Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2010-2011 - Đinh Phấn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2010-2011 - Đinh Phấn

Tiết 3: TOÁN.

Bài 39: LUYỆN TẬP CHUNG

I.Mục tiêu

 - Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ; vận dụng một số tính chất của phép cộng khi tính giá trị của biểu thức số.

- Giải được bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

Bài 1 (a), bài 2 (dòng 1), bài 3, bài 4

II. Đồ dùng dạy học

 Bảng phụ +giáo án

III. Các hoạt động dạy- học

 

doc 36 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/02/2022 Lượt xem 157Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2010-2011 - Đinh Phấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9: 
THỨ HAI NGÀY 11/10/2010
Tiết 1: CHÀO CỜ.
(LỚP 1B)
-------------------------------------------------
Tiết 2: TẬP ĐỌC.
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I) MỤC TIÊU
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
- Hiểu nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quí (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II) ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- GV : Tranh minh hoạ trong SGK, tranh ảnh về đốt pháo hoa, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
- HS : Sách vở môn học
III)CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Gọi 3 HS đọc bài : “ Đôi giày ba ta màu xanh” + trả lời câu hỏi
- GV nhận xét – ghi điểm cho HS
B. Dạy bài mới:
1, Giới thiệu bài(1’)
– Ghi bảng.
2, Luyện đọc(12’)
 - Gọi 1 HS khá đọc bài
 - GV chia đoạn: bài chia làm 2 đoạn
 - Gọi 2 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2+ nêu chú giải( cây bông )
 - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp, gọi vài nhóm đọc 
- GV đọc toàn bài 
3, Tìm hiểu bài(12’)
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 
 + Từ : “ Thưa” có nghĩa là gì?
+ Cương xin mẹ đi học nghề gì?
+ Cương học nghề thợ rèn để làm gì? 
Kiếm sống: Tìm cách làm việc để tự nuôi mình.
TK:. Ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi Cương trình bày ước mơ của mình? Mẹ cương nêu lý do phản đối như thế nào?
Nhễ nhại: mồ hôi ra nhiều, ướt đẫm 
+ Cương đã thuyết phục mẹ bằng cách nào?
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi:
+ Nhận xét cách trò chuyện của hai mẹ con, cách xưng hô, cử chỉ trong lúc trò chuyện?
+ Nội dung chính của bài là gì?
GV ghi nội dung lên bảng
4,Luyện đọc diễn cảm(10’)
- Gv đọc mẫu và nêu cách đọc 
- Y/c luyện đọc theo đoạn 
- HD HS đọc phân vai cả bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét chung.
 C. Củng cố– dặn dò:(2’)
 + Nhận xét giờ học
 + Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Điều ước của Vua Mi - đát
- 3 HS thực hiện yêu cầu
HS ghi đầu bài vào vở
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS đánh dấu từng đoạn
-2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe 
HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Thưa: trình bày với người trên về một vần đề nào đó với cung cách lễ phép, ngoan ngoãn.
- Cương xin mẹ đi học nghề thợ rèn.
- Cương học nghề thợ rèn để giúp đỡ mẹ. Cương thương mẹ vất vả nên muốn tự mình kiếm sống. 
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Mẹ cho là Cương bị ai xui vì nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố của Cương cũng không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất thể diện của gia đình. 
- Cương nghèn nghẹn nắm lấy tay mẹ. Em nói với mẹ bằng những lời thiết tha, nghề nào cũng đáng quý trọng, chỉ có những nghề trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Cách xưng hô đúng thứ bậc trên dưới trong gia đình. Cương lễ phép. mẹ âu yếm. Tình cảm mẹ con rất thắm thiết, thân ái. Cử chỉ trong lúc trò chuyện thân mật, tình cảm.
* Nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quí 
- HS nắng nghe 
- 2 hs đọc 
- 3 HS đọc phân vai, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3,4 nhóm HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- Lắng nghe
- Ghi nhớ 
-----------------------------------------------------------
Tiết 3: TOÁN.
Bài 39: LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu
 	- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ; vận dụng một số tính chất của phép cộng khi tính giá trị của biểu thức số.
- Giải được bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Bài 1 (a), bài 2 (dòng 1), bài 3, bài 4 
II. Đồ dùng dạy học 
 Bảng phụ +giáo án
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt dộng của trò
A. KTBC (5p)
- Gọi 2 hs nêu công thức tìm số lớn , số bé .
Nhận xét, chữa bài 
B. Bài mới
1:Gtb (1’)
* Giới thiệu và ghi đầu bài 
Bài 1a:
- Gọi hs đọc yêu cầu 
Cho hs làm bảng con , bảng lớp.
* 
*Nhận xét, chữa bài 
Củng cố cách tính phép cộng, phép trừ và cách thử lại 
Bài 2: (5’)
* Gọi hs đọc yêu cầu 
Mẫu :
 570 – 225 – 167 + 67
= 345 – 167 + 67
= 178 + 67
= 245
Gọi hs nêu cách tính giá trị của biểu thức 
Nhận xét chữa bài 
Bài 3: (5’)
*Gọi hs đọc yêu cầu 
- Gọi hs nêu lại tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng 
Cho hs làm bảng , nháp 
Nhận xét , chữa bài 
Bài 4: (4’)
- Gọi hs đọc yêu cầu 
Tóm tắt : ?l
Thùng bé:
 120lít 600
Thùng to: lít
 ?l 
Cho hs giải bảng , vở
Nhận xét , chữa bài 
Bài 5: (Nếu còn thời gian)
Gọi hs đọc yêu cầu 
CH:Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào ?
CH:Muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm như thế nào?
- Cho hs làm, bảng lớp.vở 
- NX
3, Củng cố dặn dò (2 )
 - Nhận xét chữa bài 
 - Nêu lại nội dung bài 
 - Nhận xét giờ học
- 2hs nêu công thức tìm số lớn , số bé.
- Ghi đầu bài 
- 2hs đọc yêu cầu 
Làm bài bảng lớp , bảng con 
a. 
 Thử lại 
b. 
 Thử lại 
* 2hs đọc yêu cầu 
Làm vở
a, 168 x 2 : 6 x 4
 = 336 : 6 x 4
 = 56 x 4
 = 224
b, 468 : 6 + 61 x 2
 = 78 + 122
 = 200
 5625 – 5000 : (726: 6 - 113)
= 5625 – 5000 : (121 - 113)
= 5625 – 5000 : 8
= 5625 – 625 = 5000
- 2hs đọc yêu cầu 
- 2 hs nêu tính chất giao hoán , kết hợp của phép cộng
a, 98+3+97+2=(98+2)+(97+3)
 = 100+100
 =200
56+399+1+4=(56+4)+(399+1)
 = 60 + 400
 = 460
b, 364+136+219+181
= (364+136)+(219+181)
= 500 + 400 
= 900
 178+277+123+ 422
 =(178+422)+(277+123)
 = 600 + 400 
 = 1000
- 2hs đọc yêu cầu 
 Giải 
Thùng bé chứa số lít nước là:
(600 - 120): 2 = 240(lít)
Số nước trong thùng to là:
240 + 120 = 360 (lít)
 Đáp số :Thùng bé:240lít
 Thùng lớn:360lít
- 2hs đọc yêu cầu 
a, X x 2 = 10
 X = 10 : 2
X = 5
b, X : 6 = 5
 X = 5 x 6 
 X = 30
-------------------------------------------------------
Tiết 4: KĨ THUẬT.
(Đ/C VĨNH DẠY)
--------------------------------------------------------
Tiết 5: TẬP LÀM VĂN.
Bài 17. LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục tiêu 
Dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu và gợi ý trong SGK, bước đầu kể lại được câu chuyện theo trình tự không gian.
II. Đồ dùng dạy học 
Tranh , bảng phụ (gợi ý ), 3 phiếu to, mẫu ...
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.KTBC (5p)
- Gọi 2 hs lên bảng kể lại câu chuyện Ở vương quốc tương lai , theo trình tự thời gian và không gian .
- Nhận xét cho điểm 
NDBC: Qua hai cách kể trên các con thấy về trình tự sắp xếp các sự việc có thể bị đảo lộn mà câu chuyện vẫn hấp dẫn đó là nội dung bài học trước. Tiết TLV hôm nay chúng ta học bài gì ? các con chú ý ...
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài(1p)
Cho hs quan sát tranh
*Đây chính là chàng Yết Kiêu một chàng trai khoẻ mạnh, yêu nước, Yết Kiêu đang yết kiến vua Trần Nhân Tông xin đi giết giặc. Để biết chàng Yết Kiêu có tài gì ? và cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian ntn? Đó là nội dung bài học hôm nay cô trò ta cùng tìm hiểu.
Ghi đầu bài 
- Để giúp các em hiểu văn bản kịch
2. Hướng dẫn làm bài 
Bài tập 1:(10p)
- 1 gọi hs đọc yêu cầu .
- Gọi 1 hs đọc đoạn kịch, chú giải 
CH: Nội dung đoạn kịch phần a có mấy nhân vật?
CH: Nội dung đoạn kịch b có mấy nhân vật?
CH: Để đọc 2 đoạn kịch này cần mấy người?
* Cho hs hoạt động nhóm 4 đọc phân vai.
- Gọi các nhóm đọc bài 
CH: Yết Kiêu là người như thế nào?
CH:Cha Yết Kiêu có đức tính gì đáng quý?
CH: Nội dung đoạn kịch a là gì?
CH:Nội dung đoạn kịch b là gì?
CH: Những sự việc trong hai cảnh của vở kịch diễn ra theo trình tự nào? Tại sao em biết ?
*Chuyển ý :
Các em vừa được đọc và tìm hiểu hai đoạn kịch, để biết cách kể hai đoạn kịch này thành một câu chuyện theo trình tự không gian thầy trò ta cùng tìm hiểu bài tập 2.
Bài tập 2:(20p)
- Gọi hs đọc yêu cầu 
- Yêu cầu của bài tập 2 là gì?
Gạch chân: kể lại câu chuyện Yết Kiêu
Cho hs đọc gợi ý 
CH: Câu chuyện Yết Kiêu kể như gợi ý là kể theo trình tự nào ?
* Khi kể câu chuyện này các em nên giữ lại một số lời đối thoại quan trọng, đặt lời đối thoại sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép .
CH: Theo em nên giữ lại lời đối thoại nào ?
- Lời thoại mở đầu cảnh 2 có thể chuyển thành lời kể như sau :
 Gắn bảng phụ:
- Cho hs làm việc phiếu học tập mỗi em làm một đoạn, sau đó kể cho nhau nghe thành một câu chuyện hoàn chỉnh.
- Nhận xét, sửa lỗi 
* Gọi hs kể toàn bộ chuyện 
Nhận xét, tuyên dương
Câu chuyện về tài trí, lòng dũng cảm của Yết Kiêu đã được biên soạn thành một vở kịch diễn trên sân khấu .Khi nào có dịp các con hãy tìm xem .
C. Củng cố dặn dò(2p)
- GV nx chung 
- Dặn dò bài sau
-2 HS lên bảng kể chuyện 
- HS nghe
- HS quan sát tranh
- HS ghi 
- 2 hs dọc yêu cầu 
1 hs đọc đoạn kịch 
1 hs đọc chú giải 
- 2 nhân vật(Yết kiêu, cha )
- 2 nhân vật(Yết Kiêu, vua)
- 4 người (người dẫn chuyện, Yết Kiêu, cha Yết Kiêu, nhà vua )
- Hoạt động nhóm 4
- 2nhóm đọc bài 
- Căm thù bọn giặc xâm lược, quyết chí giết giặc.
- Cha Yết Kiêu có lòng yêu nước, tuy tuổi già, cô đơn, tàn tật, vẫn động viên con đi đánh giặc.
- Giặc Nguyên xâm lược nước Đại Việt ta Yết Kiêu nói chuyện với cha.
- Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông.
- Hai cảnh của vở kịch được diễn ra theo trình tự thời gian vì sự việc xảy ra trước kể trước, sự việc xảy ra sau kể sau .
- 2 hs đọc yêu cầu -
- Nêu yêu cầu trọng tâm 
- Kể theo trình tự không gian các sự việc được đảo lộn – sự việc sảy ra sau kể trước .
VD: - Con đi giết giặc 
- Cha ơi! nước mất .
- Để thần dùi thủng.
- Vì căm thù giặc và noi gương người 
-2 hs đọc mẫu 
Làm việc cá nhân – hoạt động nhóm kể cho nhau nghe.
-Nhận xét, chữa lỗi cho bạn 
-3-4 hs đọc bài của mình 
- Nhận xét 
2 hs kể toàn bộ chuyện 
Nhận xét 
-----------------------------------------------------------
THỨ BA NGÀY 12/10/2010
Tiết 1: TOÁN.
 Bài 40: GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT
I. Mục tiêu 
Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (bằng trực giác hoặc sử dụng ê ke).
Bài 1, bài 2 (chọn 1 trong 3 ý)
II. Đồ dùng dạy học 
 Ê ke 
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. KTBC(3p)
CH:Nêu tên các góc đã được học ?
NX-ND
B. Bài mới
Giới thiệu và ghi đầu bài 
1.Giới thiệu góc nhọn , ... s đọc gợi ý sgk
- Nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em.
-Anh hoặc chị em
- Làm cho anh , chị hiểu được nguyện vọng của em , giải đáp những khó khăn , thắc mắc để anh , chị ủng hộ em thực hiện nguyện vọng ấy .
- Đóng vai em và anh , chị .
- Đọc thầm gợi ý 2
Hình thành câu trả lời cho những thắc mắc .
- Thảo luận nhóm đôi 
- Các nhóm trình bày 
- Nhận xét, chọn bạn kể hay 
nhất và nhóm bạn đóng vai thuyết phục nhất .
Nêu lại nội dung bài 
----------------------------------------------------------
Tiết 2: TIẾNG ANH.
(Đ/C HƯƠNG DẠY)
------------------------------------------------------------
Tiết 3: TOÁN.
Bài 43. VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. Mục tiêu
- Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước.
- Vẽ được đường cao của một hình tam giác.
Bài 1, bài 2
II. Đồ dùng dạy - học
- Thước thẳng và êke (giáo viên +học sinh)
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định: 1p
B. Kiểm tra bài cũ: 3p
- Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh và 2 học sinh lên bảng.
- Nhận xét, xho điểm.
C. Bài mới: 30p
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ cùng thực hành vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau.
2. Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước:
- Giáo viên thực hiện các bước vẽ như SGK. Vừa thao tác vẽ vừa nêu cách vẽ để học sinh quan sát (vẽ theo từng trường hợp)
- Đặt một cạnh vuông góc của êke trùng với đường thẳng AB. 
- Chuyển dịch êke dọc theo đường 
thẳng AB (SGK).
 C 
A E B
 D
Điểm E nằm trên đường thẳng AB
- Tổ chức cho học sinh thực hành vẽ.
+ Yêu cầu vẽ đường thẳng AB bất kì 
+ Lấy điểm E trên đường thẳng AB (hoặc nằm ngoài đường thẳng AB) 
+ Dùng êke để vẽ đường thẳng CD đi qua E và vuông góc với AB.
3. Hướng dẫn vẽ đường cao của tam giác:
- Giáo viên vẽ tam giác ABC như SGK.
- Yêu cầu đọc tên tam giác.
- Yêu cầu vẽ đường thẳng đi qua điểm A vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC.
- Giáo viên kết luận: (SGK)
Giáo viên: Đường cao của hình tam giác chính là đoạn thẳng đi qua một đỉnh và vuông góc với cạnh đối diện của đỉnh đó.
- Yêu cầu học sinh vẽ đường cao hạ từ đỉnh B, đỉnh C của hình tam giác ABC.
? Một hình tam giác có mấy đường cao ?
4. Hướng dẫn thực hành: 
Bài 1: 
- Yêu cầu đọc đề bài sau đó vẽ hình 
- Nhận xét.
- 3 học sinh nêu cách thực hiện vẽ đường thẳng AB của mình.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 2: 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Đường cao AH của tam giác ABC là đường thẳng đi qua đỉnh nào của tam giác ABC ? và vuông góc với cạnh nào của tam giác ABC ? 
- Yêu cầu học sinh vẽ hình.
- Nhận xét, nêu cách thực hiện.
Bài 3: 
- Yêu cầu đọc đề và vẽ đường thẳng qua E, vuông góc với DC tại G.
? Nêu tên các hình chữ nhật có trong hình ? 
C. Củng cố – dặn dò 
- Tổng kết giờ học 
- 2 học sinh lên bảng vẽ 2 đường thẳng song song với nhau. 
- Học sinh nghe.
- Theo dõi thao tác.
 C 
A E B
 D
Điểm E nằm ngoài đường thẳng AB.
- Một học sinh vẽ lên bảng, lớp vẽ vào nháp.
- Tam giác ABC.
- Một học sinh lên bảng vẽ, lớp vẽ vào nháp.
- Học sinh nhắc lại. 
- Học sinh dùng êke để vẽ.
- Có ba đường cao.
- 3 học sinh lên bảng vẽ, mỗi học sinh vẽ một trường hợp, lớp vẽ vào vở.
- Nhận xét.
- 3 học sinh lần lượt nêu cách thực hiện.
- Vẽ đường cao AH của tam giác ABC trong các trường hợp khác nhau.
- Là đường thẳng đi qua đỉnh A của tam giác ABC và vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC tại điểm H.
- 3 học sinh lên vẽ hình, mỗi học sinh vẽ đường cao AH trong một trường hợp, cả lớp dùng bút chì vẽ vào SGK.
- Nhận xét, 3 học sinh nêu cách thực hiện.
- Học sinh vẽ vào vở bài tập.
- ABCD, AEGH, EBCG. 
------------------------------------------------------------
Tiết 4: KHOA HỌC.
Bài 18. Ôn tập
CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
I)MỤC TIÊU: 
Ôn tập các kiến thức về:
- Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
- Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Dinh dưỡng hợp lí.
- Phòng tránh đuối nước.
II) ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- GV : Tranh minh hoạ trong SGK, các phiếu ghi nội dung câu hỏi thảo luận.
- HS : Sách vở môn học
III)PHƯƠNG PHÁP: 
	Quan sát, giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập
IV) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ :
GV gọi 2 HS nêu bài học trước
GV nhận xét, ghi điểm cho HS
2. Dạy bài mới :
* Giới thiệu bài – Ghi bảng.
* Hướng dẫn ôn tập:
* Hoạt động 1: Thảo luận về chủ đề: con người và sức khoẻ
- GV ghi nội dung thảo luận vào phiếu và phát cho các nhóm thảo luận.
Nhóm 1: Trình bày trong quá trình trao đổi chất của con người.
Nhóm 2: Nêu các chất cần thiết cho cơ thể
Nhóm 3: Hãy nêu các bệnh thông thường
Nhóm 4: Nêu các cách phòng tránh tai nạn đuối nước.
- GV nhận xét câu trả lời của HS và giảng thêm sau đó rút ra kết luận.
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi:
+ Cơ quan nào có vai trò chủ đạo trong quá trình trao đổi chất?
+ Hơn hẳn những sinh vật khác con người cần gì để sống?
+ Hầu hết thức ăn, đồ uống lấy ở đâu?
+Tại sao chúng ta cần phải ăn kết hợp nhiều loại thức ăn?
- Gv nhận xét, rút ra kết luận chung: Để có một cơ thể khoẻ mạnh, thông minh con người cần tuân theo những quy định chung khi ăn uống và sinh hoạt.
- 2 HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Trong quá trình sống con người lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã.
- Các chất cần thiết cho cơ thể là chất béo, chất đạm, chất vi ta min, chất khoáng và một số chất khác
- Các bệnh thông thường như: bệnh tả, lị, thương hàn. ỉa chảy
- Không nên chơi đùa gần ao hồ, Giếng nước phải được xây thành và phải có nắp đậy
- Các HS khác nhận xét
- HS trả lời câu hỏi
+ Cơ quan tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết có vai trò chủ đạo
+ Con người cần có thức ăn, nước uống và các đồ dùng, phương tiện, vui chơi
+ Thức ăn và đồ uống lấy từ môi trường.. 
+ Chúng ta phải ăn kết hợp nhiều loại thức ăn để dảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- HS nhắc lại
-----------------------------------------------------------
Tiết 5: ĐẠO ĐỨC.
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA
(Tiết 1)
I,Mục tiêu: 
- Nêu được ví dụ về tết kiệm tiền của.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước, trong cuộc sống hằng ngày.
- Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.
- Nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của.
II, Đồ dùng dạy học
 - Đồ dùng để chơi đóng vai
 - Mỗi H có 3 thẻ 
III,Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1,Ổn định tổ chức
2, KTBC
 -Nhận xét.
3, Bài mới
 -Giới thiệu bài- ghi đàu bài
a, Hoạt động 1: tìm hiểu thông tin
*Mục tiêu: Qua thông tin H hiểu được mọi người phải tiết kiệm tiền của
- Em nghĩ gì khi đọc các thông tin đó?
 -Theo em có phải do nghèo nên các DT cường quốc như Nhật, Đức phải tiết kiệm không?
 -Họ tiết kiệm để làm gì?
 - Tiền của do đâu mà có?
 - G chốt:
b, Hoạt động 2: Thế nào là tiết kiệm tiền của.
 -Mục tiêu: Biết bày tỏ thái độ của mình với mỗi TH đúng sai
 -Thế nào là tiêt kiệm tiền của?
c, Hoạt động 3:
*Mục tiêu: H nắm được những việc mình nên làm khi sử dụng tiền của.
 - Trong ăn uống cần tiết kiệm ntn?
 -Có nhiều tiền thì tiêu ntn cho tiết kiệm?
-Sử dụng đồ đạc ntn? mới tiết kiệm?
 -Sử dụng đồ đạc ntn? mới tiết kiệm?
 -Sử dụng điện nước thế nào là tiết kiệm?
*Những việc tiết kiệm là việc nên làm con những viẹc gây lãng phí không tiết kiệm chúng ta không nên làm.
*HD thực hành:
4,Củng cố dặn dò
 -Nhận xét tiết học
 -Học bài và làm bài-cb bài sau
-H nêu ghi nhớ:
- Thảo luận cặp đôi. Đọc các thông tin và xem tranh trả lời các câu hỏi.
- Thấy người Nhật và người Đức rất tiết kiệm còn ở VN chúng ta đang thực hiện, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Các DT cường quốc như Nhật và Đức không phải do nghèo mà tiết kiệm. Họ rất giàu
-Tiết kiệm là thói quen của họ. Có tiết kiệm mới có thể có nhiều vốn để làm giàu
-Tiền của là do sức LĐ của con người mới có
+ Các ý kiến c,d là đúng
+ Các ý kiến a, b là sai
-Tiết kiệm là sử dụng đúng mục đích hợp lý. có ích, không sử dụng thừa thãi, tiết kiệm tiền của không phải là bủn xỉn, dè xẻn
-Làm việc cá nhân: ghi vào vở những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
-VD: Nên làm: tiêu tiền một cách hợp lý không mua sắm lung tung
+Không nên làm: Mua quà ăn vặt, thích dùng đồ mới, bỏ đồ cũ.
- Ăn uống vừa đủ, không thừa thãi.Chỉ mua những thứ cần dùng.
-Chỉ giữ đủ dùng, phần còn lại thì cất đi hoặc giữ tiết kiệm
-Giữ gìn đồ đạc, đồ dùng cũ cho hỏng mới dùng đồ mới.
-Lấy nước đủ dùng. Khi không cần dùng điện, nước thì tắt.
-Đọc phần ghi nhớ.
-Về nhà làm: Phiếu quan sát
Họ và tên:
Quan sát gđ em và liệt kê các việc làm tiết kiệm và chưa tiết kiệm vào bảng Số TT Việc đã tiết kiệm việc của TK
Tiết 6 : SINH HOẠT TUẦN 9.
I/ Yêu cầu
 	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
	- Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS
II/ Lên lớp
	1. Tổ chức: Hát
	2. Bài mới
*Lớp trưởng báo cáo tình hình lớp.
- Đạo đức
- Học tập
- Các hoạt động khác
*GV đánh giá nhận xét:
 a. Nhận định tình hình chung của lớp
	Ưu điểm:
	 + Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ.
	 + Đầu giờ trật tự truy bài nghiêm túc.
	- Học tập: Nền nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp
	- Thể dục: Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác
 - Có ý thưc đoàn kếtvới bạn, lễ phép với thầu cô giáo 
Nhược điểm:
- Nhiều em còn quên sách vở, bảng con: Thắng, Công
- Một số em chưa làm bài tập: Thắng, Khánh, Công
- Một số em còn nghịch trong lớp: Thắng, Trấn, Công, Thuý
- Một số em quên khăn quàng: Thắng.
- Đi học muộn: 
b. Kết quả đạt được
 - Tuyên dương: Hạnh, Thuỳ, Thuỷ, Liên, Duyên, Hoàng Trang, Khiên Hăng hái phát biểu XD bài 
c. Phương hướng:
 	 - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.
 - Khắc phục những nhược điềm còn tồn tại 
 - Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giành nhiều hoa điểm tốt
 - Mua đầy đủ sách vở phục vụ cho việc học.
*Phần bổ sung: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_9_nam_hoc_2010_2011_dinh_phan.doc