Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đăng Đức

Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đăng Đức

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.

- Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

1) KTBC:

- GV: Gọi HS lên y/c làm BT(Sách BT), đồng thời ktra VBT của HS.

- GV: Sửa bài, nxét & cho điểm HS.

2) Dạy-học bài mới:

*Gthiệu: GV giới thiệu bài

* HĐ1:Hdẫn luyện tập:

Bài 1: - Y/c HS đọc đề bài.

- Hỏi: Đây là biểu đồ biểu diễn gì?

- Y/c HS đọc biểu đồ và tự làm BT, sau đó chữa bài trước lớp.

- Đọc số mét vải bán được ở tuần 1, tuần 2, tuàn 3, tuần 4?

+ Số mét vải hoa mà tuần 1 cửa hàng bán được nhiều hơn tuần 4 là bao nhiêu mét?

+ Tuần 3 bán đưỵc nhiịu hơn tuần 1 là bao nhiêu mét vải trắng?

Bài 2: GV: Y/c HS qsát biểu đồ SGK.

+ Biểu đồ biểu diễn gì?

+ Các tháng đưỵc biểu diễn là tháng nào?

- GV: Y/c HS tiếp tục làm bài.

- GV: Gọi HS đọc bài làm trước lớp, sau đó nxét, cho điểm HS.

Bài 3: - GV: Y/c HS nêu tên biểu đồ.

 - Hỏi: + Biểu đồ còn chưa biểu diễn số cá của các tháng nào?

+ Nêu số cá bắt đưỵc của tháng 2 và 3?

- GV: ta sẽ vẽ cột biểu diễn số cá của tháng 2 và 3.

- Y/c HS: Lên chỉ vị trí sẽ vẽ cột biểu diễn số cá của tháng 2.

- GV: Cột biểu diễn số cá bắt đưỵc tháng 2 nằm trên vị trí của chữ tháng 2, cách cột tháng 1 đúng 1 ô.

- Hỏi : Nêu bề rộng của cột, chiều cao của cột?

- Gọi 1 HS vẽ cột biểu diễn số cá tháng 2, cả lớp theo dõi , nxét.

- GV: Nxét, kh/định lại cách vẽ đúng, sau đó y/c HS tự vẽ cột tháng 3.

- GV: Chữa bài.

- Hỏi:

+ Tháng nào bắt đưỵc nhiều cá nhất? Tháng nào bắt được ít cá nhất?

+ Tháng 3 tàu Thắng Lợi đánh bắt được nhiều hơn tháng 1, 2 bao nhiêu tấn cá?

+ Trung bình mỗi tháng tàu Thắng Lợi đánh bắt được bao nhiêu tấn cá?

* HĐ2:Củng cố-dặn dò:

- GV: Tỉng kết giờ học, dặn HS Làm BT và chuẩn bị bài sau.

 

doc 16 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đăng Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
 Thứ 2 ngày 27 tháng 9 năm 2011
 tập đọc
Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch trôi chảy toàn bài; Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
- GDKNS : ứng xử lịch sự trong giao tiếp và thể hiện sự cảm thông.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài "Gà trống và cáo"; 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca 
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.
- Luyện đọc đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu ... mang về nhà; + Đoạn 2: Còn lại
- HS đọc nối tiếp 2 đoạn (2 lượt); HS đọc nối tiếp theo nhóm đôi.
- GV kết hợp cho HS đọc từ khó và giải nghĩa từ phần chú giải.
- Nhận xét sửa lỗi về phát âm, ngắt - nghỉ hơi kịp thời cho HS; 1, 2 HS đọc lại cả bài
b. Tìm hiểu bài.
- 1 HS đọc đoạn 1: Khi câu chuyện xảy ra, An - đrây - ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào? ( lúc đó mới 9 tuổi, sống với ông và mẹ. ông ốm rất nặng).
? Mẹ bảo An - đrây - ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của An - đrây - ca thế nào ? (An - đrây - ca nhanh nhẹn đi ngay).
? An - đrây - ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông (An - đrây - ca được các bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc, mải chơi nên quên lời mẹ dặn, mãi sau em mới nhớ ra nên chạy vội đến cửa hàng thuốc mang về)
-1 HS đọc đoạn 2: ? Chuyện gì xảy ra khi An - đrây - ca mang thuốc về nhà? (An - đrây - ca hoảng hốt khi thấy mẹ đang khóc nấc lên, ông đã qua đời)
? An - đrây - ca tự dằn vặt mình như thế nào? (* An - đrây - ca oà khóc khi biết ông đã qua đời. Bạn cho rằng chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết
* An - đrây - ca kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe
* Mẹ an ủi, bảo An - đrây - ca không có lỗi nhưng An - đrây - ca không nghĩ như vậy. Cả đêm bạn nức nở dưới gốc cây táo do ông trồng. Mãi khi đã lớn, bạn vẫn tự dằn vặt mình)
- Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca thể hiện điều gì ? (ND)
c. Đọc diễn cảm:- GV đọc diễn cảm toàn bài; HS nêu giọng đọc: trầm, buồn, xúc động
+ Lời ông: Mệt nhọc, yếu ớt; + Lời mẹ: Dịu dàng, an ủi
+ ý nghĩ của An - đrây - ca: buồn, day dứt
- Các nhóm 4 thi đọc phân vai cả câu chuyện.
- Bình chọn nhóm đọc hay nhất; GV nhận xét, đánh giá.
C. Củng cố - dằn dò:
- Đặt lại tên cho truyện theo ý nghĩa truyện (Chú bé trung thực; chú bé giàu tình cảm; tự tránh mình; nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân)
- Nói lời an ủi của mình với An - đrây - ca ?
- GV nhận xét tiết học; Dặn HS chuẩn bị bài "Chị em tôi"
Toán 
tiết 26: Luyện tập
I. MụC TIÊU: Giúp HS: 
- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
- Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2
II. CáC HOạT ĐộNG DạY-HọC CHủ YếU:
KTBC: 
- GV: Gọi HS lên y/c làm BT(Sách BT), đồng thời ktra VBT của HS.
- GV: Sửa bài, nxét & cho điểm HS.
Dạy-học bài mới:
*Gthiệu: GV giới thiệu bài
* HĐ1:Hdẫn luyện tập:
Bài 1: - Y/c HS đọc đề bài.
- Hỏi: Đây là biểu đồ biểu diễn gì?
Y/c HS đọc biểu đồ và tự làm BT, sau đó chữa bài trước lớp.
Đọc số mét vải bán được ở tuần 1, tuần 2, tuàn 3, tuần 4?
+ Số mét vải hoa mà tuần 1 cửa hàng bán được nhiều hơn tuần 4 là bao nhiêu mét?
+ Tuần 3 bán đưỵc nhiịu hơn tuần 1 là bao nhiêu mét vải trắng?
Bài 2: GV: Y/c HS qsát biểu đồ SGK.
+ Biểu đồ biểu diễn gì?
+ Các tháng đưỵc biểu diễn là tháng nào?
- GV: Y/c HS tiếp tục làm bài.
- GV: Gọi HS đọc bài làm trước lớp, sau đó nxét, cho điểm HS.
Bài 3: - GV: Y/c HS nêu tên biểu đồ.
 - Hỏi: + Biểu đồ còn chưa biểu diễn số cá của các tháng nào?
+ Nêu số cá bắt đưỵc của tháng 2 và 3?
- GV: ta sẽ vẽ cột biểu diễn số cá của tháng 2 và 3.
- Y/c HS: Lên chỉ vị trí sẽ vẽ cột biểu diễn số cá của tháng 2.
- GV: Cột biểu diễn số cá bắt đưỵc tháng 2 nằm trên vị trí của chữ tháng 2, cách cột tháng 1 đúng 1 ô.
- Hỏi : Nêu bề rộng của cột, chiều cao của cột?
- Gọi 1 HS vẽ cột biểu diễn số cá tháng 2, cả lớp theo dõi , nxét.
- GV: Nxét, kh/định lại cách vẽ đúng, sau đó y/c HS tự vẽ cột tháng 3.
- GV: Chữa bài.
- Hỏi: 
+ Tháng nào bắt đưỵc nhiều cá nhất? Tháng nào bắt được ít cá nhất?
+ Tháng 3 tàu Thắng Lợi đánh bắt được nhiều hơn tháng 1, 2 bao nhiêu tấn cá?
+ Trung bình mỗi tháng tàu Thắng Lợi đánh bắt được bao nhiêu tấn cá?
* HĐ2:Củng cố-dặn dò:
- GV: Tỉng kết giờ học, dặn HS Làm BT và chuẩn bị bài sau.
Đạo đức
tiết 6: Biết bày tỏ ý kiến (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Biết được : trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
- GDKNS : Các kĩ năng : trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học, lắng nghe người khác trình bày, kiềm chế cảm xúc và biết tôn trọng sự tự tin.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Một chiếc micrô không dây để chơi trò chơi phóng viên.
Một số đồ dùng để đóng tiểu phẩm.
III. Các HĐ dạy - học chủ yếu:
A. Bài cũ: 2 HS trả lời câu hỏi:
- Tại sao trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan ?
- Em cần thực hiện quyền đó như thế nào ? 
b. Bài mới: GV giới thiệu bài.
 *HĐ1: Bày tỏ ý kiến qua T/P “Một buổi tối trong GĐ nhà bạn Hoa”
Bước1: 1 nhóm HS biểu diễn tiểu phẩm.
Bước 2: Thảo luận: Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ, bố Hoa về việc học tập của Hoa?
 - Hoa đã có ý kiến giúp đỡ GĐ như thế nào? ý kiến đó có phù hợp không?
 ị KL: Mỗi GĐ có những khó khăn riêng, các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết, tháo gỡ, nhất là về V/Đ có liên quan đến các em. ý kiến của các em được bố mẹ lắng nghe và tôn trọng, đồng thời các em cũng phải biết bày tỏ rõ ràng, lễ độ 
HĐ2: Trò chơi phóng viên
- GV tổ chứchoHSlàmviệctheonhóm.(chia líp thành 2 nhóm)
+ Yêu cầu HS đóng vai phóng viên phỏng vấn bạn về các vấn đề :
Tình hình V/S lớp em, trường em.
Những HĐ mà em muốn tham gia ở trường lớp.
Những công việc mà em muốn làm ở trường
 Dự định của em trong mùa hè này. 
- HS lần lượt HS này là phóng viên – HS kia là người phỏng vấn (Sao cho nhiịu em đưỵc tham gia nhất)
- HS chọn chủ đề nào đó mà GV đưa ra).
-HS tự trả lời theo ý nghĩ của mình
ị KL: Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kién của mình
HĐ3: HS trình bày các bài viết, tranh vẽ (BT4)
- GV nhận xét, khen ngợi nhóm thực hiện tốt
 ị KL: ý kién của trẻ cần được tôn trọng. Tuy nhiên ý kiến đó phải phù hợp với ĐK hoàn cảnh của GĐ. Trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác
HĐ tiếp nối:
1. HS thảo luận về các V/Đ cần giải quyết của tổ, của lớp, của trường.
2. Tham gia ý kiến với bố mẹ, anh chị về những V/Đ có liên quan đế bản thân, đến GĐ
Thứ 3 ngày 28 tháng 9 năm 2011
Toán
tiết 27: Luyện tập chung
I. MụC TIÊU: Giúp HS củng cố về: 
- Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ hình cột.
- Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào.
- Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2(a,c), bài 3(a,b,c), bài 4(a,b)
II. CáC HOạT ĐộNG DạY-HọC CHủ YếU:
KTBC: Gọi 3HS lên y/c làm BT 2, 3 tiết 26, đồng thời ktra VBT của HS.
- 3HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nxét bài làm của bạn.
- GV: Sửa bài,nhận xét và cho điểm HS.
Dạy-học bài mới:
*Gthiệu: GV giới thiệu bài
* HĐ1: Hdẫn luyện tập:
Bài 1: Y/c HS đọc đề bài và tự làm BT.
GV: Chữa bài và y/c HS nêu lại cách tìm số liền trước, số liền sau của 1 STN.
Xác định giá trị của mỗi chữ số trong số?
Bài 2: GV: Y/c HS tự làm bài.
GV: Sửa bài và y/c HS giải thích cách điền chữ số thích hợp vào ô trống
 ? Nêu cách so sánh 2 số tự nhiên?
? Hai đơn vị đo khối lượng liên kết có quan hệ như thế nào?
- 4 HS trả lời về cách điền số của mình.
Bài 3: GV: Y/c HS quan sát biểu đồ và hỏi:
+ Biểu đồ biểu diễn gì?
- GV: Y/c HS tự làm bài, sau đó sửa bài:
? Lớp 4A có bao nhiêu HS tập bơi?
? Lớp 4B có bao nhiêu HS tập bơi?
? Lớp nào có nhiều HS tập bơi nhất?
? Số HS tập bơi của lớp 4B ít hơn của lớp 4A là bao nhiêu HS?
? Trung bình mỗi líp có bao nhiêu HS tập bơi? 
- HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra nhau.
Bài 4: y/c HS: Tự làm bài; Gọi HS nêu ý kiến của mình, sau đó nhận xét và cho điểm HS, củng cố KT: Một thế kỉ có bao nhiêu năm? Em đang sống ở thế kỉ thứ mấy?
Bài 5: HS Đọc đề, sau đó kể các số tròn trăm từ 500 đến 800.
+ Trong các số trên, những số nào lớn hơn 540 và nhỏ hơn 870?
+ Vậy x có thể là những số nào?
- HS dùng bút chì làm bài vào SGK.
HĐ2: Củng cố-dặn dò: Tổng kết giờ học, dặn HS vị nhà làm BT và chuẩn bị bài sau.
chính tả
Tiết 6: Nghe – viết: Người viết truyện thật thà
I. Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ, Trình bầy đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài.
- Làm đúng bài tập 2 và bài tập 3a
II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A. Kiểm tra bài cũ: GV nhận xét bài viết tuần trước của HS
- HS đọc thuộc lòng câu đố ở bài tập 3 tiết trước.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu
2. Hướng dẫn HS nghe viết.
-Đọc bài "Người viết truyện thật thà"
- GV đọc mẫu bài một lần, cả lớp đọc thầm; 2 HS đọc lại bài
-HS nêu nội dung câu chuyện: Ban - dắc là một nhà văn nổi tiếng thế giới, có tài tưởng tượng tuyệt vời khi sáng tác các tác phẩm văn học nhưng trong cuộc sống lại là một người rất thật thà, không bao giờ biết nói dối.
- HS tự phát hiện từ dễ viết sai rồi viết ra bảng con; nêu cách trình bày bài viết
- GV đọc lần lượt từng cụm từ, HS viết bài vào vở.
- GV đọc, HS đổi vở soát bài; GV chấm chữa, khoảng 7 bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
 Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu bài 2; HS đọc và tìm hiểu mẫu; HS tự phát hiên lỗi và sửa lỗi trong bài chính tả. Ghi các lỗi và sửa từng lỗi vào sổ tay chính tả:
M: - Lỗi nhầm lẫn s/ x : Viết sai : Viết đúng
 	 xắp lên xe sắp lên xe
 - Lỗi nhầm lẫn dấu hỏi/ ngã Viết sai Viết đúng
 	 tưỡng tượng tưởng tượng
- Một số HS đọc lỗi của mình và nêu cách sửa; HS nhận xét ; GV nhận xét
Bài 3: - 1 HS đọc yêu cầu; HS thi tìm từ theo nhóm 4
+Tổ1:Tìm từ theo yêu cầu a
+Tổ2:Tìm từ theo yêu cầu b 
+Tổ3:Tìm từ theo yêu cầu c
+Tổ4:Tìm từ theo yêu cầu d
- Các nhóm thi tìm từ, nhóm nào tìm được nhiều từ đúng và nhanh nhất sẽ thắng cuộc
- Đại diện nhóm trình bày; Các nhóm khác nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, đánh giá
Tìm các từ láy:
- Có tiếng chứa âm s: sàn sàn, san sát, sanh sánh, sẵn sàng, săn sóc, sá ... 94 cây.
 - Nxét , cho điểm HS.
Bài 4: Đọc đề bài, sau đó 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm.
 x - 363 = 975 207 + x = 815
 x = 975 + 363 x = 815 - 207
 x = 1338 x = 608
- Nêu cách tìm số bị trừ chưa biết trong phép tính trừ, số hạng chưa biết trong phép cộng.
- GV: Nxét , cho điểm HS.
3.Củng cố-dặn dò : GV:nhận xét giờ học, dặn HS vị ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
tập làm văn
Tiết 11: Trả bài văn viết thư
I. Mục tiêu:
- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn viết thư (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của giáo viên.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ ghi 4 đề tập làm văn
- Phiếu học tập để HS thống kê các lỗi.
Lỗi về bố cục/ sửa lỗi
Lỗi về ý/ 
sửa lỗi
Lỗi về cách dùng từ/ sửa lỗi
Lỗi đặt câu/ sửa lỗi
Lỗi chính tả/ sửa lỗi
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
- GV treo bảng phụ ghi đề kiểm tra
- HS đọc
- GV nhận xét chung về bài viết của HS ở cả hai mặt: Ưu điểm và nhược điểm.
- Nhận xét về kết quả làm bài:
+ Ưu điểm: xác định đúng đề bài, kiểu bài viết thư, bố cục là thư, ý diễn đạt.
+ Nhược điểm: Một số em vẫn còn chưa xác định được mục đích viết thư, hình thức trình bầy chưa đủ 3 phần
2. Hướng dẫn HS chữa bài
a. Hướng dẫn từng HS sửa lỗi.
- GV yêu cầu HS đọc kỹ lời, nhận xét trong bài viết của mình rồi tự viết lại lỗi và sửa lỗi vào phiếu.
- HS đổi phiếu và soát lỗi, sửa lỗi cho nhau.
b. Hướng dẫn chữa lỗi chung
- GV chép một số lỗi tiêu biểu định chữa.
- HS chữa lỗi
- GV nhận xét
3. Hướng dẫn học tập những đoạn thư, lá thư hay:
- GV nêu tên những HS có đoạn thư hoặc lá thư hay, mời một số HS đó đọc.
- GV đọc đoạn thư, lá thư hay và tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn thư, lá thư đó, từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân
4. Củng cố - dằn dò
- GV nhận xét tiết học
luyện từ và câu
Tiết 12: Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng
I. Mục tiêu:
- Biết thêm được nghĩa một số từ ngữ về chủ điểm trung thực – tự trọng (BT1, BT2). B]ớc đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng “trung” theo hai nhóm nghĩa (BT3) và đặt câu với 1 từ trong nhóm (BT4).
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là DT chung, DT riêng? cho VD
-Nhận xét về cách viết DT chung, DT riêng.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu bài học
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài 1: Điền từ thích hợp vào ô trống
- 2HS đọc yêu cầu, giải nghĩa các từ chưa hiểu.
- GV yêu cầu HS đánh số thứ tự từ 1 đến 6 vào các ô trống rồi ghi từ cần điền tương ứng với ô trống vào bảng con.
- 1 HS lên gắn từ vào bảng phụ đã chép sẵn đoạn văn.
- Chữa bài, đọc đoạn văn hoàn chỉnh.- Đáp án:
+ Ô trống (1) Tự trọng
+ Ô trống (2) Tự kiêu
+ Ô trống (3) Tự ti
+ Ô trống (4) Tự tin
+ Ô trống (5) Tự ái
+ Ô trống (6) Tự hào
 Bài 2: Chọn từ ứng với mỗi nghĩa sau.
- 1 HS đọc yêu cầu; HS tự làm bài bằng cách nối từ với nghĩa thích hợp.
- 1 HS nối trên bảng phụ.
- Chữa bài ; HS giải thích lại nghĩa của 5 từ đó, có thể đặc câu với 5 từ đó.
Đáp án:
Nghĩa
Từ
- Một lòng một dạ gắn bó với lý tưởng, tổ chức hay với người nào đó
- Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi.
- Một lòng một dạ vì việc nghĩa.
- Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một.
- Ngay thắng, thật thà
- Trung thành
- Trung hậu
- Trung kiên
- Trung thực
- Trung nghĩa
 Bài 3: Xếp các từ ghép trong ngoặc đơn vào hai nhóm dựa vào nghĩa của tiếng "trung" (trung bình, trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung thu, trung hậu, trung kiên, trung tâm).
- 1HS đọc yêu cầu; HS tự làm bài vào vở; 1 HS làm bài vào bảng phụ đã kẻ sẵn cột.
- Chữa bài Đáp án:
a. Trung có nghĩa là "ở giữa"
b. Trng có nghĩa là "Một lòng một dạ"
Trung thu; Trung bình; Trung tâm
Trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, 
trung kiên
Bài 4: Đặt câu với một từ đã cho trong bài tập 3:
- 1HS nêu yêu cầu ; - HD làm bài.
- Nhiều HS đọc câu của mình
- GV nhận xét, sửa câu mắc lỗi ngay cho HS (nếu có)
C. Củng cố - dằn dò
- GV nhận xét tiết học
Thứ 6 ngày 1 tháng 10 năm 2011
Toán
tiết 30: phép trừ
I. MụC TIÊU: Giúp HS:
- Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
- Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2(dòng 1) bài 3
II. CáC HOạT ĐộNG DạY-HọC CHủ YếU:
A. Kiểm tra bài cũ : Đặt tính rồi tính: 37525 + 41609; 164738 + 435262
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu
2. Củng cố cách thực hiện phép trừ
- GV nêu phép trừ
- 1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp đặt tính vào bảng con
- HS nêu cách đặt tính
865279
- 450237
415042
- HS tính vào bảng con và nêu cách tính
- GV giúp HS ghi lại cách thực hiện 865279 - 450237 = ?
Đặt tính ; Trừ theo thứ tự từ phải sang trái
9 trừ 7 bằng 2, viết 2; 7 trừ 3 bằng 4, viết 4
2 trừ 2 bằng 0, viết 0; 5 trừ 0 bằng 5, viết 5; 6 trừ 5 bằng 1, 
* Đặt tính: Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau (hàng đvị thẳng hàng đvị, hàng chục thẳng hàng chục, ....)
3. Luyện tập
* Bài 1: Đặt tính rồi tính
- HS nêu yêu cầu; HS đỉt tính vào vở; 2 HS lên bảng chữa bài; HS nêu cách tính
- GV nhận xét
* Bài 2: Tính
- HS nêu yêu cầu; HS tự làm bài. 2 HS làm bảng phụ, chữa bảng phụ.
a. 48 600 - 9455 = 39145 65 102 - 13 859 = 51 243
b. 80 000 - 48 765 = 31 235 941 302 - 298 764 = 642 538
*Bài 3: HS nêu yêu cầu; HS tự làm bài
- 2 HS làm bảng phụ, chữa bảng phụ.
Bài giải
Độ dài quãng đường xe lưa từ Nha Trang đến thành phố Hồ Chí Minh là:
1730 - 1315 = 415 (km)
Đáp số: 415 km
*Bài 4: HS đọc bài toán rồi tự tóm tắt và giải.
- 1 HS chữa bài trên bảng
Bài giải
Năm ngoái học sinh của tỉnh đó trồng được số cây là:214 800 - 80 600 = 134 200 (cây)
Cả hai năm học sinh của tỉnh đó trồng được số cây là:214 800 + 134 200 = 349 000 (cây)
Đáp số 349 000 cây
3.Củng cố-dặn dò : GV:nhận xét giờ học, dặn HS vị ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
Thể dục
ĐI ĐềU VòNG PHảI , VòNG TRáI 
 TRò CHƠI “ NéM TRúNG ĐíCH ”
I. Mục tiêu :
 -Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. Yêu cầu đi đều đến chỗ vòng không xô lệch hàng. 
 -Trò chơi: “Ném trúng đích”. Yêu cầu tập trung chú ý, bình tĩnh khéo léo, ném chính xác vào đích. 
II. Địa điểm – phương tiện :
Địa điểm: Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, 4 - 6 quả bóng và vật làm đích, kẻ sân chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 
1 . Phần mở đầu:
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh. 
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện 
 -Khởi động: Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông vai. Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên ở sân trường 100 - 200m rồi đi thường thành một vòng tròn hít thở sâu.
- Trò chơi : “Thi đua xếp hàng ” 
2. Phần cơ bản:
 a) Đội hình đội ngũ:
 -Ôn đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại 
* GV điều khiển lớp tập. 
* Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ. 
* Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn. GV quan sát, nhận xét, đánh giá, sửa chữa sai sót, biểu dương các tổ thi đua tập tốt.
 * GV điều khiển tập lại cho cả lớp để củng cố. 
b) Trò chơi : “Ném bóng trúng đích ”
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơi. 
 -GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. 
 -Cho một tổ chơi thử minh họa.
 -Tổ chức cho cả lớp cùng chơi. 
 -Tổ chức cho HS thi đua chơi. 
 -GV quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua giữa các tổ HS. 
3. Phần kết thúc: 
 -HS làm động tác thả lỏng. 
 -Đứng tại chỗ hát và vỗ tay theo nhịp. 
 -Cho HS chơi các trò chơi “Diệt các con vật có hại”
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.
-GV hô giải tán .
tập làm văn
Tiết 12: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I. mục tiêu:
- Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện “Ba lưỡi rìu” và lời dẫn giải dưới tranh, để kể lại được cốt truyện(BT1)
- Biết phát triển ý dưới 2, 3 tranh để tạo thành 2,3 đoạn văn kể chuyện (BT3).
II. Đồ dùng dạy học: Các tranh minh họa truyện trong SGK. 
- 5, 6 tờ phiếu to ghi các câu hỏi gợi ý của bài tập 2 (để phát cho từng nhóm).
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:2, 3 HS đọc bài TLV viết tuần trước: Kể lại câu chuyện “Em bé lạc mẹ” bằng lời của em bé. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Giờ trước chúng ta học bài gì? (Luyện tập phát triển câu chuyện).
Trong giờ hôm nay, chúng ta tiếp tục luyện tập về nội dung này nhưng thay đổi về hình thức. Nhiệm vụ của các con là: 
- Quan sát tranh, đọc các câu hỏi gợi ý dưới tranh (những câu hỏi tạo nên cốt truyện). 
- Phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn truyện. 
- Liên kết các đoạn truyện lại để tạo nên một câu chuyện hoàn chỉnh. 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Quan sát tranh và đọc cốt truyện. 
- HS quan sát tranh, đọc thầm những câu gợi ý dưới tranh để nắm sơ lược cốt truyện. 
- Truyện có mấy nhân vật? (Truyện có 2 nhân vật: Chàng đốn củi và cụ già là tiên ông). 
- Truyện xoay quanh nội dung gì? (Truyện xoay quanh: chàng trai thật thà và những lưỡi rìu / Chàng trai, tiên ông và những lưỡi rìu). 
- Có mấy tranh minh hoạ truyện? (Có 6 tranh minh hoạ truyện).
- GV: Mỗi tranh nói về một sự việc trong truyện. Câu chuyện gồm 6 sự việc chính.
Bài 2: Phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn truyện.
a) Làm mẫu.
* Mở đoạn:- Nhân vật trong tranh là ai? Hình dáng nhân vật như thế nào? (Một anh tiều phu nghèo, ăn mặc tồi tàn, ở trần, đầu quấn khăn mỏ rìu).
 *Thân đoạn: - Anh tiều phu đang làm gì? Chuyện gì xảy ra với lưỡi rìu của anh? (Anh tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu gãy cán văng xuống sông).
- Kết đoạn: ? Bị mất rìu thái độ của anh ra sao? Anh nói gì? (Anh tiều phu buồn rầu than vãn: Cả nhà ta chỉ trông vào lưỡi rìu này. Nay rìu mất thì lấy gì kiếm sống đây!).
b) HS làm việc theo nhóm.
- HS trao đổi nhóm theo từng tranh (có thể phân mỗi nhóm 1 tranh).
- Thư kí nhóm ghi nhanh những ý cần cụ thể hoá cho tranh theo mẫu đã làm ở tranh 1.
- Các HS trong nhóm luân phiên nhau kể cả đoạn.
- GV có thể chuẩn bị sẵn những phiếu đã ghi gợi ý (mỗi phiếu ứng với 1 tranh) để có thể phát cho các nhóm nếu cần.
- Đại diện mỗi nhóm kể từng đoạn.
- 1 HS kể cả bài.
C. Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà viết lại câu chuyện đã kể trên lớp vào vở.

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 4 TUAN 6 CKTKNS.doc