Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Minh Hoa

Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Minh Hoa

I.Mục đích yêu cầu:

- Củng cố và nhận biết số ngày trong từng tháng của một năm.

- Biết năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày.

- Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học, cách tính mốc thế kỉ.

II.Quá trình dạy học:

1.Hoạt động 1: KTBC ( 3- 5)

Bảng con: thế kỉ = năm 2 phút 8giây = giây 5 phút = giây

2.Hoạt động 2: Luyện tập (30-32)

* Dự kiến sai lầm:

Bài 4 HS trình bày không khoa học, bài 5 HS sẽ làm khoanh nhầm phần a.

*Bài 1 Làm bảng con - Chữa miệng

- Kiến thức: Củng cố và nhận biết số ngày trong từng tháng của một năm. Biết năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày.

a.Nêu tên các tháng có 30 ngày, 31 ngày, 28 ngày (hoặc 29) ngày?

 

doc 25 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 369Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Minh Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2011
Tiết 1 Sinh hoạt tập thể
Chào cờ
_______________________________________________
Tiết 2 : Tập đọc
Những hạt thóc giống
I.Mục đích yêu cầu.
1.Đọc trơn toàn bài : Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi. Đọc phân biệt lời các nhân vật( chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.
2. Hiểu nghĩa các từ trong bài : Nắm được những ý chính của câu chuyện. Hiểu nghĩa câu chuyện : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực , dũng cảm, dám nói lên sự thật
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Xác định giá trị.
- Tự nhận thức về bản thân.
- Tư duy phê phán.
III.Các phương pháp - kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Thảo luận - chia sẻ
- Trải nghiệm
- Xử lí tình huống.
IV.Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh họa SGK.
V.Các hoạt động dạy học.
A.Kiểm tra bài cũ: (2 - 3') 
- HS đọc thuộc lòng bài “Cây tre Việt Nam”
B.Dạy bài mới 
1.Giới thiệu bài: (1 - 2' ) 
2. Luyện đọc đúng:(10- 12 phút)
a.Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc mẫu toàn bài (1 HS khá đọc bài) - Cả lớp đọc thầm và xác định đoạn.
- Bài chia làm mấy đoạn ? ( 4 đoạn ) Đ1: Từ đầu.. trừng phạt, Đ2: Tiếp ... nảy mầm được, Đ3: Tiếp .. của ta, Đ4: Còn lại
- HS đọc nối đoạn ( 1 - 2 lần ) 
- Luyện đọc theo đoạn:
*Đoạn 1
- Ngắt hơi đúng câu : Vua ra lệnh.....gieo trồng/ ...nhất/ ...nộp ... phạt
- Hướng dẫn đọc đoạn 1: Ngắt nghỉ đúng , giọng đọc chậm rãi, nhấn giọng: nối ngôi, giao hẹn, nhiều thóc nhất, truyền ngôi, trừng phạt
*Đoạn 2
- Đọc đúng “ nô nức”
- Giải nghĩa : bệ hạ
- Hướng dẫn đọc đoạn 2 : Lời Chôm tâu vua đọc giọng ngây thơ, lo lắng, nhấn giọng :nô nức, lo lắng,không làm sao, nảy mầm được
* Đoạn 3: 
- Giải nghĩa “ sững sờ”
- Hướng dẫn đọc : Lời của nhà vua đọc chậm rãi, ôn tồn, nhấn giọng : luộc kĩ, ôn tồn, còn mọc được
*Đoạn 4:
- Giải nghĩa : dõng dạc, hiền minh
- HS đọc: Lời vua đọc giọng khen ngợi nhấn giọng: dõng dạc, trung thực, quí nhất truyền ngôi, trung thực dũng cảm, hiền minh
*HS đọc theo nhóm đôi ( lần lợt các đoạn ) 
- HD đọc toàn bài: đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi. Đọc phân biệt lời các nhân vật( chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.
- G đọc mẫu toàn bài: 
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:(10-12')
 - Y.c HS đọc thầm đoạn 1 và câu hỏi 1, 2 
*Câu 1: Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
*Câu 2: Nhà vua làm cách nào để tìm người trung thực?
$ Thóc đã luộc chín có nảy mầm được không?
- Y.c HS đọc thầm đoạn 2, 3 và câu hỏi 3, 4
$ Theo lệnh nhà vua chú bé Chôm đã làm gì và kết quả ra sao?
@ Đến kì nộp thóc cho vua, chuyện gì xảy ra?
*Câu 3 Hành động của chú bé Chôm có gì khác với mọi người?
- Mọi người có thái độ như thế nào khi nghe Chôm nói?
- Câu chuyện kết thúc như thế nào?
*Câu 4: Theo em vì sao người trung thực là người đáng quí ?
@ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
- Người trung thực
- Phát cho mỗi người dân 1thúng thóc luộc kĩ về gieo trồng và hẹn...”
- Không thể nảy mầm được
- Chôm gieo trồng và dốc công chăm sóc nhưng thóc không nảy mầm
- Mọi người nô nức chở thóc đến. Chôm không có em lo lắng, thành thật tấu
- Chôm dũng cảm nói lên sự thật
- Mọi người sững sờ, ngạc nhiên vì lời thú tội của Chôm, lo lắng Chôm bị trừng phạt.
- Chôm được vua truyền ngôi
- Cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói lên sự thật và được hưởng hạnh phúc
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm (10- 12' )
* Đ1 HD đọc: Ngắt hơi đúng,giọng chậm rãi , rõ ràng
* Đ2:HD đọc : Giọng chậm ngây thơ, lo lắng.
* Đ3: HD đọc: Giọng nhà vua ôn tồn, câu hỏi cao giọng cuối câu,câu cảm hạ thấp giọng.
* Đ4: HD đọc: Lời nhà vua dõng dạc, dứt khoát.
*HD đọc cả bài : Đọc toàn bài giọng chậm rãi chú ý giọng đọc phù hợp với từng nhân vật, nhấn giọng vào từ ngữ gợi tả.
- GV đọc mẫu lần 2
- Yêu cầu HS đọc đoạn mà em thích
- Yêu cầu HS đọc cả bài
5. Củng cố (3- 5' ) 
- Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì?
- VN đọc kĩ bài sau: Gà trống và cáo
_________________________________________________________
Tiết 3 : Toán 21
Luyện tập
I.Mục đích yêu cầu:
- Củng cố và nhận biết số ngày trong từng tháng của một năm.
- Biết năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày.
- Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học, cách tính mốc thế kỉ.
II.Quá trình dạy học:
1.Hoạt động 1: KTBC ( 3- 5’)
Bảng con: thế kỉ =  năm 2 phút 8giây =  giây 5 phút =  giây
2.Hoạt động 2: Luyện tập (30-32)
* Dự kiến sai lầm: 
Bài 4 HS trình bày không khoa học, bài 5 HS sẽ làm khoanh nhầm phần a.
*Bài 1 Làm bảng con - Chữa miệng
- Kiến thức: Củng cố và nhận biết số ngày trong từng tháng của một năm. Biết năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày. 
a.Nêu tên các tháng có 30 ngày, 31 ngày, 28 ngày (hoặc 29) ngày?
[GV chốt và nhắc lại cách nhớ số ngày trong mỗi tháng như sau: Nắm hai bàn tay lại, tính từ trái qua phải: chỗ lỗi của các mẩu xương chỉ tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 có 31 ngày . Chỗ lõm giữa các đốt xương chỉ các tháng có 30 ngày (riêng tháng 2 có 28 ngày (hoặc 29 ngày).
b.GVHD: Năm nhuận là năm tháng 2 có 29 ngày. Năm không nhuận tháng 2 chỉ có 28 ngày.
- Dựa vào đâu phần a, tính số ngày trong năm nhuận , không nhuận?
*Bài 2 Làm bảng con - Chữa miệng 
- Kiến thức: Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
*Bài 3 Làm nháp - Chữa bảng phụ
- Kiến thức: Cách tính số năm. Cách tính mốc thế kỉ.
@Bài 4 Làm vở - Chữa bảng phụ 
- Kiến thức: Củng cố giải toán về số đo thời gian. 
@Bài 5 Làm nháp - Chữa miệng
- Kiến thức: Củng cố cách xem giờ, cách đổi số đo khối lượng.
3.Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (3-5’)
- Năm nhuận có bao nhiêu ngày? Không nhuận có bao nhiêu ngày?
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
...........................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................._________________________________________________________
Tiết 4 : Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I.Mục đích yêu cầu
1. Rèn kĩ năng nói:
- Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện ( mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực.
- Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung , ý nghĩa câu chuyện ( mẩu chuyện, đoạn truyện)
2. Rèn luyện kĩ năng nghe:
- HS chăm chú nghe lời bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn đề bài
III.Các hoạt động dạy học 
A.KTBC: ( 3- 5’) 
+ 2 HS kể chuyện “Nhà thơ chân chính” 
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài( 1-2’) - KT truyện HS mang theo
2.Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài (-8’)
- Yêu cầu HS đọc đề bài
+ Đề bài thuộc kiểu bài nào?
- Gạch chân đề bài
+ Kể chuyện đã nghe đã đọc về chủ đề nào?
- Yêu cầu HS đọc thầm gợi ý -1 HS đọc to
+Hãy nêu một số biểu hiện về tính trung thực 
+ Câu chuyện mà em kể là chuyện gì?Có biểu hiện như thế nào về tính trung thực?
[Chốt: Nội dung câu chuyện thể hiện tính trung thực.
+ Em tìm truyện về lòng trung thực ở đâu?
- Yêu cầu HS đọc to phần 3 SGK
- GV lưu ý :Có 2 cách giới thiệu truyện: Trực tiếp, gián tiếp . Khi kể phù hợp với nội dung, nhân vật trong truyện
- Yêu cầu HS để truyện lên bàn - GV kiểm tra
- Nhận xét chuẩn bị của HS
3. Học sinh kể chuyện ( 22- 23’)
- Yêu cầu HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình và thảo luận ý nghĩa câu chuyện
- Nhắc nhở HS chú ý nội dung, ND, DĐ, ĐB
- Yêu cầu HS kể truyện trước lớp
- Yêu cầu HS nghe và nhận xét bạn kể
- Bình chọn bạn nào kể hay nhất
- 3 HS đọc
- Kể chuyện đã nghe đã đọc
- Lòng trung thực
- Phần 1 của gợi ý
- Vài HS nêu
- Vài HS nêu
- HS để truyện lên bàn
- 2 HS kể cho nhau nghe , thảo luận ý nghĩa câu chuyện
- 8 HS kể
- Bình chọn
4.Củng cố - Dặn dò( 3- 4’)
- Nhận xét tiết học
- VN kể lại truyện cho người thân nghe 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2011
Tiết 1 : Thể dục
Bài 9: Đổi chân khi đi đều sai nhịp
Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
I.Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đứmg lại. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, tương đối đều, đẹp.
- Học động tác đổi chân khi đi đều sai nhịp.Yêu cầu HS biết đệm khi đổi chân.
- Trò chơi: Yêu cầu rèn luyện, nâng cao khả năng tập chung chú ý, khả năng địng hướng, chơi đúng luật, hào hứng nhiệt tình trong khi chơi.
II.Chuẩn bị dụng cụ:
- Sân tập, Còi.
- Khăn sạch.
III.Nội dung giảng dạy:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp và tổ chức
A.Phần mở đầu:
1.Nhận xét:
- ổn định tổ chức lớp.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
2.Khởi động:
B.Phần cơ bản:
 1.Đội hình đội ngũ:
*Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số,đứng nghiêm, nghỉ, đi vòng phải, vòng trái, đứng lại.
+ GV điều khiển:
+ Chia tổ tập luyện:
- GV nhận xét, sửa chữa.
+ Cả lớp tập:
- GV theo dõi, nhận xét
*Học động tác đổi chân khi đi sai nhịp.
+ GV làm mẫu động tác chậm và giảng giải cách bước theo nhịp hô.
- Chú ý: Động tác bước đệm phải nhanh khớp với nhịp hô.
+ Cả lớp luyện tập:
+ Chia tổ tập luyện:
+ GV nhận xét sửa chữa sai xót, đánh giá, biểu dương các tổ thi đua tập tốt.
2.Trò chơi: Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau
- GV nêu tên trò chơi.
- GV nhắc lại cách chơi, luật chơi
+ GV quan sát, nhận xét, biểu dương những cá nhân chơi đúng luật nhiệt tình.
C.Phần kết thúc:
1.Động tác điều hoà:
2.GV nhận xét tiết học.
5[ 8 phút
20[ 22 phút
2[3phút
5[6 Lần
2[3phút
5[6phút
2 lần
4[5 phút
4[ 6 phút
3[5 phút
- Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo.
- HS chơi trò chơi:Tìm người chỉ huy.
- HS đứng tại chỗ, vỗ tay hát.
- HS tập cả lớp.
- Tổ trưởng điều khiển. Lớp trưởng theo dõi chung.
- Lớp trưởng điều khiển.
- HS tập bước đệm tại chỗ.
- HS tập bước đệm trong bước đi.
- GV và lớp trưởng điều khiển
- Tổ trưởng và lớp trưởng điều khiển.
- HS tập hợp theo đội hình chơi.
- Cả lớp chơi.
- HS chạy thường thành một vòng tròn quanh sân, sau đó khép dần lại thành vòng tròn nhỏ, chuyển thành đi chậm vừa đi vừa làm động tác thả lỏng rồi dừng lại mặt quay vào trong. 
___________________________________________ ... luận nhóm đôi - Ghi VBT
- HS nêu kết quả nối tiếp
-Điểm, đạo đức, lòng, kinh nghiệm, cách mạng.
-Vì nước , nhà , người là DT chỉ vật, chỉ người có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy được 
-Vì cách mạng là cuộc đấu tranh chính trị hay kinh tế ta có thể nhận thức trong đầu, không nhìn, chạm được
- HS nêu lại
- Cả lớp đọc thầm - 1 HS đọc to
- HS làm vào vở
- HS nêu nối tiếp
4.Củng cố - Dặn dò( 1-2’)
- Thế nào là danh từ? 
- Lấy ví dụ theo 5 loại danh từ?
- Nhận xét giờ học
_________________________________________________________
Tiết 7 : Khoa học 
Ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch
I.Mục tiêu: HS biết:
- Nhận xét, đánh giá về vệ sinh ở những nơi bán và chế biến thực phẩm
- Giải thích thế nào là thực phẩm sạch và an toàn.
- Kể ra các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giải thích vì sao phải ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày.
II.Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài 
- Kĩ năng tự nhận thức về ích lợi của các loại rau, quả chín.
- Kĩ năng nhận diện và lựa chọn thực phẩn sạch và an toàn.
III.Các phương pháp - kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Thảo luận nhóm.
- Chuyên gia.
- Trò chơi.
VI.Phương tiện dạy học
- Hình vẽ SGK trang 22, 23.
V.Các hoạt động dạy- học:
1.Hoạt động1: Khởi động (3 - 5')
- Tại sao cần sử dụng phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật ?
2.Hoạt động 2: Quan sát thảo luận: Tìm hiểu lí do cần ăn nhiều rau và quả chín.(8-10’)
*Mục tiêu : Nhận xét dánh giá về tình hình vệ sinh ở những nơi bán và chế biến, nấu nướng thực phẩm.
*Bước1: Làm việc theo nhóm.
- GV: QS trang 22, 23 nhận xét tình trạng vệ sinh của các nơi:
+Bán rau, quả. thịt cá.
+Bán đồ hộp và thức ăn khô.
+Nhà bếp. 
+Liên hệ tình hình vệ sinh ở chợ, cửa hàng nơi em sống?
*Bước 2: Làm việc cả lớp.
Các nhóm thảo luận, nhóm trưởng ghi KQ thảo luận vào phiếu BT.
- Các nhóm cử đại diện trình bày.
+GV KL: Nên ăn phối hợp nhiều loại rau quả có đủ vitamin, chất khoáng cần thiết cho cơ thể, các chất xơ trong rau còn giúp chống táo bón. 
3.Hoạt động 3: Thảo luận : Xác định tiêu chuẩn thực phẩm sạch an toàn.(12 - 14’)
*Mục tiêu: Giải thích thế nào là thực phẩm sạch và an toàn. Kể ra các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, Giải thích vì sao phải ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày.
*Bước 1: Thảo luận cả lớp.
- Theo em thế nào là thực phẩm sach, an toàn?
+GV Chốt: Đó là thực phẩm phải giữ được chất dinh dưỡng,Chế biến vệ sinh, không ôi thiu, không nhiễm hoá chất, không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho người sử dụng.
*Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- GV chia lớp làm 5 nhóm, mỗi nhóm thảo luận sâu về 2 nội dung như SGV.
HS các nhóm làm việc, nhóm trưởng ghi KQ thảo luận vào phiếu BT.
- Các nhóm cử đại diện trình bày KQ làm việc của nhóm mình.
*Bước 3: Thảo luận cả lớp.
*GV kết luận : Mục bạn cần biết
4.Củng cố-Dặn dò: (2 - 4’)
- Về nhà chuẩn bị tiết sau
_________________________________________________________
Tiết 8 : Thể dục
Bài 10 : quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại - Trò chơi : bỏ khăn
I.Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác : quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại đổi chân khi sai nhịp. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, đều, đúng khẩu lệnh
- Trò chơi : Yêu cầu biết cách chơi, nhanh nhẹn khéo léo, chơi đúng luật, hào hứng nhiệt tình trong khi chơi. 
II.Chuẩn bị dụng cụ:
- Sân tập, Còi.
- 1, 2 Chiếc khăn tay.
III.Nội dung giảng dạy:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp và tổ chức
A.Phần mở đầu:
1.Nhận xét:
- ổn định tổ chức lớp.
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
2.Khởi động:
B.Phần cơ bản:
 1.Đội hình đội ngũ:
+ Ôn quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi sai nhịp.
+ Cả lớp tập - GV điều khiển
+ Chia tổ tập luyện.
- GV quan sát phát hiện sai sót, sửa chữa.
+ Tập cả lớp.
+ GV quan sát, nhận xét, đánh giá, biểu dương các tổ thi đua tập tốt.
2.Trò chơi: Bỏ khăn.
- GV nêu tên trò chơi.
- Giải thích cách chơi, luật chơi
+ GV quan sát, nhận xét, biểu dương những cá nhân chơi đúng luật nhiệt tình.
C.Phần kết thúc:
- Động tác điều hoà:
- GV nhận xét tiết học.
5[ 8 phút
20[ 22 phút
2[3phút
4[5 phút
3[5phút
3[ 5 phút
- Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo.
- HS chơi trò chơi : Làm theo hiệu lệnh.
- Chạy nhẹ nhàng quanh sân.
- HS tập cả lớp.
- Lớp trưởng điều khiển.
- Tổ trưởng điều khiển.
- Các tổ thi đua trình diễn
- HS tập hợp theo đội hình chơi.
- 1Nhóm HS chơi mẫu- Lớp quan sát.
- Cả lớp chơi.
- HS chạy thường quanh sân 1[2 vòng, về tập hợp thành 4 hàng ngang làm ĐT thả lỏng .
- Vỗ tay nhịp nhàng, hát.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ sáu ngày 23 tháng 9 năm 2011
Tiết 1 : Toán 25
 Biểu đồ (tiếp)
I.Mục đích yêu cầu:
- Bước đầu nhận biết về biểu đồ hình cột.
- Biết cách đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ cột.
- Bước đầu xử lí số liệu trên biểu đồ cột và thực hành hoàn hiện biểu đồ đơn giản.
II.Đồ dùng dạy học:
- Biểu đồ cột như SGK được vẽ trên giấy khổ to.
- Biểu đồ bài tập 2 vẽ trên bảng phụ
III.Quá trình dạy học:
1.Hoạt động 1: KTBC ( 3- 5’)
+ Làm lại bài tập 2?
2.Hoạt động 2: Bài mới
1. Làm quen với biểu đồ hình cột( 8-10’)
- GV treo biểu đồ phóng to.
+ Tên của bốn thôn được nêu trong biểu đồ?
+ 4 cột in đậm trong biểu đồ có ý nghĩa gì?
+ Hãy đọc số liệu biểu diễn tên mỗt cột?
+ Số lượng chuột thôn nào diệt được nhiều? được ít? làm thế nào biết được ?
* GV chốt lại: Biểu đồ hình cột và ý nghĩa
- HS nêu miệng
- HS quan sát biểu đồ
- Đọc tên biểu đồ Đông, Đoàn, Trung, Thượng biểu thị số chuột ....
- Cột cao hơn -> nhiều hơn
- Cột thấp hơn -> ít hơn
- Đọc phần khung xanh
3.Hoạt động 3 Thực hành luyện tập: (20-22)
* Dự kiến sai lầm: 
Bài 2 (b) HS không biết cách trình bày, tính toán nhầm.
*Bài 1 Làm bảng con - Chữa miệng 
- Kiến thức: Củng cố cách đọc các thông tin trên biểu đồ
*Bài 2 Làm nháp - Chữa bảng phụ 
- Kiến thức: Điền số liệu vào biểu đồ hình cột, đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ.
4.Hoạt động 4: Củng cố dặn dò (3-5’)
- Nhận xét tiết học.
Về nhà: Hoàn thành các bài tập trong vở bài tập.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
...........................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................
_________________________________________________________
Tiết 2 : Tập làm văn
Đoạn văn trong bài văn kể chuyện
I.Mục tiêu
1. Em có hiểu biết gì về đoạn văn kể chuyện
2. Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện
II.Các hoạt động dạy học
A.Kiểm tra bài cũ:( 3-5’)
+ Cốt truyện là gì ? Cốt truyện gồm những phần nào?
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài( 1-2’)
2.Hình thành khái niệm ( 10- 12)
 a.Nhận xét Bài 1,2 
- HS đọc nội dung bài tập 1,2 - HS đọc to
Yêu cầu 1 HS đọc to bài “ Những hạt thóc giống” 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận - Ghi kết quả -VBT
- Yêu cầu các nhóm báo cáo
+ Nêu các sự việc để tạo thành cốt truyện “Những hạt thóc giống”
- GV chốt lời giải đúng
+Mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào?
- Mỗi đoạn văn nêu 1 sự việc
+Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và kết thúc đoạn văn?
*Lưu ý: ở đoạn 2 sau 1 lời thoại xuống dòng chứ không phải là 1 đoạn văn. Khi viết hết đoạn văn ta phải xuống dòng
Bài 3
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm -1 HS đọc to
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi :
+Mỗi đoạn văn trong bài kể chuyện kể điều gì?
+Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào?
*Chốt: Đó chính là nội dung ghi nhới của bài học 
b.Ghi nhớ 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm - Vài HS nêu
3. Luyện tập (17 - 19 phút)
- HS đọc thầm nội dung - 1 HS nêu yêu cầu
+ Câu chuyện kể điều gì?
+Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh? Đoạn nào còn thiếu
+Nêu sự việc ở mỗi đoạn đã hoàn chỉnh?
+Đ3 còn thiếu phần nào?
+Phần phân đoạn theo em kể lại chuyện gì?
- Yêu cầu HS làm bài
- Yêu cầu HS trình bày
- Yêu cầu 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện
- 1 HS đọc nội dung bài 1,2 -1 HS nêu yêu cầu
- 1 HS đọc - Cả lớp đọc thầm theo
- HS thảo luận nhóm - Ghi VBT
- Mỗi nhóm báo cáo 1 sự việc
SV1: Nhà vua muốn tìm người trung thực nghĩ ra kế luộc thóc giống...
SV2: Cậu bé Chôm dốc công chăm sóc dám tâu sự thật với vua
VS3: Nhà vua khen ngợi Chôm và truyền ngôi cho Chôm
SV1: Đoạn 1 ( 3 dòng đầu)
SV2: Đoạn 2( 10 dòng tiếp)
SV3: Đoạn 3 ( 4 dòng còn lại)
- Chỗ mở đầu lùi 1 ô chỗ kết thúc chấm xuống dòng.
- Cả lớp đọc thầm - 1 HS nêu yêu cầu
- Thảo luận nhóm đôi- Nhận xét
- Kể 1 sự việc trong 1 chuỗi sự việc làm nên cốt truyện
- Nhờ dấu chấm xuống dòng
- Cả lớp đọc thầm - 4 HS đọc to ghi nhớ
- Cả lớp đọc thầm - 1 HS nêu yêu cầu
+ Kể về một em bé vừa hiếu thảo vừa trung thực, thật thà
+Đ1,2: Hoàn chỉnh, Đ3: Còn thiếu
+Đ1: Cuộc sống , tính cách 2 mẹ con 
+Đ2: Mẹ ốm nặng, cô bé đi tìm thấy
+ Thân đoạn
+Cô bé trả lại túi tiền đánh rơi
- HS làm bài vào vở 
- 4 HS đọc bài làm của mình
-1 kể
4.Củng cố - Dặn dò (3-5’)
- Nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS hoàn thành BT vào vở 
_________________________________________________________
Tiết 3 : Ngoại ngữ
Tiếng Anh
(Đồng chí Hải dạy)
Tiết 4 : Sinh hoạt tập thể
Sinh hoạt tuần 5
I.Mục đích yêu cầu
- Nhận xét hoạt động tuần 5.
- Phương hướng kế hoạch tuần 6.
II.Hoạt động dạy học
1.Tổ trưởng nhận xét từng cá nhân trong tổ.
2. Lớp trưởng nhận xét.
3. GV nhận xét chung.
a.Ưu điểm
- Mặc đồng phục đầy đủ, đi học chuyên cần.
- Không có hiện tượng HS đi học muộn.
- Làm tốt 10 phút kiểm tra đầu giờ.
- Xếp hàng ra vào lớp nhanh, đẹp.
- Chữ viết có tiến bộ : An, Huyền.
b.Nhược điểm
- Ăn quà vặt trong lớp : Nhâm, Vũ.
- Chưa làm bài về nhà : T.Sơn
4.Phương hướng tuần tới
- Duy trì và phát huy những ưu điểm, khắc phục các mặt còn tồn tại.
- Thi đua học tốt chào mừng đại hội cán bộ công chức.
- Thường xuyên kèm những em đọc chậm, viết chưa đẹp.
- Giữ nề nếp mặc đồng phục và nề nếp xếp hàng ra vào lớp.
- Rèn cho học sinh thói quen không nói tục, chửi bậy ở mọi nơi, mọi chỗ.
- Nhắc nhở HS thực hiện đúng lệnh GV đưa ra. .
- Kiểm tra vệ sinh cá nhân hàng ngày. Nhắc nhở HS giữ vệ sinh lớp vệ sinh cá nhân sạch.
- Đôn đốc thu các loại quỹ. 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_5_nam_hoc_2011_2012_pham_thi_minh_hoa.doc