Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 (Bản tổng hợp chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 (Bản tổng hợp chuẩn kiến thức)

Toán

LUYỆN TẬP

I.Mục tiêu:

- Có kỹ năng, thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ.

- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng phép trừ.

- Rèn HS tính toán nhanh, chính xác.

II. Đồ dùng:

Phiếu học tập. SGK

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

GV gọi 2 HS lên chữa bài về nhà.

2 Dạy bài mới:

a. Giới thiệu - ghi đầu bài:

b. Hướng dẫn HS luyện tập:

+ Bài 1:

 

doc 31 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 09/02/2022 Lượt xem 213Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 (Bản tổng hợp chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 7:
Ngày soạn: 7/10/2011.
Ngày giảng: 	 Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2011.
Giáo dục tập thể 
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Tổng phụ trách đội soạn
 Tập đọc
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu: ( Thép Mới)
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với ND.
- Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sỹ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước .(trả lời được các CH trong SGK)
- KNS: Biết xác định giá trị, đảm nhận trách nhiệm ( xác định nhiệm vụ của bản thân)
II. Đồ dùng và phương pháp dạy học:
1. Đồ dùng: Tranh minh họa bài tập đọc.
2. Phương pháp: Trải nghiệm, thảo luận nhóm, đóng vai ( đọc theo vai)
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS đọc bài “Chị em tôi” và trả lời câu hỏi.
2 Dạy bài mới. 
*)Giới thiệu chủ điểm và bài học:
*). Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- GV nghe, sửa sai kết hợp giải nghĩa từ khó.
- HS khá đọc toàn bài.
HS: Nối tiếp nhau đọc từng đoạn (2 lượt).
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 – 2 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi:
+ Anh chiến sỹ nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em nhỏ trong thời điểm nào?
- Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng thu độc lập đầu tiên.
+ Trăng thu độc lập có gì đẹp?
- Trăng đẹp vẻ đẹp của núi sông tự do, độc lập: Trăng ngàn và gió núi bao la, trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý, trăng sáng vằng vặc chiếu khắp làng.
+ Anh chiến sỹ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng ra sao?
- Dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện, giữa biển rộng to lớn, vui tươi.
+ Vẻ đẹp đó có gì khác với đêm trung thu độc lập đầu tiên?
- Đó là vẻ đẹp của đất nước ta đã hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
+ Cuộc sống hiện nay, theo em có gì giống với mong ước của anh chiến sỹ năm xưa?
- Những ước mơ của anh chiến sỹ năm xưa đã trở thành hiện thực.
+ Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
HS: Phát biểu ý kiến.
 * ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sỹ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước .
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm đoạn 2.
HS: 3 em nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.
- Thi đọc diễn cảm đoạn 2.
3. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
Chính tả ( nhớ - viết )
 GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I. Mục tiêu:
- Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc (3) a/b.
- Rèn HS giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy - học:
	Phiếu, Vở CT.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra 2 HS làm bài tập 3. Cả lớp làm ra nháp.
2 Dạy bài mới:
a. Giới thiệu – ghi đầu bài:
b. Hướng dẫn HS nhớ - viết:
- GV nêu yêu cầu bài tập.
HS: 1 em đọc thuộc lòng đoạn thơ cần viết.
- GV đọc lại đoạn thơ 1 lần.
- Đọc thầm lại đoạn thơ, ghi nhớ nội dung, chú ý những từ dễ viết sai, cách trình bày.
- Nêu cách trình bày bài thơ.
- GV chốt lại để HS nhớ cách viết:
+ Ghi tên vào giữa dòng.
+ Chữ đầu dòng viết hoa.
+ Viết hoa tên riêng 
HS: Gấp sách và viết bài.
- GV chấm từ 7 đến 10 bài.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
+ Bài 2: 
HS: Nêu yêu cầu bài tập, đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ làm bài vào vở hoặc vở bài tập.
- GV treo bảng phụ cho HS lên thi tiếp sức.
- Đại diện từng nhóm lần lượt đọc lại đoạn văn đã điền.
- GV và cả lớp nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
GV chốt lại ý đúng:
3a) - Ý chí 3b) - Vươn lên
 - Trí tuệ - Tưởng tượng 
- GV nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố – dặn dò:
 - Nhận xét gìơ
 - về nhà học và làm bài.
Toán
LUYỆN TẬP 
I.Mục tiêu:
- Có kỹ năng, thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ.
- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng phép trừ.
- Rèn HS tính toán nhanh, chính xác.
II. Đồ dùng: 
Phiếu học tập. SGK
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 2 HS lên chữa bài về nhà.
2 Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu - ghi đầu bài:
b. Hướng dẫn HS luyện tập:
+ Bài 1:
a) GV ghi bảng: 2416 + 5164
HS: Lên bảng dặt tính rồi thực hiện phép tính: 
+
 2 416
5 164 
7 580
- GV hướng dẫn HS thử lại, lấy tổng trừ đi 1 số hạng, nếu được số hạng còn lại thì phép cộng đúng. 
Thử lại: +
7 580
5 164
2 416
- Muốn thử lại phép cộng ta làm thế nào?
 : Nêu kết luận SGK (40)
b) Cho HS tự làm rồi thử lại.
- Kết quả: 62945, 71182, 299270.
+ Bài 2:
 : Đọc yêu cầu và tự làm như bài 1.
 a. Cho HS quan sát mẫu.
 GV nhận xét, cho điểm.
Nêu kết luận SGK(41)
b. kết quả: 3713, 5263, 7423.
+ Bài 3: tìm x
 Tự làm bài và chữa bài.
a, +262=4848 b. - 707 = 3535
 = 4848-262 = 3535+707
 = 4386 = 4242
+ Bài 4: HSKG 
 : Đọc yêu cầu, tự làm và chữa bài, 1 em lên bảng giải, cả lớp làm vào vở.
Bài giải:
Ta có 3 143 > 2 428, vì vậy:
Núi Phan - xi - păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh. Núi Phan - xi - păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh là:
 + Bài 5: HSKG
3 143 - 2 428 = 7 15 (m)
 Đáp số: 715 (m)
 - 89999.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
Ngày soạn: 8/10/2011.
Ngày giảng: Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2011.
Luyện từ và câu
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI . TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam (BT1, BT2, mụcIII), tìm và viết đúng một số tên riêng Việt Nam (BT3) 
II. Đồ dùng dạy - học: 
Bản đồ địa lý Việt Nam, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
HS: 2 HS lên bảng làm bài tập.
2. Dạy bài mới:. 
 a.Giới thiệu:
b.Nhận xét:
- GV viết lên bảng gọi HS quan sát nhận xét cách viết.
- Tên người: Nguyên Huệ..
- Tên địa lí: Trường Sơn..
- tên riêng gồm mấy tiếng? Mỗi tiếng cần được viết NTN?
- Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam ta cần viết ntn?
- QS thảo luận cặp đôi, nhận xét cách viết.
- được viết hoa những chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
- Thường gồm một, hai hoặc ba tiếng trở lên. Mỗi tiếng được viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng.
- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
c. Ghi nhớ: SGK - Đọc ghi nhớ
d. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 1:
 - Gọi HS nhận xét
VD: Nguyễn Văn Minh xã Xuân Đỉnh huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội.
HS: Đọc yêu cầu bài tập, 
- Ba HS lên bảng viết. Lớp làm vở.
- Nhận xét bạn viết bảng.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
+ Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu
HS: Đọc yêu cầu bài tập,
 Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS nhận xét.
VD: xã Minh Tiến huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
- Ba HS lên bảng viết. Lớp làm vở.
- Nhận xét bạn viết bảng.
+ Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV treo bản đồ địa lý Việt Nam lên và giải thích yêu cầu của bài.
- Tìm nhanh trên bản đồ tên các tỉnh, thành phố của nước ta. Viết lại các tên đó đúng chính tả.
- Làm việc trong nhóm
- Các nhóm lên dán kết quả:
+ Tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hoà Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, 
- Tìm nhanh trên bản đồ tên các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nước ta và ghi lại các tên đó.
+ Vịnh Hạ Long, Hồ Ba Bể, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Xuân Hương, Thành Cổ Loa, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hang Pắc - Bó, 
- GV nhận xét xem nhóm nào viết được nhiều nhất tên các tỉnh, tổng kết cho điểm nhóm thắng cuộc.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Toán
BIỂU THỨC CÓ CHỨA 2 CHỮ
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa 2 chữ.
- Biết tính giá trị của 1 biểu thức đơn giản có chứa 2 chữ.
- GD HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
	Bảng phụ viết sẵn VD như SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
: 2 em lên bảng chữa bài tập
Nhận xét-cho điểm.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:ghi bài
b. Giới thiệu biểu thức có chứa 2 chữ:
- GV nêu ví dụ đã viết sẵn ở bảng phụ.
HS: Đọc bài toán trong SGK.
Nếu anh câu được 3 con cá, 
Em câu được 2 con cá, 
Cả anh và em câu được mấy con cá?
HS: Câu được 5 con cá.
- GV ghi vào bảng.
- Làm tương tự với các trường hợp còn lại.
Nếu anh câu được a con cá, 
Em câu được b con cá,
Thì cả 2 anh em câu được mấy con cá?
HS: Câu được (a + b) con cá.
Gv giới thiệu (a + b) được gọi là biểu thức có chứa 2 chữ.
HS: Vài em nhắc lại.
c. Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa 2 chữ:
- Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b bằng bao nhiêu?
HS: Nếu a = 3; b = 2 thì a + b = 3 + 2 = 5
GV: Khi đó ta nói 5 là 1 giá trị của biểu thức a + b.
Tương tự với các trường hợp còn lại.
? Khi biết giá trị cụ thể của a và b, muốn tính giá trị của biểu thức a + b ta làm thế nào
HS: ta thay các số vào chữ a và b rồi thực hiện tính giá trị.
? Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được gì?
HS: Nêu .ta tính được giá trị của biểu thức a + b.
d. Luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
a,c=10 và d = 25 thì c+d; 10+25=35..
b.c=15cm, d = 45cm; c+d = 15+45=60cm 
+ Bài 2: Làm tương tự bài 1.
a) a=32 và b =20 thì a-b 32-20=12
b. a- b= 45 - 36 = 9
c. a- b = 18 - 10 = 8 cm.
+ Bài 3: GV kẻ bảng như SGK, cho HS làm bài theo mẫu rồi chữa bài.
 + Bài 4: HSKG
: Đọc yêu cầu và tự làm.
- cả lớp làm vào vở.
HS: Làm bài rồi chữa bài.
a
12
28
60
70
b
3
4
6
10
axb 
36
152
360
700
 a:b
4
7
10
7
a
300
3200
24687
54036
b
500
1800
63805
31894
a+b
800
5000
88492
85930
b+a
800
5000
88492
85930
3. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
 - Về nhà học bài và làm bài tập.
Kể chuyện
LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG
I. Mục tiêu:
- Nghe kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa (SGK), kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng(do GV kể)
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lai niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người. 
- HS thấy được vẻ đẹp của ánh trăng để thấy giá trị của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người ( đem đến niềm hi vọng tốt đẹp ).
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa truyện trong SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS kể.
- Nhận xét, cho điểm.
HS: 1 - 2 em kể câu chuỵên về lòng tự trọng mà em đã được nghe, đọc.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu – ghi tên bài:
 GV kể chuyện:
- GV kể lần 1: 
HS: Nghe.
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ.
- Xem tranh minh  ... ác đến là: Mông, Tày, Nùng.
+ Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt? (tiếng nói, tập quán, sinh hoạt)
- Tiếng nói khác nhau.
Tập quán khác nhau.
Sinh hoạt khác nhau.
+ Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, Nhà nước và các dân tộc ở đây đã và đang làm gì?
HS: đã và đang chung sức xây dựng Tây Nguyên trở nên ngày càng giàu đẹp.
c. Nhà Rông ở Tây Nguyên:
* HĐ2: Làm việc theo nhóm.
HS: Làm việc theo nhóm dựa vào mục 2 SGK và tranh ảnh để thảo luận.
+ Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà đặc biệt gì?
- Có nhà Rông.
+ Nhà Rông được dùng để làm gì? Hãy mô tả về nhà Rông?
- Nhà Rông được dùng để hội họp, tiếp khách của cả buôn 
+ Sự to đẹp của nhà Rông biểu hiện cho điều gì?
- Biểu hiện cho sự giàu có, thịnh vượng của mỗi buôn.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
d. Trang phục, lễ hội:
* HĐ3: Làm việc theo nhóm.
HS: Làm việc theo nhóm dựa vào mục 3 và các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 SGK.
+ Người dân Tây Nguyên nam, nữ thường mặc như thế nào?
- Nam thường đóng khố.
Nữ thường quấn váy.
+ Nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 1, 2, 3.
+ Lễ hội ở Tây Nguyên được tổ chức khi nào?
- Lễ hội được tổ chức vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch.
+ Kể tên 1 số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên?
- Lễ hội cồng chiêng, lễ hội đua voi hội xuân, lễ hội đâm trâu, lễ ăn cơm mới, 
+ Người dân ở Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội?
- Múa hát, uống rượu cần 
HS: Các nhóm trình bày.
- GV, cả lớp nhận xét, bổ sung.
3. Củng- dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 11/10/2011
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2011.
 Toán
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I. Mục tiêu:
- Biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Bước đầu sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.
- Rèn HS tính toán nhanh, chính xác.
II. Đồ dùng: 
Bảng phụ kẻ như SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng chữa bài tập.
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu:
b. Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng:
- GV đưa bảng kẻ sẵn như SGK:
HS: Quan sát trên bảng và trả lời:
Nếu a = 5; b = 4; c = 6 thì 
(a + b) + c = ?
a + (b + c) = ?
HS: Tính ra nháp, 2 HS lên bảng tính.
- GV ghi kết quả HS tính được vào bảng.
(a + b) + c = (4 + 5) + 6 = 9 + 6 = 15
a + (b + c) = 4 + (5 + 6) = 4 + 11 = 15
? So sánh giá trị của (a + b) + c và a + (b + c)
- 2 giá trị của 2 biểu thức đó bằng nhau.
? Khi cộng 1 tổng 2 số với số thứ 3 ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ 2 và số thứ 3.
HS: Nêu lại nhận xét.
- Lưu ý: Khi phải tính tổng của 3 số a + b + c ta có thể tính theo thứ tự từ trái sang phải.
=> a + b + c = a + (b + c) = a + (b + c)
+ Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
a) 3254 + 146 + 1698 = 3400 + 1698
= 5098.
 4367 + 199 + 501 = 4367 + 700
= 5067.
 4400 + 2148 + 252 = 4400 + 2400
 6800
921+ 898+ 2079= 898+ 3000
 = 3898
 1255+ 436 + 145= 1400+436
 1836
 467+ 999+ 9533 = 999+ 10000
 = 10999
+ Bài 2: HS làm vở.
HS: Nêu yêu cầu và tự làm.
Bài giải:
Hai ngày đầu quỹ tiết kiệm nhận là: 
75 500 000+86 950 000=162 450 000(đ) Cả ba ngày nhận được số tiền là:
162 450 000+14 500 000=176 950 000(đ)
Đáp số: 176 950 000 (đồng).
+ Bài 3: HSKG
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài.vào vở
a + 0 = 0 + a = a
5 + a = a + 5
(a + 28) + 2 = a + (28+2) = a + 30.
- GV chấm bài, nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học và làm bài tập.
Thể dục
GV bộ môn soạn giảng
Âm nhạc
GV bộ môn soạn giảng
Tập làm văn
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục tiêu:
- Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng; biết sắp xếp thứ tự câu chuyện theo trìmh tự thời gian.
- KNS: Biết tư duy sáng tạo; phân tích , phán đoán, thể hiện sự tự tin, hợp tác.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy học:
1. Đồ dùng: Bảng phụ viết sẵn đề bài và gợi ý.
2. Phương pháp: Làm việc nhóm, trình bày, đóng vai.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra 2 HS.
HS: 2 em đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện “Vào nghề”.
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu và ghi đầu bài:
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
 : 1 em đọc đề bài và các gợi ý.
Cả lớp đọc thầm.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn đề bài và các gợi ý, hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu của đề.
- GV gạch chân dưới những từ quan trọng.
HS: Đọc thầm gợi ý 3, suy nghĩ trả lời.
HS: Làm bài, sau đó kể chuyện trong nhóm. Các nhóm cử đại diện lên kể chuyện thi.
- GV và cả lớp nhận xét. VD:
1) Một buổi trưa hè em mơ thấy một bà tiên đầu tóc bạc phơ. Thấy em mồ hôi nhễ nhại bà dịu dàng bảo:
- Giữa trưa nắng chang chang mà cháu không đội mũ nón thì sẽ bị cảm đấy !
Vì sao cháu đi mót lúa giữa trưa thế này?
Em đáp:
- Cháu tiếc những bông lúa rơi nên tranh thủ buổi trưa đi mót lúa cho ngan ăn đỡ cha mẹ. Buổi chiều cháu đi học.
Bà tiên bảo:
- Cháu ngoan lắm, bà sẽ tặng cháu 3 điều ước.
2) Em không dùng phí 1 điều ước nào. Ngay lập tức em ước cho em trai em bơi thật giỏi vì em thường lo cho em bị ngã xuống sông. Điều ước thứ 2 em ước cho bố em khỏi bệnh hen xuyễn để mẹ đỡ vất vả. Điều ước thứ 3 em ước gia đình em có 1 máy vi tính để chúng em học tin học và trò chơi điện tử. Cả 3 điều ước đều ứng nghiệm ngay.
3) Em đang rất vui thì tỉnh giấc. Thật tiếc vì đó chỉ là một giấc mơ.
- GV cho HS viết bài vào vở.
HS: Vài em đọc bài viết của mình.
- GV nhận xét và chấm điểm cho HS.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tập viết lại bài cho hay.
 Giáo dục tập thể
 SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN
I. Mục tiêu:
- HS nhận ra được những ưu điểm và khuyết điểm của mình trong tuần qua.
- Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
- Phát huy những ưu điểm đã đạt được.
II. Nội dung:
1. Ổn định:
2. GV nhận xét những ưu điểm và khuyết điểm của HS.
a. Ưu điểm:
	- Đi học đúng giờ.
	- Sách vở đầy đủ, sạch sẽ.
	- Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
	- Khăn quàng, guốc dép đầy đủ.
	- Đa số các em ngoan, lễ phép.
	- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
	- Ý thức học tập tốt, chăm học.khen Anh, Yừn, My
 b. Nhược điểm:
	- Ý thức học tập chưa tốt điển hình như em : Phát, Vương, Tiến
3. Đánh giá kết quả học tập :
	- Thực hiện tốt các nhiệm vụ của HS.
	- Kết quả học tập theo chủ điểm đạt kết quả tốt.	
4. Phương hướng: 
- Tiếp tục phát huy những ưu điểm đã có.
- Chấm dứt việc nghỉ học không có lí do.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
5. Văn nghệ:
 Hát về chủ điểm ngày thành lập phụ nữ VN 
 Đồng thanh, cá nhân.
 Hát + biểu diễn.
GV nhận xét chung 
An toàn giao thông - Bài 2 :
VẠCH KẺ ĐƯỜNG, CỌC TIÊU VÀ RÀO CHẮN
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức : 
- Nắm được ý nghĩa, tác dụng của vạch đường, cọc tiêu và rào chắn.
2. Kỹ năng :
- Học sinh nhận biết được các loại cọc tiêu, rào chắn, vạch kẻ đường và xác định đúng nơi có vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, biết thực hành đúng quy định.
3. Thái độ :
- Khi đi đường luôn biết quan sát đến mọi tín hiệu giao thông để chấp hành đúng luật giao thông đường bộ đảm bảo ATGT
II. Nội dung bài học :
1. Vạch kẻ đường :
- Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, tổ chức điều khiển giao thông.
- Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập và có thể kết hợp với các biển báo hiệu giao thông hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông.
- Vạch kẻ đường bao gồm vạch kẻ, mũi tên và chữ viết vạch kẻ đường chia làm hai loại.
- Vạch nằm ngang ( kẻ vạch trên mặt đường )
- Vạch đứng ( kẻ trên vạch vỉa hè... )
2. Cọc tiêu và đường bảo vệ :
- Cọc tiêu và đường bảo vệ đặt ở các mép đoạn thẳng nguy hiểm có tác dụng hướng dẫn cho người đi đường biết phạm vi nền đường an toàn và hướng đi của tuyến đường. Cọc tiêu cao 60cm, có tiết diện vuông, sơn trắng... cọc tiêu thường được cắm ở đường vào hai đầu, lưng các đường cong và các đoạn đường thẳng nguy hiểm khác ( đường thắt, hẹp, đường quá cao...)
3. Hàng rào chắn : 
- Mục đích không cho người, xe qua lại. 
- Có hai loại : hàng rào chắn cố định và hàng rào chắn không cố định.
III. Chuẩn bị :
- Giáo viên : 7 phong bì, trong mỗi phong bì là một hình biển báo.
- Các biển báo hiệu.
- Một số hình ảnh về vạch kẻ, cọc tiêu, rào chắn, phiếu học tập.
IV. Các hoạt động chính :
Hoạt động 1: Ôn tập và giới thiệu bài mới
a, Mục tiêu :
- HS nhớ lại đúng tên, ND của 23 biển báo, biết nhận biết và ứng xử nhanh khi gặp biển báo 
b, Cách tiến hành :
- Trò chơi 1 : hộp thư chạy
- Giáo viên giới thiệu trò chơi, cách chơi và điều khiển cuộc chơi ( SHD - trang 16 )
- Trò chơi 2 : đi tìm hiểu báo hiệu GT
- Giáo viên giới thiệu trò chơi, cách chơi và điều khiển cuộc chơi ( SHD - trang 16 )
- Nhận xét học sinh chơi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vạch kẻ đường.
a, Mục tiêu : học sinh hiểu ý nghĩa sự cần thiết của vạch kẻ đường.
- HS biết vị trí của vạch kẻ khác nhau để thực hiện cho đúng.
b, Cách tiến hành :
- Những ai đã nhìn thấy vạch kẻ đường trên
- Mô tả các loại vạch kẻ em đã nhìn thấy.
- Em nào biết, người ta kẻ những vạch trên đường để làm gì ?
- Giáo viên giải thích các dạng vạch kẻ, ý nghĩa... dùng bảng vẽ các loại vạch cho học sinh quan sát.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cọc tiêu, rào chắn.
a, Mục tiêu : học sinh nhận biết được thế nào là cọc tiêu, rào chắn trên đường và tác dụng.
b, Cách tiến hành :
+ Cọc tiêu :
- Giáo viên đưa tranh ( ảnh ) cọc tiêu trên đường.
- Giáo viên giải thích từ cọc tiêu : là cọc cắm ở các mép đường nguy hiểm để người lái xe biết phạm vi an toàn của đường.
 - Giáo viên giới thiệu các dạng cọc tiêu ( tranh ảnh )
- Cọc tiêu có tác dụng gì trong giao thông ?
+ Rào chắn :
- Giáo viên nêu : rào chắn để ngăn không cho người và xe qua lại.
- Có 2 loại rào chắn : rào chắn cố định và rào chắn di động.
Hoạt động 4: Kiểm tra hiểu biết của HS.
- Giáo viên phát phiếu học tập và giải thích nhiệm vụ của học sinh.
- Học sinh làm bài tập ở trên phiếu.
- Học sinh chơi theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh chơi.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh mô tả lại.
- Để phân chia làn đường, làn xe, hướng đi.
- Học sinh quan sát
- Học sinh nghe. 
- Học sinh quan sát.
- Cọc tiêu cắm ở đoạn đường nguy hiểm để người đi đường biết giới hạn của đường...
- 2 nhóm : mỗi nhóm làm một phiếu bằng hình thức nhận xét, kiểm tra.
4. Củng cố : 
- Hệ thống lại các kiến thức cơ bản của bài học và nhận xét giờ học.
- Về nhà thực hiện quan sát các vật kẻ trên đường, cọc tiêu, rào chắn để nhớ và thực hiện tốt an toàn giao thông.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_7_nam_hoc_2011_2012_ban_tong_hop_chuan_ki.doc