Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2011-2012 - Lê Hữu Trình (Bản 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2011-2012 - Lê Hữu Trình (Bản 2 cột)

I.Mục tiêu. -Ôn tập một số nội dung cơ bản về phân số: Hình thành phân số , phân số bằng nhau, rút gọn phân số. Giải toán có lời văn

-Rèn HS thực hiện thành thạo các phép tính với phân số và toán giải.

-GDHS tính chính xác, cẩn thận, trình bày bài khoa học.

II.Chuẩn bị:Phiếu bài tập : bài 2 .

III.Các hoạt động dạy-học: 1.Ổn định: Hát

2.Bài cũ: (5) Nêu cách cộng , trừ phân số cùng mẫu?

H:Nêu cách nhân , chia phân số? Kiên

Tính: a/ Lan, Linh

3.Bài mới: Giới thiệu bài ghi bảng.

 

doc 31 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 371Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2011-2012 - Lê Hữu Trình (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Ngày soạn:11/3/2012 Ngày dạy: Thứ hai ngày 12/3/2012
ĐẠO ĐỨC: CÓ GV CHUYÊN DẠY
TẬP ĐỌC (53 ) DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Đọc đúng các từ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Cô-péc-ních sửng sốt ,Ga-li-lê, Cô-péc -ních,Đọc trôi chảy toàn bài,ngắt nghỉ hơiđúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngư õca ngợi dũng khí bão vệ chân lí của hai nhà khoa học.Đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể rõ ràng, chậm rãi,cảm hứng ca ngợi.
-Hiểu ý nghĩa các từ khó trong bài : thiên văn học, tà thuyết, chân lí. Hiểu nội dung bài :Ca ngợi những nhàkhoa học chân lí đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
- HS nêu trọn ý, diễn đạt thành câu.
* GDKNS:Tự nhận thức, xác địnhgiá trị cá nhân. Ra quyết định, ứng phĩ. Đảm nhận trách nhiệm.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC :Aûnh chân dung Cô-péc- ních và Ga-ni-lê.Sơ đồ trái đất trong hệ Mặt trời.
-Bảng phụ ghi sẵn câu văn , đoạn văn cần luyện đọc .
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC : 1/ Ổn định
2/ Bài cũ : (5’) 3 em đọc và trả lời câu hỏi bài Ga-vrốt ngoài chiến luỹ.
H:Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì? huy
H:Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt ? Hiệp
H:Nêu đại ý ? Trí
-GV nhận xét ghi điểm. 
3 / Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 :(10’)Luyện đọc 
MT: Đọc đúng các từ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Cô-péc-ních sửng sốt ,Ga-li-lê, Cô-péc -ních,
-Cho 1 em đọc .
-Cho 3 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài ( 3 lượt Gv chú ý sửa lỗi phát âm , ngắt giọng cho từng HS 
-Chú ý câu :Dù sao trài đất vẫn quay ! ( thể hiện thái độ bực tức, phẫn nộ của Ga- li-lê).
-Cho HS luyện đọc theo cặp, sau đó đại diện một số em đọc .
-Gọi 1 HS đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu.
Hoạt động 2 : (15’)Tìm hiểu bài 
MT: Hiểu ý nghĩa các từ khó trong bài : thiên văn học, tà thuyết, chân lí.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1 , trao đổi và trả lời câu hỏi:
* H:Ý kiến của Cô-péc –ních có điểm gì khác với ý kiến chung lúc bấy giờ ?
H:Vì sao phát hiện của Cô- péc –ních lại bị coi là tà thuyết ?
-Sử dụng sơ đồ hệ mặt trời và giảng bài .
Thời của Cô-péc- ních , khi khoa học kĩ thuật chưa phát triển thì người ta luôn cho rằng tất cả là do Chuá trời tạo ra.
Trái đất là trung tâm của vũ trụ , đứng yên một chỗ, còn mặt trời , mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Còn Cô-péc –ních đã chứng minh ngược lại : Chính trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời .Điều đó đã làm cho mọi người vô cùng sửng sốt vì sai lời chúa.
H:Đoạn 1 cho ta biết điều gì?
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi:
* H:Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì?
H: Vì sao toà án lúc ấy lại xử phạt ông?
H: Đoạn 2 kể lại chuyện gì ?
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
* H:Lòng dũng cảm của Cô-péc –ních và Ga- li-lê thể hiện ở chỗ nào?
H:Ý chính của đoạn 3 là gì ?
-Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và tìm ý chính của bài .
-GV kết luận ghi bảng .
Đại ý :Bài văn ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
Hoạt động 3 :(7’)Đọc diễn cảm .
MT: Đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể rõ ràng, chậm rãi,cảm hứng ca ngợi.
-Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
-Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn văn sau: Chưa đầy một thế kỉ sau, năm 1632, nhà thiên văn học Ga-li-lê lại cho ra đời một cuốn sách mới /cổ vũ cho ý kiến của Cô- péc –ních .Lập tức, toà án quyết định cấm cuốn sách ấy và mang Ga-li-lê ra xét xử .Khi đó nhà bác học đã gần bảy chục tuổi .
 Bị coi là tội phạm , nhà bác học già buộc phải thề từ bỏ ý kiến cho rằng trái đất quay .Nhưng vừa bước chân ra khỏi toà án , ông đã bực tức nói to:
-Dù sao thì trái đất vẫn quay!
-GV treo bảng phụ có đoạn văn cần đọc diễn cảm.
-GV đọc mẫu.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
-Nhận xét cho điểm HS.
4/ Củng cố- dặn dò(3’) GV hệ thống bài. Nhận xét tiết học.
-Dặn về nhà học bài và chuẫn bị bài sau: Con sẻ.
-1 HS đọc .Cả lớp đọc thầm theo.
-HS đọc nối tiếp nhau theo đoạn .
-Đọc theo cặp.
-1 em đọc toàn bài .
-Đọc đoạn trao đổi và trả lời câu hỏi 
-Cô-péc-ních dũng cảm bác bỏ ý kiến sai lầm , công bố phát hiện mới .
-Đọc và trao đổi trả lời câu hỏi .
-Ga-li-lê bị xét xử .
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Sự dũng cảm bảo vệ chân lí của nhà bác học Ga-li-lê.
-Đọc thầm trao đổi và phát biểu.
-3 em nhắc lại.
-3 HS đọc bài .Cả lớptheo dõi tìm cách đọc .
-Theo dõi GV đọc mẫu .
-4-5 em thi đọc.
-Bình chọn HS đọc hay nhất .
TOÁN (131 ) LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu. -Ôn tập một số nội dung cơ bản về phân số: Hình thành phân số , phân số bằng nhau, rút gọn phân số. Giải toán có lời văn
-Rèn HS thực hiện thành thạo các phép tính với phân số và toán giải.
-GDHS tính chính xác, cẩn thận, trình bày bài khoa học.
II.Chuẩn bị:Phiếu bài tập : bài 2 .
III.Các hoạt động dạy-học: 1.Ổn định: Hát
2.Bài cũ: (5’) Nêu cách cộng , trừ phân số cùng mẫu?
H:Nêu cách nhân , chia phân số? Kiên
Tính: a/ Lan, Linh
3.Bài mới: Giới thiệu bài ghi bảng.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1:(15’)Củng cố rút gọn phân số,tìm phân số của một số
MT: -Ôn tập một số nội dung cơ bản về phân số: Hình thành phân số , phân số bằng nhau, rút gọn phân số.
Bài 1 : Cho HS thực hiện rút gọn phân số rồi so sánh các phân số bằng nhau.
HS làm bài cá nhân vào vở.
-GV nhận xét sửa bài.
Bài 2 : Bài Toán
-Gọi HS nêu yêu cầu bài
-Hướng dẫn HS lập phân số rồi tìm phân số của một số
-Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và làm vào phiếu
-Nhận xét sửa bài trên bảng
Hoạt động 2:(15’) Luyện tập giải toán
MT: Giải toán có lời văn.
Bài 3 : Bài Toán
Cho HS tìm hiểu đề
H:Bài toán cho biết gì?
H:Bài toán hỏi gì?
-Hướng dẫn HS giải theo các bước:
+Tìm độ dài đoạn đường đã đi
+Tìm độ dài đoạn đường còn lại
-Cho HS giải vào vở , 1em lên bảng giải
Bài 4: Bài Toán
Gọi HS đọc tìm hiểu bài.
H: Bài toán cho biết gì?
H: Bài toán hỏi gì?
-Cho HS giải bàivào vở.1 em làm bảng.(Hướng dẫn HS các bước giải:
+Tìm số xăng lấy ra lần sau
+Tìm số xăng lấy ra cả hai lần
+Tìm số xăng lúc đầu trong kho có 
-Thu một số bài chấm, nhận xét ,sửa sai
4.Củng cố- Dặn dò:(5’)GV hệ thống bài. Nhận xét tiết học. Dặn về học bài làm lại bài tập 2, chuẩn bị bài sau. 
2 em lên bảng làm bài
-Cả lớp làm vào nháp
-HS nêu yêu cầu.
-HS thảo luận theo nhóm đôi và làm vào phiếu
-Đại diện các nhóm lên bảng làm bài
-HS giải vào vở , 1em lên bảng làm bài
- Cho HS đọc tìm hiểu bài.
-HS giải vào vở, 1 em lên bảng làm bài
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (53 ): CÂU KHIẾN
I/ MỤC TIÊU: Hiểu được cấu tạo và tác dụng của câu khiến.
-Nhận diện được câu khiến, sử dụng linh hoạt câu khiến trong văn cảnh, lời nói.
-Rèn HS tính hoạt bát, nhanh nhẹn. HS nêu trọn câu, diễn đạt đầy đủ ý
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Bảng phụ viết đoạn văn BT 1phần luyện tập
-Bảng lớp viết sẵn 2 câu văn ở BT 1 phần nhận xét.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1-Ổn định: TT
2-Kiểm tra: (5’)2 hS Quỳnh, Anh. đọc thuộc các thành ngữ ở chủ điểm Dũng cảm và giải thích một thành ngữ mà em thích? 
-HS nhận xét câu trả lời của bạn. GV nhận xét ghi điểm.
3-Bài mới:giới thiệu bài- ghi đề
HĐ GIÁO VIÊN
HĐ HỌC SINH
Hoạt động 1:(7’) Tìm hiểu ví dụ
MT: Hiểu được cấu tạo và tác dụng của câu khiến.
Bài 1,2:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
H: câu nào trong đoạn văn được in nghiêng?
H: Câu in nghiêng đó dùng để làm gì?
H: Cuối câu đó sử dụng dấu gì?
 GV giảng: Câu “Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!” là lời mời của Thánh Gióng nói với mẹ. Thánh Gióng nói để nhờ mẹ gọi sứ giả vào. Những câu dùng để đưa ra lời yêu cầu, đề nghị, nhờ vả. Người khác một việc gì gọi là câu khiến. Cuối câu khiến thường dùng dấu chấm than.
Bài 3: 
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
-Yêu cầu 2 hS viết trên bảng lớp.HS dưới lớp tập nói.GV sửa chữa cách dùng từ, đặt câu cho từng HS.
-Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn trên bảng.
-Gv nhận xét chung khen ngợi những HS hiểu bài.
H: câu khiến dùng để làm gì? Dấu hiệu nào để nhận ra câu khiến?
Kết luận: Những câu dùng để yêu cầu đề nghị, nhờ vả người khác làm một việc gì đó gọi là câu khiến hay câu cầu khiến. Cuối câu khiến thường có dấu chấm than hoặc dấu chấm.
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.
-Gọi HS đặt câu khiến để minh hoạ cho ghi nhớ.
 Hoạt động 2:(18’)Luyện tập
MT: Nhận diện được câu khiến, sử dụng linh hoạt câu khiến trong văn cảnh, lời nói.
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
-Yêu cầu 2 hS viết trên bảng lớp.HS dưới lớp tự làm bài. 
-Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
-Gv nhận xét kết lời giải đúng:
Đoạn a: -Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!
Đoạn b: -Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu!
Đoạn c: -Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!
Đoạn d:- Con đi nhặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta!
*Gọi HS đọc lại câu khiến trên bảng cho phù hợp với nội dung và giọng điệu.
*GV cho hS quan sát tranh minh hoạ và nêu xuất sứ từng đoạn văn.
Đoạn a:trong truyện Ai mua hành tôi.
Đoạn b bài Cá heo trên biển Trường Sa.
Đoạn c trong bài Sự tích Hồ ... ây quen thuộc 
 - Học sinh biết cách vẽ và vẽ được một vài cây, vẽ màu theo ý thích.
 - Học sinh thêm yêu mến , có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
II.Chuẩn bị:GV :Một số tranh, ảnh về một số loại câycó hình đơn giản đẹp . 
 HS: Bút chì, màu vẽ, tẩy.
III.Các hoạt động dạy học: 1.Ổn định:
2.Bài cũ: (2’)Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3.Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: (7’)Quan sát nhận xét.
MT: Học sinh nhận biết được hình dáng , màu sắc của một số loại cây quen thuộc.
- Giáo viên giới thiệu tranh ảnh , một số bài để học sinh nhận xét và tìm ra cách vẽ
H:Em có nhận xét gì về tên của cây, các bộ phận chính của cây( thân, cành, lá)
GV: Có nhiều loại cây, mỗi loại có hình dáng, màu sắc và và vẻ đẹp riêng. Cây thường có các bộ phận dễ nhận thấy: thân, cành, lá
Màu sắc của cây đẹp thường thay đổi theo thời gian
H:Cây xanh rất cần thiết cho đời sống của con người? 
HĐ 2:(10’) Cách vẽ cái cây và quả 
MT: Học sinh biết cách vẽ và vẽ được một vài cây, vẽ màu theo ý thích.-Xem H2 / 65 SGK để hướng dẫn nhớ lại qui trình vẽ theo mẫu.
hướng dẫn cách vẽ theo các bước sau
-Vẽ hình dáng chung của cây: thân cây và vòm lá
-Vẽ phác các nét sôsng láhoặc cành cây
-Vẽ nét chi tiết của thân cành lá
-Vẽ thêm hoa quả. Vẽ màu thực theo ý thích 
HĐ 3 :(15’)Thực hành.
MT: Học sinh thêm yêu mến , có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
-G/v yêu cầu học sinh quan sát và làm bài cá nhân 
Gợi ý: Vẽ hình chung, hình chi tiết cho rõ đặc điểm của cây. Vẽ thêm cây khác cho bố cục đẹp và sinh động. Vẽ màu có đậm, nhạt
-Giáo viên quan sát theo dõi hướng dẫn thêm cho các em còn chậm.
HĐ 4: (5’)Nhận xét, đánh giá.
chọn những bài hoàn thành tốt và chưa tốt nhận xét : Bố cục hình vẽ, hình dáng cây, hình ảnh, màu sắc .
đánh giá xếp loại từng bài
4.Củng cố . dặn dò: Hoàn thành tiếp bài vẽ. Nhận xét tiết học
- Học sinh quan sát nhận xét và trả lời câu hỏi.
-Màu sắc của cây khác nhau của một vài loại cây 
- Theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên.
-Che mát, chắn gió, cát, điều hoà khí hậu
 Thực hành vẽ vào vở 
-Nhận xét, đánh giá
ĐỊA LÍ (27)
NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I. Mục tiêu:Nêu được đặc điểm dân cư ở ĐBDHMT : tập trung khá đông chủ yếu là người Kinh, Chăm và một số dân tộc khác sống hoà thuận.
-Trình bày được những đặc điểm của hoạt động sản xuất ở ĐBDHMT ( ngành nghề, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất)
-Dựa vào tranh ảnh để tìm thông tin.
II.Đồ dùng dạy học :
Bản đồ Việt Nam, lược đồ ĐBDHMT, tranh ảnh về con người và hoạt động sản xuất.
III Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định :Hát
2. Bài cũ:Em có nhận xét gì về đồng băng duyên hải miền Trung?
H:Đường hầm Hải Vân có ích lợi gì so hơn với đường đèo?
H:Nêu ghi nhớ của bài?
3. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: (7’)Dân cư tập trung khá đông đúc.
MT : Nêu được đặc điểm dân cư ở ĐBDHMT : tập trung khá đông chủ yếu là người Kinh, Chăm và một số dân tộc khác sống hoà thuận.
-GV treo bản đồ bảng cho HS quan sát.
-Quan sát bản đồ phân bố dân cư Việt Nam và so sánh.
H: So sánh lượng người sinh sống ở ven biển miền Trung so với vùng núi Trường Sơn ?
H: So sánh lượng người sinh sống ở ven biển miền trung với ĐBBB và ĐBNB ?
 GV kết luận: dân cư ở ĐBDHMT khá đông đúc và phần lớn họ sống ở các làng mạc, thị xã, thành phố .
H:Người dân ở ĐBDHMT là dân tộc nào?
- Giới thiệu trang phục của phụ nữ kinh và chăm.
-đó là trang phục truyền thống . hàng ngày họ thường mặc áo sơ mi và quần dài để tiện sinh hoạt và sản xuất. 
HĐ2:(10’) Hoạt động sản xuất của người dân .
MT: Trình bày được những đặc điểm của hoạt động sản xuất ở ĐBDHMT
-Quan sát H3 đến H8 sgk đọc ghi chú 
H Dựa vào hình ảnh về hoạt động sản xuất của người dân ĐBDHMT cho biết người dân nơi đây có những ngành nghề nào? 
H: Kể một số loại cây được trồng?
H: Kể tên một số con vật được chăn nuôi nhiều ở ĐBDHMT?
H:Kể tên một số loại thuỷ sản được nuôi trồng nhiều ở ĐBDHMT?
- Nghề làm muối là một nghề rất đặc trưng của người dân ĐBDHMT. người dân làm muối gọi là diêm dân. nghề làm muối là nghề rất vất vả. 
HĐ3:(10’) Khai thác điều kiện tự nhiên để phát triển sản xuất ở ĐBDHMT.
MT: điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất)
H: Hãy kể tên các ngành nghề chính ở ĐBDHMT ?
-Đó là nhóm nghề thuộc nghành nông - ngư nghiệp.
H:Vì sao người dân nơi đây lại có những hoạt động sản xuất này ?
nêu các điều kiện để sản xuất
GV kết luận: Mặc dù ĐBDHMT thường bị bão lụt, khí hậu có phần khắc nghiệt , người dân ĐBDHMTt vẫn biết tận dụng khai thác các điều kiện thuận lơi để phát triển ngành nghề phục vụ đời sống và xuất khẩu.
- Yêu cầu đọc ghi nhớ sgk.
-Số người ở ven biển miền Trung nhiều hơn so với vùng núi miền Trường Sơn 
-Số người sinh sống ở ven biển miền Trung ít hơn ở vùng ĐBBB và ĐBNB. 
- Người dân ở ĐBDHMT chủ yếu là người Kinh, Chăm và một số dân tộc ít người khác sống hoà thuận bên nhau.
Người Chăm : mặc váy dài, có đai thắt ngang và khăn choàng đầu.
Người Kinh: Mặc áo dài cao cổ. 
-Các ngành nghề : trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản và nghề làm muối.
- Nghệ An – Hà Tĩnh trồng nhiều lạc, ĐBDH Nam Trung Bộ trồng nhiều mía, bông, dâu tằm, nho
-Trâu, bò
-Cá, tôm
-Trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt htủy sản, làm muối.
-Do ở gần biển, có đất phù sa 
-1 HS đọc ghi nhớ.
4.Củng cố -Dặn dò: (3’)Hệ thống lại bài học.Học bài .Chuẩn bị bài “Người dân vàhoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung”
KỂ CHUYỆN (27 ): KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Chọn được câu chuyện có nội dung về lòng dũng cảm của con người mà em đã được chứng kiến hoặc tham gia.Biết cách xắp xếp câu chuyện theo một trình tự hợp lí.
-Lời kể sinh động, tự nhiên ,chân thực, hấp dẫn ,sáng tạo, kết hợp với cử chỉ, điệu bộ.
-Biết nhận xét đánh giá nội dung truyện và lời kể của bạn.
* GDKNS: Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng. Tự nhận thức, đánh giá. Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Đề bài ghi sẵn trên bảng lớp.
-Sưu tầm các truyện viết về việc làm của người có lòng dũng cảm.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY: 1-Ổn định: TT
2- Kiểm tra: (5’)Gọi 2 HS (Phúc ,Cúc ) kể lại câu chuyện em được nghe , được đọc về lòng dũng cảm.
Gọi HS nhận xét, GV nhận xét và ghi điểm
3- Bài mới:
HĐ GIÁO VIÊN
HĐ HỌC SINH
Hoạt động 1:(10’) Hướng dẫn kể chuyện
MT: Biết cách xắp xếp câu chuyện theo một trình tự hợp lí, trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
*Tìm hiểu đề bài: 
-Gọi HS đọc đề bài.
-GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới từ ngữ: Lòng dũng cảm, chứng kiến hoặc tham gia.
 H:Đề yêu cầu gì?
+Gợi ý: em cần kể chuyện mà nhân vật chính trong truyện là một người có lòng dũng cảm .Khi sự việc xảy ra , em là người tận mắt chứng kiến hoặc chính em tham gia vào việc làm đó.
- Yêu cầu HS đọc mục gợi ý của SGK.
-Gọi HS mô tả lại những gì diễn ra trong hai bức tranh minh hoạ.
Ví dụ: 
+Các chú bộ đội ,công an đang dũng cảm, vật lộn với sóng nước lũ để cứu người cứu tài sản của dân. Các chú không sợ nguy hiểm đến tính mạng của mình. Các chú là những con người dũng cảm.
-Gọi HS đọc gợi ý 2
-GV yêu cầu: Em định kể câu chuyện về ai? Câu chuyện đó xảy ra khi nào? Hãy giới thiệu cho các bạn nghe.
Ví dụ: Tôi xin kể cho các bạn nghe câu chuyện về chính mình. Một lần tôi nô đùa với con mèo làm vỡ chiếc gương của bố. Tôi phải đấu tranh với chính mình để dũng cảm nhận lỗi trước bố mẹ
Hoạt động 2:(5’) Kể chuyện trong nhóm
MT: Lời kể sinh động, tự nhiên ,chân thực, hấp dẫn ,sáng tạo, kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, Tự nhận thức, đánh giá. Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn.
-GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 hS. Yêu cầu HS kể lại chuyện trong nhóm.
-GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
-Gợi ý cho HS các câu hỏi.
*HS nghe kể hỏi:
H:Bạn cảm thấy thế nào khi tận mắt chứng kiến việc làm của chú ấy?
H: Theo bạn nếu không có chú thì chuyện gì sẽ xảy ra?
H: Việc làm của chú ấy có ý nghĩa gì?
Hoạt động 3:(18’) kể trước lớp
*MT: Biết nhận xét đánh giá nội dung truyện và lời kể của bạn.
-Tổ chức cho HS thi kể chuyện.
-GV khuyến khích hS lắng nghe và hỏi lại bạn những câu hỏi về nội dung truyện, ý nghĩa hay tình tiết trong truyện để tạo không khí sôi nổi trong giờ học.
-GV tổ chức cho HS bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hay nhất, bạn đặt câu hỏi hay nhất.
-Nhận xét và cho điểm từng HS.
4- Củng cố- dặn dò:(3’)GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện vừa kể vào vở và chuẩn bị bài sau.
-2 HS đọc thành tiếng.
+Đề bài yêu cầu kể lại Lòng dũng cảm mà em đã dược chứng kiến hoặc tham gia.
-2HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
-2 HS mô tả bằng lời của mình.
-1HS đọc thành tiếng trước lớp
-3-5 HS tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
-4 Hs ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành một nhóm cùng kể chuyện.
-5-7 HS thi kể và trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện đó.
-HS cả lớp cùng bình chọn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_9_nam_hoc_2011_2012_le_huu_trinh_ban_2_co.doc