Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2012-2013 - Trần Thị Điệp

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2012-2013 - Trần Thị Điệp

TIẾT 15 TẬP ĐỌC

NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I . MỤC TIÊU:

 - HS bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui , hồn nhiên .

- HS hiểu ND : Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp .( trả lời được các câu hỏi 1 ,2 ,4 ; thuộc 1,2 khổ thơ trong bài .

HS khá giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ ; trả lời được câu hỏi 3

- HS biết mơ ước những điều tốt đẹp.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh minh học bài học trong SGK

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 42 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 381Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2012-2013 - Trần Thị Điệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIẢNG 
TUẦN 8.
Ngày
Môn
Tiết
Tên bài dạy
2
08/10
2012
Tập đọc 
Lịch sử 
Toán
Đạo đức
Chào cờ
15
15
36
8
8
Nếu chúng mình có phép lạ
Ôn tập 
Luyện tập 
Tiết kiệm tiền của( Tiết 2 )
HS chào cờ đầu tuần
3
09/10
2012
Khoa học 
Mĩ thuật 
Toán
Thể dục 
Luyện từ & câu
15
8
37
15
15
Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh? 
Tập nặn tạo dáng: Nặn con vật quen thuộc.
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 
Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi sai nhịp. Trò chơi: “Ném trúng đích”
Cách viết tên người, tên địa lý nước ngoài
4
10/10
2012
Tập đọc
Tập làm văn
Toán 
Địa lí 
Kể chuyện
16
15
38
16
8
Đôi giày ba ta màu xanh
Luyện tập phát triển câu chuyện
Luyện tập 
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
5
11/10
2012
Khoa học
Luyện từ & câu
Toán
Âm nhạc
Thể dục 
16
16
39
8
16
Ăn uống khi bị bệnh
Dấu ngoặc kép
Luyện tập chung . 
Học hát: Bài Trên ngựa ta phi nhanh
Động tác vươn thở và tay của bài TDPTC
Trò chơi: “Nhanh lên bạn ơi”
6
12/10
2012
Kĩ thuật 
Toán 
Chính tả
Tập làm văn 
SHTT
8
40
8
16
8
Khâu đột thưa ( tiết 1 )
Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
Nghe –viết: Trung thu độc lập 
Luyện tập phát triển câu chuyện
Sinh hoạt tập thể
Thứ hai, ngày 08 tháng 10 năm 2012
TIẾT 15 TẬP ĐỌC
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I . MỤC TIÊU:
 - HS bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui , hồn nhiên .
- HS hiểu ND : Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp .( trả lời được các câu hỏi 1 ,2 ,4 ; thuộc 1,2 khổ thơ trong bài . 
HS khá giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ ; trả lời được câu hỏi 3 
HS biết mơ ước những điều tốt đẹp.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh minh học bài học trong SGK
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
T-G 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 phút
4 phút
1 phút
13 phút
10 phút
8phút
3 phút
1 pht
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Ở Vương quốc Tương Lai
GV cho HS đọc bài
- Nếu được sống trong Vương quốc Tương Lai, em sẽ làm gì?
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nếu chúng mình có phép lạ.
b. Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài.
Luyện đọc: 
-GV cho HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ.
-GV theo dõi, sửa sai lỗi phát âm cho HS.
-GV hướng dẫn HS ngắt nhịp thơ và nhấn giọng đúng trong các câu thơ:
Nếu chúng mình có phép lạ.
Bắt hạt giống nảy mầm nhanh
Chớp mắt/ thành cây đầy quả.
Tha hồ/ hái chén ngọt lành.
Nếu chúng mình có phép lạ.
Hoá trái bom/ thành trái ngon
Chỉ toàn kẹo với bi tròn.
- GV đọc diễn cảm bài thơ : giọng hồn nhiên, tươi vui. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự hồn nhiên, tươi vui
 Tìm hiểu bài:
GV cho HS đọc toàn bài
-Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
-Việc lặp lại nhiều lần nói lên điều gì?
* Cho HS hoạt động 4 nhóm với câu hỏi: ( Mỗi nhóm thảo luận một khổ thơ )
- Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì ?
GV tổ chức cho HS trình bày kết quả và nhận xét chốt câu trả lời đúng.
-Nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ?
-Hãy giải thích ý nghĩa của những cách nói sau ( Dành HS khá giỏi ) 
 Ước “không còn mùa đông”.
-Ước “ Hoá trái bom thành trái ngon” .
- Em thích ước mơ nào trong bài ? Vì sao ?
Bài thơ nói lên điều gì?
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng .
GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ.
+ GV hướng dẫn đọc diễn cảm khổ thơ 1 và 2.
-GV đọc mẫu
* HD học thuộc lòng 1,2 khổ thơ trong bài 
HS khá giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ .
-GV nhận xét, ghi điểm. 
4. Củng cố,: 
- Nêu ý nghĩa của bài thơ: 
- GV giáo dục HS cố gắng học thật giỏi để thực hiện những ước mơ của mình.
5.dặn dò 
- Dặn bạn nào chưa thuộc về học thuộc lòng bài thơ. Chuẩn bị tiết: Đôi giày ba ta màu xanh.
Nhận xét tiết học.
HS hát
HS lên bảng đọc bài
HS khác nhận xét.
- HS trả lời
- HS theo dõi, nhắc lại tựa bài.
HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ của bài.
 ( Học sinh đọc 2-3 lượt. )
- HS đọc theo hướng dẫn của GV
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
-HS đọc toàn bài
- Câu thơ được lặp lại nhiều lần trong bài là: “Nếu chúng mình có phép lạ.”
- Nói lên ước muốn của bạn nhỏ rất tha thiết các em luôn mong mỏi một thế giới hoà bình, tốt đẹp, trẻ em được sống đầy đủ, hạnh phúc.
- HS thành lập 4 nhóm và thực hiện theo hướng dẫn và trình bày kết quả.
-Khổ 1: Ước cây mau lớn để cho quả ngọt.
-Khổ 2: Trẻ em ước trở thành người lớn ngay để làm việc.
-Khổ 3: Ước trái đất không còn mùa đông giá rét.
-Khổ 4: Ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành những trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn.
-Những ước mơ lớn, những ước mơ cao đẹp: cuộc sống no đủ, được làm việc, không còn thiên tai, thế giới hoà bình.
- Ước muốn không còn mùa đông giá lạnh. Thời tiết lúc nào cũng dễ chịu. Không còn thiên tai, lũ lụt hay bất kì tai hoạ nào đe doạ con người.
- Nói lên ước mơ: Không còn chiến tranh, con người luôn sống trong hoà bình, không còn bom đạn.
-HS đọc thầm tự suy nghĩ và phát biểu: 
VD: + Hạt giống nảy mầm nhanh để có quả ăn ngay. Vì em thích ăn hoa quả và để cho cha mẹ đỡ mất nhiều công chăm sóc.
+ Ngủ dậy thành người lớn ngay để chinh phục đại dương, bầu trời vì em thích khám phá thế giới và làm việc để giúp đỡ bố mẹ.
Nội dung chính : Bài thơ nói lên ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ ( Cả lớp chú ý lắng nghe tìm giọng đọc hay )
- HS theo dõi
-Từng cặp HS luyện đọc 
-Một vài HS thi đọc diễn cảm.
-HS luyện đọc theo nhóm bàn .
-Học sinh thi đọc thuộc lòng 1 ,2 khổ thơ 
- .Ước mơ của các bạn nhỏ mong muốn thế giới tốt đẹp hơn. 
- HS lắng nghe.
TIẾT 15 LỊCH SỬ
ÔN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
-HS nắm được tên các hai giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5 :
 Buổi đầu dựng nước và giữ nước; Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập .
+ Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN : Buổi đầu dựng nước và giữ nước 
+ Năm 179 TCN đến năm 938 : Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại nền độc lập 
- Kể lại một số sự kiện tiêu biểu về : 
+ Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang .
+ Hoàn cảnh , diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng .
+ Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng .
 - HS bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Băng và trục thời gian; Một số tranh , ảnh , bản đồ .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
T_G 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 phút
4 phút
1 phút
8phút
10 phút
13phút
3 phút
1 phút
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo.
- HS thuật lại diễn biến của trận đánh trên sông Bạch Đằng.
- Ngô Quyền xưng vương vào năm nào, kinh đô đóng ở đâu?
- GV nhận xét, ghi điểm.
 3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Ôn tập 
Hoạt động1: Hai giai đoạn lịch sử đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
- Chúng ta đã học những giai đoạn lịch sử nào của lịch sử dân tộc?
- Nêu thời gian của từng giai đoạn.
Hoạt động 2: Các sự kiện LS tiêu biểu.
- GV cho HS đọc yêu cầu 2 SGK trang 24.
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp.
GV chốt trục thời gian đúng.
Hoạt động 3: Thi hùng biện
- GV chia lớp thành 6 nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi.
 Nội dung cần nêu từ các mặt : sản xuất, ăn mặc, ở, ca hát, lễ hội, trang phục của người Lạc Việt thời Văn Lang.
- Cần nêu rõ thời gian, nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- nêu thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa trận Bạch Đằng.
GV nêu yêu cầu của bài nói: Đầy đủ, trôi chảy, sinh động. Khuyến khích các nhóm có nhiều bạn nói, mỗi bạn nói 1 phần.
-GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
GV, Ban giám khảo tuyên dương nhóm nói tốt.
GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố -: 
- GV giáo dục HS ham tìm hiểu về lịch sử dân tộc
5Dặn dò 
- Dặn HS về nhà ôn bài;Chuẩn bị bài: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân; Nhận xét tiết học.
HS hát
- HS trình bày
- HS trả lời
- HS khác nhận xét
- HS theo dõi, nhắc lại tựa bài.
HS đọc SGK
- Hai giai đoạn LS:
+ Giai đoạn thứ nhất: “ Buổi đầu dựng nước và giữ nước”. Giai đoạn này bắt đầu từ khoảng 700 năm TCN đến 179 TCN
+ Giai đoạn thứ 2: “ Hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập”. Giai đoạn này bắt đầu từ 179 TCN đến 938.
- HS đọc yêu cầu 2 SGK trang 24.
- HS thảo luận nhóm đôi và kẻ trục thời gian: Ghi các sự kiện tiêu biểu theo mốc thời gian vào một tờ giấy.
- Đại diện HS báo cáo kết quả.
Nước Văn Nước Âu Lạc Chiến thắng
 Lang ra đời rơi vào tay Bạch Đằng
 Triệu Đà
Khoảng 700 179 CN 938 
năm TCN
Các nhóm thảo luận chuẩn bị hùng biện.
HS nào chưa trình bày thì làm ban giám khảo.
Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Nhóm 1: Kể về đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang: Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng, làm vũ khí và công cụ sản xuất. Cuộc sống ở làng bản, giản dị, vui tươi, hoà hợp với thiên nhiên và có nhiều tục lệ riêng. 
- Nhóm 2: Kể về khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào năm 40 ( mùa xuân ), trên của sông Hát, tỉnh Hà Tây ngày nay. Từ đây đoàn quân tiến lên Mê Linh và nhanh chóng làm chủ Mê Linh, sau đó tiến xuống tiến đánh Cổ Loa, từ Cổ Loa tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ. Bị đòn bất ngờ, quân Hán thua trận, bỏ chạy tán loạn.
- Nhóm 3: Kể về chiến thắng Bạch Đằng: Ngô Quyền đã cho chôn cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở cửa sông Bạch Đằng để đánh giặc. Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thuỷ triều lên, nước dâng cao, che lấp các cọc nhọn. Ngô Quyền cho thuyền nhẹ bơi ra khiêu chiến vừa đánh vừa lui nhữ cho địch vào bãi cọc. Chờ lúc thuỷ triều xuống, khi hàng ngàn cọc nhọn nhô lên, quân ta mai phục hai bên bờ sông đổ ra đánh quyết liệt. Giặc hốt hoảng quay đầu bỏ chạy thì va vào cọc nhọn. Thuyền giặc cái thì thủng cái vướng cọc nhọn nên không tiến không lùi được.
- Quân Nam Hán chết quá nửa. Hoằng Tháo tử trận. Cuộc xâm lược của quân Nam Hán hoàn toàn thất bại.
- HS nêu nội dung ôn tập
- HS theo dõi.
TIẾT 36 TOÁN
 LUYỆN TẬP
I - MỤC TIÊU : 
 - Tính được tổng của 3 số và vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất .
-HS rèn tính cẩn thận trong tính toán. Biết vận dụng kiến thức toán học trong cuộc sống.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
T-G 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1 phút
3phút
1 phút
7phút
9phút
9ph ... ích học toán.
5. Dặn dò 
- Chuẩn bị bài: Hai đường thẳng vuông góc. 
- Nhận xét tiết học.
HS hát, nêu kết quả truy bài đầu giờ
-HS lên bảng sửa bài
-HS khác nhận xét
-HS theo dõi, nhắc lại tựa bài.
-HS nhận giấy
 A 
 O
 B
HS dùng ê ke để kiểm tra góc nhọn & nêu nhận xét: Góc nhọn bé hơn góc vuông.
HS trả lời
- Đây là góc nhọn KOH. Vì dùng ê-ke đo thấy được góc nhọn bé hơn góc vuông.
- HS quan sát
+Tên góc: MON
+Tên đỉnh: O
+Và các cạnh: OM; ON
-HS nhắc lại
-HS đo và nhận xét: Góc tù lớn hơn góc vuông
-Vài HS nhắc lại.
+Tên góc: COD
+Tên đỉnh: O
+Và các cạnh: OC; OD
- HS dùng ê ke đo và kết luận “góc bẹt bằng hai góc vuông”
+ Góc nhọn bé hơn góc vuông
+ Góc tù lớn hơn góc vuông và nhỏ hơn góc bẹt.
+ Góc bẹt bằng hai góc vuông
-HS đọc đề, quan sát các hình SGK.HS làm bài
- HS quan sát về góc hoặc dùng ê-ke để nhận biết góc nhọn, góc tù, góc vuông, góc bẹt và nêu tên các góc.
-HS nêu:
+Các góc nhọn: MAN; UDV
+Các góc tù: PBQ; GOH
+Góc vuông: ICK
+Góc bẹt: XEY 
-HS đọc đề, quan sát các hình SGK.
-HS làm vào vở
+ Hình tam giác có 3 góc nhọn: ABC
HS làm bài nêu kết quả .
+ Hình tam giác có 1 góc vuông: DEG
+ Hình tam giác có góc tù: MNP
+ Góc nhọn bé hơn góc vuông
+ Góc tù lớn hơn góc vuông và nhỏ hơn góc bẹt.
+ Góc bẹt bằng hai góc vuông
CHÍNH TẢ 
TIẾT 8 : TRUNG THU ĐỘC LẬP.
I – MỤC TIÊU: 
- HS nghe–viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ .
- Làm đúng BT3a 
-GDBVMT:Khai thác vẻ đẹp của ánh trăng để thấy được giá trị của môi trường thiên nhiên với cuộc sống con người . Từ đó biết yêu quí vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước .
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Ba bốn tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2a hoặc 2b.
 - Bảng lớp viết nội dung BT3a hoặc 3b + một số mẫu giấy gắn lên bảng để học sinh thi tìm từ.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
T-G 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1 phút
4 phút
1 phút
10phút
13phút
2phút
5phút
3phút
1 phút
1. Ổn định: Kiểm tra dụng cụ học tập hoặc hát. 
2. Bài cũ: Nhớ-viết: Gà Trống và Cáo.
- GV cho HS viết lại vào bảng con những từ hay viết sai tiết trước. 
- GV nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới: 
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Nghe – viết: Trung thu độc lập. Phân biệt: r/ d / gi, iên/ iêng/ yên
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe viết.
 a. Hướng dẫn chính tả: 
Giáo viên đọc đoạn viết chính tả lần 1.
Học sinh đọc thầm đoạn chính tả
- Cuộc sống mà anh chiến sĩ mơ ước tới đất nước tươi đẹp như thế nào? 
- Đất nước ta hiện nay đã thực hiện được mơ ước cách đây 60 năm của anh chiến sĩ chưa?
GDBVMT: Vẻ đẹp của thiên nhiên đã giúp ích gì cho đời sống tinh thần của con người?
Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: trợ giúp, sương gió, thịnh vượng, 
 b. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
-GV đọc mẫu lần 2
Nhắc cách trình bày bài
Giáo viên đọc cho HS viết 
Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi.
 * Hoạt động 3: Chấm và chữa bài.
Chấm tại lớp 8đến 12 bài. 
Giáo viên nhận xét chung 
 Hoạt động 4: HS làm bài tập chính tả 
Bài 3a)
GV cho HS thảo luận nhóm đôi để tìm từ cho hợp nghĩa.
Nhận xét và chốt lại lời giải đúng 
4. Củng cố:
GV cho HS viết vào bảng con những hay viết sai
- GV giáo dục HS viết đúng chính tả.
5. Dặn dò
 - Nhắc nhở HS viết lại các từ sai (nếu có ).
 - Chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
HS hát, trình bày sự chuẩn bị của mình.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
-HS theo dõi, nhắc lại tựa bài
HS theo dõi trong SGK 
HS đọc thầm 
- Với những dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện, ở giữa biển rộng cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn, những ống khói nhà máy chi chít cao thẳm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.
- Đã có được những điều mà anh chiến sĩ mơ ước. Thành tựu kinh tế đạt được rất to lớn: Chúng ta đã có những nhà máy thuỷ điện lớn, những khu công nghiệp, đô thị lớn
+ Làm cho cuộc sống thêm xinh tươi , phong phú và đa dạng , làm cho con người trở nên yêu nhiên nhiên , lạc quan và yêu đời 
-HS viết bảng con 
HS theo dõi.
HS nghe.
HS viết chính tả. 
HS dò bài. 
HS đổi tập để soát lỗi và ghi lỗi ra ngoài lề trang tập
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc theo cặp; Từng cặp thực hiện:
+ 1 HS đọc nghĩa của từ
+ 1 HS đọc từ hợp với nghĩa.
- HS1: Có giá trị thấp hơn mức bình thường
- HS2: Có giá trị thấp hơn mức bình thường là từ rẻ
- HS2: Người nổi tiếng
- HS1: Người nổi tiếng là danh nhân
- HS1: Đồ dùng để nằm ngủ hoặc nệm.
- HS2: Đồ dùng để nằm ngủ hoặc nệm là giường
HS viết vào bảng con những từ hay viết sai
- HS nhắc lại nội dung học tập
- HS lắng nghe.
TIẾT16 TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I - MỤC TIÊU
- HS nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở Vương Quốc Tương Lai ( bài tập đọc 7 ) -BT1 
- Bước đầu HS nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV ( BT2 ,BT3 ) .
 - HS có ý thức dùng từ hay, viết <BT câu văn trau chuốt, giàu hình ảnh.
*KNS: 
	-Tư duy sáng tạo; phân tích, phán đoán
II-CC PP&KT DẠY HỌC TÍCH CỰC
PP:thảo luận nhĩm
KT:trình by 1 pht
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Các tranh minh họa trong SGK (phóng to).
Các tờ phiếu to ghi các câu hỏi gợi ý.
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
T-G 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 phút
5phút
1 phút
8phút
12phút
8phút
4phút
1phút
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Luyện tập phát triển câu chuyện
GV cho HS kể một câu chuyện (BT3) được sắp xếp theo trình tự thời gian mà em thích.
-GV nhận xét, ghi điểm
3.Bài mới: 
Giới thiệu bài: 
-Ở tiết học trước em được kể chuyện theo trình tự nào?
GV: Tiết học hôm nay ngoài việc củng cố cách phát triển đoạn văn theo trình tự thời gian, các em sẽ biết được cách phát triển đoạn văn theo trình tự không gian qua bài: Luyện tập phát triển câu chuyện
Bài tập 1: 
*KN: Tư duy sáng tạo; phân tích, phán đoán
PP:thảo luận nhĩm/ KT:Trình by 1 pht
-YCHS nêu YCBT
-Trong chuyện “ Trong công xưởng xanh” là lời thoại trực tiếp hay lời kể?
-Cho HS giỏi làm mẫu. Chuyển từ ngôn ngữ kịch sang lời kể.
GV nhận xét, dán tờ phiếu ghi 1 mẫu chuyển thể. 
Ví dụ: Tin –tin và Mi-tin đến thăm công xưởng xanh. Thấy một em bé mang một cỗ máy có đôi cánh xanh, Tin-tin ngạc nhiên hỏi em bé đang làm gì đối với cánh tay ấy. Em bé nói mình dùng đôi cánh đó vào việc sáng chế trên trái đất. 
-GV yêu cầu từng cặp HS đọc trích đoạn Ở Vương quốc Tương Lai, quan sát tranh minh họa vở kịch, suy nghĩ, tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian. 
-GV nhận xét, tuyên dương, ghi điểm.
Bài tập 2: 
-Hai bạn Tin-tin và Mi-tin có đi thăm cùng nhau không?
GV hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của bài:
-Vừa rồi các em đã kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian nghĩa là sự việc nào xảy ra trước thì kể trước , sự việc nào xảy ra sau thì kể sau.. Bây giờ các em tưởng tượng hai bạn Tin-tin và Mi-tin không đi thăm cùng nhau. Mi-tin thăm công xưởng xanh và Tin-tin thăm khu vườn kì diệu hoặc ngược lại Tin-tin đi thăm công xưởng xanh còn Mi-tin đi thăm khu vườn kì diệu.
-yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm.GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
-Tổ chức cho HS thi kể về từng nhân vật.
-Gọi HS nhận xét nội dung truyện đã theo đúng trình tự không gian chưa? Bạn kể đã hấp dẫn, sáng tạo chưa?
 Bài 3;
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-Treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc, trao đổi và trả lời câu hỏi.
4. Củng cố,: 
-Có những cách nào để phát triển câu chuyện? Những cách đó có gì khác nhau?
-GV giáo dục HS có ý thức dùng từ hay, viết câu văn trau chuốt, giàu hình ảnh.
5 Dặn dò 
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau. 
- Nhận xét tiết học.
-HS hát
-HS lên bảng kể
-HS khác nhận xét
-Kể chuyện theo trình tự thời gian
-Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1. 
- Là lời thoại trực tiếp giữa các nhân vật với nhau
- HS thực hiện. 
-HS theo dõi
-HS kể chuyện trong nhóm.
-Ba học sinh thi kể từng màn kịch.
-Cả lớp nhận xét. 
-HS đọc yêu cầu đề.
-Không
-Từng HS tập kể theo câu chuyện trình tự không gian. 
- Hai HS thi kể từng màn kịch. 
- HS khác nhận xét. 
- HS đọc yêu cầu của bài.
-HS quan sát
-HS thảo luận nhóm bàn, phát biểu ý kiến.
Kể theo trình tự thời gian :
-Mở đầu đoạn 1: Trước hết hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh.
-Mở đầu đoạn 2: Rời công xưởng xanh, Tin-tin và Mi-tin đến khu vườn kì diệu.
Kể theo trình tự không gian :
- Mở đầu đoạn 1: Mị-tin đến khu vườn kì diệu.
-Mở đầu đoạn 2:Trong khi Mi-tin đang ở khu vườn kì diệu thì Tin-tin đến công xưởng xanh.
-HS nêu
TIẾT 8 SINH HOẠT TẬP THỂ
I. MỤC TIÊU:
-HS nhận ra sai sót cũng như những tiến bộ của mình và các bạn từ đó có ý thức tự giác sữa chữa và vươn lên trong học tập .
 -HS biết tham gia ý kiến xây dựng phương hướng hoạt động tuần 9.
-HS biết bày tỏ ý kiến và có thái độ tích cực trong hoạt động tập thể.
II CHUẨN BỊ
- Các tổ trưởng lập bảng báo cáo các hoạt động trong tuần 8.
- Lớp trưởng lập báo cáo
 -GV lập bảng báo cáo tuần 8 và phương hướng tuần 9
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Các tổ trưởng lần lượt báo cáo các hoạt động đã làm được trong tuần qua.
 2. Lớp trưởng tổng hợp báo cáo các mặt: học tập, đạo đức, chuyên cần, tác phong, vệ sinh.
 - HS chú ý lắng nghe và có ý kiến bổ sung
- GV nhận xét chung và tổng hợp các kết quả đạt được trong tuần qua. 
a/ Học tập: .
 b/ Đạo đức: 
 c/ Chuyên cần: .
 d/ Lao động – Vệ sinh: ..
+ GV tuyên dương các em thực hiện tốt trong tuần
3. GV – HS bình chọn HS danh dự trong tuần: 
-HS xuất sắc: .
-HS tiến bộ: ..
2. Phương hướng tuần 9
-GV động viên, khuyến khích các em cố gằng khắc phục những khuyết điểm trong tuần qua và phát huy những ưu điểm, tích cực.
a/ Học tập:
- Phát động phong trào chào mừng ngày 20/10 - Tổng hợp điểm 10 trong tuần.
- Thực hiện truy bài đầu giờ, các tổ trưởng cần theo dõi tích cực các tổ viên.
- Có thái độ tích cực hợp tác trong học tập
- Tiếp tục duy trì:“Đôi bạn cùng tiến” giúp nhau trong học tập
b/ Đạo đức:
- Thực hiện theo 5 điều Bác dạy, nội qui trường, lớp.
- Xếp hàng nghiêm túc giờ ra vào lớp, giờ về.
- Không nói tục chửi thề, không đánh nhau. 
- Lễ phép, chào hỏi khi gặp người lớn tuổi
c/ Chuyên cần: 
- Duy trì sĩ số
- Đi học đầy đủ , đúng giờ
d/ Lao động, vệ sinh
- Thực hiện theo lịch phân công lao động của trường.
- VS trường lớp và cá nhân sạch sẽ.
e/ Phong trào:
- Tham gia đầy đủ các phong trào của Đội 
- Giáo dục cho HS thêm về truyền thống của nhà trường.
. 3. Tổ chức cho HS chơi văn nghệ 
 GVCN
 Trần Thị Điệp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_8_nam_hoc_2012_2013_tran_thi_diep.doc