Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Quảng Minh A

Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Quảng Minh A

 CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM

I.Mục tiêu

 -Nắm được quy tắc viết hoa tên người ,tên địa lý ViƯt Nam ;

 II. Chuẩn bị:

 + Bản đồ hành chính địa phương. Giấy khổ to và bút dạ.

 + Phiếu kẻ sẵn hai cột: tên người, tên địa phương.

 III. Hoạt động dạy - Học:

Bài cũ: + Gọi 3 HS lên bảng: ( Th­ , Ph­¬ng , Hng )

 - Mỗi em đặt 2 câu với từ: tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái.

- GV nhận xét, cho điểm.

 

doc 34 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 11/01/2022 Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Quảng Minh A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 7
 Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010.
TẬP ĐỌC
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I.Mục đích yêu cầu : 
 - B­íc ®Çu biÕt ®äc diƠn c¶m ®o¹n v¨n phï hỵp víi néi dung . 
- HiĨu néi dung : T×nh th­¬ng yªu c¸c em nhá cđa anh chiÕn sÜ ; m¬ ­íc cđa anh vỊ t­¬ng lai ®Đp ®Ï cđa c¸c em vµ cđa ®Êt n­íc. ( tr¶ lêi ®­ỵc c¸c CH trong SGK ) 
II. Đồ dùng dạy học: 
 - GV : Tranh SGK phóng to, băng giấy hoặc (bảng phụ) viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
 - HS : Xem trước bài trong sách.
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định 
2. Bài cũ (5phút) : Gọi HS lên bảng đọc bài“Chị em tôi” và trả lời câu hỏi :
H: Cô chị nói dối ba để đi đâu? Vì sao mỗi lần nói dối cô chị lại cảm thấy ân hận?
H: Vì sao cách làm của cô em lại giúp chị tỉnh ngộ?
H: Nêu ý nghĩa?
- Nhận xét và ghi điểm cho HS.
3. Bài mới : - GV giới thiệu về ý nghĩa của chủ điểm: 
- GV treo tranh minh hoạ
H: Bức tranh vẽ cảnh gì?
GV: Điều đặc biệt đáng nhớ đây là đêm trung thu năm 1945, lúc đó nước ta vừa giành được độc lập. Anh bộ đội đã mơ ước về điều gì? Điều mơ ước của anh so với cuộc sống hiện thực của chúng ta hôm nay như thế nào ? Các em cùng học bài hôm nay để biết điều đó. GV ghi đề bài.
HĐ1: Luyện đọc ( 10 phút)
- Gọi 1 HS đọc bài –Yêu cầu lớp mở SGK/59 theo dõi đọc thầm.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn ( 3 đoạn).
+ Lượt1: GV theo dõi, sửa lỗi phát âm choHS
+ Lượt 2 : HD ngắt nghỉ đúng giọng cho HS ở câu văn dài:
+ Lượt 3: Giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong phần giải nghĩa từ, trại, trăng ngàn,).
- GV đọc diễn : Đọc giọng nhẹ nhàng, thể hiện niềm tự hào, ước mơ của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi.
HĐ2: Tìm hiểu bài. (10phút)
- Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
+ Gọi HS đọc đoạn 1: Từ đầu của các em
H: Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào?
.anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
Giảng: “trung thu độc lập”
H: Trăng trung thu độc lập có gì đẹp? - trăng đẹp, vẻ đẹp của núi sông tự do, độc lập: Trăng ngàn và gió núi bao la; trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quí ; trăng vằng vặc chiếu khắp các thành phố, làng mạc, núi rừng
H: Đoạn1 nói lên điều gì?
Ý1: Cảnh đẹp trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên.
 + Gọi HS đọc đoạn 2” Tiếp  vui tươi”
H: Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trăng trung thu độc lập?
 + Dưới ánh trăng, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn; ống khói, nhà máy chi chít, cao thẳm rải trên đồng lúa bát ngát của những nông trường to lớn, vui tươi.
+ Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
Giảng: “ nông trường”
H: Đoạn 2 nói lên điều gì?
Ý2: Ước mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tươi lai.
+ Đoạn 3: “Còn lại”.
H: Cuộc sống hiện nay có những gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa? những ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa đã trở thành hiện thực: nhà máy, thuỷ điện, những con tàu lớnnhững điều vượt quá ước mơ của anh: những giàn khoan dầu khí, những xa lộ lớn nối liền các nước, những khu phố hiện đại mọc lên, máy vi tính, cầu truyền hình, vũ trụ..
H: Em mơ ước đất nước ta mai sau phát triển như thế nào?
H: Đoạn này nói về gì?
Ý 3: Niềm tin vào những ngày tươi đẹp sẽ đến với trẻ em và đất nước.
H: Bài văn nói lên điều gì?
Đại ý: Tình thương yêu các em nhỏ và mơ ước của anh chiến sĩ, về tương lai của các em, của đất nước trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm ( 7phút)
- Gọi 3 HS đọc bài . Cả lớp theo dõi để tìm gịọng đọc. 
- GV dán giấy khổ to . Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn đã viết sẵn.
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Gọi 2 cặp đọc diễn cảm 
- Nhận xét và ghi điểm cho HS 
- Nhận xét, tuyên dương và ghi điểm cho HS 
4.Củng cố : Gọi 1 HS đọc bài, nêu đại ý. Giáo dục HS.
- Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò : -Về nhà học bài và thực hành bài học. Chuẩn bị : “Ở vương quốc tương lai”.
- Hát.
- Duyªn , S¬n , KiỊu , lên bảng trả lời, lớp theo dõi nhận xét. 
- HS lắng nghe.
-HS trả lời
- Lắng nghe và nhắc lại đề bài.
- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK.
- Nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp theo dõi đọc thầm theo.
- HS phát âm sai - đọc lại.
- HS đọc ngắt đúng giọng.
- Cả lớp theo dõi.
- HS nêu như SGK.
- HS trả lời
- 1-2 em nhắc lại
+ HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- HS suy nghĩ trả lời, HS khác nhận xét.
- HS nêu như SGK
- 2-3 em trả lời, mời bạn nhận xét.
- 1-2 em nhắc lại.
- HS tự do phát biểu.
- 2-3 em trả lời, mời bạn nhận xét.
- 1-2 em nhắc lại.
- Vài HS nêu
- Lắng nghe.
- Vài em nhắc lại .
- 3HS thực hiện đọc theo đoạn, lớp nhận xét và tìm ra giọng đọc hay. 
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp 2 em.
- 2 cặp HS xung phong đọc.
- 1 HS đọc và nêu. 
- Lắng nghe, ghi nhận.
- Nghe và ghi bài.
	..................................................................
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
-Cã kỹ năng thực hiện phÐp cộng, phÐp trõ và cách thử lại phép cộng ,phép trừ 
-BiÕt tìm thành phần chưa biết trong phÐp céng , phÐp trõ . 
II. . Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 
Bài 2 : Gọi 2 HS lên bảng. 
 48 600 65102 80000 941302
 - 9455 - 13859 - 48765 - 298764
* Nhận xét, ghi điểm cho học sinh.
2.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề.
HĐ1 : ( 3phút) Củng cố về phép cộng, phép trừ.
H: Nêu cách thực hiện phép cộng và cách thử lại?
H: Nêu cách thực hiện phép trừ và cách thử lại?
H: Nêu cách tìm số hạng và số bị trừ chưa biết?
HĐ 2: ( 25 phút) Thực hành làm bài tập:
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu đề bài các bài tập 2, 3, 4 và 5/40,41.
- Tổ chức cho Hs làm bài vào vở.
- Sửa bài ở bảng và yêu cầu HS sửa bài theo đáp án .
Bài 2b : Tính và thử lại:
 4025 Thử lại 5901 Thử Lại
- 312 - 638
Bài 3 : Tìm x:
x + 262 = 4848 x – 707 = 3535
 x = 4848 – 262 x = 3535 + 707
 x = 4646 x = 4242
Bài 4 : H­íng dÉn HS lµm ë nhµ . 
Cho HS đọc vµ ph©n tích bài toán để tìm ra cách giải.
Bài giải
 Núi Phan-xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh: Vì: 3143 > 2428.
Núi Phan-xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh là:
3143 – 2428 = 715 ( m)
 Đáp số: 715m
Bài 5 : Tính nhẩm hiệu của số lớn nhất có 5 chữ số và số bé nhất có 5 chữ số.
 - Cho HS nêu số lớn nhất có 5 chữ số và số bé nhất có 5 chữ số.
- Gọi HS nêu kết quả 	
* Yêu cầu học sinh sửa bài vào vở nếu sai.
4.Củng cố , dặn dò - Gọi HS nhắc lại cách cộng, trừ và thử lại.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS làm bài ở nhà
+ ( TuÊn Anh, Mai.).
lên bảng làm, lớp làm nháp rồi nhận xét bài làm của bạn.
-Theo dõi, lắng nghe và nhắc lại đề bài.
- Vài em trình bày.
2-3 em lần lượt nhắc lại - HS thực hiện bài làm trong vở.
- Theo dõi và nêu ý kiến nhận xét nếu có.
2 em lên bảng làm.
- Cả lớp nháp, nhận xét.
- 2 em lên bảng làm.
- Lớp cùng thực hiện và nhận xét.
- Hs đọc và tự phân tích bài toán 
- HS nêu: 99 999 và số 10 000
- Một vài em nhắc lại.
- Lắng nghe.
.......................................................................... 
 CHÍNH TẢ ( nhớ – viết)
 GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I. Mục tiªu: 
 -Nhớ viết ®ĩng bµi chÝnh CT; trình bày đúng c¸c dßng th¬ lơc b¸t .
 -Lµm ®ĩng bµi tËp (2) a / b, hoỈc (3 ) a / b . 
II.Chuẩn bị: - Bài tập 2b viết sẵn lên bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt độâng học
1.Ổn định: Nề nếp
2. Bài cũ: 
Gọi 2 hs lên bảng viết : sung sướng, phe phẩy xao xác , nghĩ ngợi 
* GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi đề bài
* Hoạt động1 : Hướng dẫn nghe – viết 
- Gọi 1 HS đọc bài thơ.
H: Gà tung tin gì để cho cáo một bài học? ( Gà tung tin có một cặp chó săn đang chạy tới để đưa tin mừng. Cáo ta sợ chó ăn thịt vội chạy ngay để lộ chân tướng)
 - Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn và luyện viết vào vở nháp :
 Phách bay khoái chí
 Quắp đuôi phường gian dối
 Co cẳng
- GV đọc các từ khó vừa tìm được.
- GV đọc bài viết , hướng dẫn HS cách trình bày bài viết.
- Gọi HS đọc thuộc bài thơ.
- Yêu cầu HS tự nhớ và viết bài vào vở.
- Đọc cho HS soát lỗi, sửa lỗi(2 lần)
- GV thu bài 5 em chấm và nhận xét cụ thể, sửa lỗi cho HS.
* Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 2: (b) Gọi 1 em đọc yêu cầu và nội dung b
- Tổ chức cho 2 nhóm thi điền từ trên bảng.
- Nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc với các tiêu chí : Tìm đúng từ, làm nhanh, đọc đúng chính tả.
- Nhận xét, chữa bài cho HS theo đáp án:
 Bài 3(a, b) Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS suy nghĩ thảo luận theo cặp đôi và tìm từ.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
- 4.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập 2a .
- H­ng , Hoµng . thực hiện, lớp nháp và nhận xét.
- Lắng nghe
1 HS đọc , lớp theo dõi.
- Từng cá nhân nêu 
- Luyện viết vào nháp, 2 em lên bảng viết.
- Lắng nghe.
- Thực hiện đọc thuộc (4-5) em
- Nhớ và viết bài vào vở.
- Nghe, soát lỗi và sửa lỗi.
- 1 em đọc yêu cầu , lớp theo dõi.
- Trong nhóm tiếp sức nhau điền chữ.
- Cử đại diện đọc đoạn văn.
- Theo dõi, lắng nghe.
- 1 HS đo ... t đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, khâu mũi thứ hai bằng kim khâu len.
- Gọi 1, 2 em thực hiện thao tác khâu các mũi khâu đột thưa tiếp theo.
- Sau khi khâu xong em cần làm gì để giữ đường khâu cho chắc?
- Gọi 1 – 2 em lên thực hiện thao tác khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu.
- Nhận xét cách làm của HS.
GV lưu ý HS:
+ Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái.
+ Khâu đột thưa được thực hiện theo quy tắc “lùi 1, tiến 3”.
+ Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá.
+ Khâu đến cuối đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu như cách kết thúc đường khâu thường.
4. Nhận xét – Dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả học tập của HS.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau thực hành khâu đột thưa.
- Quan sát các hình vẽ SGK trảlời lần lượt các câu hỏi.
- Vạch dấu như vạch dấu đường khâu thường.
- Nêu cách khâu đột thưa.
- Theo dõi GV làm mẫu.
- 2 em lên thực hiện, lớp theo dõi, nhận xét.
- 2 em lên bảng thực hiện, cả lớp quan sát và nhận xét.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
-Lắng nghe và ghi nhận.
LỊCH SỬ 
CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO
 I. Mục tiêu: 
 Học xong bài này, giúp HS:
 - Biết được vì sao có trận Bạch Đằng.
 - Kể lại được diễn biến chính của trận Bạch Đằng.
 - Trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc. 
 - Mỗi HS biết tự hào trước những chiến công hiển hách của dân tộc ta. 
II.Chuẩn bị:
 - GV: Hình SGK phóng to.Bộ tranh vẽ diễn biến trận Bạch Đằng.
 - Phiếu bài tập.
 III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt độâng học
1. Bài cũ: Gọi 2 HS lên kiểm tra nội dung tiết trước.
H : Vì sao có cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng ?
H : Cuộc khởi nghĩa đó đã mang lại ý nghĩa gì ?
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi đề bài
* Hoạt động 1: ( 15 phút) Tìm hiểu nội dung bài
 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 SGK và thảo luận theo cặp về nội dung sau: 
 H: Ngô Quyền quê ở đâu? Ôâng là người như thế nào?
H: Nguyên nhân nào có trận chiến trên sông Bạch Đằng?
- Yêu cầu HS trình bày.
- GV nhận xét chốt ý đúng, ghi bảng:
a) Một số nét về Ngô Quyền và nguyên nhân có trận Bạch Đằng.
+ Ngô Quyền Quê ở xã Đường Lâm ( thị xã Sơn Tây, Hà Tây)
Ôâng là người có tài nên được Dương Đình Nghệ gả con gái cho .
+Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền đem quân đánh báo thù.Công Tiễn cầu cứu quân Nam Hán.Nam Hán đem quân đánh nước ta.
b) Diễn biến trận chiến trên sông Bạch Đằng:
- Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 2” Sang nước ta hoàn toàn bị thất bại”
-Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn và điền kết quả trên phiếu.
H: Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa phương nào? - Cửa sông Bạch Đằng thuộc tỉnh Quảng Ninh.
H: Quân Ngô Quyền đã dựa vào thủy triều để làm gì? - Quân Ngô Quyền dựa vào lúc thủy triều lên để nhử giặc vào bãi cọc nhọn.
H: Hãy kể lại trận quân ta đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng?
- GV nhận xét , chốt ý đúng, gọi HS nhắc lại.
c) Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng. 
H: Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta thời bấy giờ? ( Ngô Quyền lên ngôi vua đã kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở đầu cho thời kì độc lập lâu dàicủa nước ta.
 * Hoạt động 2: ( 10 phút) Rút ra ghi nhớ
- Cho HS làm việc trên phiếu bài tập để rút ra ghi nhớ SGK.
- Phát phiếu cho HS, gọi 1 em lên bảng làm vào bảng phụ.
* Điền các từ thích hợp vào chỗ chấm:
Quân Nam Hán kéo sang đánh quân ta. chỉ huy quân ta, lợi dụng thủy triều lên xuống trên sông. nhử giặc vào bãi cọc rồi đánh tan quân xâm lược( năm 938).
 Ngô Quyền lên ..đã kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của phong kiến và mở đầu cho thời kì ..lâu dài của nước ta.
- Sửa bài ở bảng.
- Yêu cầu HS đổi chéo bài chấm điểm (Mỗi từ đúng được 2 điểm)
- Gọi 2-3 HS đọc lại ghi nhớ SGK.
 4.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà học bài , chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- Đọc thầm và thực hiện thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung.
- Lần lượt nhắc lại.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Thực hiện thảo luận theo nhóm bàn , đại diện các nhóm lần lượt trả lời.
- 2 em kể lạitrận đánh trên sông Bạch Đằng.
- Theo dõi.
- Hs nêu theo ý hiểu của bản thân.
- HS nhận phiếu học tập.
- Cá nhân làm việc trên phiếu, 1 HS lên bảng làm vào bảng phụ.
-Chấm bài chéo, báo điểm.
2-3 em đọc, lớp theo dõi.
- Lắng nghe.
- Nghe và ghi nhận.
 KHOA HỌC
PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ
I. Mục tiêu : Sau bài học, giúp HS:
- Nêu được tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và tác hại của các bệnh này.
- Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
 - Có ý thức giữa gìn vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá và vận động mọi người cùng thực hiện.
II. Chuẩn bị : - GV : Tranh hình SGK phóng to.
 - HS : Giấy khổ lớn, bút vẽ.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ : “ Phòng bệnh béo phì”.
H: Nêu nguyên nhân và tác hại của béo phì?
H: Nêu các cách để phòng tránh béo phì?
H: Em đã làm gì để phòng tránh béo phì?
+ GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: Giới thiệu bài ø- Ghi đề.
HĐ1 : Tác hại của các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
* Cách tiến hành:
H: Trong lớp có bạn nào đã từng bị đau bụng hoặc tiêu chảy? Khi đó sẽ cảm thấy thế nào?
H: Kể tên các bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá khác mà em biết ?
H: Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào? 
  Lo lắng, khó chịu, mệt, đau
Kết luận : 
 - Các bệnh như tiêu chảy, tả, lị,đều có thể gây ra chết người nếu không được chữa kịp thời và đúng cách. Chúng đều lây qua đường ăn uống.Mầm bệnh chứa nhiều trong phân, chất nôn và đồ dùng cá nhân của bệnh nhân nên rất dễ phát tán lây lan gây ra dịch bệnh lamø thiệt hại người và của. Vì vậy, cần phải báo kịp thời cho cơ quan y tế để tiến hành các biện pháp phòng dịch bệnh.
HĐ2 : Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm bàn.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 30, 31 SGK và trả lời các câu hỏi :
H: Các bạn trong hình đang làm gì ? Làm như vậy có tác dụng, tác hại gì ?
H: Nguyên nhân nào gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá?
* Nguyên nhân gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá là do: ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường xung quanh bẩn, uống nước không đun sôi, tay chân bẩn,
H: Các bạn nhỏ trong hình đã làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá? * Các bạn nhỏ trong hình đã không ăn thức ăn để lâu ngày, không ăn thức bị ruồi bâu vào, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, thu rác, đổ rác đúng nơi quy định để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
H: Chúng ta cần phải làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá?  chúng ta cần thực hiện ăn uống sạch, hợp vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, giữ vệ sinh môi trường xung quanh.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gọi đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- GV nhận xét và khen những nhóm làm tốt.
- Gọi 2 HS đọc mục bạn cần biết trước lớp. 
H: Tại sao chúng ta phải diệt ruồi?
Kết luận : Nguyên nhân gây nên các bệnh lây qua đường tiêu hoá là do vệ sinh ăn uống kém, vệ sinh cá nhân kém, vệ sinh môi trường kém. Do vậy chúng ta cần giữ vệ sinh trong ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường tốt để phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
HĐ3 : Vẽ tranh cổ động
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm :
* Xây dựng bản cam kết giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
* Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
* Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết nội dung từng phần của bức tranh.
Bước 2: Thực hành.
* Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các việc trên.
- GV theo dõi và giúp thêm các nhóm.
Bước 3: Trình bày và đánh giá .
+ Các nhóm treo sản phẩm của mình. Cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ. Các nhóm khác có thể góp ý để nhóm đó tiếp tục hoàn thiện, nếu cần.
+ GV đánh giá, nhận xét và tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
4.Củng cố , dặn dò: - Gọi 1 HS đọc phần kết luận - Nhận xét- Dặn dò
 - 3 HS lên bảng trả lời, lớp theo dõi và nhận xét.
- Lắng nghe và nhắc lại đề.
 HS kể cho cả lớp nghe. 
- 2-3 em nêu ý kiến.
- Nhóm bàn thảo luận theo yêu cầu của GV. 
- HS quan sát hình vẽ để nêu nội dung.
* Một số HS trình bày ý kiến.
- Các nhóm lần lượt trình bày.
- 2 em lần lượt đọc trong SGK.
- Theo dõi, lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm bàn. Cả nhóm cùng bàn cách thể hiện và tất cả các bạn trong nhóm đều tham gia vẽ theo sự phân công của nhóm trưởng.
- Các nhóm thực hành vẽ.
- Đại diện nhóm trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Theo dõi và nhắc lại thành lời. 
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- Lắng nghe, ghi nhận

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 7 lop 4.doc