Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Nguyễn Phước Quyến

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Nguyễn Phước Quyến

 Môn: Kĩ thuật

KHÂU THƯỜNG

I. MỤC TIÊU- CẦN ĐẠT:

- HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu.

- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường các mũi khâu có thể chua cách đều nhau, đường khâu có thể bị dúm.

- Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh quy trình khâu thường.

- Mẫu khâu thường, vải.

- Sản phẩm được khâu bằng mũi khâu thường.

- Chỉ, kim, kéo, thước, phấn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG:

 

doc 38 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 166Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Nguyễn Phước Quyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Địa lý
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
 Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
	- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn:
	+Trồng trọt: trồng lúa, ngo, chè, rau và cây ăn quả trên nương rẫy, ruộng bậc thang.
	+ Nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn, đúc
	+ Khai thác khoáng sản: A- pa- tít, đồng, chì, kẽm.
2.Kĩ năng:
	- Biết sử dụng tranh ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản.
	- Nhận biết sự khó khăn về giao ở vùng miền núi: đường nhiều dốc cao, quanh co, đường bị sụp bị lở vào mùa mưa.
Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên & hoạt động sản xuất của con người.
3.Thái độ: - Yêu quý lao động, Bảo vệ tài nguyên môi trường.
II.CHUẨN BỊ: - SGK
Tranh ảnh một số mặt hàng thủ công, khai thác khoáng sản..
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn
3. Bài mới: 
4. Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
4. Củng cố 
5. Dặn dò: 
- Kể tên một số dân tộc ít người ở vùng núi Hoàng Liên Sơn?
Mô tả nhà sàn & giải thích tại sao người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở?
Người dân ở vùng núi cao thường đi lại & chuyên chở bằng phương tiện gì? Tại sao?
GV nhận xét
- Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng những cây gì? Ơû đâu?
GV yêu cầu HS tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu?
Tại sao phải làm ruộng bậc thang?
Người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn trồng gì trên ruộng bậc thang?
- Thảo luận nhóm
Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
Nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm.
Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì ?
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
Kể tên một số khoáng sản có ở Hoàng Liên Sơn?
Ở vùng núi Hoàng Liên Sơn, hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất?
Mô tả qui trình sản xuất ra phân lân.
Tại sao chúng ta phải bảo vệ, gìn giữ & khai thác khoáng sản hợp lí?
- Ngoài khai thác khoáng sản, người dân miền núi còn khai thác gì?
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? Nghề nào là nghề chính?
Chuẩn bị bài: Trung du Bắc Bộ.
HS trả lời
HS nhận xét
- HS dưa vào kênh chữ ở mục 1 trả lời câu hỏi
HS tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ tự nhiên của Việt Nam
HS quan sát hình 1 & trả lời các câu hỏi
- Ơû sườn núi
Giúp cho việc lưu giữ nước, chống xói mòn.
HS dựa vào tranh ảnh, vốn hiểu biết thảo luận trong nhóm theo các gợi ý
Đại diện nhóm báo cáo
HS bổ sung, nhận xét
HS quan sát hình 3, đọc mục 3, trả lời các câu hỏi
Quặng a-pa-tit được khai thác ở mỏ, sau đó được chuyển đến nhà máy a-pa-tit để làm giàu quặng (loại bỏ bớt đất đá), quặng được làm giàu đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào nhà máy sản xuất phân lân để sản xuất ra phân lân phục vụ nông nghiệp
- Khai thác gỗ, mây nứa để làm nhà, đồ dùng,; măng, mộc nhĩ, nấm hương để làm thức ăn; quế, sa nhân để làm thuốc chữa bệnh.
- Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm nghề nông, thủ công, khai thác khoáng sản, trong đó nghề nông là chủ yếu.
 Môn: Kĩ thuật
KHÂU THƯỜNG
I. MỤC TIÊU- CẦN ĐẠT:
HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu.
Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường các mũi khâu có thể chua cách đều nhau, đường khâu có thể bị dúm. 
Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay.
II. CHUẨN BỊ:
Tranh quy trình khâu thường.
Mẫu khâu thường, vải.
Sản phẩm được khâu bằng mũi khâu thường.
Chỉ, kim, kéo, thước, phấn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: Cắt theo đường vạch dấu.
3. Bài mới: 
 Giới thiệu bài: Khâu thường (tiết 1)
 Hướng dẫn:
+ Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
+ Hoạt động 2: Thao tác kĩ thuật
4 Củng cố – Dặn dò:
- Cắt theo đường vạch dấu.
- GV giới thiệu mẫu khâu mũi thường và giải thích: khâu thường còn được gọi là khâu tới, khâu luôn.
- GV kết luận: Đường khâu mũi khâu ở mặt phải và mặt trái giống nhau, dài bằng nhau, cách đều nhau.
- GV hỏi: Thế nào là khâu thường
+ Thao tác kĩ thuật.
- Hướng dẫn HS biết cách cầm vải cầm kim, cách lên kim, xuống kim.
- GV nhận xét hướng dẫn HS vạch dấu theo 2 cách đã học.
- GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật
Lần đầu hướng dẫn từng thao tác và giải thích.
Lần 2 hướng dẫn nhanh các thao tác.
- Khâu đến cuối đường vạch dấu ta cần phải làm gì?
- Hướng dẫn thao tác khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu
* Lưu ý: 
- Khâu từ phải sang trái.
- Tay cầm vải đưa phần vải có đường dấu lên, xuống nhịp nhàng với sự lên xuống của mũi kim.
- Dùng kéo cắt chỉ sau khi khâu.
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- HS tập khâu mũi khâu thường trên giấy kẻ ô li.
- Các mũi khâu thường cách đếu 1 ô trên giấy kẻ ô li.
- Chuẩn bị tiết 2.
- HS nêu
- HS quan sát mặt phải, mặt trái mẫu, quan sát hình 3a, 3b.
- Đọc mục 1 ghi nhớ.
- Quan sát hình 1, 2a, 2b.
- Quan sát tranh. Nêu các bước khâu thường
- HS quan sát hình 4 nêu cách vạch dấu đường khâu.
- HS đọc nội dung mục 2 quan sát hình 5a, 5b, 5c và tranh quy trình để trả lời câu hỏi.
- Quan sát hình 6a, b, c.
HS đọc phần ghi nhớ.
Môn: Đạo đức
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (Tiết 2)
I - MỤC TIÊU - YÊU CẦU
1 - Kiến thức : 
- Nêu được ví dụ về vượt khó trong học tập.
- Có ý thức vượt khó trong hcj tập.
2 - Kĩ năng :
- Biết nhận ra khó khăn trong học tập của bản thân và biết tìm cách khắc phục, vượt qua.
- Biết quan tâm tới những bạn có hoàn cảnh khó khăn, biết chia sẻ giúp đỡ bạn.
3 - Thái độ :
- Yêu mến, cảm phục và noi theo những tấm gương nghèo vượt khó.
II - ĐỒ DÙNG HỌC TẬP - GV : - SGK 
 - Những sách, báo trong đó có viết về những tấm gương vượt khó để học tốt.
 - Giấy khổ to
 - HS : - SGK
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 NỘI DUNG
 HOẠT ĐỘNG GV
 HOẠT ĐỘNG HS
1 - Khởi động :
2 - Kiểm tra bài cũ : Vượt khó trong học tập 
3 - Dạy bài mới :
a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
b - Hoạt động 2 : Làm việc nhóm ( Bài tập 2 )
c - Hoạt động 3 : 
( Bài tập 3 SGK) 
d - Hoạt động 4 : Làm việc cá nhân ( Bài tập 4 SGK ) 
4 - Củng cố – dặn dò
- Khi gặp khó khăn trong học tập các em cần phải làm gì ?
- Nêu các gương vượt khó trong học tập ?
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm .
-> Kết luận : Khen những HS biết vượt qua khó khăn trong học tập.
Thảo luận nhóm đôi - Giải thích yêu cầu bài tập .
-> Kết luận : Khen những HS biết vượt qua khó khăn trong học tập.
- Giải thích yêu cầu bài tập 5.
- Ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng .
-> Kết luận , khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn đã đề ra để học tốt . 
=> * Trong cuộc sống mỗi người đều có những khó khăn riêng .
 * Để học tập tốt , cần cố gắng vượt qua những khó khăn .
- HS thực hiện các biện pháp để khắc phục khó khăn của bản thân, vươn lên trong học tập.
- Chuẩn bị : Biết bày tỏ ý kiến .
- HS nêu 
- Các nhóm làm việc.
- Đại diện nhóm trình bày .
- HS thảo luận nhóm .
- Đại diện nhóm trình bày .
- HS trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục .
Thứ ngày tháng năm 20
Môn: Tập đọc
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I - MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
 1 - Kiến thức :
 - Hiểu nội dung , ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 2 - Kĩ năng :
 - Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài. 
3 - Giáo dục :
 - HS có tấm lòng chính trực, bồi dưỡng lòng yêu nước , kính trọng những anh hùng dân tộc.
II - CHUẨN BỊ
 - GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học.
 Giấy khổ to viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
 1 - Ổn định
2 - Kiểm tra bài cũ : Người ăn xin
3- Dạy bài mới
a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài : 
- Giới thiệu chủ điểm Măng mọc thẳng .
b – Hoạt động 2 : 
c - Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài :
* Đoạn 1 : ( từ đầu  là vua Lí Cao Tông)
* Đoạn 2 : Tiếp theo  thăm Tô Hiến Thành được .
* Đoạn 3 : Phần còn lại
d – Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm :
4 - Củng cố – Dặn dò
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi trong SGK
- Câu chuyện Một người chính trực các em học hôm nay sẽ giới thiệu với các em một danh nhân trong lịch sử dân tộc ta – ông Tô Hiến thành, vị quan đứng đầu triều đại nhà Lý. - Hướng dẫn luyện đọc :
- Đọc diễn cảm cả bài.
- Sửa lỗi phát âm và cách đọc cho HS.
- Đoạn này kể chuyện gì ?
- Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành được thể hiện như thế nào ?
- Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên săn sóc ông ?
.
- Tô Hiến thành tiến cử ai sẽ thay thế ông đứng đầu triều đình ?
- Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá ?
- Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông To ... ừa có chất đạm thức vật.
4/ Củng cố và dặn dò:
Tại sao phải phối hợp nhiều loại thức ăn?
Thế nào là1 bữa ăn cân đối?
- GV chia lớp thành 2 đội. 
-Mỗi đội cử đội trưởng lên rút thăm nói trước.
- GV hướng dẫn cách chơi.
- GV đánh giá và đưa ra kết quả: đội nào ghi được nhiều tên món ăn là thắng cuộc.
- Giải thích tại sao không chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật.
*Cách tiến hành: 
Bước 1: Thảo luận cả lớp
- GV yêu cầu cả lớp đọc lại danh sách các món ăn đã lập.
- GV đặt vấn đề: Tại sao nên ăn phối hợp đạm động vật – thực vật? Giải thích?
Bước 2: Làm việc với phiếu học tập theo nhóm.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và phát phiếu học tập cho các nhóm.
Bước 3: Thảo luận cả lớp
GV cho HS đọc mục Bạn cần biết để chốt ý.
-Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc đạm thực vật?
- Chuẩn bị bài 9.
- HS trả lời
- HS chơi theo sự hướng dẫn,
- 2 đội lần lượt kể các thức ăn chứa nhiều chất đạm.
- Thư ký viết tên các món ăn chứa nhiều chất đạm mà đội mình đã kể vào giấy khổ to
Hai đội bắt đầu chơi như hướng dẫn
- HS chỉ ra món ăn nào vừa chứa đạm đọng vật – thực vật
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo yêu cầu của phiếu học tập.
- HS bắt đầu làm phiếu và có sự giải thích khi trình bài
Các nhóm trình bày cách giải thích của nhóm mình trên cơ sở xử lí các thông tin trong phiếu học tập
Thứ ngày tháng năm 20
Môn: Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề(SGK) xây dựng cốt truyện có yếu tố tưởng tượng, gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Tranh minh hoạ cho cốt truyện: nói về lòng hiếu thảo của người con khi mẹ ốm.
Tranh minh hoạ cho cốt truyện: nói về tính trung thực của người con khi mẹ ốm.
Bảng phụ viết sẵn đề bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 NỘI DUNG
 HOẠT ĐỘNG GV
 HOẠT ĐỘNG HS
1. Khởi động:
2. Bài cũ : cốt truyện
3. Bài mới:
giới thiệu:
+ HĐ 1:Xác định yêu cầu của đề bài.
+ HĐ 2: Lựa chọn chủ đề của câu chuyện.
+ HĐ 3: Thực hành xây dựng cốt truyện.
3. Củng cố:
- NDKT: HS kể lại câu chuyện “Cây khế” 
- Trong tiết học hôm nay các em sẽ kể chuyện bằng cách tưởng tượng từ những vật và chủ đề cho sẵn.
hướng dẫn xây dựng cốt truyện:
- Treo bảng phụ đề bài.
- Xác định yêu cầu của đề bài.
* Đề bài yêu cầu điều gì ?
* Trong câu chuyện có những nhân vật nào ? (gạch chân yêu cầu đề bài)
GV : để xây dựng được cốt truyện với những điều kiện đã cho (có 3 nhân vật: bà me ốm, người con, bà tiên), em phải tưởng tượng để hình dung điều gì có thể xảy ra , diễn biến của câu chuyện. Vì là xây dựng cốt truyện, em chỉ cần kê vắn tắt, không cần kể cụ thể, chi tiết. 
Cho HS dựa vào gợi ý (SGK) để chọn lựa chủ đề.
GV nhắc: từ đề bài đã cho, các em có thể tưởng tượng r những cốt truyện khác nhau. SGK gợi ý 2 chủ đề (sự hiếu thảo, tính trung thực) để các em có hướng tưởng tượng, xây dựng cốt truyện theo 1 trong 2 hướng trên.
- Nhận xét và tính điểm, bình chọn bạn có câu chuyện tưởng tượng sinh động, hấp dẫn nhất.
- Gọi HS nhắc cách xây dựng cốt truyện.
- Về nhà viết lại vào vở cốt truyện của mình đã được xây dựng.
- Chuẩn bị phong bì, tem thư, nghĩ về đối tượng em sẽ viết thư để làm tốt bài kiểm tra viết thư.
HS hát 1 bài hát
- HS kể
- HS đọc lài đề bài.
- Tưởng tượng và kể lại vắn tắt câu chuyện.
- Bà mẹ ốm, người con của bà và một bà tiên.
HS đọc to gợi ý 1, cả lớp đọc thầm.
HS đọc to gợi ý 2, cả lớp đọc thầm.
* Một vài HS tiếp nối nhau nói chủ đề câu chuyện em lựa chọn.
-HS làm việc cá nhân, đọc thầm và lần lượt trả lời các câu hỏi khơi gợi tưởng tượng theo gợi ý 1 hay 2
-1HS giỏi làm mẫu, trả lời lần lượt các câu hỏi
- HS thực hiện kể theo nhóm đôi
- Mỗi tổ chọn 1 bạn lên kể theo chủ đề của mình.
HS nhắc lại
- HS nhắc cách xây dựng cốt truyện.
 Toán
GIÂY – THẾ KỶ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: Giúp HS 
Biết đơn vị thời gian: giây, thế kỉ
Nắm được mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỉ và năm
2.Kĩ năng:
Biết cách đổi đơn vị đo thời gian
Biết xác định thời gian: một năm cho trước thuộc thế kỉ.
BT 1,2 ( a, b)
II.CHUẨN BỊ: - SGK, Đồng hồ thật có đủ 3 kim chỉ giờ, phút, chỉ giây
Bảng vẽ sẵn trục thời gian (như trong SGK)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
2. Bài cũ: Bảng đơn vị đo khối lượng
3. Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Giới thiệu về giây
Hoạt động 2: Giới thiệu về thế kỉ
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1:
Bài tập 2: 
Bài tập 3: ( HS khá, giỏi)
4. Củng cố Dặn dò: 
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
GV dùng đồng hồ có đủ 3 kim để ôn về giờ, phút và giới thiệu về giây
GV cho HS quan sát sự chuyển động của kim giờ, kim phút.
Kim chỉ giờ đi từ 1 số đến số tiếp liền nó hết 1 giờ. Vậy 1 giờ =  phút?
Kim hoạt động liên tục trên mặt đồng hồ là kim chỉ giây. 
- GV viết : 1 phút = 60 giây
GV chốt:
+ 1giờ = 60 phút
+ 1 phút = 60 giây
GV tổ chức hoạt động để HS có cảm nhận thêm về giây. Ví dụ: cho HS ước lượng khoảng thời gian đứng lên, ngồi xuống là mấy giây? 
- Giới thiệu về thế kỉ
GV giới thiệu: đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là “thế kỉ”. GV vừa nói vừa viết lên bảng: 1 thế kỉ = 100 năm, yêu cầu vài HS nhắc lại
Cho HS xem hình vẽ trục thời gian và nêu cách tính mốc các thế kỉ:
+ Ta coi 2 vạch dài liền nhau là khoảng thời gian 100 năm (1 thế kỉ)
+ GV chỉ vào sơ lược tóm tắt: từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một. (yêu cầu HS nhắc lại)
+ Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai. (yêu cầu HS nhắc lại)
Năm 1975 thuộc thế kỉ nào? 
Hiện nay chúng ta đang ở thế kỉ thứ mấy?
GV lưu ý: người ta dùng số La Mã để ghi thế kỉ (ví dụ: thế kỉ XXI)
Thực hành
Viết số thích hợp vào chỗ trống (đổi đơn vị đo thời gian)
 + Tính từ năm 1 010 đến nay ( Năm 
2 005 ) đã được : 
 2 005 – 1 010 = 995 ( năm )
1 giờ =  phút?
1 phút = giây?
Tính tuổi của em hiện nay? 
Năm sinh của em thuộc thế kỉ nào?
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
Làm bài 1 và 3 trang 26, 27 trong SGK
HS sửa bài
HS nhận xét
HS nêu 
+ Kim giờ đi từ một số nào đó đến số tiếp liền hết 1 giờ .
+ Kim phút đi từ một vạch đến vạch tiếp liền hết 1 phút .
1 giờ = 60 phút
- HS quan sát hoạt động của kim giây và nêu : 
+ Khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch đến vạch tiếp liền là 1 giây .
+ Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng ( trên mặt đồng hồ ) là 1 phút , tức là 60 giây .
Vài HS nhắc lại
HS hoạt động để nhận biết thêm về giây
Vài HS nhắc lại
HS quan sát
HS nhắc lại
HS làm bài
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa
Lịch sử
NƯỚC ÂU LẠC
I MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 
HS biết
- Nắm được sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Aâu Lạc.
- Triệu Đà nhiều năm kéo quân sang xâm lược Aâu Lạc. Thời kì đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi, nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Hình ảnh minh hoạ
- Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ .
- Phiếu học tập của HS 
Họ và tên: .
Lớp: Bốn
Môn: Lịch sử
PHIẾU HỌC TẬP
Em hãy điền dấu x vào ô o để chỉ những điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt & người Âu Việt.
o Sống cùng trên một địa điểm
o Đều biết chế tạo đồ đồng
o Đều biết rèn sắt 
o Đều trồng lúa và chăn nuôi
o Tục lệ nhiều điểm giống nhau
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 NỘI DUNG
 HOẠT ĐỘNG GV
 HOẠT ĐỘNG HS
1. Khởi động: Hát
2. Bài cũ: Nước Văn Lang
3. Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân
Mục tiêu: Biết nhà nước ÂU Lac
Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp
Mục tiêu: Biết nơi đĩng nước Âu Lạc 
Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp
Mục tiêu: Biết nhà nước Au Lạc chống ngoại xâm
- Nước Văn Lang ra đời ở đâu & vào thời gian nào?
Đứng đầu nhà nước là ai?
Người Việt Cổ đã sinh sống như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc SGK và làm phiếu học tập
- GV hướng dẫn HS kết luận: Cuộc sống của người Âu Việt & người Lạc Việt có nhiều điểm tương đồng và họ sống hoà hợp với nhau.
- So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc?
- Thành tựu lớn nhất của người dân Âu Lạc là gì?
GV (hoặc HS) kể sơ về truyền thuyết An Dương Vương
GV mô tả về tác dụng của nỏ & thành Cổ Loa (qua sơ đồ)
- GV yêu cầu HS SGK
Các nhóm cùng thảo luận các câu hỏi sau:
+ Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại thất bại?
+ Vì sao năm 179 TCN nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc?
- GV nhấn mạnh: Nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà bởi vì âm mưu nham hiểm của Triệu Đà & cũng bởi vì sự mất cảnh giác của An Dương Vương.
HS trả lời
HS nhận xét
- HS có nhiệm vụ điền dấu x vào ô o để chỉ những điểm giống nhau trong cuộc sống của người Lạc Việt & người Âu Việt
- Xây thành Cổ Loa & chế tạo nỏ.
HS đọc to đoạn còn lại
- Do sự đồng lòng của nhân dân ta, có chỉ huy giỏi, có nỏ, có thành luỹ kiên cố.
HS trả lời & nêu ý kiến của riêng mình
4.Củng cố Dặn dò: 
- Em học được gì qua thất bại của An Dương Vương?
Chuẩn bị bài: Nước ta dưới ách
 đô hộ của phong kiến phương Bắc.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_4_nguyen_phuoc_quyen.doc