Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn nhất)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn nhất)

I. MỤC TIÊU

 - Ôn so sánh và sắp xếp thứ tự các số tự nhiên. HS K-G làm thêm các bài toán phát triển.

 - Rèn kĩ năng so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.

 - Phát triển nhận thức và tư duy HS.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Nội dung ôn tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 3’

- Nêu đặc điểm của dãy số tự nhiên liên tiếp, dãy số tự nhiên lẻ, dãy số tự nhiên chẵn. Nêu ví dụ.

- GV và HS nhận xét.

B. DẠY BÀI MỚI

1. Giới thiệu bài: 1’

2. Hướng dẫn làm bài: 30’

 

doc 26 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 570Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 4
Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2011
Buổi sáng
Tiết 1: CHÀO CỜ 
--------------------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 5: LUYỆN CHỮ
Bài 4: Đêm trăng trên Hồ Tây
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS viết đủ nội dung bài viết Đêm trăng trên Hồ Tây.
- HS viết đúng, đẹp theo mẫu.
- HS có ý thức rèn chữ và thêm yêu quê hương đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Vở luyện viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài: 1’
2. Hướng dẫn viết: 30’
- Yêu cầu HS đọc đoạn viết bài Đêm trăng trên Hồ Tây.
- Nêu nội dung bài viết?
- Tìm một số từ ngữ khó trong bài?
- Bài viết giúp em hiểu điều gì?
- GV yêu cầu HS tìm những từ ngữ dễ viết sai.
- GV chú ý cho HS khi viết một số chữ hoa: H, T, M, B.
- GV yêu cầu HS viết vở nháp các chữ hoa.
- GV hướng dẫn HS viết đúng khoảng cách và đều nét.
- Yêu cầu HS nhìn kết hợp nghe GV đọc để viết. 
- GV lưu ý HS tư thế ngồi, cầm bút.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- GV chấm 1 số bài- đánh giá nhận xét.
- 2 HS đọc.
- HS nêu.
- HS tìm và viết: gợn sóng, hây hẩy,
- HS nghe.
- HS viết chữ hoa.
- HS nghe.
- HS chép bài. 
3. Củng cố dặn dò: 1’
- Nhận xét lớp học.
- Chuẩn bị bài sau Em vẽ ước mơ.
------------------------------------------------------------------
Tiết 6: TIẾNG VIỆT * 
Luyện: Viết thư
I. MỤC TIÊU
- Học sinh nắm được mục đích của việc viết thư, những nộidung cơ bản của một bức thư thăm hỏi, kết cấu thông thường của một bức thư.
- Luyện tập để biết viết một bức thư ngắn nhằm mục đích thăm hỏi và chia sẻ niềm vui.
	HSG viết được bức thư đúng yêu cầu, câu văn rõ ràng, mạch lạc.
- HS có ý thức học tập tốt.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 5’
- Người ta viết thư để làm gì?
- Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung gì?
- Một bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào?
B. DẠY BÀI MỚI: 
1. Giới thiệu bài: 1’
 2. Nội dung: 30’
Đề bài: Nhân dịp sinh nhật của một người thân đang ở xa, hãy viết thư để thăm hỏi và chúc mừng người thân đó.
a) Hướng dẫn HS hiểu đề
- Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai?
- Đề bài xác định mục đích viết thư để làm gì?
- Người thân của em là những ai?
- Em cần xưng hô với người thân của em như thế nào?
- Cần thăm hỏi người thân những gì?
- HS trả lời .
- HS nhận xét.
- HS ghi ra nháp những ý chính của 1 bức thư .
- Chúc mừng người thân, em hứa hẹn điều gì?
b) HS thực hành viết thư.
- GV yêu cầu HS làm bài, HS K-G viết được bức thư đúng yêu cầu, lời lẽ rõ ràng, mạch lạc.
- GV hướng dẫn HSTB.
- GV chấm 1 số bài và nhận xét.
- 2 HSG trình bày miệng những ý chính của bức thư.
- HS làm bài vào vở.
3. Củng cố, dặn dò: 2’
- GV nhận xét tiết học, khen HS làm việc tốt. 
--------------------------------------------------------------------
Tiết 7: TOÁN*
Luyện: So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên
I. MỤC TIÊU
	- Ôn so sánh và sắp xếp thứ tự các số tự nhiên. HS K-G làm thêm các bài toán phát triển.
	- Rèn kĩ năng so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
	- Phát triển nhận thức và tư duy HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Nội dung ôn tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 3’
- Nêu đặc điểm của dãy số tự nhiên liên tiếp, dãy số tự nhiên lẻ, dãy số tự nhiên chẵn. Nêu ví dụ.
- GV và HS nhận xét.
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: 1’
2. Hướng dẫn làm bài: 30’
Bài 1: HĐ cá nhân
- GV yêu cầu HS làm phiếu:
1. Đúng ghi Đ, sai ghi S:
a) Số 0 không phải là số tự nhiên. 
b) Số 0 là số tự nhiên bé nhất.
c) Số tự nhiên lớn nhất là 1 tỉ.
d) Không có số tự nhiên lớn nhất.
e) Hai số tự nhiên hơn kém nhau 1 đơn vị.
2. Viết thêm 3 số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 807 ; 808 ;  ;  ; 
b)  ;  ;  ; 501 ; 503.
c) 796 ; 798 ;  ;  ; 
3. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 3 giờ 20 phút = . phút
 5 giờ 30 phút = . giây
 4000 phút = .. giờ .. phút	
 1/4 ngày = . giờ
4. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) Có bao nhiêu số có hai chữ số?
 A. 89 B. 90 C. 91 D. 100
b) Có bao nhiêu số có ba chữ số?
 A. 899 B. 900 C. 901 D. 1000
c) Có bao nhiêu số có bốn chữ số và lớn hơn 5000
 A. 4999 B. 5000 C. 5001 D. 4000
- GV yêu cầu HS làm bài và chữa bài: bài 1, 2 (a, b), 3 (a, b), 4 (a, b) HS K-G làm cả các bài tập.
- GV giúp đỡ HS còn lúng túng.
 Củng cố về số và dãy số tự nhiên.
Bài 2: HĐ nhóm đôi
a) Viết 6 số tự nhiên liên tiếp từ bé đến lớn, bắt đầu là số chẵn lớn nhất có 3 chữ số.
b) Viết các số sau theo thứ tự giảm dần:
644 999 ; 3 670 012 ; 645 702 ; 645 712 ; 645 803
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi làm bài.
 Củng cố so sánh và sắp thứ tự các số tự nhiên, dãy số tự nhiên.
Bài 3: HĐ cá nhân
 Tính nhanh các biểu thức sau:
1 + 5 + 9 +  + 21 + 25.
(45 – 5 x 9) x 1 x 2 x 3 x  x 6 x 7.
(36 – 4 x 9) : (3 x 5 x 7 x 9 x 11)
- GV yêu cầu HS làm bài phần a, b, HS K-G làm thêm phần c.
- Chữa bài, nêu cách làm.
 Củng cố tính nhanh trên số tự nhiên.
Bài 4: HĐ cá nhân
 Khi viết các số tự nhiên từ 1 đến 199 phải viết tất cả bao nhiêu chữ số?
- GV yêu cầu HS làm vở, HS K-G làm thêm BT5.
- GV hướng dẫn HSTB.
 Củng cố dãy số tự nhiên.
Bài 5: HS K-G: Tìm số có hai chữ số biết rằng nếu thêm 21 vào bên trái số đó ta được một số gấp 31 lần số phải tìm.
 Củng cố cấu tạo thập phân của số tự nhiên.
- HS nhận phiếu.
- HS đọc bài.
- HS làm phiếu cá nhân.
- Chữa bài.
- HS đọc bài.
- HS trao đổi và làm bài.
- Chữa bài.
- HS đọc bài.
- HS làm bài phần a, b, HS K-G làm thêm phần c.
- Chữa bài.
- HS đọc bài.
- HS làm bài vào vở, HS K-G làm thêm BT5.
- Chữa bài.
- HS K-G trao đổi và làm bài.
3. Củng cố dặn dò: 2’
- GV tóm tắt bài và nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2011
Buổi sáng
Tiết 1: 4D ĐẠO ĐỨC
Vượt khó trong học tập (tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- HS biết vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
- HS thực hiện vượt khó trong học tập.
- HS có ý thức vượt khó trong học tập, yêu mến và noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó.
KNS: KN lập kế hoạch vượt khó trong học tập ; KN tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 3’
- Vì sao cần vượt khó trong học tập?
- Em đã vượt khó trong học tập như thế nào?
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài : 1’
2. Các hoạt động : 30’
HĐ 1: Thảo luận nhóm 4. (BT2- SGK).
MT: Nêu được những việc cần làm thể hiện sự vượt khó trong học tập trong các tình huống.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ. 
- Các nhóm thảo luận theo yêu cầu. 
- GV kết luận, khen những HS biết vượt khó trong học tập. 
- Đại diện của một số nhóm trình bày, lớp trao đổi, bổ sung.
HĐ 2: Thảo luận nhóm đôi. (BT3 - SGK).
MT: Nêu được những việc em đã làm để vượt khó trong học tập.
- GV giải thích yêu cầu của bài.
- GV kết luận - khen HS đã biết vượt khó khăn trong học tập.
HĐ 3: Hoạt động cá nhân (Bài 4 - SGK).
MT: Những biện pháp khắc phục khó khăn để học tốt.
- GV giải thích yêu cầu của bài.
- GV ghi tóm tắt ý kiến HS.
- GV kết luận - khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn đã đề ra để học tốt hơn.
 Trong cuộc sống, mỗi người đều có 
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
- HS thảo luận cặp.
- Đại diện một số nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét.
- HS tiếp nối nhau trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục
những khó khăn riêng ; Để học tốt, mỗi chúng ta cần cố gắng vượt qua những khó khăn đó.
- HS lắng nghe.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- GV cùng HS hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài saun Biết bày tỏ ý kiến.
---------------------------------------------------------- 
Tiết 2: TẬP ĐỌC
Tre Việt Nam
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- HS hiểu ND: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm. (trả lời được câu hỏi: 1,2; thuộc khoảng 8 dòng thơ).
 	HSKG đọc diễn cảm toàn bài và thuộc cả bài thơ.
- HS đọc lưu loát, diễn cảm được một đoạn thơ lục bát. 
- HS thấy được vẻ đẹp của môi trường tự nhiên mang ý nghĩa sâu sắc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc thực hiện trong phần Giới thiệu bài. 	
- Bảng phụ viết đoạn cần hướng dẫn đọc: “Nòi tre đâu chịu  xanh màu tre xanh”. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 3’
- Chọn một đoạn trong bài "Một người chính trực” và đọc.
- HS K-G: Đặt câu hỏi về nội dung đoạn bạn vừa đọc cho bạn trả lời.
- Nhận xét.
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: 1’
- GV cho HS quan sát tranh bài đọc giới thiệu bài.
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài. 
a. Luyện đọc. 10’
- GV yêu cầu HS đọc bài.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài, hợp luyện đọc từ khó và giải nghĩa từ.
- GV hướng dẫn HS đọc câu mở đầu và kết thúc bài thơ.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp .
- GV tổ chức thi đọc trước lớp.
- HS K-G đọc bài, chia bài 4 đoạn.
- 4 HS nối nhau đọc từng đoạn. HS cả lớp đọc thầm theo.
1 số HS nêu từ ngữ khó: gầy guộc, chắt dồn lâu, níu, lưng trần, non, nắng nỏ, nòi tre...
- HS luyện đọc.
- HS đọc nhóm đôi. 
- Đại diện các nhóm thi đọc.
- Nhận xét.
- Yêu cầu HS đọc cả bài.
- 1-2 HS đọc cả bài.Lớp nhận xét.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
b.Tìm hiểu bài: 10’
? Câu 1 ,câu 2 (SGK).
- Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì?
- Nêu nội dung của bài.
 GV chốt nội dung: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực. 
c. Đọc diễn cảm:10’
- Nêu cách đọc từng đoạn.
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn: “Nòi tre đâu chịu  xanh màu tre xanh”, yêu cầu HS K-G đọc diễn cảm toàn bài.
- GV hướng dẫn HS đọc còn chậm, chưa diễn cảm.
- Yêu cầu HS nhẩm thuộc ít nhất 8 dòng thơ, HS K-G cả bài.
- Yêu cầu đọc toàn bài.
- HS nghe, nắm bắt cách đọc.
- HS cả lớp thảo luận nhóm 4, đại diện nhóm trả lời câu hỏi.
- HS trả lời. 
- HS liên hệ vẻ đẹp tự nhiên của cây tre mang ý nghĩa sâu sắc.
- HS K-G nêu.
- Vài HS nhắc lại.
- HS đọc nối các đoạn thơ.
- HS K-G nêu.
- 1 HSG đọc đoạn.
- HS rút ra cách đọc.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn, HS K-G đọc diễn cảm toàn bài.
- HS tự nhẩm thuộc những khổ thơ mình thích( ít nhất 8 dòng thơ), HS K-G học thuộc cả bài.
- 1 HSG đọc lại toàn bài.
3. Củng cố, dặn dò: 2’
- Bài đọc giúp em hiểu điều gì?
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau Những hạt  ... ủ đề (SGK), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó.
- Rèn cho HS kĩ năng kể chuyện. HS K- G kể hay, hấp dẫn.
- Phát triển tư duy tưởng tượng cho các em.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Bảng phụ ghi sẵn câu hỏi và lời gợi ý mẫu trong SGK..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ : 3’
- Thế nào là cốt truyện? Cốt truyện thường có những phần nào?
- Gọi 1 HS G kể lại câu chuyện Cây Khế và nêu ý nghĩa của truyện.
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: 1’
2. Hướng dẫn HS luyện tập: 30’
a) Tìm hiểu đề:
- Gọi HS đọc đề và phân tích đề, GV gạch chân dưới những từ quan trọng.
- 2 HS đọc đề bài.
- 1-2 HS phân tích đề, nêu từ quan trọng.
- Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến điều gì?
 GV kết luận: Khi xây dựng cốt truyện, các em chỉ cần ghi vắn tắt các sự việc chính. Mỗi sự việc chỉ cần ghi lại bằng 1 câu.
- HS trao đổi cặp trả lời câu hỏi của GV.
- Lắng nghe.
b) Lựa chọn chủ đề và xây dựng cốt chuyện.
- Yêu cầu HS chọn chủ đề.
- HS chọn chủ đề.
- Gọi HS đọc gợi ý 1. GV treo bảng phụ.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm 4 trả lời các câu hỏi SGK.
- HS trao đổi nhóm 4 trả lời.
- Đại diện trả lời. 
- Lớp theo dõi, nhận xét. GV chốt ý.
- Nhận xét, bổ sung.
c) Kể chuyện.
- Kể chuyện trong nhóm.
. Yêu cầu HS kể trong nhóm theo tình huống mình chọn.
- Kể chuyện trong nhóm đôi, 1 HS kể, HS khác lắng nghe, bổ sung, góp ý cho bạn.
. GV bao quát, hướng dẫn thêm HS TB.
- Tổ chức cho HS thi kể. Lớp theo dõi, nhận xét. Tuyên dương HS kể hay.
- 8 – 10 HS thi kể. Lớp nhận xét, đánh giá - bình chọn bạn kể hay nhất, hấp dẫn nhất.
- GV nhận xét đánh giá cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người khác nghe và chuẩn bị bài sau Viết thư (Kiểm tra viết).
Tiết 2: TOÁN
Giây - Thế kỷ
I. MỤC TIÊU
- HS biết đơn vị giây, thế kỷ. Biết mối quan hệ giây và phút, giữa thế kỷ và năm. HS có hiểu biết thêm về vua Lí Thái Tổ. Yêu cầu tối thiểu: BT 1, 2 (a, b).
HS K-G hoàn thiện các BT.
- HS xác định được năm cho trước thuộc thế kỉ mấy. 
- HS có ý thức vận dụng đơn vị đo thời gian vào cuộc sống. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Đồng hồ có 3 kim.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ : 3’
- Cho HS viết bảng đơn vị đo khối lượng, nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo và làm bài:
1 tấn 4 tạ = ...... kg.
1 kg 3 hg = .....dag.
600 g = ..... dag.
 2000 g = ......kg.
- Chữa bài, ghi điểm.
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: 1’
2. Các hoạt động: 30’
a. Giới thiệu về giây.
- Cho HS quan sát sự chuyển động của kim giờ và kim phút rồi hỏi:
. Kim giờ đi như thế nào thì hết 1 giờ ?
. Kim phút đi như thế nào thì hết 1 phút ?
. Một giờ bằng bao nhiêu phút?
- HS quan sát và trả lời câu hỏi : 
 Khi kim phút đi từ vạch này đến vạch kế tiếp thì kim giây chạy đựơc 1 vòng.
- HS quan sát trên mặt đồng hồ. 
- Thời gian kim giây đi hết 1 vòng là bao nhiêu phút?
- ... 1 phút.
- GV viết bảng: 1 phút = 60 giây
HS đọc
- Cho HS ước lượng khoảng thời gian đứng lên, ngồi xuống là bao nhiêu giây?
- HS thực hành, quan sát đồng hồ và nêu.
 60 phút = ... giờ.
 60 giây = ... phút.
- HS nêu kết quả.
b, Giới thiệu về thế kỷ.
- GV giới thiệu đơn vị đo thời gian lớn hơn “năm” là “thế kỉ”. GV viết bảng:
1 thế kỉ = 100 năm.
 100 năm =  thế kỉ?
- HS nghe, hiểu. 
- 100 năm = 1 thế kỉ
- GV giới thiệu từ năm 1 đến năm 100 là 1 thế kỉ.
- Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ mấy?
- Cho HS thảo luận xem năm sinh của mình thuộc thế kỉ bao nhiêu.Cho HS K-G giải thích.
- GV lưu ý cho HS dùng số La mã để ghi tên thế kỉ.
- HS nhắc lại.
- HS thảo luận cặp: năm 2001 thuộc thế kỉ 21. 
- HS K- G giải thích.
c. Luyện tập
Bài 1: HĐ cá nhân
- Cho HS tự làm, chữa bài.
- GV hướng dẫn HSTB.
- Chữa bài, yêu cầu HS K-G giải thích một số trường hợp.
- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở, đổi chéo kiểm tra, nhận xét.
- HS K- G giải thích. 
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
 Củng cố đổi các đơn vị đo thời gian.
- HS G nêu cách đổi.
Bài 2 : HĐ cả lớp
- Nhóm HS K-G tự làm bài, HS TB xác định vị trí của năm đó trên trục thời gian để xác định năm đó rơi vào thế kỷ nào. Sau đó nêu kết quả.
- GV kết luận .
 Củng cố về thế kỉ.
- HS làm bài theo3 phần: a, b, c. Sau đó đại diện các nhóm lên trình bày bảng, 1 HS TB nêu miệng. 
- Lớp nhận xét 
Bài 3 : (Dành cho HS hoàn thiện nhanh các BT 1, 2)
- Cho HS đọc phần a và hướng dẫn HS :
- Lí Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm 1010. Năm đó thuộc thế kỉ thứ mấy?
- Năm nay là năm nào? thuộc thế kỉ thứ mấy?
Học sinh đọc phần a và trả lời câu hỏi.
...thuộc thế kỉ thứ 11.
+ ... HS trao đổi cặp, trả lời.
- Cho HS tính Lí Thái Tổ dời đô về Thăng Long đến nay bao nhiêu năm?
HS nêu cách làm: 2005- 1010 = 995 (năm)
3. Củng cố, dặn dò: 3’
Cho học sinh đọc lại đơn vị thời gian đã học theo thứ tự từ lớn đến bé.
Nhận xét tiết học. Dặn HS về ôn lại bài, chuẩn bị bài sau Luyện tập.
------------------------------------------------------------------
Tiết 3: KHOA HỌC
Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật
I. MỤC TIÊU
- HS biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể.
HS K- G giải thích được vì sao cần thiết phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
- HS nêu lợi ích của việc ăn cá: đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm.
- HS có ý thức ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	- Bảng phụ thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa đạm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ : 3’
- Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: 1’
2. Các hoạt động: 30’
HĐ 1: Trò chơi: “Kể tên những món ăn chứa nhiều chất đạm”.
MT: Lập ra được danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất đạm.
 GV tiến hành trò chơi theo các bước:
+ Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 1 trọng tài giám sát đội bạn.
- Chia đội và cử trọng tài của đội mình
+ Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món ăn chứa nhiều chất đạm. Lưu ý mỗi HS chỉ viết tên 1 món ăn.
- HS lên bảng viết tên các món ăn: gà rán, cá kho, đậu sốt, thịt luọc, thịt kho, đậu kho thịt, gà luộc, tôm hấp ...
- GV cùng các trọng tài công bố kết quả 2 đội.
 - Tuyên dương đội thắng cuộc.
HĐ 2: Tại sao phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
MT: Kể tên 1 số món ăn vừa cung cấp đạm động vật và vừa cung cấp đạm thực vật. Giới thiệu được tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc đạm thực vật.
- GV treo bảng phụ
 2 HS nối tiếp đọc to, lớp đọc thầm
- GV chia nhóm. Yêu cầu các nhóm quan sát bảng, thảo luận và trả lời câu hỏi:
 HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
. Những món ăn nào vừa chứa chất đạm động vật, vừa chứa đạm thực vật?
- Đậu kho thịt, lẩu cá, thịt bò, xào rau cải, tôm nấu bóng, canh cua...
. Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc đạm thực vật?
- HSK- G giải thích được vì sao cần thiết phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
. Vì sao chúng ta nên ăn nhiều cá?
- Chúng ta nên ăn nhiều cá vì: cá là loại thức ăn dễ tiêu, trong chất béo của cá có nhiều a xít béo không no có vai trò phòng chống xơ vữa động mạch.
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến thảo luận của mình.
- Nhận xét và tuyên dương nhóm có ý kiến đúng.
- Đại diện nhóm trình bày.
Lớp nhận xét.
- Cho 2 HS đọc phần đầu của mục: Bạn cần biết.
 2 HS đọc, lớp theo dõi.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- Cho 2-3 HS đọc mục Bạn cần biết SGK.
 Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tham gia sôi nổi các hoạt động.
 Dặn HS về xem lại bài và vận dụng bài học vào cuộc sống.
 Chuẩn bị bài sau Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn.
---------------------------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 5: TOÁN*
Luyện: Giải toán có lời văn
I. MỤC TIÊU
	- Ôn giải toán có lời văn. HS K-G làm thêm các bài toán phát triển.
	- Rèn kĩ năng giải toán.
	- Phát triển nhận thức và tư duy HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Nội dung luyện tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Giới thiệu bài: 1’
2. Hướng dẫn làm bài: 30’
Bài 1: HĐ cả lớp
 Năm nay nhà bạn An thu hoạch được 2 tạ 16 kg đỗ và lạc, trong đó số ki-lô-gam đỗ gấp 3 lần số ki-lô-gam lạc. Hỏi năm nay nhà bạn An thu hoạch được mỗi loại bao nhiêu ki-lô-gam?
- GV yêu cầu HS phân tích bài toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài bằng sơ đồ đoạn thẳng.
. Muốn tính được mỗi loại có bao nhiêu kg trước hết ta cần làm gì?
. Nhìn vào sơ đồ, số lạc bằng bao nhiêu phần tổng số đỗ và lạc?
- GV yêu cầu HS làm bài, giúp đỡ HSTB.
- Chữa bài.
 Củng cố giải toán liên quan đơn vị đo khối lượng.
Bài 2: Trao đổi cặp 
a) Một hình chữ nhật có chiều dài 24 cm, chiều rộng bằng 1/4 chiều dài. Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật đó.
b) Một hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 6m. Nếu giữ nguyên chiều rộng và gấp chiều dài lên 4 lần thì được một hình chữ nhật mới có chiều dài hơn chiều rộng 51m. Tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật đó.
- GV yêu cầu HS trao đổi cặp làm bài phần a, HS K-G làm thêm phần b.
- Chữa bài, nêu cách làm.
 Củng cố giải toán có nội dung hình học.
Bài 3: HĐ cả lớp
 Mùa xuân năm 2009 kỉ niệm 220 năm Quang Trung đại phá quân Thanh. Như vậy Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm nào? Năm đó thuộc thế kỉ thứ mấy?
- GV yêu cầu HS trả lời, giải thích cách tìm.
 Củng cố về năm, thế kỉ.
Bài 4: HĐ cá nhân
 Một trại trồng cây ăn quả có tất cả 36 000 cây, trong đó là số cây nhãn, số cây vải gấp 2 lần số cây nhãn, còn lại là cây cam. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu cây?
- GV yêu cầu HS phân tích bài toán và làm bài vào vở, HS K-G làm thêm BT5.
- GV giúp đỡ HSTB.
 Củng cố giải toán.
Bài 5: HS K-G
 Một chiếc cầu dài 800m có biển cấm ô tô chạy quá 10km một giờ. Một người lái xe đã cho ô tô chạy qua cầu hết giờ. Hỏi người đó có tôn trọng luật giao thông không?
- 1 HS đọc bài.
- 2 HS phân tích bài toán.
- HS trả lời.
- HS làm bài.
- Chữa bài.
- HS đọc bài.
- HS trao đổi cặp làm bài, HS K-G làm thêm phần b.
- Chữa bài, nêu cách làm.
- HS trả lời, nêu cách tính.
- Nhận xét.
- HS đọc bài.
- HS phân tích bài toán.
- 1 HS K-G nêu cách làm.
- HS làm vở.
- Chữa bài.
- HS K-G trao đổi và làm bài.
3. Củng cố dặn dò: 2’
- GV hệ thống bài.
- GV nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 4 lop 4.doc