Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Trần Thanh Sơn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Trần Thanh Sơn

I. MỤC TIÊU:

-Học xong bài này, HS có khả năng hiểu được:

 +Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm.

 +Cách tiết kiệm thời giờ.

 -Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.

II. CHUẨN BỊ:

 -SGK Đạo đức 4.

 -Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.

 -Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ và trắng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.

 

doc 36 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/01/2022 Lượt xem 484Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Trần Thanh Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9:
ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (TIẾT 9)
I. MỤC TIÊU:
-Học xong bài này, HS có khả năng hiểu được:
 +Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm.
 +Cách tiết kiệm thời giờ.
 -Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.
II. CHUẨN BỊ:
 -SGK Đạo đức 4.
 -Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
 -Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ và trắng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
 -Hãy giúp bạn Hà chọn cách giải quyết phù hợp trong tình huống sau: Hà đang dùng hộp bút màu rất tốt, nay lại được bạn tặng thêm một hộp giống hệt hộp cũ nhân dịp sinh nhật
a/. Bỏ ngay hộp màu cũ, dùng hộp mới.
b/. Dùng cả hai hộp một lúc.
c/. Mang cho hộp cũ dùng hộp mới.
d/. Cất hộp mới để dành, dùng nốt hộp màu cũ.
 -GV nhận xét.
-HS chọn ý đúng vào bảng con.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: “Tiết kiệm thời giờ”
* Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Hoạt động 1: Kể chuyện “Một phút” –trong SGK/14-15
MT: Biết thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm.
TH: GV kể chuyện" Một phút"
-GV cho HS thảo luận theo 3 câu hỏi trong SGK/15.
 +Mi-chi-a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào?
 +Chuyện gì đã xảy ra với Mi-chi-a trong cuộc thi trượt tuyết?
 +Sau chuyện đó, Mi-chi-a đã hiểu ra điều gì?
-GV kết luận:
 Mỗi phút điều đáng quý. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/16)
MT: Biết quý trọng thời giờ.
TH: GV chia 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống.
 òNhóm 1: Điều gì sẽ xảy ra nếu HS đến phòng thi bị muộn.
 òNhóm 2: Nếu hành khách đến muộn giờ tàu, máy bay thì điều gì sẽ xảy ra?
 òNhóm 3: Điều gì sẽ xảy ra nếu người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm?
-Yêu cầu các nhóm trình bày.
-GV kết luận:
 +HS đến phòng thi muộn có thể không được vào thi hoặc ảnh hưởng xấu đến kết quả bài thi.
 +Hành khách đến muộn có thể bị nhỡ tàu, nhỡ máy bay.
 +Người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
Hoạt động 3: (bài tập 3-SGK)
MT: Biết bày tỏ thái độ.
TH: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/16).
-GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 3
-Em hãy cùng các bạn trong nhóm trao đổi và bày tỏ thái độ về các ý kiến sau (Tán thành, phân vân hoặc không tán thành):
a/ Thời giờ là quý nhất.
b/ Thời giờ là thứ ai cũng có, chẳng mất tiền mua nên không cần tiết kiệm.
c/ Tiết kiệm thời giờ là học suốt ngày, không làm việc gì khác.
d/ Tiết kiệm thời giờ là tranh thủ làm nhiều việc trong cùng 1 lúc.
 -GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
 -GV kết luận:
 +Ý kiến a là đúng.
 +Các ý kiến b, c, d là sai
 -GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. 
-HS nghe.
-HS nghe.
-Thảo luận nhóm đôi.
-HS trả lời, nhận xét.
-HS nghe.
-Thảo luận nhóm.
-Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét.
-HS nghe.
-Thảo luận nhóm đôi.
-HS đưa thẻ bày tỏ thái độ.
-HS nghe.
-2 HS đọc, lớp theo dõi.
3. Củng cố, dặn dò:
-Tự liên hệ việc sử dụng thời giờ của bản thân.
-Lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân (Bài tập 4- SGK/16) 
 + Em đã biết tiết kiệm thời giờ chưa? Hãy trao đổi với bạn bên cạnh 1 số việc cụ thể mà em đã làm để tiết kiệm thời giờ.
-Viết, vẽ, sưu tầm các mẩu chuyện, truyện kể, tấm gương, ca dao, tục ngữ về tiết kiệm thời giờ (Bài tập 5- SGK/ 16)
-HS tự liên hệ.
-HS thực hiện.
Rút kinh nghiệm-Bổ sung:
TẬP ĐỌC.
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ (TIẾT 17)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc trơn toàn bài. Biết đọc đúng nhịp thơ.
-Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niền vui, niền khao khát 
của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp.
-Hiểu ý nghĩa bài: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có 
phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
II. CHUẨN BỊ:
 -Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ: Đôi giày ba ta màu xanh.
 - Gọi hai HS đọc đoạn nối tiếp, trả lời câu hỏi 1 và 3 trong SGK
 - Một HS đọc cả bài, nêu ý chính.
 -GV nhận xét ghi điểm sau mỗi nhóm đọc và trả lời.
 -GV nhận xét chung.
-3 HS đọc bài
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài. HS quan sát tranh trong SGK- Bức tranh cho thấy cậu bé thổ lộ ước muốn của mình với mẹ. Cậu bé thổ lộ ntn chúng ta tìm hiểu bài: Thưa chuyện với mẹ – GV ghi tựa.
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
-Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc). GV kết hợp chữa lỗi phát âm, giải nghĩa từ mới, hướng dẫn ngắt giọng cho HS.
-HS đọc cho nhau nghe.
-Gọi 1 HS đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu toàn bài, chú ý giọng đọc.
+Toàn bài đọc với giọng thân mật, nhẹ nhàng của mẹ và lễ phép, khẩn khoản, thiết tha của con. 
b/ Tìm hiểu bài:
* Đoạn 1: yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
+ Cương xin học nghề rèn để làm gì?
(Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ.)
+ Đ1 giúp em hiểu gì về Cương? (Ước mơ được giúp đỡ me) 
* Đọan 2: Mẹ Cương đã không đồng tình với Cương. Các em đọc thầm Đ2 và xem mẹ Cương nêu lí phản đối thế nào? 
- Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào? (Cương nắm tay mẹ nói với me những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp ăn bám mới đáng bị coi thường).
- Các em đọc thầm toàn bài, thảo luận câu hỏi 4 SGK/86
 (Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên dưới trong gia đình, Cương xưng hô lễ phép, kính trọng. Mẹ gọi con dịu dàng, âu yếm. Cách xưng hô thể hiện quan hệ tình cảm mẹ con trong gia đình rất thân ái.
-Cử chỉ trong trò chuyện: thân mật tình cảm – xoa đầu Cương; nắm tay mẹ, nói thiết tha)
+ Qua Đ2 em hiểu được gì? (Cương tìm cách thuyết phục mẹ)
+ Ý chính của bài là gì?
c/. Đọc diễn cảm:
-Gọi 3 HS tiếp nối đọc từng đoạn của bài. Cả lớp tìm giọng đọc hay.
-Giới thiệu đoạn văn cần đọc diễn cảm.
"Cương thấy nghèn nghẹn cây bông” 
-GV đọc mẫu. Gạch chân từ cần nhấn giọng.
-Yêu cầu 1 HS đọc
-Tổ chức cho HS thi đọc diễm cảm đoạn văn.
-Nhận xét, cho điểm HS.
-HS quan sát tranh, nghe GV giới thiệu. 
-3 HS đọc đọan nối tiếp, lớp theo dõi.
 -Đọc nhóm đôi.
-1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
-HS nghe.
-HS đọc thầm, trả lời câu hỏi.
-Nhận xét, bổ sung.
-1 số HS nêu.
-HS đọc thầm, trả lời câu hỏi.
-Nhận xét, bổ sung.
-Thảo luận trong bàn.
-HS nghe.
-1 số HS nêu.
-Nhận xét, bổ sung.
-3 HS đọc, cả lớp theo dõi.
-HS nghe.
-1 HS đọc, lớp theo dõi.
-3 HS thi đọc.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nội dung tranh thể hiện ở đoạn nào?
- Tiết tập đọc hôm nay giúp em hiểu những gì? (Để kiếm tiền giúp đỡ gia đình, Cương đã thuyết phục mẹ hiểu nghề nghiệp nào cũng cao quy)
- HS đọc lại ý chính của bài.Về luyện đọc cho đúng giọng các kiểu câu. CHUẨN BỊ: Điều ước của vua Mi-đát.– GV nhận xét h/động học của HS
-HS trả lời, nhận xét.
-1 HS đọc.
-HS nghe.
Rút kinh nghiệm-Bổ sung:
TOÁN
HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG (TIẾT41)
I. MỤC TIÊU:
 Giúp HS: 
 -Nhận biết đuợc hai đường thẳng song song.
 -Biết được hai đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau.
II. CHUẨN BỊ:
 -Thước thẳng và ê ke.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Nêu đặc điểm của hai đường thẳng vuông góc.
-Vẽ hai đường thẳng vuông góc.
-GV chữa bài, nhận xét và ghi điểm cho HS.
-GV nhận xét chung.
-1 HS nêu.
-HS vẽ vào bảng con
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài
-Giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với hai đường thẳng song song.
* Hướng dẫn tìm hiểu bài.
a. Giới thiệu hai đường thẳng song song.
- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và yêu cầu HS nêu tên hình.
-GV dùng phấn màu kéo dài hai cạnh đối diện AB và CD về hai phía và nêu: Kéo dài hai cạnh AB và CD của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng song song với nhau.
 A B
 C D
-GV yêu cầu HS tự kéo dài hai cạnh đối diện còn lại của hình chữ nhật là AD và BC và hỏi: Kéo dài hai cạnh AC và BD của hình chữ nhật ABCD ta có được hai đường thẳng song song không?
-GV nêu: Hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau.
-GV yêu cầu HS quan sát đồ dùng học tập, quan sát lớp hoc để tìm hai đường thẳng song song có trong thực tế cuộc sống.
-GV yêu cầu HS vẽ hai đường thẳng song song (chú ý ước lượng để hai đường thẳng không cắt nhau là được)
 b. Luyện tập.
 Bài 1
-GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó chỉ cho HS thấy rõ hai cạnh AB và DC là một cặp cạnh song song với nhau.
-GV: Ngoài cặp cạnh AB và DC trong hình chữ nhật ABCD còn có các cặp cạnh nào song song với nhau?
-GV vẽ lên bảng hình vuông MNPQ và yêu cầu HS tìm các cặp cạnh song song có trong hình vuông MNPQ.
 Bài 2
-GV gọi 1 HS đọc đề trước lớp
-GV yêu cầu HS quan sát hình thật kỹ và nêu các cạnh song song với cạnh BE
-GV có thể yêu cầu HS tìm các cạnh song song với AB (hoặc BC,EG, ED)
 Bài 3
-GV yêu cầu HS quan sát kỹ các hình trong bài.
- Trong hình MNPQ có các cặp cạnh nào song song với nhau?
- Trong hình EDIHG có các cặp cạnh nào song song với nhau?
-GV có thể vẽ hình khác và yêu cầu HS tìm các cặp cạnh song song với nhau.
-HS nghe.
-HS nêu.
-HS theo dõi.
-HS thực hiện.
-1 HS lên bảng, nhận xét.
-HS nghe.
-HS tự tìm.
-HS vẽ vào bảng con.
-HS theo dõi.
-HS trả lời.
-HS tự tìm.
-1 HS đọc, lớp theo dõi.
-HS tự làm bài vào vở.
-HS tìm thêm.
-HS quan sát hình, làm bài vào vở.
3. Củng cố, dặn dò:
 -GV gọi 2 HS lên bảng, mỗi HS vẽ 2 đường thẳng song song với nhau.
 - GV hỏi: Hai đường thẳng song song với nhau có cắt nhau không?
 - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng.
-HS trả lời.
-HS nghe.
Rút kinh nghiệm-Bổ sung:
LỊCH SỬ
ĐING BỘ LĨNH DẸP LỌAN 12 SỨ QUÂN (TIẾT 9)
I. MỤC TIÊU:
 -HS biết sau khi Ngô Quyền mất, đất nước bị rơi vào cảnh loạn lạc, nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên.
 -Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh.
II. CHUẨN BỊ:
 -Hình trong SGK phóng to.
 -PHT của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-KN Hai Bà Trưng nổ ra vào thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào đối với LS dân tộc?
-Chiến thắng BĐ xảy ra vào thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào đối với LS dân tộc?
-GV nhận xét.
-2 HS trả lời.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu giai đoạn: “Buổi đầu độc lập” (Từ năm 938 đến năm 1009) trong bài học
"Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân"
* Phát triển bài:
- GV giới thiệu như phần đầu của bài trong SGK để giúp HS hiểu được bối cảnh đất nước buổi đầu độc lập.
 ... à máy thủy điện Y-a-li trên BĐ Địa lí tự nhiên VN.
4/ Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên:
 Hoạt động từng cặp:
-GV yêu cầu HS quan sát hình 6, 7 và đọc mục 4 trong SGK, trả lời các câu hỏi sau:
 +Tây Nguyên có những loại rừng nào?
 +Vì sao ở Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau?
 +Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp dựa vào quan sát tranh, ảnh và các từ gợi ý sau: Rừng rậm rạp, rừng thưa, rừng một loại cây, rừng nhiều loại cây với nhiều tầng, rừng rụng lá mùa khô, xanh quanh năm.
-Cho HS lập bảng so sánh 2 loại rừng: Rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp (theo môi trường sống và đặc điểm).
-GV cho HS đại diện trả lời câu hỏi trước lớp.
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
-GV giúp HS xác lập mối quan hệ giữa khí hậu và thực vật.
 Hoạt động cả lớp:
-Cho HS đọc mục 2, quan sát hình 8, 9, 10, trong SGK và vốn hiểu biết của mình trả lời các câu hỏi sau:
 +Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì?
 +Gỗ được dùng để làm gì?
 +Kể các công việc cần phải làm trong quy trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ.
 +Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên. 
 +Thế nào là du canh, du cư?
 +Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng?
 -GV nhận xét và kết luận.
-HS nghe.
-Thảo luận nhóm 4.
- HS quan sát lược đồ và thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-3 HS lên chỉ, nhận xét.
-HS quan sát kết hợp đọc SGK để trả lời.
-HS trả lời.
-Nhận xét, bổ sung.
-HS quan sát kết hợp đọc SGK để trả lời.
-HS trả lời.
-Nhận xét, bổ sung.
-HS nghe.
3. Củng cố, dặn dò:
-Em hãy nêu tóm tắt những hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc có sừng, khai thác nước, khai thác rừng).
 -Về nhà học bài và chuẩn bị bài: “Thành phố Đà Lạt”.
 -Nhận xét tiết học
-HS nêu.
-HS nghe.
Rút kinh nghiệm-Bổ sung:
TOÁN
THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG (TIẾT 45)
I. MỤC TIÊU:
 -Giúp HS: 
 -Biết sử dụng thước có vạch chia xăng-ti-mét và ê ke để vẽ hình vuông có số đo cạnh cho trước.
II. CHUẨN BỊ:
 -Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét, ê ke, com pa (cho GV và HS).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS 1 vẽ hình chữ nhật ABCD có độ dài các cạnh AD là 5 dm, AB là 7 dm, HS 2 vẽ hình chữ nhật MNPQ có độ dài cạnh MN là 9 dm, cạnh PQ là 3 dm. Hai HS tính chu vi hình chữ nhật mình đã vẽ. 
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
-2 HS lên bảng.
-Cả lớp vẽ nháp.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được thực hành vẽ hình vuông có độ dài cạnh cho trước. 
 a. Hướng dẫn vẽ hình vuông theo độ dài cạnh cho trước:
-GV hỏi: Hình vuông có các cạnh như thế nào với nhau?
-Các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc gì?
-GV nêu: Chúng ta sẽ dựa vào các đặc điểm trên để vẽ hình vuông có độ dài cạnh cho trước.
-GV nêu ví dụ: Vẽ hình vuông có cạnh dài 3 cm.
-GV hướng dẫn HS thực hiện từng bước vẽ như trong SGK:
 +Vẽ đoạn thẳng DC = 3 cm.
 +Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D và tại C. Trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng DA = 3 cm, CB = 3 cm.
 +Nối A với B ta được hình vuông ABCD.
 b. Luyện tập, thực hành:
 Bài 1: Vẽ và tính chu vi, diện tích hình vuông
-GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự vẽ hình vuông có độ dài cạnh là 4 cm, sau đó tính chu vi và diện tích của hình.
-GV yêu cầu HS nêu rõ từng bước vẽ của mình.
 Bài 2: Vẽ theo mẫu.
-GV yêu cầu HS quan sát hình thật kĩ rồi vẽ vào vở, hướng dẫn HS đếm số ô vuông trong hình mẫu, sau đó dựa vào các ô vuông của vở ô li để vẽ hình.
 -Hướng dẫn HS xác định tâm của hình tròn bằng cách vẽ hai đường chéo của hình vuông (to hoặc nhỏ) giao của hai đường chéo chính là tâm của hình tròn.
 Bài 3: Vẽ và kiểm tra hai đường chéo của hình vuông
 -GV yêu cầu HS tự vẽ hình vuông ABCD có độ dài cạnh là 5 cm và kiểm tra xem hai đường chéo có bằng nhau không, có vuông góc với nhau không.
 -GV yêu cầu HS báo cáo kết quả kiểm tra về hai đường chéo của mình.
 -GV kết luận: Hai đường chéo của hình vuông luôn bằng nhau và vuông góc với nhau.
-HS nghe.
- HS trả lời, nhận xét. 
- HS nghe.
- HS theo dõi.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi. 
- HS tự vẽ vào vở.
- HS nêu.
- HS tự vẽ vào vở.
- HS nghe.
- HS tự làm vào vở.
- HS nêu.
- HS nghe.
3. Củng cố, dặn dò:
-Nêu các bước vẽ hình vuông?
- Hai đường chéo của hình vuông như thế nào với nhau?
-GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- HS nghe.
Rút kinh nghiệm-Bổ sung:
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN 
(TIẾT 18)
I. MỤC TIÊU:
-Xác định được mục đích trao đổi. 
-Xác định được vai trò của mình trong cách trao đổi. 
-Lập được dàn ý (nội dung) bài trao đổi. 
-Đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục để 
đạt được mục đích đề ra. 
-Luôn có khả năng trao đổi với người khác để đạt được mục đích. 
II. CHUẨN BỊ:
-Bảng lớp ghi sẵn đề bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS kể câu chuyện về Yết Kiêu đã được chuyển thể từ kịch.
-Nhận xét và cho điểm HS.
- 1 HS kể.
2. Bài mới:
 * Giới thiệu bài:
-Khi muốn thuyết phục người khác đồng tình với những nguyện vọng chính đáng của mình, ta làm thế nào. Tiết học này lớp mình sẽ thi xem ai là người ứng xử khéo léo nhất để đạt được nguyện vọng đó.
 * Tìm hiểu đề:
-Gọi HS đọc đề bài trên bảng.
-GV đọc lại, phân tích, dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ quan trọng: nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh (chị), ủng hộ, cùng bạn đóng vai.
-Gọi HS đọc gợi ý: yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Nội dung cần trao đổi là gì?
+Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là ai?
+Mục đích trao đổi là để làm gì?
+Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào?
+Em chon nguyện vọng nào để trao đổi với anh (chị)?
 * Trao đổi trong nhóm:
-Chia nhóm 4 HS. Yêu cầu 1 HS đóng vai anh (chị) của bạn và tiến hành trao đổi. 2 HS còn lại sẽ trao đổi hành động, cử chỉ, lắng nghe, lời nói để nhận xét, góp ý cho bạn.
 * Trao đổi trước lớp:
-Tổ chức cho từng cặp HS trao đổi.
Yêu cầu HS dưới lớp theo dõi, nhận xét cuộc trao đổi theo các tiêu chí sau:
+Nội dung trao đổi của bạn có đúng đề bài yêu cầu không?
+Cuộc trao đổi có đạt được mục đích như mong muốn chưa?
+Lời lẽ, cử chỉ của hai bạn đã phù hợp chưa, có giàu sức thuyết phục chưa?
+Bạn đã thể hiện được tài khéo léo của mình chưa? Bạn có tự nhiên, mạnh dạn khi trao đổi không?
-Bình chọn cặp khéo léo nhất lớp.
Ví dụ về cuộc trao đổi hay, đúng chuẩn (GV có thể cho HS diễn mẫu).
- HS nghe.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi. 
- HS theo dõi.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi. 
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận nhóm.
- HS trình diễn.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Cả lớp bình chọn.
3. Củng cố, dặn dò:
-Hỏi: +Khi trao đổi ý kiến với người thân, em cần chú ý điều gì?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại cuộc trao đổi vào VBT và tìm đọc truyện về những con người có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
- HS trả lời, nhận xét. 
- HS nghe.
- HS thực hiện.
Rút kinh nghiệm-Bổ sung:
KHOA HỌC
ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (TIẾT 18)
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
 -Củng cố lại kiến thức cơ bản đã học về con người và sức khỏe.
 -Trình bày trước nhóm và trước lớp những kiến thức cơ bản về sự trao đổi chất của cơ thể 
người và môi trường, vai trò của các chất dinh dưỡng, cách phòng tránh một số bệnh thông 
thường và tai nạn sông nước.
 -Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 điều khuyên về dinh dưỡng
 hợp lí của Bộ Y tế.
 -Biết áp dụng những kiến thức cơ bản đã học vào cuộc sống hàng ngày.
 -Luôn có ý thức trong ăn uống và phòng tránh bệnh tật tai nạn.
II. CHUẨN BỊ:
-HS chuẩn bị phiếu đã hoàn thành, các mô hình rau, quả, con giống.
 -Ô chữ, vòng quay, phần thưởng.
 -Nội dung thảo luận ghi sẵn trên bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước?
- GV kiểm tra việc hoàn thành phiếu của HS.
 -Yêu cầu 1 HS nhắc lại tiêu chuẩn về một bữa ăn cân đối.
 -Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn đổi phiếu cho nhau để đánh giá xem bạn đã có những bữa ăn cân đối chưa? đã đảm bảo phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món chưa?
 -Thu phiếu và nhận xét chung về hiểu biết của HS về chế độ ăn uống.
- 1 HS trả lời.
- 1 HS nhắc lại.
- HS nghe.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Hôm nay cô cùng các em ôn lại các kiến thức đã học về con người và sức khỏe.
 Hoạt động 1: Thảo luận về chủ đề: Con người và sức khỏe.
MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về:
 -Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường.
 -Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
 -Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Cách tiến hành:
-Yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày về nội dung mà nhóm mình nhận được.
 -4 nội dung phân cho các nhóm thảo luận:
 +Nhóm 1:Quá trình trao đổi chất của con người.
 +Nhóm 2:Các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể người.
 +Nhóm 3: Các bệnh thông thường.
 +Nhóm 4: Phòng tránh tai nạn sông nước.
-Tổ chức cho HS trao đổi cả lớp.
-Yêu cầu sau mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác đều chuẩn bị câu hỏi để hỏi lại nhằm tìm hiểu rõ nội dung trình bày.
-GV tổng hợp ý kiến của HS và nhận xét.
Hoạt động 2: Tự đánh giá.
MỤC TIÊU: HS có khả năng: áp dụng những kiến thứ đã học vào việc tự theo dõi, nhận xét về chế độ ăn uống của mình.
Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức trên và chế độ ăn uống của mình trong tuần để tự đánh giá:
-Đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn chưa?
-Đã ăn phối hợp các chất đạm, chất béo động vật, thực vật chưa?
-Đã ăn các thức ăn có chứa các loại vi ta min và các khoáng chất chưa?
-Gọi HS trình bày kết quả của mình.
-GV kết luận: GV đưa ra lời khuyên về thức ăn thay thế.
Ví dụ: ăn các sản phẩm của củ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ; ăn trứng, cá,để thay thế cho các loại thịt gia súc gia cầm.
-HS nghe.
-HS thảo luận nhóm.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Nhóm khác chất vấn.
-HS nghe.
-HS tự đánh giá.
-1 số HS trình bày.
-HS nghe
3. Củng cố, dặn dò:
-Con người lấy từ môi trường những gì và thải ra môi trường những gì?
- Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài sau.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
Rút kinh nghiệm-Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9 L4Son.doc