Toán ( T16)
SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I.Mục tiêu:
- Bước đầu hệ thống hoá 1 số hiểu biết ban đầu về cách so sánh 2 số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ, băng giấy vẽ sẵn tia số,
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên chữa bài tập về nhà.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu – ghi tên bài:
b. Hướng dẫn HS nhận biết cách so sánh 2 số tự nhiên:
- GV viết lên bảng các cặp số sau:
100 và 89
456 và 231
4578 và 6325 HS: Tự so sánh ba cặp số đó.
TUẦN 4: Ngày soạn:16/9/2011. Ngày giảng: Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2011. Giáo dục tập thể CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN Tổng phụ trách đội soạn Tập đọc MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC I. Mục tiêu: - Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu biết đọc diễn cảm được một đoạn trong bài. - Hiểu ND: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành- vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. - KNS: HS biết xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân, tư duy phên phán. II. Đồ dùng dạy - học: 1.Đồ dùng: - Tranh minh họa, SGK 2.Phương phap: thảo luận nhóm, đóng vai III. Các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2 HS đọc bài “Người ăn xin” và trả lời câu hỏi 2, 3, 4. HS: Đọc bài và trả lời câu hỏi. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu và ghi đầu bài: b. Luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: HS: Nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của truyện (2 - 3 lượt) - GV nghe HS đọc, sửa lỗi phát âm cho HS kết hợp giải nghĩa từ. - GV đọc diễn cảm toàn bài. HS: Luyện đọc theo cặp 1 - 2 em đọc cả bài. b. Tìm hiểu bài: HS: Đọc thầm từ đầu đến Lý Cao Tông và trả lời câu hỏi. ? Đoạn này kể chuyện gì - Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua. ? Trong chuyện lập ngôi vua sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào - Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất. Ông cứ theo di chiếu mà lập Thái tử Long Cán lên làm vua. - HS đọc đoạn 2 và trả lời: ? Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông HS: Quan tham chi chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông. - HS đọc đoạn 3 và trả lời: ? Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình HS: Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá. ? Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá HS: Vì lúc nào Vũ Tán Đường cũng ở bên giường bệnh Tô Hiến Thành, tận tình chăm sóc ông nhưng lại không được tiến cử, còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít khi tới thăm ông, lại được tiến cử. ? Trong việc tìm người giúp nước sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào HS: Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình. ? Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành HS: Vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của chung lên trên lợi ích riêng, họ làm nhiều điều tốt cho dân cho nước. c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: HS: 4 em nối tiếp nhau đọc 4 đoạn. - GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn đối thoại theo phân vai đoạn “Từ một hôm . Trần Trung Tá”. - Đọc phân vai. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập đọc bài cho thành thạo. Mĩ thuật GV bộ môn soạn giảng Toán ( T16) SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN I.Mục tiêu: - Bước đầu hệ thống hoá 1 số hiểu biết ban đầu về cách so sánh 2 số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên. II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ, băng giấy vẽ sẵn tia số, III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2 HS lên chữa bài tập về nhà. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu – ghi tên bài: b. Hướng dẫn HS nhận biết cách so sánh 2 số tự nhiên: - GV viết lên bảng các cặp số sau: 100 và 89 456 và 231 4578 và 6325 HS: Tự so sánh ba cặp số đó. - Em tự suy nghĩ và tìm xem 2 số tự nhiên mà em có thể xác định được số nào lớn, số nào bé? HS: Không thể tìm được. - Như vậy, với 2 số tự nhiên bất kỳ chúng ta luôn xác định được điều gì? HS: luôn xác định được số nào lớn hơn, số nào bé hơn hay 2 số đó bằng nhau. => Kết luận: bao giờ cũng so sánh được 2 số tự nhiên. - GV ghi bảng: Hãy so sánh 2 số: 100 và 99 10 và 9 HS: So sánh: 100 > 99 ; 10 > 9 => Vậy trong 2 số tự nhiên, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn và ngược lại. - GV viết bảng các cặp số: 123 và 456 7891 và 7578 ? Em đã so sánh như thế nào HS: So sánh 2 cặp số đó. 123 < 456 7891 > 7578 HS: So sánh các chữ số ở cùng 1 hàng lần lượt từ trái sang phải. Chữ số ở hàng nào lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại. - GV ghi bảng so sánh 2 số sau: 12357 và 12357 HS: So sánh: 12357 = 12357 => Kết luận: 2 số có các chữ số bằng nhau và từng cặp số bằng nhau thì 2 số đó bằng nhau. 2. GV hướng dẫn HS nhận biết về sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác định - GV ghi bảng các số tự nhiên: 7698 ; 7968 ; 7896 ; 7869 HS: Sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn và yêu cầu HS chỉ ra số lớn nhất, số bé nhất của các số đó. => Kết luận: Bao giờ cũng so sánh được 2 số tự nhiên nên bao giờ cũng sắp xếp được thứ tự của các số tự nhiên. 3. Thực hành: + Bài 1: HS: Tự đọc yêu cầu và tự làm bài. 1234 > 999 35784 < 35790 8754 92410 39680= 39000+680 17600=17000+600 + Bài 2: HS: Tự làm bài và chữa bài: 8136 ; 8316 ; 8361 b) 5724 ; 5740 ; 5742 c) 63841 ; 64813 ; 64831 + Bài 3: Cho HS làm bài rồi chữa bài. a, 1984, 1978, 1952, 1942. - GV chấm điểm cho HS. b. 1969, 1954, 1945, 1890. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà làm bài tập. Ngày soạn: 17/9/2011. Ngày giảng: Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2011. Luyện từ và câu TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY I. Mục tiêu: - Nhận biết được 2 cách chính cấu tạo từ phức tiếng Việt: Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau( Từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần ( hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau( từ láy). - Bước đầu phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản ( BT1), tìm được từ ghép, từ láy chứa tiếng đã cho (BT2). II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ, từ điển, vở bài tập. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS lên bảng: HS: 1 em làm bài tập 4. - Từ phức có 2 tiếng trở lên. - Từ đơn chỉ có 1 tiếng. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu và ghi đầu bài: b.Phần nhận xét: HS: - 1 em đọc nội dung bài tập và gợi ý. - Cả lớp đọc thầm lại. - GV gọi 1 HS đọc câu thơ 1. HS: Tôi nghe... đời sau - Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, nêu nhận xét. - GV kết luận: + Các từ “truyện cổ, ông cha” do những tiếng có nghĩa tạo thành. + Từ phức “thì thầm” do các tiếng có âm đầu “th” lặp lại nhau tạo thành. - GV gọi 1 HS đọc khổ thơ tiếp. HS: Đọc: “Thuyền ta ....tiếng chim” ? Từ phức nào do những tiếng có nghĩa tạo thành HS: ....lặng im. ? Từ phức nào do những tiếng có âm đầu hoặc vần lặp lại tạo thành HS: ....chầm chậm, cheo leo, c. Phần ghi nhớ: HS: 2 em đọc nội dung phần ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm. d. Phần luyện tập: + Bài 1: HS: Đọc toàn văn theo yêu cầu của bài và tự làm bài. GV chốt lại lời giải đúng. a) Từ ghép: ghi nhớ, đền thờ, bờ bãi, tưởng nhớ. Từ láy: nô nức. b) Từ ghép: dẻo dai, vững chắc, thanh cao. Từ láy: mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp. + Bài 2: Gọi HS lên chữa bài: HS: Đọc yêu cầu, cả lớp làm vào vở. Từ Từ ghép Từ láy a) Ngay Ngay thẳng, ngay thật, ngay lưng, ngay đơ Ngay ngắn b) Thẳng Thẳng băng, thẳng cánh, thẳng đuột, thẳng tính, thẳng tay Thẳng thắn, thẳng thớm c) Thật Chân thật, thành thật, thật lòng, thật lực, thật tâm, thật tình Thật thà - GV chấm bài cho HS. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài và làm bài tập. Toán (T17) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Viết và so sánh được các số tự nhiên. - Bước đầu làm quen dạng x < 5 ; 2 < x < 5 (với x là số tự nhiên) II. Đồ dùng: Giấy khổ to cho các nhóm. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên chữa bài về nhà. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu và ghi đầu bài: b. Hướng dẫn HS luyện tập: + Bài 1: HS: Tự làm bài rồi chữa bài. Kết quả: a) 0; 10; 100 b) 9, 99, 999 + Bài 2: HS: Tự làm bài rồi chữa bài. a) Có 10 số có 1 chữ số là: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 b) Có 90 số có 2 chữ số là: 10; 11; 12; ..; 99 + Bài 3: Làm theo nhóm. HS: - Các nhóm làm vào phiếu. 0 - Đại diện nhóm lên dán kết quả. 9 a) 859 0 67 < 859 167 9 b) 4 2 037 > 482 037 2 c) 609 608 < 609 60 d) 246 309 = 46 309 + Bài 4: HS làm vào vở. HS: Làm bài vào vở. a. =1,2,3,4. b.2 < < 5 => = 3; 4 + Bài 5: Làm vào vở. HS: - Làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng chữa bài. Các số tròn chục lớn hơn 68 và bé hơn 92 là: 70; 80; 90. vậy là 70; 80; 90 - GV thu chấm vở cho HS. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà làm các bài tập trong vở bài tập. Kể chuyện MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH I. Mục tiêu: - Nghe kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý SGK; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính( do GV kể). - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính , có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền . II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: HS: Kể 1 câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu, tình yêu đùm bọc. GV nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu – ghi tên bài: b. GV kể chuyện “Một nhà thơ chân chính”: 2 - 3 lần. - GV kể lần 1 kết hợp giải nghĩa từ khó. HS: Cả lớp nghe. - Đọc thầm các yêu cầu 1 (câu a, b, c, d). - GV kể lần 2, kể đến đoạn 3 kết hợp giới thiệu tranh minh họa phóng to treo trên bảng. - GV kể lần 3. c. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: a. Yêu cầu 1: Dựa vào câu chuyện đã nghe cô giáo kể, trả lời các câu hỏi: HS: Đọc các câu hỏi a, b, c, d. Cả lớp suy nghĩ trả lời từng câu hỏi: ? Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào - truyền nhau hát 1 bài hát lên án thói hống hách bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của dân. ? Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình - Ra lệnh bắt kẻ sáng tác bài hát, vì không tìm được nên hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong. ? Trước sự đe doạ của nhà vua, thái độ của mọi người thế nào - Các nhà thơ, các nghệ nhân lần lượt khuất phục. Họ hát lên những bài hát ca tụng nhà vua. Duy chỉ có 1 nhà thơ vẫn im lặng. ? Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ - Vì thực sự khâm phục, kính trọng lòng trung thực và khí phách của nhà thơ, thà bị lửa thiêu cháy nhất định không chịu nói sai sự thật. b. Yêu cầu 2, 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. HS: - Kể chuyện theo nhóm - Từng cặp HS luyện kể theo đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - GV bình chọn bạn kể hay nhất. - Thi kể toàn câu chuyện trước lớp. 3. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét giờ học, khen ngợi những HS chăm chú nghe bạn kể chuyện. - Về nhà kể cho mọi người nghe. Khoa học(T7) TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN ... m vào vở. 1 HS lên bảng giải. Giải: 4 gói bánh cân nặng là: 150 x 4 = 600 (g) 2 gói kẹo cân nặng là: 200 x 2 = 400 (g) Số kilôgam bánh và kẹo nặng: 600 + 400 = 1 000 (g) = 1 (kg) Đáp số: 1 kg. Địa lý (T4) HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở HOÀNG LIÊN SƠN I. Mục tiêu: - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn. - Sử dụng tranh ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản. - Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao, quanh co,thường bị sụt lở vào mùa mưa. - NL: HS nắm được vùng núi phái bắc có nhiều khoáng sản, trong đó có nguồn năng lương than. Có nhiều sông, suối với cường độ chảy mạnh có thể phát sinh năng lượng phục vụ cuộc sống. + Vùng núi có nhiều rừng cây, đây là nguồn năng lượng quan trọng để người dân sử dụng trong việc đun nấu và sưởi ấm. +Đây cũng là khu vực có diện tích rừng khá lớn cuộc sống của người dân ở đây gắn liền với việc khai thác rừng (gỗ, củi).. - Giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của cácloại tài nguyên,từ đó giáo dục ý thưc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các tài nguyên đó. II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ, tranh ảnh về 1 số mặt hàng thủ công, III. Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu tên 1 số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn ? Kể về trang phục, lễ hội chợ phiên của họ HS: Trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu – ghi đầu bài: b. Trồng trọt trên đất dốc: * HĐ1: Làm việc cả lớp: ? Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng những cây gì? Ở đâu? HS: - trồng lúa, ngô, chè trên nương rẫy hoặc ruộng bậc thang. - Trồng lanh để dệt vải. - Trồng rau - Trồng quả: đào, lê, mận. - Quan sát H1 và trả lời câu hỏi: HS: Quan sát H1 và trả lời. ? Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu - Ở sườn núi. ? Tại sao phải làm ruộng bậc thang - Giúp cho việc giữ nước, chống xói mòn ? Người dân ở Hoàng Liên Sơn trồng gì trên ruộng bậc thang - Trồng lúa nước. c. Nghề thủ công truyền thống: * HĐ2: Làm việc theo nhóm. HS: Thảo luận nhóm dựa vào quan sát tranh ảnh để trả lời. ? Kể tên 1 số sản phẩm nổi tiếng thủ công của 1 số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn HS: dệt, may, thêu, đan lát, rèn, đúc tạo ra những sản phẩm như khăn, mũ, túi, tấm thảm, ? Hàng thổ cẩm được dùng để làm gì HS: bán cho khách trong nước và khách nước ngoài. d. Khai thác khoáng sản: * HĐ3: Làm việc cá nhân. HS: Quan sát H3 và đọc SGK trả lời câu hỏi: ? Kể tên 1 số khoáng sản ở Hoàng Liên Sơn ? Ở Hoàng Liên Sơn hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất - A- pa - tít, đồng, chì, kẽm, - A - pa - tít được khai thác nhiều nhất. ? Mô tả quy trình sản xuất ra phân lân HS: Quan sát H3 và nêu quy trình. Quặng a - pa - tít được khai thác ở mỏ, sau đó được làm giàu quặng (loại bỏ đất đá, tạp chất) đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào nhà máy để sản xuất ra phân lân. ? Tại sao chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lý HS: Tự trả lời. ? Ngoài khai thác khoáng sản, người dân còn khai thác gì HS: mây, gỗ, nứa để làm nhà, đồ dùng; măng, mộc nhĩ, nấm hương làm thức ăn; quế, sa nhân để làm thuốc chữa bệnh. Tổng kết bài: HS: Đọc ghi nhớ. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. Ngày ssoạn: 20/9/2011. Ngày giảng: Thứ sáu ngày 23 tháng 9 năm 2011. Toán (T20) GIÂY – THẾ KỶ I. Mục tiêu: - Biết đơn vị giây, thế kỷ. - Biết mối quan hệ giữa phút và giây, giữa thế kỷ và năm. - Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ. II. Đồ dùng: Đồng hồ thật có 3 kim. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ: GV nhận xét, cho điểm. HS: 2 em lên bảng chữa bài tập. Cả lớp kiểm tra chéo bài tập ở nhà. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu và ghi đầu bài: b. Giới thiệu về giây: GV cho HS quan sát đồng hồ thật yêu cầu chỉ kim giờ, kim phút, HS: Quan sát và chỉ theo yêu cầu của GV ? Khoảng thời gian kim giờ đi từ 1 số nào đó đến số liền kề ngay sau đó là bao nhiêu giờ HS: là 1 giờ. ? Khoảng thời gian kim phút đi từ 1 vạch đến vạch tiếp ngay sau đó là bao nhiêu phút HS: là 1 phút. ? 1 giờ bằng bao nhiêu phút HS: 1 giờ = 60 phút. GV chỉ kim giây và hỏi đó là kim gì? HS: kim giây - GV giới thiệu kim giây trên mặt đồng hồ. HS: Quan sát sự chuyển động của kim giây + Khoảng thời gian kim giây đi từ vạch này đến vạch liền sau nó là 1 giây. + Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng là 1 phút tức là 60 giây. Ghi bảng: 1 phút = 60 giây HS: nêu lại 1 phút = 60 giây. 3. Giới thiệu về thế kỷ: - Đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỷ. 1 thế kỷ = 100 năm ? 100 năm bằng mấy thế kỷ HS: Nêu lại: - bằng 1 thế kỷ. - Giới thiệu như SGK sau đó hỏi: Năm 1975 thuộc thế kỷ nào? Năm 1990 thuộc thế kỷ nào? Năm nay thuộc thế kỷ nào? HS: Năm 1975 thuộc thế kỷ XX Năm 1990 thuộc thế kỷ XX Năm nay thuộc thế kỷ XXI 4. Thực hành: + Bài 1: Không làm ý 3. GV hướng dẫn HS tính: VD: 1 phút 8 giây = ...giây 1phút 8 giây = 60 giây + 8 giây = 68 giây HS: Tự làm rồi chữa bài. a. 1phút = 60giây 2phút = 120giây 60 giây = 1 phút 1/3phút= 20giây . b. 1TK= 100năm 5TK= 500năm 100năm= 1TK 1/2TK = 50năm + Bài 2: HS: Tự đọc bài rồi chữa bài. a.Bác Hồ sinh vào TK: 19. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nướcTK: 20 b.Cách mạng tháng 8: 1945 thuộcTK: 20 c. Bà Triệu khởi nghĩa TK: 3 + Bài 3: GV hướng dẫn HS cách tính: - Tính từ năm 1010 đến nay (2010) đã được: 2010 – 1010 = 1000 (năm) HS: Làm bài vào vở. Đổi chéo vở để kiểm tra kết quả. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học và làm bài tập. Thể dục Tiết 8: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ. TRÒ CHƠI: “BỎ KHĂN” I. Mục tiêu - Củng cố và nâng cao kỹ thuật động tác: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái. Y/c thực hiện cơ bản đúng động tác tơngđối đều, đúng khẩu lệnh. - Trò chơi: "Bỏ khăn" y/c H tập trung chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, chơi đúng luật, hào hứng, nhiệt tình. II. Địa điểm - phương tiện Địa điểm : Sân trờng, VS nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phơng tiện: 1 còi, 2khăn tay. III. Nội dung và phương pháp lên lớp. Nội dung ĐL Phương pháp tổ chức 1) Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung y/c bài học. - Cho H khởi động. (10') Đội hình tập hợp x x x x x x x x x x x x x x - Chơi trò "Diệt các con vật có hại" - H xoay khớp cổ tay, cổ chân. -H chơi trò chơi- cán sự điều khiển. - Đứng tại chỗ hát và vỗ tay 2) Phần cơ bản. a. Đội hình đội ngũ. - Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. (18') 12' x x x x x x x x x x - Cán sự điều khiển- T quan sát sửa sai cho H. - Từng tổ thi đua trình diễn. b. Trò chơi "Bỏ khăn" 6' x x x x x x x x x x - T phổ biến luật chơi, cách chơi. - Cho H chơi thử.Cả lớp chơi trò chơi. Cùng thi đua. - T quan sát nx bổ sung 3/ Phần kết thúc: - T cho H tập hợp 6' G x x x x x x x x - H chạy thờng, thả lỏng. Hệ thống ND bài học. - T nx giờ học. - H nêu ND của tiết học. - Dặn dò:VN ôn ĐHĐN. Âm nhac (GV bộ môn soạn giảng) Tập làm văn LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN I. Mục tiêu: - Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề ( SGK), xây dựng được cốt chuyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó. II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh họa cốt truyện nói về lòng hiếu thảo, về tính trung thực, III. Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ: HS: 1 em nói lại nội dung cần ghi nhớ. 1 HS kể lại chuyện “Cây khế”. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu và ghi đầu bài: b. Hướng dẫn HS xây dựng cốt truyện: +. Xác định yêu cầu của đề bài: HS: 1 em đọc yêu cầu của đề bài. - GV gạch chân những từ quan trọng. +. Lựa chọn chủ đề của câu chuyện: HS: 2 em nối tiếp nhau đọc gợi ý 1, 2. Cả lớp theo dõi SGK. - 1 vài HS nối tiếp nhau nói về chủ đề câu chuyện em vừa lựa chọn. c. Thực hành xây dựng cốt truyện: + Bài tập a: HS kể câu chuyện cần tưởng tượng trả lời các câu hỏi sau: HS: Làm việc cá nhân, đọc thầm và trả lời lần lượt các câu hỏi gợi tưởng tượng theo ý 1 hoặc 2. - 1 HS giỏi làm mẫu, trả lời lần lượt các câu hỏi. ? Người mẹ ốm như thế nào HS: ốm rất nặng. ? Người con chăm sóc mẹ như thế nào HS: Thương mẹ, chăm sóc mẹ, chăm sóc cho mẹ tận tụy ngày đêm. ? Để chữa bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì - Phải tìm 1 loại thuốc rất hiếm, phải đi tận rừng sâu hoặc phải tìm 1 bà tiên sống trên ngọn núi rất cao, đường đi lắm gian truân. ? Người con đã quyết vượt qua khó khăn như thế nào - Người con lặn lội trong rừng sâu, gai cào, đói ăn, nhiều rắn rết vẫn không sờn lòng, quyết tìm bằng được cây thuốc quý ? Bà tiên đã giúp 2 mẹ con như thế nào - Bà cảm động về lòng yêu thương hiếu thảo của người con đã hiện ra giúp. + Bài tập b: HS kể câu chuyện về tính trung thực, cần tưởng tượng trả lời các câu hỏi: ? Người mẹ ốm như thế nào HS: Ốm rất nặng. ? Người con chăm sóc mẹ như thế nào - Thương mẹ, chăm sóc tận tụy ngày đêm ? Để chữa khỏi bệnh cho mẹ người con gặp khó khăn gì - Nhà nghèo không có tiền mua thuốc. - Bà tiên cảm động trước tình cảm của người con, bà giúp đỡ HS: Từng cặp HS thực hành kể vắn tắt câu chuyện tưởng tượng. - GV nghe và nhận xét. - Thi kể trước lớp. - Viết vào vở câu chuyện của mình 1 cách vắn tắt. 3. Củng cố – dặn dò: - Gọi 1 - 2 em HS nói cách xây dựng cốt truyện. - Nhận xét giờ học, Giáo dục tập thể SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN I. Mục tiêu: - Học sinh nắm được, khuyết điểm của từng cá nhân trong tuần qua. - Biết phương hướng tuần tới - GD ý thức phê, tự phê cho học sinh II. Đồ dùng dạy học: - Chuẩn bị nội dung sinh hoạt. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định: Hát. 2. Kiểm tra: Các đồ dùng học tập 3. Bài mới: Giới thiệu bài. - Lớp trưởng đánh giá ưu, khuyết điểm của từng cá nhân trong tuần qua - Gv đánh giá chung 1, Đạo đức : Ngoan, lễ phép, đoàn kết với bạn. 2,Học tập : Có ý thức học bài trước khi đến lớp. 3, Thể dục vệ sinh : - TD. Ra nhanh,tập đều - Lớp, CN sạch, gọn, ngăn nắp. 4, Chuyên cần: Đi hoc đều, đúng giờ. *) Hoạt động đội: - Hát đội ca. Đồng Thanh Hát về chủ điểm vui tới trường Nêu tên bài hát.( Vui tới trường,) Đồng thanh, cá nhân. Hát + biểu diễn. - GV nhận xét chung + Tuyên dương : + Nhác nhở : + Phương hướng tuần sau : - thực hiện y/c của trường đề ra. - thực hiện y/c của khu đề ra. - Đi học đều đúng giờ. - Vui văn nghệ
Tài liệu đính kèm: