Giáo án Môn: Giáo dục nha khoa - Trường Tiểu học Phạm Hùng

Giáo án Môn: Giáo dục nha khoa - Trường Tiểu học Phạm Hùng

Tiết 1

Bài: KỂ CHUYỆN BÉ TÂM

I. Mục tiêu:

- Qua câu chuyện kể giúp học sinh nắm được một cách hệ thống nguyên nhân và hậu quả của bệnh sâu răng cũng như các biện pháp phòng ngừa.

- Học sinh biết xếp tranh thành một tập truyện, nhìn tranh để tưởng tượng ra câu chuyện, nhớ những nội dung chính của truyện.

II. Đồ dùng dạy học:

- Phiếu tranh truyện và phiếu bài tập.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 8 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 1197Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môn: Giáo dục nha khoa - Trường Tiểu học Phạm Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Phạm Hùng	 Tuần:	
Lớp: Bốn 2	 Tiết:	
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
a{—
Môn: Giáo dục nha khoa
Tiết 1
Bài: KỂ CHUYỆN BÉ TÂM
I. Mục tiêu:
- Qua câu chuyện kể giúp học sinh nắm được một cách hệ thống nguyên nhân và hậu quả của bệnh sâu răng cũng như các biện pháp phòng ngừa.
- Học sinh biết xếp tranh thành một tập truyện, nhìn tranh để tưởng tượng ra câu chuyện, nhớ những nội dung chính của truyện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu tranh truyện và phiếu bài tập.	
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Giới thiệu mục tiêu nha khoa
B. Phát triển các hoạt động
 | Hoạt động 1: Thảo luận tranh
- Chia nhóm
- Phát tranh truyện và phiếu bài tập
- Nêu yêu cầu: Mỗi nhóm sẽ cùng đọc truyện, sau đó thảo luận làm bài tập dựa theo câu chuyện.
| Hoạt động 2: Gút bài để đưa ra ghi nhớ
- Nêu câu hỏi: Bài học hôm nay đã đưa ra những thông điệp nào?
- Hỏi tiếp: Còn một biện pháp nữa chưa đề cập đến trong câu chuyện là gì?
 | Hoạt động 3: Liên hệ thực tế và giải quyết khó khăn
- Trong lớp ta có bạn nào đã từng đau răng như bé Tâm chưa ?
C. Củng cố – Dặn dò:
Thống nhất với học sinh về việc áp dụng bài học:
- Sau khi học xong bài này em nên làm gì để phòng ngừa sâu răng?
 | Hoạt động: Nhóm, cả lớp
- Chia nhóm
- Nhận tranh truyện và phiếu bài tập
- Từng nhóm cùng đọc truyện, sau đó thảo luận làm bài tập dựa theo câu chuyện.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét và bổ sung để đưa đáp án đúng.
 | Hoạt động: Cá nhân, cả lớp
- Trả lời câu hỏi:
 + Nguyên nhân sâu răng
 + Hậu quả của bệnh sâu răng
 + Biện pháp phòng ngừa: chải răng sau khi ăn và tối trước khi ngủ, hạn chế ăn ngọt, khám răng định kỳ.
 + Sử dụng fluor để ngừa sâu răng.
 | Hoạt động: Cá nhân, cả lớp
- Cá nhân phát biểu.
+ Em nhất định sẽ chải răng với kem có Fluor ít nhất 2 lần mỗi ngày.
 | Nhận việc:
Thực hành bài học
Hiệu trưởng	 Khối trưởng	 Người soạn
 Phùng Thị Thu Hiền Nguyễn Thanh Tâm
Trường Tiểu học Phạm Hùng	 Tuần:	
Lớp: Bốn 2	 Tiết:	
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
a{—
Môn: Giáo dục nha khoa
Tiết 2
Bài: Nguyên nhân và diễn biến bệnh sâu răng
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu rõ hơn cơ chế của bệnh sâu răng và các giai đoạn diễn tiến của bệnh, nhằm có ý thức điều trị sớm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu tranh truyện và phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Giới thiệu mục tiêu nha khoa
B. Phát triển các hoạt động
 | Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Chia nhóm
- Phát phiếu bài tập.
- Nêu yêu cầu: Mỗi nhóm sẽ cùng đọc phần tài liệu, sau đó thảo luận làm bài tập dựa theo phần tài liệu.
Rút ra kết luận:
 1. Công thức của nguyên nhân sâu răng
Đường bột + Vi khuẩn ð Axit ð Sâu răng
 2. Diễn tiến bệnh sâu răng:
- Sâu ngà
- Viêm tủy
 | Hoạt động 2: Gút bài để đưa ra ghi nhớ 
- Nêu câu hỏi: Bài học hôm nay đã đưa ra những thông điệp nào?
- Hỏi tiếp: Theo em như thế nào là đi trám răng sớm?
- Ích lợi của việc trám răng sớm là gì?
| Hoạt động 3: Liên hệ thực tế và giải quyết khó khăn
- Em nghĩ thế nào nếu bạn em nói rằng: Sâu răng là do vi khuẩn đục thủng răng. Bạn nói đúng hay sai? Hãy giải thích?
C. Củng cố – Dặn dò:
Thống nhất với học sinh về việc áp dụng bài học:
Sau khi học xong bài này em nên làm gì để giữ răng ăn, nhai?
 | Hoạt động: Nhóm, cả lớp
- Chia nhóm
- Nhận phiếu bài tập
- Từng nhóm cùng quan sát phiếu bài tập, sau đó thảo luận làm bài tập.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét và bổ sung để đưa đáp án đúng.
 | Hoạt động: Cá nhân, cả lớp
- Trả lời câu hỏi:
 + Nguyên nhân và công thức gây sâu răng
 + Diễn tiến bệnh sâu răng: sâu răng diễn tiến qua các giai đoạn: sâu ngà, viêm tủy và tủy chết.
- Em nên đi khám răng định kỳ để nha sĩ phát hiện bệnh sâu răng giúp em ngay trước khi em cảm thấy đau và sau đó trám răng ngay.
- Không đau,bảo tồn răng không bị phá hủy nhiều, tiết kiệm tiền.
 | Hoạt động: Cá nhân, cả lớp
- Suy nghĩ và trả lời.
- Xin cha mẹ cho em đi khám răng và trám răng sâu nếu có.
 | Nhận việc:
Thực hành bài học
Hiệu trưởng	 Khối trưởng	 Người soạn
 Phùng Thị Thu Hiền Nguyễn Thanh Tâm
Trường Tiểu học Phạm Hùng	 Tuần:	
Lớp: Bốn 2	 Tiết:	
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
a{—
Môn: Giáo dục nha khoa
Tiết 3
Bài: Bốn biện pháp phòng ngừa bệnh sâu răng
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết được các biện pháp phòng ngừa bệnh sâu răng và cơ chế ngăn chặn bệnh của các biện pháp này. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Giới thiệu mục tiêu nha khoa
B. Phát triển các hoạt động
 | Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Chia nhóm
- Phát phiếu bài tập.
- Nêu yêu cầu: Mỗi nhóm sẽ cùng đọc phần tài liệu (một học sinh đọc cho các bạn cùng nghe), sau đó thảo luận làm bài tập dựa theo phần tài liệu.
| Hoạt động 2: Gút bài để đưa ra ghi nhớ:
- Nêu câu hỏi: Bài học hôm nay đã đưa ra những thông điệp nào?
| Hoạt động 3: Liên hệ thực tế và giải quyết khó khăn:
- Trong 4 biện pháp vừa học, những biện pháp nào các em đã áp dụng và biện pháp nào em chưa áp dụng? Tại sao?
 C. Củng cố – Dặn dò:
Thống nhất với học sinh về việc áp dụng bài học:
- Em nên xin cha mẹ mua kem đánh răng có Fluor cho cả nhà.
 | Hoạt động: Nhóm, cả lớp
- Chia nhóm
- Nhận phiếu bài tập
- Từng nhóm cùng đọc tài liệu, sau đó thảo luận làm bài tập dựa theo phần tài liệu.
- Đại diện các nhóm trìmh bày.
- Lớp nhận xét và bổ sung để đưa đáp án đúng.
 | Hoạt động: Cá nhân, cả lớp 
- Trả lời câu hỏi:
- Bốn biện pháp phòng ngừa bệng sâu răng.
 + Thầy cô giáo giúp em có kiến thức chăm sóc răng miệng.
 + Trường học và gia đình giúp em sử dụng Fluor
 + Nha sĩ giúp em khám răng và điều trị sớm.
 + Chính em phải chải răng thường xuyên và hạn chế ăn bánh kẹo.
 | Hoạt động: Cá nhân, cả lớp
- Cá nhân phát biểu.
- Lớp thảo luận về vấn đề của bạn.
+ Em nhất định sẽ chải răng với kem có Fluor ít nhất 2 lần mỗi ngày.
| Nhận việc:
Thực hành bài học
Hiệu trưởng	 Khối trưởng	 Người soạn
 Phùng Thị Thu Hiền Nguyễn Thanh Tâm
Trường Tiểu học Phạm Hùng	 Tuần:	
Lớp: Bốn 2	 Tiết:	
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
a{—
Môn: Giáo dục nha khoa
Tiết 4
Bài: Ôn tập
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hệ thống lại các biện pháp phòng ngừa sâu răng, biết chọn đúng những thông điệp có lợi cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các quả bóng có kèm phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Giới thiệu mục tiêu nha khoa
B. Phát triển các hoạt động
| Hoạt động 1: Hái hoa dân chủ
- Chia lớp thành 4 nhóm
- Nêu yêu cầu: Mỗi nhóm sẽ bốc thăm 3 quả bóng để trả lời.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Khẳng định ý đúng.
| Hoạt động 2: Gút bài học để đưa ra ghi nhớ:
Bài học hôm nay đã đưa ra những thông điệp nào?
| Hoạt động 3: Liên hệ thực tế và giải quyết khó khăn:
Trong năm qua, em đã áp dụng những biện pháp nào để phòng bệng răng miệng?
C. Củng cố – Dặn dò:
Thống nhất với học sinh về việc áp dụng bài học:
- Để phòng ngừa sâu răng và giữ gìn răng ăn nhai các em nên làm gì?
 | Hoạt động: Nhóm, cả lớp
- Chia nhóm
- Từng nhóm bốc thăm, sau đó thảo luận câu trả lời theo nội dung:
1. Em hãy chọn những quả bóng mang thông điệp có lợi cho sức khỏe em và gia đình em?
2. Em hãy cho biết tại sao em không chọn những quả bóng còn lại và hãy sửa chúng thành những thông điệp đúng nhất.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét và bổ sung để đưa đáp án đúng.
 | Hoạt động: Cá nhân, cả lớp
- Cá nhân phát biểu:
+ Chải răng sau khi ăn và chải đúng phương pháp.
+ Hạn chế các thức ăn ngọt vì dễ gây sâu răng.
+ Đi khám răng định kỳ và điều trị sớm.
+ Sử dụng các dạng Fluor để ngừa sâu răng.
- Cá nhân phát biểu.
- Cá nhân phát biểu.
| Nhận việc:
Thực hành bài học
Hiệu trưởng	 Khối trưởng	 	 Người soạn
 Phùng Thị Thu Hiền Nguyễn Thanh Tâm

Tài liệu đính kèm:

  • docGduc nha khoa.doc