Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2011-2012 (Bản tổng hợp chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2011-2012 (Bản tổng hợp chuẩn kiến thức)

Chính tả (nghe viết)

THỢ RÈN

I. Mục tiêu :

 - Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ.

 - Làm đúng BT chính tả: Phương ngữ(2) a/b.

 - Rèn chữ giữ vở cho HS

II. Đồ dùng dạy - học:

 Tranh minh hoạ, phiếu học tập.

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Kiểm tra bài cũ:

 2 - 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ bắt đầu r/d/gi.

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu:

b. Hướng dẫn HS nghe viết

- GV đọc toàn bài thơ. Theo dõi SGK.

- Đọc thầm lại bài thơ, chú ý từ ngữ dễ lẫn.

 Hướng dẫn HS nghe viết:

- GV đọc toàn bài thơ. - HS: Theo dõi.

- Đọc thầm lại toàn bài thơ.

 

doc 24 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 09/02/2022 Lượt xem 236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2011-2012 (Bản tổng hợp chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9:
Ngày soạn: 21/10/2011
Ngày giảng: Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2011
Giáo dục tập thể :
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
( Tổng phụ trách đội soạn)
Tập đọc
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. Mục tiêu: theo Nam Cao
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
- Hiểu ND: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.( trả lời được các CH SGK)
- KNS: Biết lăng nghe tích cực, giao tiếp, thương lượng.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy học:
1. Đồ dùng: Tranh đốt pháo hoa để giảng từ đốt cây bông. 
2. Phương pháp: Làm việc nhóm, đóng vai, trình bày.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nối tiếp nhau đọc bài “Đôi giày ba ta màu xanh” và trả lời câu hỏi về nội dung mỗi đoạn.
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu:
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
*. Luyện đọc:
 - HS khá đọc toàn bài.
 Nối tiếp nhau đọc từng đoạn (2 - 3 lượt).
- GV kết hợp sửa sai và giải nghĩa từ khó.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
HS: Luyện đọc theo cặp.
 1- 2 em đọc cả bài.
*. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Cương xin mẹ học nghề thợ rèn để làm gì?
- Thương mẹ vất vả nên muốn học nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ.
+ Mẹ Cương nêu lý do phản đối như thế nào?
- Mẹ cho là Cương bị ai xui. Mẹ bảo nhà Cương dòng dõi quan sang, bố Cương sẽ không chịu cho Cương đi làm nghề thợ rèn vì nó mất thể diện gia đình.
+ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
- Cương nắm tay mẹ, nói với mẹ những lời thiết tha: Nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
ND: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mệ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
c. Hướng dẫn HS đọc lại:
HS: Luyện đọc phân vai.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
HS: Thi đọc 1 đoạn trong bài.
3. Củng cố dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
Chính tả (nghe viết)
THỢ RÈN
I. Mục tiêu :
 - Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ.
 - Làm đúng BT chính tả: Phương ngữ(2) a/b.
 - Rèn chữ giữ vở cho HS
II. Đồ dùng dạy - học:
	Tranh minh hoạ, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 2 - 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ bắt đầu r/d/gi.
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu:
b. Hướng dẫn HS nghe viết
- GV đọc toàn bài thơ.
 Theo dõi SGK.
- Đọc thầm lại bài thơ, chú ý từ ngữ dễ lẫn.
 Hướng dẫn HS nghe viết:
- GV đọc toàn bài thơ.
- HS: Theo dõi.
- Đọc thầm lại toàn bài thơ.
- GV đọc từng câu cho HS viết bài vào vở.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- GV chọn bài 2a hoặc 2b tùy ý.
 Đọc thầm Y/C của BT, suy nghĩ làm bài.
- 3 -4 HS lên bảng làm bài trên phiếu.
- Cả lớp nhận xét sửa sai.
- Đọc lại toàn bài đã làm đúng.
- GV chốt lại lời giải đúng:
a)	Năm gian nhà cỏ thấp le te
	Ngõ tối thêm sâu đóm lập loè
	Lưng giật phất phơ màu khói nhạt
	Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
- GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
 - Về nhà làm bài tập.
Toán 
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. Mục tiêu:
- Giúp HS có biểu tượng về 2 đường thẳng vuông góc. 
- Biết dùng Ê - ke để kiểm tra 2 đường thẳng đó có vuông góc với nhau hay không.
- GDhọc sinh tự giác làm bài.
II. Đồ dùng dạy học : 	
 Ê - ke.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét và cho điểm.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu
Giới thiệu 2 đường thẳng vuông góc
- GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng.
- Kéo dài 2 cạnh DC và BC thành 2 đường thẳng. Cho HS biết 2 đường thẳng DC và BC là 2 đường thẳng vuông góc với nhau.
- GV cho HS nhận xét.
- Gọi 2 HS lên chữa bài về nhà.
+ Hai đường thẳng DC và BC tạo thành mấy góc vuông?
- Tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh C.
- GV dùng Ê - ke vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM, ON rồi kéo dài 2 cạnh góc vuông để được 2 đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau.
- Hai đường thẳng OM và ON tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O.
HS: Liên hệ những hình ảnh xung quanh có biểu tượng về 2 đường thẳng vuông góc với nhau.
A
B
D
C
+ Bài 1: 
HS: Dùng Ê - ke để kiểm tra .
a) Hai đường thăng IH và IK vuông góc với nhau.
b) Hai đường thẳng MP và MQ không vuông góc với nhau.
+ Bài 2: 
A
B
C
D
E
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
+ BC và CD .
+ CD và AD .
+ AD và AB .
+ AB và BC
+ Bài 3:
M
N
P
Q
R
A
B
D
C
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
a) Góc E và góc đỉnh D vuông. Ta có:
+ AE vuông góc với ED .
+ CD vuông góc với DE .
b) Góc đỉnh P và góc đỉnh N là góc vuông. Ta có: 
+ PN vuông góc với MN .
+ PQ vuông góc với PN .
+ Bài 4: HSKG
 Đọc yêu cầu và tự làm.
a) AD, AB .
AD, CD .
b) AB và CB; BC và CD cắt nhau không vuông góc với nhau.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Ngày soạn: 22/10/2011
Ngày giảng: Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2011.
Luyện từ và câu 
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ
I. Mục tiêu :
- Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ”.
- Bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ươc mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ ( BT1,2) ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (BT3); nêu được VD minh hoạ về một loại ước mơ(BT4); 
- Hiểu được ý nghĩa 2 thành ngữ thuộc chủ điểm (BT5a,c) 
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập, từ điển phô tô.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS nêu nội dung ghi nhớ giờ trước.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu của bài.
Cả lớp đọc thầm “Trung độc lập” và tìm những từ đồng nghĩa với từ “ước mơ” ghi vào sổ tay.
- GV phát giấy cho 3 - 4 HS ghi vào giấy.
HS: Phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại lời giải đúng:
* Mơ tưởng: Mong mỏi và tưởng tượng điều mình mong mỏi sẽ đạt được trong tương lai.
* Mong ước: mong muốn, thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu bài tập.
GV phát phiếu và 1 vài trang từ điển phô tô cho các nhóm.
HS: Tìm những từ đồng nghĩa với từ “ước mơ”, thống kê vào phiếu.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
* Ước: ước mơ, ước muốn, ước ao, ước mong, ước vọng, 
* Mơ: mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng, 
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu của bài.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
* Đánh giá cao:
- Các nhóm làm trên phiếu.
- Ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng.
* Đánh giá không cao:
- Ước mơ nho nhỏ.
* Đánh giá thấp:
- Ước mơ viển vông, ước mơ kỳ quặc, ước mơ dại dột.
+ Bài 4: Làm theo cặp.
HS: Đọc yêu cầu.
HS: Làm theo cặp, trao đổi và nêu ví dụ về 1 ước mơ.
- GV nhận xét.
VD: * Ước mơ được đánh giá cao:
- Đó là những ước mơ vươn lên làm những việc có ích cho mọi người như:
- Ước mơ học giỏi để trở thành phi công/ bác sĩnhững nhà phát minh sáng chế tìm ra loại thuốc chữa các bệnh hiểm nghèo 
- Ước mơ 1 cuộc sống no đủ, hạnh phúc.
- Ước mơ không có chiến tranh 
* Ước mơ đánh giá không cao:
- Đó là những ước mơ giản dị có thể thực hiện được không cần nỗ lực lớn: Ước mơ có truyện đọc/ ước mơ có xe đạp/ có 1 đồ chơi đẹp/ có đôi giày mới 
* Ước mơ bị đánh giá thấp:
- Đó là những ước mơ phi lí, viển vông không thể thực hiện được. VD: ước mơ của chàng Rít trong truyện “Ba điều ước”, ước mơ về lòng tham không đáy của “ông lão đánh cá và con cá vàng”, “ước mơ của vua Mi - đát” 
+ Bài 5: ( không làm)
3. Củng cố dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
 Toán
HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I.Mục tiêu:
- Giúp HS có biểu tượng về hai đường thẳng song song .
- Nhận biết được hai đường thẳng song song.
- GDhọc sinh yêu thích môn học .
II. Đồ dùng dạy học: 
Thước kẻ và Ê - ke.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1;Kiểm tra bài cũ: 
 nhận xét, cho điểm. 2 em lên bảng chữa bài tập.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu 2 đường thẳng song song:
- GV giới thiệu: 2 đường thẳng AB và CD là 2 đường thẳng song song với nhau.
- Tương tự, kéo dài 2 cạnh AD và BC về 2 phía ta có 2 đường thẳng nào song song với nhau?
- Hai đường thẳng AD và BC.
- Hai đường thẳng song song với nhau thì như thế nào?
- không bao giờ cắt nhau.
- Cho HS liên hệ 2 hình ảnh ở xung quanh:
A
B
D
C
- 2 mép bàn, 2 mép bảng, 
- GV vẽ “hình ảnh” 2 đường thẳng song song. Chẳng hạn: AB và DC.
A
B
D
C
b. Thực hành:
+ Bài 1: 
- Yêu cầu HS nêu các cặp cạnh song song có trong hình chữ nhật ABCD:
a) Các cặp cạnh song song là:
AB // DC
AD // BC
A
C
G
D
B
E
b) Yêu cầu HS nêu tương tự như trên với hình vuông MNPQ.
+ Bài 2:
- GV gợi ý cho HS các tứ giác ABEG, ACDG, BCDE là các hình chữ nhật, điều đó có nghĩa là các cặp đối diện của mỗi hình chữ nhật song song với nhau.
M
N
Q
P
D
 E
 G
H
I
Bài 3:
HS: Nêu các cặp cạnh song song:
BE // AG // CD
HS: Đọc yêu cầu và tự nêu được các cặp cạnh song song với nhau.
MN // PQ
MN vuông góc với MQ.
MQ vuông góc với NP.
 a,DI // GH.
b,DE vuông góc với EG.
DI vuông góc với IH.
IH vuông góc với GH.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học; Về nhà học bài và làm bài tập.
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu :
	- Chọn được 1 câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân. 
- Biết sắp xếp các sự việc thành 1 câu chuyện để kể lại rõ ý ; Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
	- Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ điệu bộ.
 - Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
- KNS: Biết thể hiện sự tự tin, lăng nghe tích cực, đặt mục tiêu, kiên định.
II. Đồ dùng dạy - học:
Giấy khổ to viết sẵn 3 hướng xây dựng cốt truyện, dàn ý của bài kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 1 HS kể câu chuyện mà em đã nghe về những ước mơ đẹp.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu ghi tên bài:
b. Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài:
- GV gạch chân dưới những từ quan trọng.
HS: 1 em đọc đề bài và gợi ý 1.
c. Gợi ý kể chuyện:
+. Giúp HS hiểu các hướng xây dựng cốt truyện:
HS: 3 em nối tiếp nhau đọc gợi ý 2.
- GV dán giấy ghi 3 hướng xây dựng cốt truyện lên bảng.
HS: 1 em đọc lại.
+ Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp
+ Những cố gắng để đạt được ước mơ.
+ Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đã đạt được.
HS: Tiếp nối nhau nói đề tài kể chuyện và hướng xây dựng cốt truyện của mình.
+. Đặt tên cho câu chuyện:
HS: 1 em đọc gợi ý 3.
HS: Suy nghĩ đặt tên cho câu chuyện.
- GV dán lên bảng dàn ý kể chuyện để HS chú ý khi kể.
- GV khen những em chu ... ét giờ học.
	- Về nhà ôn bài để giờ sau học tiếp.
Toán
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. Mục tiêu:
- Biết vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm và song song với 1 đường thẳng cho trước.
- Rèn học sinh biết dùng thước kẻ và ê ke để vễ 2 đường thẳng song song.
- GD học sinh yêu thích môn học .
II. Đồ dùng: 
Thước kẻ và Ê - ke.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS lên vẽ 2 đường thẳng vuông góc với nhau.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu ghi tên bài:
b. Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước:
- Gọi HS nêu bài toán.
HS: Nêu bài toán trong SGK.
- Hướng dẫn HS thực hiện vẽ mẫu trên bảng.
A
B
D
C
E
M
- Các bước vẽ như trong SGK.
- GV cho HS liên hệ với hình ảnh 2 đường thẳng song song (AB và DC) cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba (AD) ở hình chữ nhật trong bài học.
c. Thực hành:
+ Bài 1: 
A
B
C
D
X
Y
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
A
-1 HS lên bảng vẽ cả lớp vẽvào nháp .
D
C
B
M
+ Bài 2: HSKG
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 1 HS lên bảng vẽ.
- Cả lớp làm vào nháp.
- Các cặp cạnh song song là: AD và BC; AB và CD.
+ Bài 3: Cho HS làm vào vở.
A
B
C
D
E
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
a) Yêu cầu HS vẽ được đường thẳng đi qua B và song song với AD.
b) Dùng Ê - ke kiểm tra góc đỉnh E là góc vuông.
- GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
Địa lý
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 
CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN (tiếp)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên.
- Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất
- Biết được sự cần thiết phải vệ rừng .
- Mô tả sơ lược đặc điểm sông ở Tây Nguyên .
- Mô tả sơ lược :rừng rậm nhiệt đới (rừng rậm, nhiều loại cây,tạo thành nhiều tầng ),rừng khộp (rừng rụng lá mùa khô).
- Chỉ trên bản đồ( lược đồ)và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên	-GD học sinh có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh nhà máy thủy điện và rừng ở Tây Nguyên (nếu có).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
? Kể tên những cây công nghiệp chính ở Tây Nguyên.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Khai thác sức nước:
* HĐ1: Làm việc theo nhóm.
HS: Quan sát lược đồ H4 và trả lời:
+ Kể tên 1 số con sông ở Tây Nguyên?
- Sông Mê Công, sông Xê Xan, sông Xrêpôk, sông Đồng Nai, sông Ba.
+ Các con sông này bắt nguồn từ đâu và chảy ra đâu?
+ Tại sao các con sông ở Tây Nguyên lắm thác nhiều ghềnh?
- Vì sông chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau.
+ Người dân ở Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì?
- Chạy tua bin, sản xuất ra điện, 
HS: Lên chỉ vị trí nhà máy Y- a -li trên bản đồ.
c. Rừng và khai thác rừng ở Tây Nguyên:
* HĐ2: Làm việc theo cặp.
HS: Quan sát H6, 7 SGK và đọc mục 4 để trả lời câu hỏi.
+ Tây Nguyên có những loại rừng nào?
- Rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp.
+ Vì sao ở Tây Nguyên lại có nhiều loại rừng khác nhau?
- Vì lượng mưa ở Tây Nguyên không đều, có nơi mưa nhiều, có nơi mưa ít, 
+ Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp dựa vào quan sát tranh ảnh.
- Rừng rậm nhiệt đới: rậm rạp, gồm nhiều loại cây với nhiều tầng, xanh quanh năm.
- Rừng khộp: Rừng thường gồm 1 loại cây rất thưa thớt, rừng rụng lá vào mùa khô 
* HĐ3: Làm việc cả lớp.
HS: Đọc mục 2, quan sát H8, 9, 10 để trả lời câu hỏi:
+ Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì?
- Cung cấp nhiều gỗ và các lâm sản quý.
+ Gỗ được dùng làm gì?
- Dùng để đóng đồ như bàn ghế, giường, tủ, dùng để làm nhà 
+ Nêu những nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên?
- Nguyên nhân: Khai thác rừng bừa bãi, đốt phá rừng làm nương rẫy, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp không hợp lý 
- Hậu quả: Đất bị xói mòn, hạn hán, lũ lụt tăng.
=> Rút ra kết luận: (SGK).
HS: 2 em đọc ghi nhớ.
4. Củng cố dặn dò:
 - Để bảo vệ rừng và bảo vệ nguồn nước ở nơi em ở, bản thân em cần làm gì ?
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài
Ngày soạn: 25/10/2011
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 28 tháng 10 năm 2011.
 Toán
THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT 
 THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu:
- Vẽ được hình chữ nhật hình vuông (bằng thước kẻ và ê ke).
- Giúp học sinh vẽ nhanh chính xác.
- GD học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng: 
Thước kẻ và Ê - ke
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên chữa bài tập về nhà.
2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu:
b. Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 2 cm:
- GV vẽ hình chữ nhật lên bảng.
- Vừa vẽ vừa hướng dẫn các bước như SGK.
+ Vẽ đoạn thẳng DC = 4 dm.
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D, lấy đoạn DA = 2 dm.
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, lấy đoạn CB = 2 cm.
+ Nối A với B ta được hình chữ nhật ABCD.
A
B
D
C
4 dm
2 dm
HS: Cho HS thực hành vào vở hình chữ nhật có DC = 4 cm; AB = 2 cm như hướng dẫn trên.
c. Thực hành:
+ Bài 1: 
3 cm
5 cm
HS: Thực hành vẽ .
a) HS thực hành vẽ hình:
b) Tính chu vi hình chữ nhật:
? Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào
- Lấy chiều dài + chiều rộng rồi nhân tổng đó với 2:
(5 + 3) x 2 = 16 (cm)
+ Bài 2: không làm
d. Vẽ hình vuông có cạnh 3 cm:
GV nêu “Vẽ hình vuông có cạnh 3 cm”
HS: Nêu lại bài toán.
- GV HD vẽ như vẽ HCN
+ Vẽ đoạn thẳng DC = 3 cm.
+ Vẽ đường thẳng vuông góc DC tại D và đường thẳng DC tại C trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng DA=3cm,CB= 3cm
+ Nối AB ta được hình vuông ABCD.
A
B
D
C
3 cm
3 cm
e. Thực hành:
+ Bài 1:
- Muốn tính chu vi hình vuông ta làm thế nào?
HS: Đọc yêu cầu của bài và tự làm.
a) HS tự vẽ được hình vuông cạnh 4 cm.
b) HS tự tính được chu vi hình vuông là:
4 x 4 = 16 (cm)
- Muốn tính diện tích hình vuông ta làm thế nào?
Tính được diện tích hình vuông là:
4 x 4 = 16 (cm2)
+ Bài 2: không làm
+ Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 1 HS lên bảng vẽ, cả lớp làm vào vở.
+ Vẽ hình vuông ABCD cạnh 5 cm.
+ Dùng Ê - ke để kiểm tra 2 đường chéo AC và BD vuông góc với nhau.
- GV chữa bài và chấm điểm.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học và làm bài tập.
Thể dục
Gv bộ môn soạn giảng
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. Mục tiêu :
- Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi.
- Lập được dàn ý (rõ nội dung) của bài trao đổi để đạt mục đích.
- Bước đầu biết đóng vai trao đổi, và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục.
- KNS: Biết thể hiện sự tự tin, lăng nghe tích cực, thương lượng, đặt mục tiêu kiên định.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy học:
1. Đồ dùng: Bảng phụ viết sẵn đề tập làm văn.
2. Phương pháp: Làm việc nhóm chia sẻ thông tin, trình bày , đóng vai.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS kể miệng từ trích đoạn của vở kịch “Yết Kiêu”.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Hướng dẫn HS phân tích đề bài:
- GV chép đề bài lên bảng.
HS: 1 em đọc to đề bài, cả lớp đọc thầm.
- GV gạch chân những từ quan trọng.
c. Xác định mục đích trao đổi hình dung những câu hỏi sẽ có:
HS: 3 em nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3.
- Hướng dẫn HS xác định đúng trọng tâm của đề.
+ Nội dung trao đổi là gì?
- Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm 1 môn năng khiếu của em.
+ Đối tượng trao đổi là ai?
- Anh hoặc chị của em.
+ Mục đích trao đổi để làm gì?
- Làm cho anh chị hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn thắc mắc anh chị đặt ra để anh chị ủng hộ em thực hiện nguyện vọng ấy.
+ Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì?
- Em và bạn trao đổi, bạn đóng vai trò anh hoặc chị của em.
+ Em chọn nguyện vọng học thêm môn năng khiếu nào?
HS: Tự phát biểu.
d. HS thực hành trao đổi theo cặp:
HS: Chọn bạn cùng tham gia trao đổi thống nhất dàn ý.
- GV đến từng nhóm gợi ý.
- Thực hiện trao đổi theo cặp.
e. Thi trình bày trước lớp:
HS: 1 số em thi đóng vai trao đổi trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà viết lại bài.
 Giáo dục tập thể
 SƠ KẾT TUẦN
I. Mục tiêu:
- HS nhận ra được những ưu điểm và khuyết điểm của mình trong tuần qua.
- Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
- Phát huy những ưu điểm đã đạt được.
II. Nội dung:
 1. Ổn định:
2. GV nhận xét những ưu điểm và khuyết điểm của HS.
a. Ưu điểm:
	- Đi học đúng giờ.
	- Sách vở đầy đủ, sạch sẽ.
	- Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
	- Khăn quàng, guốc dép đầy đủ.
	- Đa số các em ngoan, lễ phép.
	- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
	- Ý thức học tập tốt, chăm học.
 b. Nhược điểm:
- Hay nói chuyện riêng trong lớp điển hình như em : Phát, Thắng, Vương
	- Ý thức học tập chưa tốt điển hình như em : Vương, Phát
3. Đánh giá kết quả học tập :
	- Thực hiện tốt các nhiệm vụ của HS.
	- Kết quả học tập theo chủ điểm đạt kết quả tốt.	
4. Phương hướng: 
- Tiếp tục phát huy những ưu điểm đã có.
- Chấm dứt việc nói chuyện riêng trong lớp.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
5. Văn nghệ:
 Hát về chủ điểm ngày nhà giáo Việt Nam. 
 Đồng thanh, cá nhân.
 Hát + biểu diễn.
GV nhận xét chung 
 An toàn giao thông 
LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
	- Biết giải thích, so sánh điều kiện con đường đi an toàn và không an toàn.
2. Kỹ năng:
	- Lựa chọn con đường đi an toàn nhất để đến trường.
	- Phân tích được các lý do an toàn hay không an toàn.
3. Thái độ:
	- Có ý thức và thói quen chỉ đi con đường an toàn.
II. Chuẩn bị:
	Phiếu học tập, sơ đồ về những con đường.
III. Các hoạt động chính:
1. Hoạt động 1: Ôn bài trước.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu con đường đi an toàn:
a. Mục tiêu:
b. Cách tiến hành: 
- GV chia nhóm HS và nêu câu hỏi thảo luận.
HS: Thảo luận nhóm ghi vào phiếu học tập.
? Theo em con đường hay đi đoạn đường như thế nào là an toàn
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, đánh dấu các ý đúng.
3. Hoạt động 3: Chọn con đường an toàn đi đến trường:
a. Mục tiêu:
b. Cách tiến hành:
- GV dùng sơ đồ hoặc sa bàn về con đường từ nhà đến trường.
- 2 - 3 em chỉ ra con đường đảm bảo an toàn hơn.
c. Kết luận:
Chỉ ra và phân tích cho các em hiểu cần chọn con đường nào là an toàn dù có phải đi xa hơn.
4. Hoạt động bổ trợ:
a. Mục tiêu:
b. Cách tiến hành:
- GV cho HS tự vẽ con đường từ nhà đến trường.
HS: Lên giới thiệu con đường mà em đi.
? Em có thể đi đường nào khác đến trường
? Vì sao mà em không chọn con đường đó
c. Kết luận:
Cần lựa chọn con đường đi hợp lý và bảo đảm an toàn.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_9_nam_hoc_2011_2012_ban_tong_hop_chuan_ki.doc