Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức)

I, Mục tiêu:

- Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.

 - Áp dụng làm BT1( cột 1) BT2(a,c) BT3(a)

III. Đồ dùng dạy học

 Vở bài tập toán

II,Các hoạt động dạy học:

 

doc 35 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 305Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 4
Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2010.
 Tiết 1: Chào cờ
I. Chào cờ.
 - Hs xếp hàng và hát quốc ca và đội ca, hô đáp khẩu hiệu.
II.Nhận xét 
Lớp trực tuần nhận xét tuần 3 và đưa ra phương hướng tuần 4
III. Văn nghệ 
 Hs thực hiện theo chị tổng phụ trách
---------------------------š&›----------------------------
Tiết 2: Tập đọc:
Tiết 7: MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC.
I, Mục đích yêu cầu:
 - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: chính trực, Long Xưởng, di chiếu, tham tri chính sự, gián nghị đại phu,
 Đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.Hs yếu đọc trơn 2 câu đầu của bài
 - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: chính trực, di chiếu, thái tử, thái hậu, phò tá, tham tri chính sự, gián nghị đại phu, tiến cử.
Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm,tấm lòng vì dân vì nứơc của Tô Hiến Thành – Vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
 - GD hs sống thật thà trung thực.
II, Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ trang 26 sgk.
- Bảng phụ viết câu, đoạn cần luyện đọc.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Đọc nối tiếp đoạn bài Người ăn xin.
- Nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét.
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
- G.v giới thiệu chủ điểm: Măng mọc thẳng.
- G.v giới thiệu bài.
2.2, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a, Luyện đọc:
- Chia đoạn: 3 đoạn.
- Tổ chức cho h.s đọc nối tiếp đoạn trước lớp.
- G.v sửa phát âm, giúp h.s hiểu nghĩa một số từ.
- G.v đọc mẫu.
b, Tìm hiểu bài:
Đoạn 1:
- Tô Hiến Thành làm quan triều nào?
- Mọi người đánh giá ông là người như thế nào?
- Sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào trong việc lập ngôi vua?
- Đoạn 1 kể chuyện gì?
Đoạn 2:
- Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông?
- Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá thì sao?
- Đoạn 2 ý nói gì?
Đoạn 3:
- Đỗ Thái hậu hỏi với ông điều gì?
- Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình?
- Vì sao Thái hậu lại ngạc nhiên khi ông tiến cử Trần Trung Tá?
- Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
- Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
- Đoan 3 kể chuyện gì?
c, Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi h.s đọc toàn bài.
- Hướng dẫn h.s tìm ra giọng đọc phù hợp.
- G.v đọc mẫu đoạn văn cần luyện đọc.
- Tổ chức cho h.s luyện đọc.
- Tổ chức cho h.s thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, đánh giá.
3, Củng cố, dặn dò.
- Nêu nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- H.s đánh dấu đoạn.
- H.s đọc nối tiếp đoạn trước lớp 2-3 lượt.
- H.s đọc trong nhóm 3.
- H.s chú ý nghe.
- Triều Lí.
- ông là người nổi tiếng chính trực.
- Không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu lập Thái tử Long Cán.
- ý1: Kể chuyện thái độ chính trực của Tô Hiến Thành.
- Quan tham tri chính sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh.
- Do bận nhiều việc nên không đến thăm ông được.
- ý2: Tô Hiến Thành lâm bệnh có Vũ Tán Đường hầu hạ.
- Hỏi ai sẽ thay ông.
- Ông tiến cử quan Gián nghị đại phu.
- H.s nêu.
- ông cử người tài giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ ông.
- Vì ông quan tâm đến triều đình, tìm người tài giỏi để giúp nước, giúp dân. Không vì tình riêng, không màng danh lợi
 - ý 3: kể chuyện Tô Hiến Thành tiến cử người giỏi giúp nước.
- 1-2 h.s đọc toàn bài.
- Hs luyện đọc diễn cảm.
- Hs tham gia thi đọc trước lớp.
NhËn xÐt: .
---------------------------š&›----------------------------
Tiết 3: Mĩ Thuật.
 Bài 4: ( GV Hà Thanh Tùng dạy )
---------------------------š&›----------------------------
Tiết 4: Toán:
Tiết 16: SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN.
I, Mục tiêu:
- Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.
 - Áp dụng làm BT1( cột 1) BT2(a,c) BT3(a)
III. Đồ dùng dạy học
 Vở bài tập toán
II,Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Chữa bài tập luyện thêm.
- Nhận xét, đánh giá.
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
2.2, So sánh các số tự nhiên.
+ Luôn thực hiện được phép so sánh với 2 số tự nhiên bất kì.
+ Cách so sánh 2 số tự nhiên bất kì:
- Yêu cầu so sánh 2 số: 99 và 100.
- Yêu cầu so sánh 2 số: 123 và 456.
- Nêu cách so sánh?
+ So sánh 2 số tự nhiên trong dãy số và trên tia số.
- Hãy so sánh 5 và 7?
- Vị trí của 5 và 7 trong dãy số tự nhiên như thế nào?
- Kết luận:
- Vẽ tia số, biểu diễn số tự nhiên trên tia số.
- So sánh 4 và 10.
- Trên tia số, số nào gần gốc 0 hơn, số nào xa gốc 0 hơn?
2.3, Xếp thứ tự các số tự nhiên:
- G.v: Các số tự nhiên: 7 698; 7 968; 7 869.
- Xếp các số đó theo thứ tự từ bé đến lớn?
- Xếp các số đó theo thứ tự từ lớn đến bé?
2.4, Luyện tập:
Mục tiêu: Rèn kĩ năng so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
Bài 1: Điền dấu , = vào chỗ chấm.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
- Tổ chức cho h.s làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3: Viết theo thứ tự từ lớn đến bé;
- Chữa bài, đánh giá.
3, Củng cố, dặn dò:
- Hướng dẫn luyện thêm.
- Chuẩn bị bài sau.
VD: 89 < 90 785 = 785.
 1 001 > 1000. 9 989 < 9 999.
- H.s so sánh: 99 < 100.
 123 < 456.
- H.s nêu.
- H.s so sánh: 5 < 7.
- Vị trí của 5 và 7 trong dãy số tự nhiên: 5 đứng trước 7.
- H.s so sánh: 4 < 10.
- trên tia số số 4 gần gốc 0 hơn so với số 10.
- H.s xếp thứ tự các số tự nhiên.
 7 698; 7 869; 7 968.
 7 968; 7 869; 7 698.
- H.s nêu yêu cầu.
- H.s làm bài.
1 234 > 999 35 784 < 35 790.
8 754 92 410
39 680 = 39 000 + 680.
- H.s nêu yêu cầu.
- H.s làm bài.
+, 8 136; 8 316; 8 361.
+, 5 724; 5 740; 5 742.
+, 63 841; 64 813; 64 831.
- H.s nêu yêu cầu.
- H.s làm bài.
+, 1 984; 1 978; 1 952; 1 942.
+, 1 969; 1 954; 1 945; 1 890.
NhËn xÐt: .
---------------------------š&›---------------------------- 
 Tiét 5: Lịch sử:
Tiết 4: NƯỚC ÂU LẠC.
I, Mục tiêu:
- H.s biết nước Âu Lạc là sự tiếp nối của nước Văn Lang.
- Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc.
Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc. Thời kì đâu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi, nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại.
- Yêu thích môn lịch sử 
II, Đồ dùng dạy học:
- Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- Hình sgk.
- phiếu học tập của học sinh.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ.
- Trình bày hiểu biết của em về nhà nước Văn Lang.
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Cuộc sống của người Âu Việt.
- Cuộc sống của người Âu Việt có gì giống với cuộc sống của người Lạc Việt?
- G.v: Cuộc sống của người Âu việt và người Lạc việt có điểm tương đồng và họ sống hoà hợp với nhau.
2.3, Nhà nước Âu Lac:
- Xác định vị trí đóng đô của nhà nước Âu Lạc trên lược đồ?
- So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc?
- G.v giới thiệu trên lược đồ.
- G.v giới thiệu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa.
- G.v kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc.
- Vì sao cuộc xâm lược cảu quân Triệu Đà lại thất bại?
- Vì sao năm 179 TCN nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương bắc?
3, Củng cố, dặn dò:
- Khái quát về buổi đầu dựng nước.
- Chuẩn bị bài sau.
- H.s dựa vào sgk nêu.
- H.s xác định trên lược đồ.
- H.s so sánh.
- H.s chú ý nghe.
- H.s nêu.
NhËn xÐt: .
---------------------------š&›----------------------------
Thứ ba ngày 14 tháng 9 năm 2010
Tiết 1: Toán:
Tiết 17: LUYỆN TẬP.
I, Mục tiêu: 
- Củng cố kĩ năng viết số, so sánh các số tự nhiên.Bước đầu làm quen dạng x < 5
 2 < x < 5 với x là số tự nhiên.
- Áp dụng làm được bài tập 1,3 và 4 SGK hs khá làm BT2
- Hs có ý thức học bài
II, Đồ dùng dạy học.
- Hình vẽ bài tập 4.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Chữa bài tập luyện tập thêm.
- Nhận xét.
2, Hướng dẫn luyện tập.
Mục tiêu: Củng cố kĩ năng viết số, so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
Bài 1: 
a, Viết số bé nhật có 1,2,3 chữ số.
b, Viết số lớn nhật có 1,2,3 chữ số.
- Chữa bài, nhận xét.
- Tìm thêm các số lớn nhất và nhỏ nhất có 4,5,6 chữ số.
Bài 2:
a, Có bao nhiêu số có 1 chữ số?
b, Có bao nhiêu số có 2 chữ số?
- G.v hướng dẫn tìm số các số có 2 chữ số.
- nhận xét, đánh giá.
Bài 3: Viết chữ số thích hợp vào ô trống.
M: 859...67 < 859 167.
(Ta xét : hàng trăm.)
Nên có: 859 067 < 859 167.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4: tìm số tự nhiên x biết:
a, x < 5
b, 2 < x < 5.
- Chữa bài, nhận xét
- Chữa bài, nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò.
- Hướng dẫn luyện thêm.
- Chuẩn bị bài sau.
- H.s nêu yêu cầu của bài.
- H.s làm bài.
- H.s tìm thêm các số lớn nhất và bé nhất có 4,5,6 chữ số.
- H.s nêu yêu cầu.
- H.s Khá làm bài.
- H.s nêu yêu cầu của bài.
- H.s chú ý quan sát mẫu.
- H.s làm bài.
- H.s nêu yêu cầu.
- H.s xác định giá trị của x.
NhËn xÐt: .
---------------------------š&›----------------------------
Tiết 2: Chính tả:
Tiết 4:( Nhớ - viết): TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH.
I, Mục đích yêu cầu:
- Nhớ ,viết đúng 10 dòng thơ đầu và trình bài sạch sẽ biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Làm đúng bài tập chính tả BT2 (a).
- Có ý thức giữ gìn vở sạch viết chữ đẹp.
II, Đồ dùng dạy học:
- Phiếu bài tập 2a 
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Tìm tên các con vật bắt đầu bằng tr/ch.
- Nhận xét.
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Hướng dẫn viết chính tả.
- Đọc đoạn thơ.
- Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước nhà?
- Qua những câu chuyện cổ ông cha ta muốn khuyên răn con cháu điều gì?
- Viết từ khó: 
- Cách trình bày bài thơ?
- G.v nhắc nhở h.s nhớ lại bài thơ để viết bài, lưu ý trình bày rõ ràng, sạch đẹp.
- Thu một số bài chấm, nhận xét, chữa lỗi.
2.3, Luyện tập:
Bài 2a: Điền vào chỗ chấm tiếng có âm đầu r/d/gi?
- Tổ chức cho h.s làm bài trên phiếu học tập.
- Chữa bài, nhận xét, đánh giá.
3, Củng cố, dặn dò: 
- Hướng dẫn luyện tập thêm.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- H.s đọc đoạn thơ.
- Vì những câu chuyện cổ rất sâu sắc, nhân hậu.
- Khuyên răn con cháu sống hiền lành, nhân hậu
- H.s nêu.
- H.s nhớ lại bài thơ để viết chính tả một đoạn theo yêu cầu.
- H.s chữa lỗi.
- H.s nêu yêu cầu của bài.
- H.s làm bài vào phiếu.
- Trình bày bài.
NhËn xÐt: .
---------------------------š&›-------------------- ... H.s chú ý nghe để nắm được cách chơi.
- H.s chơi.
- H.s phân loại món ăn chứa đạm động vật và món ăn chứa đạm thực vật.
- H.s đọc thông tin.
- Vì đạm cá dễ tiêu hoá, tối thiểu mỗi ngày ăn nên ăn 3 bữa cá.
- H.s chú ý nghe.
NhËn xÐt: .
---------------------------š&›----------------------------
Tiết 4: Thể dục.
 Bài 8 : ( GV Vũ Ngọc Thoan dạy )
---------------------------š&›----------------------------
Tiết 5: SINH HOẠT LỚP.
I. Nhận xét.
 - GV nhận xét chung trong tuần 4.
 - Gv nhận xét cụ thể trong tuần .
* Ưu điểm 
 + Lớp vệ sinh sạch sẽ,.
 + Hoạt động tập thể nhanh nhẹn 
 + Đi học tương đối đều.
* Nhược điểm.
 + Đeo khăn quàng chưa đều.
 + Một số em chưa chú ý nghe giảng
Cho hs bình chọn bạn được tuyên dương và nêu bạn bị phê bình tring tuần.
Phương hướng tuần 5. 
Duy trì nề nếp học tập và nâng cao tỉ lệ chuyên cần.
Học thêm buổi trên tuần .
Tích cực học tâp ở nhà và chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp.
Đội viên đeo khăn quàng đầy đủ.
II. Hoạt động tập thể.
 - Múa hát các bài về nhà trường.
---------------------------š&›----------------------------
TUầN 4
Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010.
 Tiết 1: Chào cờ
I. Chào cờ.
 - Hs xếp hàng và hát quốc ca và đội ca, hô đáp khẩu hiệu.
II.Nhận xét 
Lớp trực tuần nhận xét tuần 3 và đưa ra phương hướng tuần 4
III. Văn nghệ 
 Hs thực hiện theo chị tổng phụ trách
---------------------------š&›----------------------------
Đạo đức:
Tiết 4: Vượt khó trong học tập.( Tiết 2)
I, Mục tiêu:
- H.s cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn.
- Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
- Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong học tập và trong cuộc sống.
II, Tài liệu và phương tiện:
- Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1, Kiểm tra bài cũ:
-Em hiểu thế nào là vượt khó trong học tập?
- Nêu một số tấm gương vượt khó trong học tập?
- Nhận xét.
2, Dạy bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Hướng dẫn luyện tập.
Bài tập 2: Thảo luận nhóm.
- Chia lớp làm 6 nhóm.
- Thảo luận xử lí tình huống.
- Nhận xét, khen ngợi những h.s biết vượt khó trong học tập.
Bài tập 3: Thảo luận nhóm 2.
- Trao đổi với bạn về việc em đã vượt khó trong học tập.
- Nhận xét.
Bài 4: 
- Tổ chức cho h.s cả lớp trao đổi ý kiến.
- Nhận xét.
2.3, Kết luận chung:
- Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng.
- Để học tập tốt cần phải cố gắng vượt qua những khó khăn đó. 
3, Các hoạt động nối tiếp:
- Hướng dẫn h.s tự thực hiện theo phần thực hàng sgk.
- Chuẩn bị bài sau.
- H.s thảo luận nhóm.
- H.s đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- H.s nêu yêu cầu.
- H.s trao đổi theo cặp.
- Một vài cặp trình bày.
- H.s trao đổi ý kiến chung cả lớp.
- H.s nhắc lại nội dung kết luận chung.
- H.s chú ý phần thực hành sgk.
Thứ ba ngày tháng năm 2006..
Thể dục:
Tiết 7: Đi đều, vòng trái, vòng phải, đứng lại.
 Trò chơi: Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau.
I, Mục tiêu:
- Ôn tập hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái. Yêu cầu thực hiện đúng động tác, đều, đúng với khâur lệnh.
- Ôn đi đều vòng trái, vòng phải, đứng lại. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, đi đúng hướng, đảm bảo cự li đội hình.
- Trò chơi: Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau. Yêu cầu rèn luyện kĩ năng chạy phát triển sức mạnh. H.s chơi đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi.
II, Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Chuẩn bị 1 còi, vẽ sân chơi trò chơi.
III, Nội dung, phương pháp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp, tổ chức.
1, Phần mở đầu:
- G.v nhận lớp, phổ biến nội dung tiết học.
- Tổ chức cho h.s khởi động.
- Chơi trò chơi đơn giản.
2, Phần cơ bản:
2.1, Đội hình đội ngũ:
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số,đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái.
- Ôn đi đều vòng trái, đứng lại.
- Ôn đi đều vòng phải, đứng lại.
- ôn tổng hợp các nội dung đội hình đội ngũ.
2.2, Chơi trò chơi vận động:
- Trò chơi: Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau.
- G.v nêu cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho h.s chơi.
3, Phần kết thúc:
- Tập hợp hàng.
-Thực hiện một số động tác thả lỏng
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
6-10 phút.
1-2 phút
2-3 phút
2-3 phút.
18-22 phút
14-15 phút.
2-3 phút
2-3 phút
2-3 phút
5-6 phút
4-5 phút
4-6 phút
- H.s tập hợp hàng, điểm số, báo cáo.
 * * * * * * * * * * 
 * * * * * * * * * * 
 * * * * * * * * * *
- H.s ôn luyên, cán sự lớp điều khiển.
- G.v theo dõi sửa động tác sai cho h.s
- H.s chơi trò chơi.
 * * * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * * * 
Thứ tư ngày tháng năm 2006.
Mĩ thuật:	
Tiết 4: Vẽ trang trí: Hoạ tiết trang trí dân tộc.
I, Mục tiêu:
- H.s tìm hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc.
- H.s biết cách chép và chép được một vài hoạ tiết trang trí dân tộc.
- H.s yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hoá dân tộc.
II, Chuẩn bị:
- Một số mẫu hoạ tiết dân tộc.
- Hình gợi ý cách chép hoạ tiết.
- Một số bài vẽ của h.s khoá trước.
- Giấy, bút vẽ,
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1, Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của h.s.
2, Dạy bài mới:
2.1,Giới thiệu bài:
2.2, Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
- G.v giới thiệu một số hình ảnh về hoạ tiết trang trí dân tộc.
- Hướng dẫn h.s nhận xét:
+ Đặc diểm?
+ Đường nét, cách sắp xếp?
+ Hoạ tiết đó thường hay trang trí ở đâu?
- G.v: Hoạ tiết trang trí dân tộc là di sản văn hoá quý báu của cha ông ta để lại chúng ta cần giữ gìn và bảo vệ di sản ấy.
2.3, Cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc:
- Chọn một vài hoạ tiết trang trí đơn giản.
- Các bước chép hoạ tiết:
+ Tìm và vẽ phác hình dáng chung.
+ Vẽ các trục dọc, ngang để xác định vị trí của từng phần.
2.4, thực hành:
- Yêu cầu h.s thực hành chọn và chép hoạ tiết trang trí.
2.5, Nhận xét, đánh giá:
- Lựa chọn một số bài để nhận xét:
+ Cách vẽ hình
+ Cách vẽ nét
+ Cách vẽ màu
3, Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét chung ý thức học tập của h.s.
- Chuẩn bị bài sau.
- H.s quan sát .
- H.s nhận xét.
- H.s lựa chọn hoạ tiết.
- H.s chý ý các bước vẽ.
- H.s thực hành chép hoạ tiết trang trí dân tộc.
- H.s trưng bày sản phẩm.
- H.s tự đánh giá bài vẽ của mình và của bạn.
Kĩ thuật:
Tiết 7: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. 
( Tiếp theo)
I, Mục tiêu:
- H.s khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống.
II, Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị như tiết 6.
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1, Kiểm tra bài cũ:
- Nêu thao tác kĩ thuật khâu ghép hai mép vải bàng mũi khâu thường?
2, Dạy học bài mới:
2.1: Giới thiệu bài: 
2.2, Học sinh thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường:
- Yêu cầu nhắc lại các bước tiến hành?
- Kiểm tra sự chuẩn bị của h.s.
- G.v nêu yêu cầu và thời gian thực hành.
- G.v chú ý quan sát, nhắc nhở h.s thực hành nghiêm túc, đảm bảo an toàn tập luyện.
2.3, Đánh giá kết quả thực hành của h.s:
- Tổ chức cho h.s trưng bày sản phẩm.
- G.v đưa ra các tiêu chí đánh giá sản phẩm.
- G.v và h.s nhận xét, xếp loại sản phẩm của h.s.
3, Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tinh thần học tập của h.s.
- Chuẩn bị bài sau.
- H.s nêu.
- H.s thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- H.s trưng bày sản phẩm.
- H.s căn cứ vào các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
Thứ năm ngày tháng năm 2006.
Thể dục: 
Tiết 8: Ôn đội hình đội ngũ. Trò chơi: bỏ khăn.
I, Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi dều vòng trái, vòng phải, đứng lại. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, tương đối đều, đúng khẩu lệnh.
- Trò chơi: Bỏ khăn.
II, Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Chuẩn bị: 1 còi, 1-2 chiếc khăn.
III, Nội dung, phương pháp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp, tổ chức.
1, Phần mở đầu:
- G.v nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tập luyện.
- Tổ chức cho h.s khởi động.
- Trò chơi: Diệt con vật có hại.
2, Phần cơ bản:
2.1, Đội hình đội ngũ:
- Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi đều vòng trái, vòng phải, đứng lại.
2.2, Trò chơi: Bỏ khăn.
- Tập hợp đội hình chơi.
- G.v nêu tên, giải thích cách chơi.
- Tổ chức cho h.s chơi .
- Nhận xét, tuyên dương h.s chơi tốt.
3, Phần kết thúc:
- Chạy nhẹ một vòng quanh sân.
- Thực hiện động tác thả lỏng.
- Hệ thống nội dung tập luyện.
- Nhận xét tiết học.
6-10 phút
1-2 phút
2-3 phút
2-3 phút
18-22 phút
12-13 phút
 5-6 phút
4-6 phút
 * * * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * * * 
 * * * * * * * * * * *
- H.s ôn luyện.
- H.s luyện tập theo tổ, tổ trưởng điều khiển.
- Tổ chức thi đua giữa các tổ.
- H.s chơi trò chơi.
- Đội hình chơi: đội hình vòng tròn.
 * * * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * * *
Kĩ thuật:
Tiết 8: Khâu đột thưa. ( tiết 1 )
I, Mục tiêu:
- H.s biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn then.
II, Đồ dùng dạy học:
- Tranh quy trình khâu đột thưa.
- Mẫu khâu đột thưa.
- Vật liệu, dụng cụ cần thiết.
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của h.s.
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Hướng dẫn quan sát và nhận xét:
- G.v giới thiệu mẫu khâu đột thưa.
- Đặc điểm của đường khâu đột thưa?
- So sánh mũi khâu đột thưa ở mặt phải với mũi khâu thường?
- G.v lưu ý: Khâu đột thưa phải khâu tong mũi một ( sau mỗi mũi khâu phải rút chỉ một kần)
- Thế nào là khâu đột thưa?
2.3, Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
- Treo tranh quy trình.
- yêu cầu quan sát các hình 2,3,4.
- G.v hướng dẫn thao tác kĩ thuật khâu đột thưa.
- Nêu cách kết thúc đường khâu?
- G.v lưu ý h.s khi khâu:
+ Chiều khâu từ phải sang trái.
+ Khi khâu: khâu lùi một mũi, tiến 3 mũi.
+ Rút chỉ vừa phải để không bị rúm.
+ Kết thúc đường khâu giống khâu thường.
3, Củng cố, dặn dò.
- Nêu lại các bước tiến hành khâu đột thưa.
- Chuẩn bị bài sau.
- H.s quan sát mẫu.
- H.s nêu.
- Giống nhau.
- H.s nhận biết đường khâu đột thưa.
- H.s quan sát quy trình khâu đột thưa.
- h.s quan sát các hình vẽ sgk.
- H.s chú ý thao tác kĩ thuật.
- H.s nêu.
- H.s lưu ý khi khâu.
- H.s nêu lại các bước khâu đột thưa.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_4_nam_hoc_2010_2011_chuan_kien_thuc.doc