đoạn văn?
-Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ?
-Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì?
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
Bước 1: Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn
-GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
-GV hướng dẫn giúp các em đọc đúng giọng một văn bản phổ biến khoa học 
Bước 2: Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn
-GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Tiếng cười là liều thuốc bổ  làm hẹp mạch máu)
-GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
-GV sửa lỗi cho các em
4.Củng cố 
-Em rút điều gì qua bài học này? Hãy chọn ý đúng nhất?
-GV: Qua bài đọc, các em đã thấy: tiếng cười làm cho con người khác với động vật, tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Cô hi vọng các em sẽ biết tạo ra cho mình một cuộc sống có nhiều niềm vui, sự hài hước, tiếng cười. 
5.Dặn dò: 
-GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Ăn “mầm đá”.
HS đọc thuộc lòng bài thơ
HS trả lời câu hỏi
HS nhận xét
-HS nêu
+ Đoạn 1: Từ đầu  đến mỗi ngày cười 400 lần.
+ Đoạn 2: Tiếp theo  đến làm hẹp mạch máu. 
+ Đoạn 3: còn lại 
Lượt đọc thứ 1:
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
+ HS xem tranh minh họa 
Lượt đọc thứ 2:
+ HS đọc thầm phần chú giải
1, 2 HS đọc lại toàn bài
-HS nghe
+ Đoạn 1: Tiếng cười là đặc điểm quan trọng, phân biệt con người với các loài động vật khác.
+ Đoạn 2: Tiếng cười là liều thuốc bổ.
 ... á trung bình cộng?
4. Củng cố : 
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò
-Ôn tập tìm hai số khi biết tổng & hiệu của hai sốđó.
-HS sửa bài
-HS nhận xét
-HS làm bài
-Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
-HS làm bài
-HS sửa
-HS làm bài
-HS sửa bài
-HS làm bài
-HS sửa bài
Khoa học
ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
I.MỤC TIÊU:
 Ôn tập về:
- Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.
- Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuổi thức ăn trong tự nhiên.
II . CHUẨN BỊ :
 + Hình trang 136,137Giấy A0, bút vẽ cho các nhóm 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động
2.Bài mới:
*Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Xác định vai trò của con người trong chuỗi thức ăn tự nhiên 
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp 
-GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 136, 137 
-Kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ 
-Dựa vào các hình trên, bạn hãy nói về chuỗi thức ăn, trong đó có con người
-GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm 
Bước 2: Hoạt động cả lớp 
-GV gọi một số HS trả lời câu hỏi gợi ý trên 
*Dưới dây là gợi ý về sơ đồ chuỗi thức ăn trong tự nhiên có con người dựa trên các hình ở trang 136, 137 
-Các loài tảo Cá Người (ăn cá hộp)
 Cỏ Bò Người 
Trên thực tế thức ăn của con người rất phong phú. Để đảm bảo đủ thức ăn cung cấp cho mình, con người đã tăng gia, sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên một số người đã ăn thịt thú rừng hoặc sử dụng chúng vào việc khác 
GV hỏi cả lớp:
-Hiện tượng săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì?
-Điều gì sẽ xảy ra nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt
-Chuỗi thức ăn là gì?
-Nêu vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất 
 * Kết luận của GV:Con người cũng là một thành phần của tự nhiên. Vì vậy chúng ta phải có nghĩa vụ bảo vệ sự cân bằng trong tự nhiên 
Thực vật đóng vai trò cầu nối giữa các yếu tố vô sinh và hữa sinh trong tự nhiên. Sự sống trên Trái Đất được bắt đầu từ thực vật. Bởi vậy chúng ta cần phải bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ thực vật đặc biệt là bảo vệ rừng 
3.Củng cố :
-GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
4. Dặn dò
-Chuẩn bị bài: Ôn tập 
-HS quan sát hình
-HS thực hiện nhiệm vụ theo gợi ý cùng với bạn
-Một số HS trả lời
-HS trả lời
Thứ sáu ngày 07 tháng 05 năm 2010
LT&C
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ PHƯƠNG TIỆN CHO CÂU
I.MỤC TIÊU:
 - Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu (tả lời câu hỏi Bằng gì? Với cái gì?-ND ghi nhớ.
 - Nhận diện được trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu (BT1, mục III); bước đầu viết được đoạn văn ngắn tả con vật yêu thích, trong đó có ít nhất 1 câu dùng trạng ngữ chỉ phương tiện (BT2).
II.CHUẨN BỊ:
 + Bảng phụ viết 2 câu văn ở BT1 (phần Nhận xét); 2 câu văn ở BT1 (phần Luyện tập).
2 băng giấy. Tranh ảnh vài con vật. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: Mở rộng vốn từ: lạc quan – yêu đời.
-GV kiểm tra 2 HS:
-GV nhận xét
3.Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Hoạt động1: Hình thành khái niệm
Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 1, 2.
*GV kết luận, chốt lại ý đúng: 
+ Ý 1: Các TrN đó trả lời cho câu hỏi Bằng cái gì? Với cái gì?
+ Ý 2: Cả 2 TrN đều bổ sung ý nghĩa phương tiện cho câu.
Bước 2: Ghi nhớ kiến thức
-Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
-GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
-GV mời 2 HS lên bảng làm bài – gạch dưới bộ phận TrN trong các câu văn
-GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:
-GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa 
-GV nhận xét.
4.Củng cố: 
-GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
5. Dặn dò
-Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài.
-Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Lạc quan – Yêu đời. 
-Mỗi HS làm lại BT3.
-HS nhận xét
-HS đọc nội dung bài tập.
-HS trao đổi nhóm, bàn bạc, cùng trả lời câu hỏi
-Nhiều HS nhắc lại. 
-HS đọc thầm phần ghi nhớ
-3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
-HS đọc yêu cầu của bài tập
-HS làm việc cá nhân vào vở
-2 HS lên bảng làm bài – gạch dưới bộ phận TrN chỉ phương tiện trong câu.
-Cả lớp cùng nhận xét, sửa bài theo lời giải đúng. 
-HS đọc yêu cầu của bài tập
-HS quan sát tranh minh họa các con vật trong SGK, viết 1 đoạn văn tả con vật, trong đó có ít nhất 1 câu có TrN chỉ phương tiện. 
-HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn miêu tả con vật, nói rõ câu văn nào trong đoạn văn có TrN chỉ phương tiện. 
-Cả lớp nhận xét. 
Tập làm văn
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẲN
I.MỤC TIÊU:
 - Hiểu các yêu cầu trong Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước; biết điền những nội dung cần thiết vào bức điện chuyển tiền và giấy đặt mua báo chí.
II.CHUẨN BỊ:
 + Mẫu Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: 
-GV kiểm tra 2 HS
-GV nhận xét & chấm điểm
3.Bài mới: 
Giới thiệu bài 
* Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước.
Hoạt động1: Hướng dẫn HS điền những nội dung cần thiết vào Điện chuyển tiền đi
Bài tập 1:
-GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
-GV giải nghĩa những chữ viết tắt trong Điện chuyển tiền đi:
+ N3 VNPT: Là những kí hiệu riêng của ngành bưu điện, HS không cần biết.
+ ĐCT: viết tắt của Điện chuyển tiền
-GV nhận xét 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS điền những nội dung cần thiết vào Giấy đặt mua báo chí trong nước
Bài tập 2:
-GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
-GV giúp HS giải thích các chữ viết tắt, các từ ngữ khó (nêu trong chú thích: BCVT, báo chí, độc giả, kế toán trưởng, thủ trưởng)
GV lưu ý HS về những thông tin mà đề bài cung cấp để các em ghi cho đúng:
+ Tên các báo chọn đặt cho mình, cho ông bà, cho bố mẹ, anh chị.
+ Thời gian đặt mua báo (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng)
-GV nhận xét
4.Củng cố: 
-GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
5. Dặn dò
-Yêu cầu HS ghi nhớ để điền chính xác nội dung vào những giấy tờ in sẵn. Chuẩn bị bài: Ôn tập
2- HS đọc lại thư chuyển tiền đã điền nội dung trong tiết TLV trước. 
-HS nhận xét
-HS đọc yêu cầu của bài tập 1 & mẫu Điện chuyển tiền đi
-Cả lớp nghe GV chỉ dẫn cách điền vào mẫu Điện chuyển tiền đi
-1 HS khá giỏi đóng vai em HS viết giúp mẹ điện chuyển tiền – nói trước lớp cách em sẽ điền nội dung vào mẫu Điện chuyển tiền đi như thế nào.
-Cả lớp làm việc cá nhân.
-1 số HS đọc trước lớp mẫu Điện chuyển tiền đi đã điền đầy đủ nội dung.
-HS nhận xét.
-HS đọc yêu cầu của bài tập 1 & nội dung Giấy đặt mua báo chí trong nước.
-Cả lớp nghe GV chỉ dẫn cách điền vào mẫu Giấy đặt mua báo chí trong nước.
-1 HS khá giỏi nói trước lớp cách em sẽ điền nội dung vào mẫu Giấy đặt mua báo chí trong nước như thế nào.
-Cả lớp làm việc cá nhân.
-1 số HS đọc trước lớp mẫu Giấy đặt mua báo chí trong nước đã điền đầy đủ nội dung.
-HS nhận xét.
Toán
ÔN TẬP VỀ TÌM HAI SỐ 
KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
I.MỤC TIÊU:
 - Giải được bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II.CHUẨN BỊ:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: Ôn tập về tìm số trung bình cộng
-GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
-GV nhận xét
3.Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Các bước tính:
+Thực hiện phép cộng (hoặc trừ) hai số
+Thực hiện phép chia cho 2 để tìm x
Bài tập 2:
Các hoạt động giải toán:
+Phân tích bài toán để thấy được tổng & hiệu của hai số phải tìm
+Vẽ sơ đồ minh hoạ
+Thực hiện các bước giải.
Bài tập 3:
- Các hoạt động giải toán:
+Phân tích bài toán để thấy được tổng & hiệu của hai số phải tìm
+Vẽ sơ đồ minh hoạ
+Thực hiện các bước giải.
Bài tập 4:
Các hoạt động giải toán:
+Phân tích bài toán để thấy được tổng & hiệu của hai số phải tìm
+Vẽ sơ đồ minh hoạ
+Thực hiện các bước giải.
4.Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò: 
-Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu & tỉ số của hai số đó.
-HS sửa bài
-HS nhận xét
-HS làm bài
-Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
-HS làm bài
-HS sửa
-HS làm bài
-HS sửa bài
SINH HOẠT CUỐI TUẦN 34
1.MỤC TIÊU 
 - GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của học sinh trong tuần 
 - Nề nếp lớp học ,vệ sinh môi trường ATGT , phòng bệnh dịch
2 .NỘI DUNG 
 1. Đánh giá:
 - Giáo viên nhận xét kết quả học tập của học sinh trong tuần 
....
 - Nề nếp lớp,vệ sinh 
 - An toàn giao thông, phòng dịch:
 - Vấn đề khác:
2. Phương hướng:
Tổ kiểm tra
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
BGH duyệt
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_34_ban_chuan_kien_thuc_ki_nang_2_cot.doc