TẬP ĐỌC: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn : phép lạ, lặn xuống, ruột, nảy mầm, ngủ dậy, đáy biển, Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng theo ý thơ .
- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài thơ.
- Hiểu nội dung bài: Bài thơ ngộ nghĩnh đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
- Giúp HS xây dựng những ước mơ đẹp phấn đấu để đạt dược ước mơ của mình.
II. PHƯƠNG TIỆN :
- Tranh minh hoạ
- Bảng phụ
TUẦN 8 Thứ hai ngày 04 tháng 10 năm 2010 TẬP ĐỌC: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn : phép lạ, lặn xuống, ruột, nảy mầm, ngủ dậy, đáy biển, Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng theo ý thơ . - Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài thơ. - Hiểu nội dung bài: Bài thơ ngộ nghĩnh đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. - Giúp HS xây dựng những ước mơ đẹp phấn đấu để đạt dược ước mơ của mình. II. PHƯƠNG TIỆN : - Tranh minh hoạ - Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra: - Gọi HS lên bảng đọc phân vai vở: Ở vương quốc Tương Lai và trả lời câu hỏi theo nội dung bài. - Nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học b. Hướng dẫn luyện đọc - Gọi 1 HS đọc toàn bài thơ. - HS đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ (3 lượt HS đọc). GV chú ý chữa lổi phát âm, ngắt giọng cho từng HS . - GV đưa ra bảng phụ để giúp HS định hướng đọc đúng. - GV đọc mẫu: c. Tìm hiểu bài: - Gọi 1 HS đọc toàn bài thơ. + Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? + Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì? + Mỗi khổ thơ nói lên điều gì? + Các bạn nhỏ mong ước điều gì qua từng khổ thơ ? - HS nhắc lại ước mơ của thiếu nhi qua từng khổ thơ. GV ghi bảng 4 ý chính đã nêu ở từng khổ thơ. + Em hiểu câu thơ Mãi mãi không có mùa đông ý nói gì? + Câu thơ “Hoá trái bom thành trái ngon” có nghĩa là mong ước điều gì? + Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ? Vì sao? + Bài thơ nói lên điều gì? - Ghi ý chính của bài thơ. d. Đọc diễn cảm và thuộc lòng: - HS đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ để tìm ra giọng đọc hay - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc diễn cảm toàn bài. - Nhận xét giọng đọc và cho điểm - HS cùng học thuộc lòng theo cặp. -Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ. GV có thể chỉ định theo - Tổ chức HS đọc thuộc lòng toàn bài. - Bình chọn bạn đọc hay nhất - Nhận xét và cho điểm từng HS . 3. Củng cố – dặn dò: + Nếu mình có phép lạ, em sẽ ước điều gì? Vì sao? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài - Màn 1: 8 HS đọc. - Màn 2: 6 HS đọc. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm. - 4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ theo đúng trình tự. - 1 HS đọc thành tiếng. - Đọc thầm, trao đổi cùng bạn và tiếp nối nhau trả lời câu hỏi: - Câu thơ: Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ và 2 lần trước khi hết bài. - Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ là rất tha thiết. Các bạn luôn mong mỏi một thế giới hoà bình, tốt đẹp, trẻ em được sống đầy đủ và hạnh phúc. - Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. + K1: Ước cây mau lớn để cho quả ngọt. + K2:Ước thành người lớn để làm việc. + K 3: Ước không còn mùa đông giá rét. + K 4: Ước không có chiến tranh. - 2 HS nhắc lại 4 ý chính của từng khổ thơ. - Câu thơ nói lên ước muốn của các bạn thiếu nhi: Ước không còn mùa đông giá lạnh, thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai gây bão lũ, hay bất cứ tai hoạ nào đe doạ con người. - Các bạn thiếu nhi mong ước không có chiến tranh, con người luôn sống trong hoà bình, không còn bom đạn. -HS phát biểu tự do. ND: Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn. - 2 HS nhắc lại ý chính. - 4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay - 2 HS nồi cùng bàn luyện đọc. - 2 HS đọc diễn cảm toàn bài. -2 HS ngồi cùng bàn đọc nhẩm, kiểm tra học thuộc lòng cho nhau. -Nhiều lượt HS đọc thuộc lòng, mỗi HS đọc 1 khổ thơ. - 5 HS thi đọc thuộc lòng - Nhận xét, bình chọn bạn *************************************************** TOÁN: LUYỆN TẬP I/MỤC TIÊU : - Kĩ năng thực hiện tính cộng các số tự nhiên. - Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh. - Giải toán có lời văn và tính chu vi hình chữ nhật. II/ PHƯƠNG TIỆN: - Bảng phụ III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra: - 3 HS lên bảng làm các bài tập . - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm 2. Bài mới : a.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học b. Hướng dẫn luyện tập : Bài 1: Đặt tính rồi tính + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? + Khi đặt tính để thực hiện tính tổng của nhiều số hạng ta chú ý điều gì ? -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện. + Hãy nêu yêu cầu của bài tập ? - GV hướng dẫn: Để tính bằng cách thuận tiện chúng ta áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng. Khi tính, chúng ta có thể đổi chỗ các số hạng của tổng cho nhau và thực hiện cộng các số hạng cho kết quả là các số tròn với nhau. Bài 3: Tìm x - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập, sau đó cho HS tự làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 4 - GV gọi 1 HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 5: + Muốn tính chu vi của một hình chữ nhật ta làm như thế nào ? - Vậy nếu ta có chiều dài hình chữ nhật là a, chiều rộng hình chữ nhật là b thì chu vi của hình chữ nhật là gì ? - Gọi chu vi của hình chữ nhật là P, ta có: P = (a + b) x 2 + Phần b bài tập yêu cầu ta làm gì ? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố- Dặn dò: - Hệ thống lại bài học - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. -3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. Bài 1: - Đặt tính rồi tính tổng các số. - Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau. - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Bài 2: -Tính bằng cách thuận tiện. - HS nghe giảng, sau đó 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. a) 96 + 78 + 4 = (96 + 4) + 78 = 100 + 78 = 178 b) 67 + 21 + 79 = 67 + (21 + 79) = 67 + 100 = 167 Bài 3: -1 HS lên bảng làm, lớp làm vào VBT. a) x – 306 = 504 x = 504 + 306 x = 810 b) x + 254 = 680 x = 680 – 254 x = 426 Bài 4: - 1 HS lên bảng, lớp làm bài vào VBT. Bài giải Số dân tăng thêm sau hai năm là: 79 + 71 = 150 (người) Số dân của xã sau hai năm là: 5256 + 150 = 5406 (người) Đáp số: 150 người 5406 người Bài 5: - Ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng, được bao nhiêu nhân tiếp với 2. Chu vi của hình chữ nhật là: (a + b) x 2 -Chu vi hình chữ nhật khi biết các cạnh. a) P = (16 +12) x 2 = 56 (cm) b) P = (45 + 15) x 2 = 120 (m) ****************************************************** KHOA HỌC: BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH ? I/ MỤC TIÊU: - Nêu được những dấu hiệu để phân biệt lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị các bệnh thông thường. - Có ý thức theo dõi sức khỏe bản thân và nói ngay với cha mẹ hoặc người lớn khi mình có những dấu hiệu của người bệnh. II/ PHƯƠNG TIỆN: - Các hình minh hoạ trang 32, 33 / SGK - Bảng phụ III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ: - 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi(sgk) - GV nhận xét và cho điểm HS. 2.Dạy bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hoạt động 1: Kể theo tranh. - Yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trong sách - HS trả lời. -HS lắng nghe. - Tiến hành thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày + Sắp xếp các hình có liên quan với nhau thành 3 câu chuyện. Mỗi câu chuyện gồm 3 tranh thể hiện Hùng lúc khỏe, Hùng lúc bị bệnh, Hùng lúc được chữa bệnh. + Kể lại câu chuyện cho mọi người nghe với nội dung mô tả những dấu hiệu cho em biết khi Hùng khoẻ và khi Hùng bị bệnh. - GV nhận xét, tổng hợp các ý kiến - Nhận xét tuyên dương các nhóm c. Hoạt động 2: Những dấu hiệu và việc cần làm khi bị bệnh. - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi. 1) Em đã từng bị mắc bệnh gì ? 2) Khi bị bệnh đó em cảm thấy trong người như thế nào ? 3) Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bị bệnh em phải làm gì ? Tại sao phải làm như vậy ? - GV Kết luận: Khi khoẻ mạnh thì ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Khi có các dấu hiệu bị bệnh các em phải báo ngay cho bố mẹ hoặc người lớn biết. Nếu bệnh được phát hiện sớm thì sẽ dễ chữa và mau khỏi. c. Hoạt động 3: Trò chơi: “Mẹ ơi, con bị ốm !” - GV yêu cầu: Các nhóm đóng vai các nhân vật trong tình huống. - Người con phải nói với người lớn những biểu hiện của bệnh. + Nhóm 1: Tình huống 1: Ở trường Nam bị đau bụng và đi ngoài nhiều lần. + Nhóm 2: Tình huống 2: Đi học về, Bắc thấy hắt hơi, sổ mũi và cổ họng hơi đau. Bắc định nói với mẹ nhưng mẹ đang nấu cơm. Theo em Bắc sẽ nói gì với mẹ ? + Nhóm 3: Tình huống 3: Sáng dậy Nga đánh răng thấy chảy máu răng và hơi đau, buốt. + Nhóm 4: Tình huống 4: Đi học về, Linh thấy khó thở, ho nhiều và có đờm. Bố mẹ đi công tác ngày kia mới về. Ở nhà chỉ có bà nhưng mắt bà đã kém. Linh sẽ làm gì ? + Nhóm 5: Tình huống 5: Em đang chơi với em bé ở nhà. Bỗng em bé khóc ré lên, mồ hôi ra nhiều, người và tay chân rất nóng. Bố mẹ đi làm chưa về. Lúc đó em sẽ làm gì ? 3.Củng cố- dặn dò: - Gọi HS đọc mục bạn cần biết - GDHS - Nhận xét tiết học - Dặn HS luôn có ý thức nói với người lớn khi cơ thể có dấu hiệu bị bệnh. */Nhóm 1: Câu chuyện thứ nhất gồm các tranh 1, 4, 8. Hùng đi học về, thấy có mấy khúc mía Cậu ta dùng răng để xước mía vì cậu thấy răng mình rất khỏe, không bị sâu. Ngày hôm sau, cậu thấy răng đau, lợi sưng phồng lên, không ăn ,nói được. Hùng bảo với mẹ và mẹ đưa cậu đến nha sĩ để chữa. */Nhóm 2: Câu chuyện gồm các tranh 6, 7, 9. Hùng đang tập nặn ô tô bằng đất ở sân thì bác Nga đi chợ về. Bác cho Hùng quả ổi. Không ngần ngại cậu ta xin và ăn luôn. Tối đến Hùng thấy bụng đau dữ dội và bị tiêu chảy. Cậu liền bảo với mẹ. Mẹ Hùng đưa thuốc cho Hùng uống. */Nhóm 3: Câu chuyện gồm các tranh 2, 3, 5. Chiều mùa hè oi bức, Hùng vừa đá bóng xong liền đi bơi cho khỏe. Tối đến cậu hắt hơi, sổ mũi. Mẹ cậu cặp nhiệt độ thấy cậu sốt rất cao. Hùng được mẹ đưa đến bác sĩ để tiêm thuốc, chữa bệnh. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Hoạt động cả lớp. - HS suy nghĩ và trả lời. HS khác lớp nhận xét và bổ sung. -HS lắng nghe và ghi nhớ. - Các nhóm tập đóng vai trong tình huống, các thành viên góp ý kiến cho nhau. */Nhóm 1: HS1: Mẹ ơi, con bị ốm ! HS2: Con thấy trong người thế nào ? HS1: Con bị đau bụng, đi ngoài nhiều lần, người mệt lắm. HS2: Con bị tiêu chảy rồi, để mẹ lấy thuốc cho con uống. */Nhóm 2: Bắc nói: Mẹ ơi, con thấy mình bị sổ mũi, hắt hơi và hơi đau ở cổ họng. Con bị cảm cúm hay sao mẹ ạ. */Nhóm 3: Mẹ ơi, ... c lớp. ******************************************************* KHOA HỌC: NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ? I/ MỤC TIÊU: - Quan sát và tự phát hiện màu, mùi, vị của nước. - Làm thí nghiệm, chứng minh được các tính chất của nước: không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và có thể hoà tan một số chất. - Có khả năng tự làm thí nghiệm, khám phá các tri thức. - Giáo dục học sinh biết bảo vệ, tiết kiệm nước. II/ PHƯƠNG TIỆN : - Các hình minh hoạ trong SGK trang 42, 43. + 2 cốc thuỷ tinh giống nhau. Nước lọc. Sữa. Một tấm kính, khay đựng nước. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 1.Kiểm tra: Nhận xét về bài kiểm tra. 2.Dạy bài mới: Hoạt động1: Màu, mùi và vị của nước. - Yêu cầu các nhóm quan sát 2 chiếc cốc thuỷ tinh mà GV vừa đổ nước lọc và sữa vào. Trao đổi và trả lời các câu hỏi : + Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa ? + Làm thế nào, bạn biết điều đó ? + Em có nhận xét gì về màu, mùi, vị của nước ? - Gọi các nhóm khác bổ sung, nhận xét. GV ghi những ý không trùng lặp về đặc điểm, tính chất của 2 cốc nước và sữa. - GV kết luận: Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Hoạt động 2: Nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía. - GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm và tự phát hiện ra tính chất của nước. - Yêu cầu HS chuẩn bị: Chai, lọ, hộp bằng thuỷ tinh, nước, tấm kính và khay đựng nước. - Yêu cầu các nhóm cử 1 HS đọc phần thí nghiệm 1, 2 trang 43 / SGK, 1 HS thực hiện, các HS khác quan sát và trả lời các câu hỏi. + Nước có hình gì ? + Nước chảy như thế nào ? - GV nhận xét, bổ sung ý kiến + Vậy qua 2 thí nghiệm vừa làm, các em có kết luận gì về tính chất của nước ? Nước có hình dạng nhất định không ? Hoạt động 3: Nước thấm qua một số vật và hoà tan một số chất. - GV tiến hành hoạt động cả lớp. + Khi vô ý làm đổ mực, nước ra bàn em thường làm như thế nào ? + Tại sao người ta lại dùng vải để lọc nước mà không lo nước thấm hết vào vải ? + Làm thế nào để biết một chất có hoà tan hay không trong nước ? - GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm 3, 4 trang 43 / SGK. - Yêu cầu 4 HS làm thí nghiệm trước lớp. + Sau khi làm thí nghiệm em nhận xét gì ? - Yêu cầu 3 HS lên bảng làm thí nghiệm với đường, muối, cát xem chất nào hoà tan trong nước. + Sau khi làm thí nghiệm em nhận xét gì ? + Qua hai thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tính chất của nước ? 3.Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ học - Giáo dục HS phải biết bảo vệ môi trường nước và cần sử dụng nước một cách tiết kiệm. -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. - Dặn HS về nhà tìm hiểu các dạng của nước. - Quan sát và thảo luận về tính chất của nước và trình bày trước lớp. - Chỉ trực tiếp. - Nước trong suốt, nhìn thấy cái thìa, sữa màu trắng đục, không nhìn thấy cái thìa trong cốc. Khi nếm từng cốc: cốc không có mùi là nước, cốc có mùi thơm béo là cốc sữa. - Nước không có màu, không có mùi, không có vị gì. - Nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. - HS làm thí nghiệm. - Làm thí nghiệm, quan sát và thảo luận. - Nhóm làm thí nghiệm nhanh nhất sẽ cử đại diện lên làm thí nghiệm, trả lời câu hỏi và giải thích hiện tượng. - Nước có hình dạng của chai, lọ, hộp, vật chứa nước. - Nước chảy từ trên cao xuống, chảy tràn ra mọi phía. - Các nhóm nhận xét, bổ sung. - HS trả lời. - Em lấy giẻ, giấy thấm, khăn lau để thấm nước. - Vì mảnh vải chỉ thấm được một lượng nước nhất định. Nước có thể chảy qua những lỗ nhỏ các sợi vải, còn các chất bẩn khác bị giữ lại trên mặt vải. -Ta cho chất đó vào trong cốc nước, dùng thìa khấy đều sẽ biết được chất đó có tan trong nước hay không. - HS thí nghiệm. - 1 HS rót nước vào khay và 3 HS lần lượt dùng vải, bông, giấy thấm để thấm nước. - Em thấy vải, bông giấy là những vật có thể thấm nước. - 3 HS lên bảng làm thí nghiệm. -Em thấy đường tan trong nước; Muối tan trong nước; Cát không tan trong nước. - Nước có thể thấm qua một số vật và hoà tan một số chất. ******************************************************* TẬP LÀM VĂN: KIỂM TRA GIỮA KÌ I (VIẾT) Đề bài 1/ Chính tả (Nghe - viết) Bài : Chiều trên quê hương 2/ Tập làm văn Viết một bức thư ngắn ( khoảng 10 dòng) cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em. ************************************************** THỂ DỤC: BÀI 20 I. Mục tiêu - Ôn tập 5 động tác: vươn thở, tay, chân, lưng, bụng và phối hợp. Yêu cầu thực hiện đúng động tá phối c và biết hợp giữa các động tác. - Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức”. Yêu cầu học sinh tham gia trò chơi nhiệt tình, chủ động. II. Địa điểm, phương tiện - Sân tập sạch sẽ thoáng mát - Chuẩn bị: 2 còi và phấn kẻ sân. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Phần mở đầu: - Giáo viên tập hợp lớp phổ biến nội yêu cầu buổi tập - Yêu cầu học sinh khởi động. - Yêu cầu học sinh đứng tại chỗ hát và vỗ tay - Yêu cầu học sinh chơi trò chơi. B. Phần cơ bản: 1. Bài thể dục phát triển chung: - Yêu cầu học sinh ôn 5 động tác phát triển chung. - Lần 1: giáo viên vừa hô vừa lfam mẫu. - Lần 2: Giáo viên vừa hô vừa quan sát học sinh tập và sửa sai. - Lần 3, 4: Lớp trưởng điều khiển, giáo viên sửa sai, xen kẽ giữa các bài tập. Giáo viên có nhận xét. - Yêu cầu học sinh tập theo tổ. - Yêu cầu học sinh thi đua tập. - Giáo viên nhận xét đánh giá theo tiêu chuẩn 2. Trò chơi vận động - Giáo viên nêu tên trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức” - Giáo viên nêu cách chơi và qui định trò chơi và cho học sinh chơi thử 1 lần. - Sau đó yêu cầu học sinh chơi thi đua giữa các tổ với nhau. - Giáo viên tuyên bố đội thắng cuộc. C. Phần kết thúc: - Yêu cầu học sinh tập các động tác thả lỏng - Yêu cầu học sinh chơi trò chơi: “Nhanh lên bạn ơi” (1phút) - Vừa rồi các em học thể dục bài gì? - Về nhà ôn lại 5 động tác vừa nêu và tập luyện lại trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”. - Học sinh tập hợp 3 hàng ngang. - Học sinh khởi động. - Học sinh hát bài: Trái đất này... - Học sinh chơi trò chơi: “Bỏ khăn” - Học sinh tập 3 - 4 lần. - Học sinh tập theo. - Học sinh nghe giáo viên hô và tập. - Học sinh tập theo nhịp hô của lớp trưởng và sửa sai khi được giáo viên uốn nắn. - Tổ trưởng điều khiển. - 3 tổ trưởng. - Học sinh nêu lại tên trò chơi. - Học sinh nêu lại cách chơi và chơi thử 2 lần. - Học sinh thi đua chơi. - Học sinh thực hiện. - Học sinh thực hiện. - Học sinh nhắc lại đề bài. - Học sinh lắng nghe ghi nhớ về thực hi *********************************************** ĐẠO ĐỨC: TIẾT KIỆM THỜI GIAN (Tiết 2) I.MỤC TIÊU: - Học xong bài này, HS có khả năng hiểu được: + Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm. + Cách tiết kiệm thời giờ. - Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm II.PHƯƠNG TIỆN: - Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ. - Mỗi HS có tấm bìa màu: xanh, đỏ III.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Làm việc bài tập 1 –SGK + Em tán thành hay không tán thành việc làm của từng bạn nhỏ trong mỗi tình huống sau? Vì sao? a/. Ngồi trong lớp, Hạnh luôn chú ý nghe thầy giáo, cô giáo giảng bài. Có điều gì chưa rõ, em tranh thủ hỏi ngay thầy cô và bạn bè. b/. Sáng nào đến giờ dậy, Nam cũng cố nằm trên giường. Mẹ giục mãi, Nam mới chịu dậy đánh răng, rửa mặt. c/. Lâm có thời gian biểu quy định rõ giờ học, giờ chơi, giờ làm việc nhà và bạn luôn thực hiện đúng. d/. Khi đi chăn trâu, Thành thường vừa ngồi trên lưng trâu, vừa tranh thủ học bài. đ/. Hiền có thói quen vừa ăn cơm, vừa đọc truyện hoặc xem ti vi. e/. Chiều nào Quang cũng đi đá bóng. Tối về bạn lại xem ti vi, đến khuya mới lấy sách vở ra học bài. - GV kết luận: *Hoạt động 2: Bài tập 6- SGK/16 - GV nêu yêu cầu bài tập 6. - Em hãy lập thời gian biểu và trao đổi với các bạn trong nhóm về thời gian biểu của mình. - GV gọi một vài HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết sử dụng, tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở các HS còn sử dụng lãng phí thời giờ. *Hoạt động 3: Trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, các tư liệu đã sưu tầm (Bài tập 5- SGK/16) - GV gọi 1 số HS trình bày trước lớp. - GV kết luận chung: + Thời giờ là thứ quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm. + Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí, có hiệu quả. 4.Củng cố - Dặn dò: - Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ngày. - Chuẩn bị bài cho tiết sau. -HS trình bày, trao đổi trước lớp. + Các việc làm a, c, d là tiết kiệm thời giờ. + Các việc làm b, đ, e không phải là tiết kiệm thời giờ - HS thảo luận theo nhóm đôi về việc bản thân đã sử dụng thời giờ của bản thân và dự kiến thời gian biểu trong thời gian tới. - HS trình bày . - Cả lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét. - HS trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, bài viết hoặc các tư liệu các em sưu tầm được về chủ đề tiết kiệm thời giờ. - HS cả lớp trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của các tranh vẽ, ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương vừa trình bày. ******************************************************* SINH HOẠT TUẦN 10 I.Mục tiêu: - Học sinh thấy được những ưu điểm và nhược điểm trong tuần qua để phát huy và khắc phục vào tuần tới. - Thảo luận để xếp loại thi đua giữa các tổ. - Lên kế hạch hoạt động cho tuần tới. - Giáo dục học sinh chăm ngoan, học giỏi và có ý thức học tập tốt. II.Chuẩn bị: - Các tổ chuẩn bị các bản tổng kết theo dõi các hoạt động trong tuần qua. III. Hoạt động dạy học: 1/ Lớp trưởng diều khiển các nhóm báo cáo kết quả theo dõi các hoạt động của cả lớp trong tuần vừa qua,các tổ kết hợp nhận xét, bổ sung lẫn nhau. 2/ Giáo viên theo dõi, nhận xét chung và tuyên dương cá nhân và các nhóm có cố gắng, nhắc nhở những em chưa thực sự cố gắng vào tuần tới. - Tổ 1 : Thực hiện các nề nếp ra vào lớp, tuy nhiên vẫn còn một số em về nhà chưa học bài và làm bài - Tổ 2 :Thực hiện tốt ngoài ra còn tham ra tốt các phong trào của Đội - Tổ 3: Trong tổ vẫn còn tình trạng nghỉ học không xin phép + Các nhóm thảo luận để xếp loại thi đua trong tuần ,dựa vào các bảng tổng kết mà các tổ vừa nêu. Tổ 1: Tốt Tổ 2: Tốt Tổ 3: Khá 3/ Phương hướng hoạt động tuần tới. - Duy trì các nề nếp đã đạt được trong tuần qua. - Các nhóm tăng cường công tác kiểm tra bài lẫn nhau trước giờ vào lớp và kiểm tra việc mang đúng vở theo thời khóa biểu, tránh tình trạng viết lộn vở - Vệ sinh lớp sạch sẽ và thực hiện trực tuần đảm bảo yêu cầu - Thực hiện tốt an toàn giao thông ***********************************************************
Tài liệu đính kèm: