Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Năm học 2011-2012 - Sồng A Tủa

Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Năm học 2011-2012 - Sồng A Tủa

Tiết 3: Tập đọc.

Bài 67 : TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ.

I/ Mục tiêu.

1.Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch, phù hợp với một văn bản phổ biến khoa học.

2.Hiểu điều bài báo muốn nói : Tiếng cười làm cho con người khác với động vật. Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Từ đó làm cho HS có ý thức tạo ra xung quanh cuộc sống của mình niềm vui, sự hài hước, tiếng cười.

II/ Chuẩn bị.

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. Hoạt động dạy học.

 

doc 33 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 427Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Năm học 2011-2012 - Sồng A Tủa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
Ngày soạn : 20/04/2012 Giảng ngày : Thứ hai ngày 23 / 04 / 2012
Tiết 1: Cháo cờ.
Tiết 2: Toán .
Bài 166 : ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (Tiếp theo).
I/ Mục tiêu.
	- Củng cố các đơn vị đo diện tích đã học và quan hệ giữa các đơn vị đó.
- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích và giải các bài toán có liên quan.
II/ Chuẩn bị.
	GV : Giáo án, SGK, VBT, bảng phụ vẽ các hình trong bài 1(SGK) .
	HS : VBT, Ôn tập trước các nội dung liên quan đến bài học.
III. Hoạt động dạy học. 
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Bài cũ.
- Yêu cầu HS lên bảng làm BT 3,4 của tiết 165.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
* Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả đổi đơn vị của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS
Bài 2
- GV viết lên bảng 4 phép đổi sau : 
103 m2 = . . . dm2
 m2 = . . . cm2
60000 cm2 = . . . m2
8 m2 50 cm2 = . . . cm2
- GV yêu cầu HS nêu cách đổi trong các trường hợp trên.
- GV nhận xét và thống nhất cách làm.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài. Nhắc các em làm các bước trung gian ra giấy nháp, chỉ cần ghi kết quả đổi vào vở.
- GV gọi 1 HS đọc bài làm để chữa bài.
Bài 3.
- GV nhắc HS chuyển đổi về cùng đơn vị rồi mới so sánh.
- GV chữa bài trên bảng lớp.
Bài 4.
- GV gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà xem lại các BT ở lớp, làm bài trong VBT và chuẩn bị bài sau.
 3’
35’
 2’
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV, HS khác nhận xét.
- HS làm bài vào vở.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc, mỗi HS đọc 1 phép đổi. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Một số HS nêu cách làm, lớp nhận xét.
- HS làm bài.
- Theo dõi bài chữa của bạn và tự KT bài của mình.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm trong SGK.
- 1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải :
Diện tích của thửa ruộng đó là :
64 x 25 = 1600 (m2)
Số thóc thu được trên thửa ruộng là :
1600 x = 800 (kg)
800 kg = 8 tạ
Đáp số : 8 tạ
Tiết 3: Tập đọc.
Bài 67 : TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ.
I/ Mục tiêu.
1.Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch, phù hợp với một văn bản phổ biến khoa học.
2.Hiểu điều bài báo muốn nói : Tiếng cười làm cho con người khác với động vật. Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Từ đó làm cho HS có ý thức tạo ra xung quanh cuộc sống của mình niềm vui, sự hài hước, tiếng cười.
II/ Chuẩn bị.
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Hoạt động dạy học. 
Bài cũ.
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Con chim chiền chiện và trả lời câu hỏi SGK về nội dung bài đọc.
Nhận xét-ghi điểm.
Bài mới.
* Giới thiệu bài.
*Hướng đẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.
- GV chia đoạn
Đoạn 1 : Từ đầu . . . mỗi ngày cười 400 lần. 
Đoạn 2 : Tiếp theo . . . làm hẹp mạch máu.
Đoạn 3 : Còn lại.
-GV đọc diễn cảm toàn bài. 
 b. Tìm hiểu bài.
? Phân tích cấu tạo của bài báo trên. Nêu ý chính của từng đoạn văn
? Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ?
? Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì ?
 ? Em rút ra điều gì qua bài này ?
- GV rút ra ý nghĩa, ghi bảng.
 c. Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn các em đọc đọc đúng giọng một văn bản phổ biến khoa học.
-GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc đúng 1 đoạn tiêu biểu.
Củng cố - dặn dò.
 - NX giờ học.
- Dặn HS về xem bài, chuẩn bị bài giờ sau học.
3’
34’
2’
HS đọc và trả lời câu hỏi GV nêu.
-Học sinh tiếp nối nhau đọc 3 đoạn 
-Đọc từ khó : 100 ki-lô-mét một giờ, thư giãn, sảng khoái. 
-Đọc nối tiếp lần 2 kết hợp từ chú giải.
-Luyện đọc trong nhóm.
-1-2 HS đọc cả bài.
Đọc thầm, đọc lướt để trả lời câu hỏi.
+ Đoạn 1 : Tiếng cười là đặc điểm quan trọng, phân biệt con người với với các loài động vật khác.
+ Đoạn 2 : Tiếng cười là liều thuốc bổ.
+ Đoạn 3 : Người có tính hài hước sẽ sống lâu hơn.
- Vì khi cười, tốc độ thở của con người tăng lên đến 100 km 1 giờ, các cơ mặt thư giãn, não tiết ra một chất làm con người có cảm giác sảng khoái, thoả mãn.
- Để rút ngắn thời gianđiều trị bệnh nhân, tiết kiệm tiền cho Nhà nước.
- Ý b : Cần biết sống một cách vui vẻ.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
Tiết 4:Đạo đức.
Bài 34 : DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
Tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động nhân đạo.
I/ Mục tiêu.
- Giúp HS hiểu được ý nghĩa của các hoạt động nhân đạo giúp đỡ các gia đình nghèo khó gặp hoạn nạn vượt qua được khó khăn.
- Ủng hộ nhân đạo.
- Tuyên truyền tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo phù hợp với điều kiện của bản thân.
II/ Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. GV tổ chức cho HS ủng hộ quần áo, sách vở, giày dép cho các bạn vùng khó khăn.
2. Tổ chức cho HS mua vé số xây dựng quỹ nhân đạo tỉnh Sơn La do Hội Chữ Thập Đỏ Sơn La phát động.
- GV kết luận : Không chỉ những người ở vùng đặc biệt khó khăn mà rất nhiều người tàn tật rơi vào hoàn cảnh khó khăn rất cần sự tài trợ, giúp đỡ của mọi người khác trong đó có chúng ta. Hãy hưởng ứng cuộc vận động : Người người làm việc thiện, Nghành nghành làm việc thiện, Nhà nhà làm việc thiện.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tinh thần ủng hộ cuộc vận động của HS.
- Tuyên dương HS có tinh thần ủng hộ cao.
- HS hưởng ứng lần lượt ủng hộ
- HS tích cực tham gia
Tiết 5: Thể dục.
Bài 67: NHẢY DÂY – TRÒ CHƠI: LĂN BÓNG BẰNG TAY
I./ Mục tiêu.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Trò chơi “Lăn bóng bằng tay” . Yêu cầu tham gia trò chơi tương đối chủ động để rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn.
II/ Địa điểm , phương tiện .
- Địa điểm : Trên sân trường . Vệ sinh nơi tập , đảm bảo an toàn tập luyện .
- Phương tiện : Chuẩn bị 2 còi, mỗi HS 1dây nhảy, 4 quả bóng chuyền hay bóng đá cỡ số 4 để tổ chức trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
TG
Phương pháp tổ chức 
1. Phần mở đầu : 
*Ôn một số động tác tay, chân, lườn, bụng, phối hợp và nhảy của bài thể dục phát triển chung : 
* Trò chơi khởi động.
2. Phần cơ bản : 
a) Nhảy dây : 
b) Trò chơi vận động : 
	3. Phần kết thúc : 
- GV cùng HS hệ thống bài.
6’ – 10’
18’-22’
9’ – 11’
9’ – 10’
4’- 6’
- GV nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học.
- Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai, cổ tay. Tập theo đội hình vòng tròn, do cán sự điều khiển.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc do cán sự dẫn đầu.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
 - Mỗi động tác 2 x 8 nhịp (do cán sự điều khiển).
 - Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. GV hoặc 1 – 2 HS làm mẫu để nhắc lại cho că lớp cách nhảy. GV chia tổ và địa điểm, nêu yêu cầu về kĩ thuật, thành tích và kỉ luật tập luyện, sau đó cho các em về địa điểm để tự quản tập luyện. GV giúp đỡ, tổ chức và uốn nắn những động tác sai cho HS.
 - Trò chơi “Lăn bóng bằng tay”. GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi, cho một nhóm lên làm mẫu, cho HS chơi thử 1 – 2 lần, xen kẽ GV giải thích thêm cách chơi để tất cả HS đều nắm vững cách chơi, sau đó cho HS chơi chính thức :1 – 2 lần có phân thắng, thua và thưởng, phạt.
- Đi đều theo 2 – 4 hàng dọc và hát.
- Một số động tác hoặc trò chơi hồi tĩnh.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài về nhà..
Ngày soạn : 21/04/2012. Giảng ngày : Thứ ba ngày 24 / 04 / 2012.
Tiết 1 : TOÁN :
Bài 176 : ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I/ Mục tiêu.
	Giúp HS :
Ôn tập về góc và các loại góc : góc vuông, góc nhọn, góc tù ; các đoạn thẳng song song, vuông góc.
Củng cố kĩ năng vẽ hình vuông có kích thước cho trước.
Củng cố công thức tính chu vi, diện tích của một hình vuông.
II/ Chuẩn bị.
	GV : Giáo án, SGK, VBT, bảng phụ vẽ các hình trong bài 1(SGK) .
	HS : VBT, Ôn tập trước các nội dung liên quan đến bài học.
III/ Phương pháp.
Đàm thoại , giảng giải , luyện tập thực hành.
IV. Hoạt động dạy học. 
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Bài cũ.
- Yêu cầu HS lên bảng làm BT 3 trong VBT của tiết 166.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
* Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc tên hình và chỉ ra các cạnh song song với nhau, các cạnh vuông góc với nhau có trong hình vẽ.
Bài 2
- GV yêu cầu HS nêu cách vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm.
- GV yêu cầu HS vẽ hình sau đó tính chu vi và diện tích hình vuông.
Bài 3.
- GV yêu cầu HS quan sát hình vuông, hình chữ nhật, sau đó tính chu vi và diện tích của hai hình này rồi mới nhận xét xem các câu trong bài câu nào đúng, câu nào sai.
- Yêu cầu HS chữa bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4.
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV hướng dẫn HS theo các bước giải toán.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà xem lại các BT ở lớp, làm bài trong VBT và chuẩn bị bài sau.
 3’
35’
 2’
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV, HS khác nhận xét.
- HS làm bài .
- Một số HS nêu cách làm, HS cả lớp theo dõi và nhận xét cách vẽ.
- HS làm bài vào vở, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- HS làm bài.
- 1 HS đọc bài làm của mình để chữa bài, HS cả lớp theo dõi, NX và tự kiểm tra bài mình.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm trong SGK.
- HS tóm tắt.
- 1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải :
Diện tích của 1 viên gạch là :
20 x 20 = 400 (cm2)
Diện tích của lớp học là :
5 x 8 = 40 (m2)
40 m2 = 400000cm2
Số viên gạch cần để lát nền lớp học là :
400000 : 400 = 1000 (viên gạch)
 Đáp số : 1000 viên gạch
Tiết 5 : THỂ DỤC :
Bài 68: NHẢY DÂY - TRÒ CHƠI DẪN BÓNG
I./ Mục tiêu.
Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
Trò chơi “Dẫn bóng ” . Yêu cầu tham gia trò chơi tương đối chủ động để rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn.
II/ Địa điểm , phương tiện .
Địa điểm : Trên sân trường . Vệ sinh nơi tập , đảm bảo an toàn tập luyện .
Phương tiện : Chuẩn bị 2 còi, mỗi HS 1dây nhảy, 4 quả bóng chuyền hay bóng đá cỡ số 4 để tổ chức trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp .
Nội dung
TG
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu : 
*Ôn một số động tác tay , chân , lườn , bụng , phối hợp và nhảy của bài thể dục phát triển chung : 
* Trò chơi khởi động.
2. Phần cơ bản : 
a) Nhảy dây : 
b) Trò chơi vận động : 
	Trò chơi “Dẫn bón ... Số lớn : 20
Tiết 3: KHOA HỌC :	Đã soạn ở bài 67 – 68, Thứ ba - Tuần 34.
Tiết 4: TẬP LÀM VĂN :
Bài 66 : TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I/ Mục tiêu.
Nhận thức đúng về lỗi trong bài viếtcủa bạn và của mình khi đã được thầy, cô giáo chỉ rõ.
Biết tham gia cùng các bạn trong lớp chữa những lỗi chung về bố cục bài, về ý, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả; biết tự chữa những lỗi thầy, cô yêu cầu chữa trong bài viết của mình.
Nhận thức được cái haycủa bài được thầy, cô khen.
II/ Chuẩn bị.
Phiếu học tập để HS thống kê các lỗi về chính tả, dùng từ, câu, . . . trong bài văn của mình theo từng loại và sửa lỗi.
III/ Phương pháp.
 Luyện tập thực hành.
IV. Hoạt động dạy học. 
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
 1. Nhận xét chung bài làm của HS.
- Gọi HS đọc lại đề bài tập làm văn.
? Đề bài yêu cầu gì ?
- GV nhận xét chung.
- Trả bài cho HS.
2. Hướng dẫn chữa bài.
- Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh.
- GV đi giúp đỡ từng cặp HS yếu.
3. Học tập những đoạn văn hay, bài viết tốt.
- GV gọi một số HS có đoạn văn hay, bài viết được điểm cao đọc cho các bạn nghe.
. Sau mỗi HS đọc, GV hỏi để HS tìm ra : cách dùng từ, lối diễn đạt, ý hay.
4. Hướng dẫn viết lại một đoạn văn.
- Gợi ý HS viết lại đoạn văn khi :
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả.
+ Đoạn văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý.
+ Đoạn văn dùng từ chưa hay.
+ Mở bài, kết bài đơn giản.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.
- Nhận xét.
5.. Củng cố - dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
5’
13’
 8’
12’
 2’
- 1 HS đọc đề bài.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
- Xem lại bài của mình.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi để cùng chữa bài.
- 3 đến 5 HS đọc. Các HS khác lắng nghe, phát biểu.
- Tự viết lại đoạn văn.
- 3 đến 5 HS đọc lại đoạn văn của mình.
 Ngày soạn : 24/04/2012 Giảng ngày : Thứ sáu ngày 27/ 04 / 2012.
Tiết 1 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU :
Bài 68 : THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ PHƯƠNG TIỆN CHO CÂU
I/ Mục tiêu.
1. Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu (Trả lời câu hỏi Bằng cái gì ?Với cái gì ? 
	2. Nhận diện được trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu ; thêm được trạng chỉ phương tiện vào câu.
II/ Chuẩn bị.
Các câu văn ở BT1 phần NX viết sẵn trên bảng lớp.
BT1 phần LT viết trên bảng phụ.
Gấy khổ to và bút dạ.
III/ Phương pháp.
Đàm thoại , phân tích , luyện tập thực hành, làm việc theo nhóm.
IV. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Bài cũ.
- GV yêu cầu 3 HS lên bảng. Mỗi HS đặt 1 câu có từ miêu tả tiếng cười.
- GV nhận xét, ghi điểm từng HS.
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
* Phần Nhận xét.
Bài tập 1,2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT.
- Yêu cầu HS trao đổi làm bài theo cặp đôi. 
- Gọi HS phát biểu. GV chữa bài trên bảng lớp.
- NX, kết luận lời giải đúng:
+ Ý 1 : Các Trn đó trả lời câu hỏi Bằng cái gì ? , Với cái gì ?
* Phần Ghi nhớ.
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
- Yêu cầu HS đặt câu có trạng ngữ chỉ phương tiện. GV sửa chữa, nhận xét, khen ngợi HS hiểu bài tại lớp. 
- GV yêu cầu HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ.
* Phần Luyện tập
Bài tập 1.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập .
- GV mời 2 HS lên bảng gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong hai câu văn đã viết trên bảng lớp.
- Gọi HS NX bài bạn làm trên bảng
Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS QS tranh minh hoạ các con vật trong SGK, viết một đoạn văn tả con vật trong đó có ít nhất 1 câu có trạng ngữ chỉ phương tiện.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh. Các HS khác NX.
- GV nhận xét, cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ trong bài; hoàn thiện đoạn văn ở BT2 và chuẩn bị bài sau.
3’
35’
 2’
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV, HS khác nhận xét.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 1, 2.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, làm bài.
- HS phát biểu ý kiến, HS khác nhận xét
- Ba HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. HS cả lớp đọc thầm theo.
- Ba HS tiếp nối nhau đọc câu của mình trước lớp, VD :
+ Với giọng ca mượt mà, chị đã lôi cuốn được người nghe.
+ Bằng tất cả sự cố gắng, nó đã chiến thắng.
+ Cậu ấy đã đến trường bằng đôi nạng gỗ.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp yêu cầu của bài, suy nghĩ, làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp dùng bút chì gạch vào VBT.
- NX bài bạn làm trên bảng
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng yêu cầu và hai đoạn văn của bài.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn miêu tả con vật, nói rõ câu văn nào trong đoạn có trạng ngữ chỉ phương tiện.
Tiết 2 : TOÁN :
Bài 180: ÔN TẬP VỀ TÌN HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ.
I/ Mục tiêu.
	Giúp HS rèn kĩ năng giải bài toán về “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”.
II/ Chuẩn bị.
	GV : Giáo án, SGK, VBT, bảng phụ vẽ các hình trong bài1 (SGK) .
	HS : VBT, Ôn tập trước các nội dung liên quan đến bài học.
III/ Phương pháp.
Đàm thoại , giảng giải , luyện tập thực hành.
IV. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Bài cũ.
- Yêu cầu HS lên bảng làm BT 4 trong VBT của tiết 169.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
* Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1
- GV treo bảng phụ có kẻ sẵn ND bài tập 1.
?Bài toán cho biết gì những gì và yêu cầu ta làm gì ?
- GV têu cầu HS nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- GV yêu cầu HS tìm số và điền vào ô trống trong bảng.
- GV chữa bài và cho điểm HS
Bài 2
- GV gọi 1 HS đọc đề bài.
?Bài toán thuộc dạng toán gì ? Vì sao em biết ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3.
- GV gọi HS đọc đề bài toán
? Nửa chu vi của hình chữ nhật là gì ?
- GV hướng dẫn.
- GV chữa bài, sau đó NX và cho điểm HS.
Bài 4.
- GV gọi HS đọc đề bài sau đó yêu cầu các em tự làm bài.
- GV gọi HS chữa bài, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 5.
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán.
? Tổng của hai số là bao nhiêu ?
? Hiệu của hai số là bao nhiêu ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà xem lại các BT ở lớp, làm bài trong VBT và chuẩn bị bài sau.
 4’
35’
 2’
- 1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV, HS khác nhận xét.
+ Bài toán cho biết tổng, hiệu của hai số và yêu cầu ta tìm hai số đó.
- 1 HS nêu, HS cả lớp theo dõi và NX.
Số bé = (Tổng - Hiệu) : 2
Số lớn = (Tổng + Hiêuj) : 2
- 1 HS lên bảng làm bài HS cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS đọc đề bài toán, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- Bài toán thuộc dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, vì bài toán cho tổng số cây hai đội trồng được, cho số cây đội 1 trồng được nhiều hơn đội hai (hiệu của hai số) và yêu cầu tìm số cây của mỗi đội.
- 1 HS lên bảng làm bài HS cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS đọc đề bài toán, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
+ Nửa chu vi của hình chữ nhật là tổng của chiều rộng với chiều dài hình chữ nhật.
- Nghe GV hướng dẫn và tự làm bài.
- Theo dõi bài chữa của GV, tự kiểm tra bài của mình
- HS làm bài vào vở.
Bài giải :
Tổng của hai số là :
135 x 2 = 270
Số phải tìm là :
270 – 246 = 24
 Đáp số : 24
- 1 HS chữa bài miệng trước lớp, HS cả lớp theo dõi bài chữa của bạn và tự kiểm tra bài của mình.
- 1 HS đọc trước lớp.
+ Số lớn nhất có ba chữ số là 999, vậy tổng của hai số là 999.
+ Số lớn nhất có hai chữ số là 99, vậy hiệu của hai số là 99.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải :
 Số lớn nhất có ba chữ số là 999, nên tổng của hai số là 999.
 Số lớn nhất có hai chữ số là 99, nên hiệu của hai số là 99.
Số bé là :
(999 – 99) : 2 = 450
Số lớn là :
450 + 99 = 549
Đáp số : Số bé : 450; Số lớn :549
Tiết 3 : ĐỊA LÝ :	Đã soạn ở thứ sáu - Tuần 33
Tiết 4 : TẬP LÀM VĂN :
Bài 67 : ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN.
I/ Mục tiêu.
Hiểu các yêu cầu trong Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước.
Biết điền nội dung cần thiết vào một bức điện chuyển tiền và giấy đặt mua báo chí trong nước.
II/ Chuẩn bị.
 VBT Tiếng Việt 4, tập hai.
III/ Phương pháp.
Đàm thoại , phân tích , luyện tập thực hành, làm việc theo nhóm.
IV. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Bài cũ.
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
* Hướng dẫn HS điền nội dung vào mẫu Thư chuyển tiền.
Bài tập 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giải nghĩa những chữ viết tắt, những từ khó hiểu trong Điện chuyển tiền đi.
- GV chỉ dẫn cách điền vào mẫu điện.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
Bài tập 2
- Tiến hành tương tự bài tập 1.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ghi nhớ để điền chính xác vào những giấy tờ in sẵn.
 5’
 38’
 2’
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp. Cả lớp theo dõi.
- Cả lớp nghe GV chỉ dẫn cách điền vào mẫu chuyển tiền đi.
- 1 HS giỏi đóng vai em HS điền giúp mẹ điện chuyển tiền nói trước lớp cách điền.
- Cả lớp điền vào mẫu trong VBT.
- 1 số HS đọc trước lớp Điện chuyển tiền đã điền đủ nội dung.
Tíêt 5: Sinh hoạt .
TUẦN 34
I. Nhận xét chung.
1. Đạo đức.
	Nhìn chung các em ngoan ngoãn, lễ phép kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết hoà nhã với bạn bè. Trong tuần không có hiện tượng mất đoàn kết nào xảy ra.
2. Học tập.
	Các em đã có nhiều tiến bộ. Đến lớp các em đã học và làm bài, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài cụ thể như: . . . .
	Bên cạnh đó, vẫn còn một số bạn đến lớp chưa chịu khó học bài và làm bài như, trong lớp chưa chú ý nghe giảng như: 
3. Thể dục, vệ sinh – SH Đội.
 Các em đã có ý thức trong tập luyên, xếp hàng nghiêm túc, tập tương đối đều.
	Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng.
	Vệ sinh lớp, trường sạch sẽ.
 Tham gia SH Đội đầy đủ, đầy đủ tư trang.
II. Phương hướng tuần tới.
 Phát huy ưu điểm, khắc phục ngay những nhược điểm còn tồn tại trong tuần.
 GV nhắc nhở HS ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức.
- Đi học: đi đến nơi về đến chốn, đảm bảo an toàn giao thông.
- Luôn lễ phép với người trên, không văng tục nói bậy.
- Nhắc nhở HS:
 + Đi học đều, đúng giờ, học và làm bài đầy đủ. 
 + Không vi phạm nội quy của trường, lớp đề ra.
 + Không chơi các trò chơi nguy hiểm.
 + Vệ sinh trường, lớp và vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
 + Hát trước giờ vào lớp.
 + Đọc 5 điều Bác Hồ dạy trước giờ vào lớp.
 + Truy bài nghiêm túc và có kết quả.
 + Học tập nghiêm túc và có kết quả.
 + Tham gia SH Đội đầy đủ, đầy đủ tư trang.
 + Chú ý ôn tập các môn học.
-----oo0oo-----

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_34_nam_hoc_2011_2012_song_a_tua.doc