Giáo án Lớp 4 - Tuần 5+6 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 5+6 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)

 Toán: LUYỆN TẬP

 I - Mục tiêu:

- Củng cố về nhận biết số ngày trong từng tháng của một năm.

- Biết năm nhuận có 366 ngày, năm thường có 365 ngày.

- Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học,cách tính mốc thế kỉ.

II- Đồ dùng dạy học:

Bảng con, vở BT toán., phiếu học tập.

III – Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Học sinh lên chữa bài tập ở nhà.

2. Dạy bài mới:

Bài1:

- H: Đọc yêu cầu bài tập, tự làm rồi chữa bài.

- T: Nhắc lại cách nhớ số ngày trong tháng trên bàn tay.

 - T: Giới thiệu số ngày, năm nhuận, năm không nhuận.

Bài2:

- H: Đọc yêu cầu, làm trên phiếu, chữa bài theo từng cột.

- T: Nhận xét, yêu cầu học sinh nêu cách làm một số câu.

* 3 ngày = giờ.

 

doc 36 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 253Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 5+6 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
 Ngày soạn: 23 / 9 / 2006.
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 25 tháng 9 năm 2006.
 Tậpđọc: NHỮNG HẠT GIỐNG
 I - Mục đích, yêu cầu:
1. Đọc trơn toàn bài: Biết đọc với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính
 trung thực của chú bé mồ côi. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời kể chuyện. Đọc 
đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài: Nắm được những ý chính của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa 
 câu chuyện: Ca ngội chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
II - Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ trong SGK.
III – Các hoạt động dạy - học: 
Kiểm tra bài cũ:
2 em học thuộc lòng cây tre Việt Nam.Trả lời câu hỏi 2 và nội dung.
B – Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- T: Phân thành 4 đoạn.
- H: Đọc tiếp nối 2 lượt và tìm hiêủ các từ mới, từ khó trong bài.	
- T: Sửa lỗi và hướng dẫn học sinh đọc câu hỏi câu cảm.
- H: Đọc theo cặp, 1 em đọc cả bài.
- T: Đọc diễn cảm.
b) Tìm hiểu bài:
- T: Nêu câu hỏi 1.
- H: Đọc thầm cả bài, suy nghĩ, trả lời, bổ sung.
- T: Nêu câu hỏi 2.
- H: Đọc đoạn ( Ngày xưa  sẽ bị trừng phạt ) và suy nghĩ trả lời.
- T: Nêu câu hỏi 3.
- H: Đọc đoạn 2 ( Có chú bé đến không làm sao cho thóc náy mầm được ). 
- H: Đọc đoạn ( Rồi vua dõng dạc  đến hết ).
- T: Nêu câu hỏi 4.
- H: Trả lời.
c) Đọc diễn cảm:
- H: 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn, học sinh nhận xét.
- T: Hướng dẫn luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn theo cách phân vai.
3. Củng cố - dặn dò:
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
- Nhận xét giờ học, về ôn lại bài.
 Toán: LUYỆN TẬP
 I - Mục tiêu:
- Củng cố về nhận biết số ngày trong từng tháng của một năm.
- Biết năm nhuận có 366 ngày, năm thường có 365 ngày.
- Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học,cách tính mốc thế kỉ.
II- Đồ dùng dạy học:
Bảng con, vở BT toán., phiếu học tập.
III – Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên chữa bài tập ở nhà.
2. Dạy bài mới:
Bài1: 
H: Đọc yêu cầu bài tập, tự làm rồi chữa bài.
T: Nhắc lại cách nhớ số ngày trong tháng trên bàn tay.
 - T: Giới thiệu số ngày, năm nhuận, năm không nhuận.
Bài2:
H: Đọc yêu cầu, làm trên phiếu, chữa bài theo từng cột.
T: Nhận xét, yêu cầu học sinh nêu cách làm một số câu.
* 3 ngày =  giờ.
Vì 1 ngày = 24 giờ nên 3 ngày = 24giờ x 3 = 72 giờ.
Vậy ta viết 72 vào chỗ chấm.
* phút  giây.
* 3giớ 10 phút =  phút.
Bài3:
H: Học yêu cầu, làm miệng, vài em làm ở bảng.
T: Cùng lớp nhận xét.
 Bài 4:
H: Đọc kĩ bài toán.
T: Hướng dẫn học sinh làm bài.
H: Làm bài theo nhóm.
H:Cùng lớp nhận xét.
Bài 5:
H: Đọc yêu cầu bài tập,thi làm nhanh.
T: Nhận xét.
 4. Củng cố - dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn học sinh về ôn lại bài.
 Đạo đức: BÀY TỎ Ý KIẾN ( tiết 1) 
 I - Mục tiêu:
- Nhận thức được các em có quyền có kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về 
những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Biết thực hiện quyênf tham gia ý kiến trong gia đình và ở nhà trường.
II - Tài liệu và phương tiện:
Một vài bức tranh hoặc đồ vật dùng cho hoạt động khởi động.
Mõi em có 3 tấm bìa màu trắng, màu xanh, màu đỏ.
III - Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Vài em đọc ghi nhớ.
Dạy bài mới:
a) Khởi động: Trò chơi diễn tả.
* Cách chơi:
- T:Chia 4 nhóm, giao việc mỗi nhóm.
- H: Ngồi thành vòng tròn, cầm đồ vật hoặc bức tranh quan sát, và nêu nhận xét.
* Thảo luận: Ý kiến của cả nhóm về đồ vật bức tranh có giống nhau không ?
* T: Kết luận: Mỗi người đều có thể có ý kiến, nhận xét khác nhau về cùng một sự vật. 
b) HĐ1: Thảo luận nhóm (câu 1và 2 trang 9 SGK).
- T: Chia thành các nhóm nhỏ giao nhiệm vụ.
-H: Thảo luận, đại diện trình bày,các nhóm khác bổ sung.
-T: Kết luận.
c) HĐ2: Thảo luận theo nhóm đôi ( Bài tập1).
- H: Nêu yêu cầu bài tập, thảo luận nhóm đôi, trình bày, các nhóm khác nhận xét.
- T: Kết luận.
d) HĐ3: Bày tỏ ý kiến (BT2).
- T: Phổ biến học sinh cách bày tỏ thái độ thông qua các thẻ.
- T: Nêu từng ý.
- H: Biểu lộ thái độ theo cách đã quy ước.
- T: Giải thích lí do.
- H: Thảo luận chung cả lớp.
- T: Kết luận: Các ý kiến (a), (b), (c), (d) là đúng. Ý kiến (đ) là sai vì chỉ có những mong muốn thực sự có lợi cho sự phát trển của chính các em và phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình, của đất nước mới cần được thực hiện. 
H: 2 em đọc ghi nhớ.
e) Hoạt động tiếp nối:
- Thực hiện yêu cầu bài tập 4.
- Học sinh tập tiểu phẩm Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa.
 Lịch sử: NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN 
 PHƯƠNG BẮC.
I - Mục tiêu:
- Biết từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc
 đô hộ.
Kể lại một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc
 đối với nhân dân ta.
 -Nhân dân ta đã không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh quân 
 xâm lược, giữ gìn nền văn hoá dân tộc.
II - Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập.
III – Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ: Học sinh đọc bài học.
Dạy bài mới:
 * HĐ1: Làm nhóm 6.
 T: Đưa bảng để so sánh tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong 
 kiến phương Bắc đô hộ.
 Thờigian Các mặt
 Trước năm 179 TCN
 Từ năm 179 TCN 
 đến năm 938
 - T: Giải thích các khái niệm chủ quyền, văn hoá.
 - H: Điền nội dung vào các ô trống như bảng trên.
- H: Báo cáo kết quả, bổ sung.
* HĐ2: Làm việc nhóm đôi.
- T: Đưa bảng thống kê (các cột còn để trống).
 Thời gian
 Các cuộc khởi nghĩa
 - H: Thảo luận điền vào bảng, các nhóm bổ sung.
Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ học.
 - Ôn lại bài, chuẩn bị cho bài học sau.
Chính tả: ( Nghe - viết) NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
 I - Mục đích, yêu cầu:
 - Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn trong bài Những hạt thóc
 giống.
 - Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: l / n, en / eng.
II - Đồ dùng dạy học:
 - Bút dạ, 3 phiếu ghi BT2a hay 2b. Vở bài tập.
III – Các hoạt động dạy học:
A - Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc, 3 em viết trên bảng, lớp làm vào bảng con các từ ngũ bắt đầu r / d / gi.
B - Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết:
- T: Đọc bài chính tả.
- H: Theo dõi và đọc thầm.
- T: Hướng dẫn cách viết chính tả.
- T:Đọc cho học sinh ghi.
- H: Nghe - viết chính tả. 
- T: Đọc cho học sinh soát lỗi.
- T: Thu chấm10 bài.
-H: Đổi vở soát lỗi cho nhau.
- T: Nhận xét chung.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài2: ( Chọn một trong hai bài).
 -H: Đọc yêu cầu, đọc thầm, tự làm vở trắng.
 -T: Dính 3 phiếu lên bảng.
 -H: 3 nhóm lên thi tiếp sức.
 - H: Đại diện các nhóm đọc lại đoạn văn đã điền .
 - T: Cùng lớp nhận xét, chữa bài.
Bài3:
 - H: Nêu yêu cầu, đọc các câu thơ, suy nghĩ,viết lời giải đáp và chạy lên ghi ở bảng.
 - T: Cùng lớp nhận xét .
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Học thuộc hai câu đố.
 HĐNGLL: ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
 I - Mục têu:
 1. Kiến thức:Biết những quy định đối với người đi xe đạp trên đường theo luật giao
 thông đường bộ. Biết cách lên xuống xe và dừng lại, đổ an toàn trên đường bộ.
 2. Kĩ năng: Thực hiện đúng cách điều khiển xe, phán đoán và nhận thức được các 
 điều kiện an toàn hay không an toàn khi đi xe đạp.
3. Thái độ: Có ý thức điều khiển xe đạp an toàn.
II - Chuẩn bị: SGK và các phương tiện phục vụ cho tiết học.
 III - Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ: Nêu kết luận bài học trước.
Dạy bài mới:
 -T: Để rẽ trái người đi xe đạp phải đi như thế nào ?
 -H: Thảo luận nhóm đôi, trả lời.
- H: Các nhóm bổ sung.
 -T: Chốt lại.
- T: Người đi xe đạp nên đi như thế nào từ một đường phụ sang đường chính mà ngã
 tư không có tín hiệu đèn giao thông ?
- H: Trả lời theo nhóm.
- H: Nhận xét, bổ sung: Đến gần ngã tư, người điều khiển xe đạp phải đi chậm lại,
 quan sát cẩn thận các xe đi đến từ ảc hai phía.Khi không có xe đi qua mới vượt
 nhanh qua đường mới rẽ trái.
- T: Khi rẽ ở một đường giao nhau ai được quyền ưu tiên đi trước ?
- H: Suy nghĩ trả lời.
- H: Nhận xét, bổ sung.
- T: Xe đạp nên đi vòng và vượt qua một xe đang đỗ ở phía làn xe bên phải như thế 
 nào ?
- H: Thảo luận, trả lời.
- H: Bổ sung.
- T: Khi đi xe đạp trên đường quốc lộ có rất nhiều xe chạy muốn rẽ trái, người đi xe
 đạp phải đi như thế nào ?
- H: Suy nghĩ nhóm, trả lời.
- T: Nhận xét, chốt lại .
- T: Tại sao lại cần phải giơ tay xin đường khi muốn rẽ hoặc thay đổi làn đường ?
- H: Phát biểu, bổ sung.
- T: Nhận xét, chốt lại: Nhờ đó những xe ở phía sau có thể biết em đang đi theo 
 hướng nào để tránh.
3. Củng cố - dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
 -Dặn học sinh cần vận dụng tốt khi tham gia giao thông .
 Ngày soạn: 25 / 9 / 2006.
 Ngày giảng: Thứ tư ngày 27 tháng 9 năm 2006. 
 Thể dục: BÀI 9
 I - Mục tiêu:
 - Củng cố và năng cao kĩ thuật: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi 
 đều vòng phải, vòng trái,đứng lại.
 - Yêu cầu thực hiện đúng động tác, tương đối đều, đẹp, đúng kĩ thuật.
 - Học động tác đổi chân khi đi đều sai nhịp.
 - Trò chơi: Bịt mắt bắt dê.
 II - Địa điểm – phương tiên:
 - Địa đểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập sạch sẽ.
- Phương tiện: Còi, khăn bịt mắt khi chơi.
III - Nội dung và phương pháp lên lớp:
Phần mở đầu: 6 – 10 phút.
 - H: Tập hợp thành 4 hàng ngang,báo cáo sĩ số.
- T: Nhận lớp, phổ biến yêu cầu, nội dung bài học.
 * Trò chơi: Tìm người chỉ huy.
 2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút.
 a) Đội hình, dội ngũ:
 - T: Điều khiển 2 lần về ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng điểm số, đi đều vòng phải,
 vòng trái, đứng lại.
 - H: Tập luyện cả lớp, theo tổ.
 - T: Quan sát, nhận xét.
 - T: Điều khiển cả lớp tập lần cuối.
- T: Hướng dẫn động tác đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- T: Làm mẫu, giải thích.
- H: Tập luyện dưới sự điều khiển của giáo viên, tổ trưởng.
- T: Dạy học sinh bước đệm tại chỗ.
- H: Tập luyện theo nhóm.
- T: Quan sát,uốn nắn.
- T: Dạy học sinh bước đệm trọng bước đi.
- T: Động tác bước đệm phải nhanh khớp với với hô nhịp.
- H: Lắng nghe để tự đều chỉnh.
 b) Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê
Phần kết thúc: 4 – 6 phút.
- H: Chạy thành một vòng tròn quanh sân, chuyển đi chậm, vừa đi vưa làm động tác
 thả lỏng.
- T: Hệ thống bài học, nhận xét giờ học,ra bài tập về nhà.
 Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ:TRUNG THỰC, TỰ TRỌNG
 I - Mục đích, yêu cầu:
 - Mở rộng vốn từ ngữ thuộc chủ điểm Trung thực - Tự trọng.
 - Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ ngữ nói trên để đặt câu.
 II - Đồ dùng dạy học:
 3 ... Hết một đoạn văn cần chấm xuống dòng.
- T: Nhắc lại.
3. Phần ghi nhớ:
- H: 3 em đọc.
- T: Nhắc học sinh cần thuộc ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
- H: 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT.
- T: Giải thích thêm. 
- H: Làm việc cá nhân.
- H: Tiếp nối nhau đọc kết quả bài làm của mình.
- T: Khen ngợi, ghi điểm.
5. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về học thuộc nội dung ghi nhớ, viết vào vở đoạn văn thứ 2 cả 3 phần.
Hoạt động tập thể: SINH HOẠT TUẦN 5
1) Đánh giá hoạt động tuần qua:
a) Sĩ số: Học sinh dân tộc vắng không phép.
b) Học tập: 
- HS phần lớn lười nhác, không chịu học bài và làm bài tập. 
- Ngồi học không phát biểu, xây dựng bài. 
- Hay nói chuyện trong giờ học. 
- Hay làm việc riêng. 
- Hoàn thành chương trình tuần 5.
- Đi học muộn vẫn còn tái diễn. 
- Một số em đi học thiếu đồ dùng. 
- Sách vở chưa dán nhãn, bao bọc ở một số em.
c) Hoạt động khác:
- Công tác tự quản chưa tốt, 15 phút đầu giờ ồn ào.
- Vệ sinh lớp học chưa sạch.
- Tham gia đầy đủ và nhanh nhẹn hoạt động giữa giờ.
- Đại hội chi đội.
2) Kế hoạch tuần 6:
- Dạy học tuần 6:
- Tổ 2 làm trực nhật.
- Khắc phục mọi tồn tại tuần qua.
- Làm vệ sinh môi trường vào chiều thứ 3 và thứ 5.
TUẦN 6
 Ngày soạn: 01/10/2006.
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 02 tháng 10 năm 2006.
Tập đọc: NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA.
I - Mục đích, yêu cầu:
1. Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, xúc động. Đọc 
phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn truyện.
2. Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài.
3. Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi đau dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu 
thương và ý thức trách nhiệm của người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi 
lầm của bản thân.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III - Các hoạt động dạy - học:
A - Kiểm tra bài cũ: 2 HS học thuộc lòng bài thơ Gà Trống và Cáo.
B - Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) GV đọc diễn cảm toàn bài: - Giọng trầm, buồn, xúc động. 
 - Nhấn giọng từ gợi tả, gợi cảm.
b) Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1: ( Từ đầu đến mang về nhà)
- H: Đọc đoạn 1.
- T: Sửa lỗi phát âm, cách đọc cho HS.
- T: Giúp HS hiểu từ dằn vặt. Cho HS đặt câu từ trên.
- H: Luyện đọc theo cặp, 2 em đọc cả đoạn. Suy nghĩ, trả lời câu hỏi 1.
- H: Luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
c) Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2:
- H: Tiếp nối nhau đọc đoạn 2.
- T: Kết hợp sửa lỗi về phát âm, cách đọc cho HS.
- H: Từng cặp luyện đọc, 2 em đọc lại cả đoạn. HS đọc thầm đoạn 2. Suy nghĩ trả lời 
câu hỏi 2, 3.
- T: Cùng lớp nhận xét, bổ sung.
- H: Luyện diễn cảm đoạn “Bước vào phòng ông nằm  từ lúc con vừa ra khỏi nhà”
d) Thi đọc diễn cảm toàn bài:
- T: Hướng dẫn vài tốp thi đọc diễn cảm toàn truyện theo cách phân vai.
3. Củng cố, dặn dò:
- Đặt lại tên cho truyện theo ý nghĩa của truyện. 
- Nhận xét tiết học, dặn về ôn bài, chuẩn bị bài mới.
 Toán: LUYỆN TẬP
I - Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu trên hai loại biểu đồ.
- Thực hành luyện tập biểu đồ. 
II - Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ vẽ sẵn biểu đồ của bài 3.
III - Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS lên chữa bài tập.
- GV cùng lớp nhận xét, ghi điểm. 
2. Dạy bài mới:
Bài1:
- H: Đọc và tìm hiểu yêu cầu của bài toán.
- H: Trả lời 3 đến 4 câu.
- T: Cùng lớp nhận xét.
- T: Hướng dẫn HS làm các ý còn lại.
Bài2:
H: Đọc và tìm hiểu đề toán, so sánh với biểu đồ cột trong tiết trước để nắm yêu cầu 
 kĩ năng của bài này.
- H: Làm câu a,c trên bảng.
- H: Làm vào vở.
- H: Nhận xét bạn.
Ví dụ: c) Số ngày mưa trung bình mỗi tháng là: 
 (18 + 15 + 13) : 3 = 12 (ngày)
- T: Có thể bổ sung một số câu hỏi nhằm phát huy trí lực của học sinh.
Ví dụ: Số ngày mưa của tháng 7 nhiều hơn số ngày mưa trung bình của ba tháng mấy 
ngày ? 
- T: Hướng dẫn làm các ý còn lại.
Bài3:
- H: Đọc yêu cầu bài toán. 
- T: Treo bảng phụ.
- H: Tìm hiểu yêu cầu bài toán.
- H: Lên làm vào bảng phụ.
- H: Làm vào vở.
- T: Yêu cầu HS nhận xét và chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
Đạo đức: BÀY TỎ Ý KIẾN ( tiết 2)
I - Mục tiêu:
- Biết xây dựng tiểu phẩm, biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc 
sống ở gia đình, nhà trường.
- Biết tôn trọng ý kiến của những người khác.
II - Tài liệu và phương tiện:
- Một chiếc micro để chơi trò chơi phóng viên.
- Một số đồ dùng để hoá trang, diễn tiểu phẩm.
III - Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: - HS đọc ghi nhớ.
 - HS nhận xét.
2. Bài mới:
* HĐ1: Tiểu phẩm Một bữa tối trong gia đình bạn Hoa.
- H: Trình diễn tiểu phẩm.
- H: Xem tiểu phẩm do một số bạn đóng.
- T: Nêu câu hỏi.
- H: Thảo luận câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa ?
+ Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào ? Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp 
không ?
+ Nếu là bạn Hoa em sẽ giải quyết như thế nào ?
- T: Nhận xét, đưa ra kết luận.
* HĐ2: Trò chơi phóng viên.
- T: Nêu cách chơi.
- H: Xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn theo những câu hỏi trong 
bài tập 3, hoặc các câu hỏi sau:
+ Bạn hãy giới thiệu một bài hát, một bài thơ mà bạn yêu thích.
+ Bạn hãy kể về một truyện mà bạn thích.
+ Người mà bạn yêu quý nhất là ai ?
+ Sở thích của bạn hiện nay là gì ?
+ Điều bạn quan tâm nhất hiện nay là gì ?
- T: Kết luận: Mỗi người đề có quyền có những suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý
 kiến của mình.
* HĐ3: Học sinh trình bày các bài viết, vẽ tranh ( Bài tập 4/SGK)
- H: Trình bày, nhận xét.
- T: Kết luận chung.
4. Hoạt động tiếp nối:
- HS thảo luận nhóm về các vấn đề cần giải quyết của tổ, lớp, trường.
- Tham gia ý kiến với cha mẹ, anh chị về vấn đề có liên quan đến bản thân, gia đình.
Lịch sử: KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
 ( Năm 40)
I - Mục tiêu:
- Học sinh biết vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.
- Tường thuật lại trên lược đồ diễn biến cuộc khởi nghĩa.
- Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại 
 phong kiến phương Bắc đô hộ.
II - Đồ dùng dạy học:
- Hình trong SGK, lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng, phiếu học tập của HS.
III - Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu kết luận bài trước.
2. Dạy bài mới:
*HĐ1: Thảo luận nhóm.
- T: Giải thích khái niệm quận Giao Chỉ: Thời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc 
Bộ và Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận Giao Chỉ.
- T: Khi tìm nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, có hai ý kiến:
+ Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược, đặc biệt là Thái thú Tô Định.
+ Do Thi Sách, chồng của bà Trưng Trắc bị Tô Định giết hại.
Theo em, ý kiến nào đúng ? Tại sao ?
- H: Tiến hành thảo luận.
- H: Trình bày.
- T: Kết luận ( Việc Thi Sách giết hại chỉ là cái cớ để cuộc khởi nghĩa nổ ra, nguyên 
nhân sâu xa là do lòng yêu nước, căm thù giặc của hai bà).
*HĐ2: Làm việc cá nhân.
- T: Giải thích: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra trên phạm vi rất rộng, lược đồ 
chỉ phản ánh khu vực chính nổ ra khởi nghĩa.
- H: Dựa vào lược đồ và nội dung của bài để trình bày lại diễn biến chính của cuộc 
khởi nghĩa.
- H: Trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa trên lược đồ.
- T: Nhận xét.
*HĐ3: Làm việc nhóm đôi.
- T: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì ?
- H: Tiến hành thảo luận, trình bày ý nghĩa.
- T: Cùng lớp nhận xét, kết luận.
( Sau hơn 200 năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ, lần đầu tiên nhân dân ta giành 
được độc lập. Sự kiện đó chứng tỏ nhân dân ta vẫn duy trì và phát huy được truyền 
thống bất khuất chống giặc ngoại xâm)
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về ôn bài, chuẩn bị bài học sau.
Chính tả (Nghe - viết) NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
 I - Mục đích, yêu cầu:
 - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng truyện ngắn Người viết truyện thật thà. 
 - Biết tự phát hiện lỗi và chữa lỗi trong bài chính tả.
 - Tìm và viết đúng chính tả cáctừ láy có tiếng chữa âm đầu s / x hoặc có thanh hỏi / 
 thanh ngã.
 II - Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu để học sinh sửa lỗi bài tập 2, từ điển, 3 phiéu ghi nội dung bài tập 3.
 III – Các hoạt động dạy - học:
 A – Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh viết các từ bắt đầu bằng l / n hoặc có vần en / eng.
 B - Dạy bài mới: 
 1. Hướng dẫn nghe viết:
 - T: Đọcbài chính tả.
 - H: Đọc lại bài viết, lớp suy nghĩ về nội dung mẫu chuyện, lớp đọc thầm mẫu
 chuyện.
 - T: Lưu ý học sinh cách viết chính tả.
 - T: Đọc cho học sinh ghi.
 - H: Theo dõi để viết bài.
 - T: Dọc lại cho học sinh soát lỗi.
 2. Hướng dẫn làm bài chính tả.
 Bài 2:
 - H: Đọc nội dung bài tập, lớp đọc thầm.
 - T: Nhắc nhở học cách sửa lổi.
 - H: Tự đọc bài và phát hiện lỗi trong bài viết của mình.
 - T: Mời 3 em làm trên phiếu.
 - T: Cùng lớp nhận xét.
 Bài 3: 
 - H: Đọc yêu cầu bài tập.
 - H: Nhắc lại kiến thức đã học về từ láy để vận dụng làm bài tập này.
 - T: Phát phiêú cho một số nhóm thi làm nhanh 2 dạng của BT3.
 - H: Trình bày, nhận xét.
 - T: Chốt lại.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS chuẩn bị bản đồ có tên quận, huyện, thị xã, danh lam thắng cảnh, di tích 
 lịch sử ở tỉnh em. 
 H.Đ.N.G.L.L: LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN
	I - Mục tiêu:
	- Biết được những điều kiện an toàn của các con đường.
- Biết cách tránh tai nạn.
	- Lập được bản đồ con đường đi an toàn cho bản thân mình.
	- Có ý thức thực hiện quy định của luật an toàn giao thông có các hành vi an 
 toàn khi đi đường.
	- Biết tham gia tuyên truyền vận động mọi người biết đi đường đúng luật.
	II - Chuẩn bị : Tài liệu.
	III - Các hoạt động dạy học:
	1. Tìm hiểu con đường từ nhà em đến trường:
	 - T: Hãy xác định vị trí nào không an toàn ?
	- H: Lần lượt xác định.
	- T: Có mấy chỗ giao nhau ? Còn đường nào tiện hơn không ?
	- H: Thực hiện cá nhân.
	- T: Cùng lớp nhận xét, nhận định điều phù hợp.
	- T: Yêu cầu vẽ sơ đồ ở giấy.
	- H: Tiền hành vẽ.
	- T: Thu và giới thiệu, nhận xét.	
	2. Xác định con đường đi an toàn từ nhà đến trường:
	- H: Chọn đường.
	- T: Các em cần con đường đủ điều kiện để đi được an toàn.
	- H: Bổ sung.
	- T: Nhấn mạnh thêm điều cần thiết khi đi đường.
	- H: Nghe và nhắc lại.
	3. Phân tích tình huống nguy hiểm và cách phòng tránh TNGT.
	- H: Nêu tình huống.
	- H: Xử lí tình huống đó.
	- T: Chốt lại và phân tích thêm.
	- T: Nêu ví dụ cụ thể.
	4. Củng cố, dặn dò:
	- Nhấn mạnh bài học.
	- Cần thực hiện đi đường an toàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_56_ban_chuan_kien_thuc_2_cot.doc