Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần số 26 năm 2013

Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần số 26 năm 2013

TẬP ĐỌC

Tiết 50: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 - Đọc lưu loát, đúng nhịp thơ, đọc diễn cảm một hai khổ thư trong bài thơ giọng vui, hóm hỉnh, lạc quan .

 - Hiểu được ý nghĩa bài thơ : Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước

 - Giáo dục HS tinh thân yêu nước, giữ gìn truyền thống yêu nước của cha ông

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- GV Tranh minh hoạ bài đọc SGK

 

doc 12 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 597Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần số 26 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TuÇn 26
( Tõ ngµy 4/ 3 ®Õn ngµy 8/ 3 n¨m 2013)
Ngµy gi¶ng: Thø hai, ngµy 4 th¸ng 3 n¨m 2013
TẬP ĐỌC
Tiết 50: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 	- Đọc lưu loát, đúng nhịp thơ, đọc diễn cảm một hai khổ thư trong bài thơ giọng vui, hóm hỉnh, lạc quan .
 	- Hiểu được ý nghĩa bài thơ : Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước 
 	- Giáo dục HS tinh thân yêu nước, giữ gìn truyền thống yêu nước của cha ông 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV Tranh minh hoạ bài đọc SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
I. Kiểm tra bài cũ: (3phút) 
 " Khuất phục tên cướp biển "
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1phút) 
2.Luyện đọc& tìm hiểu bài: (34phút)
a) Luyện đọc: 
- Đọc theo khổ thơ
- Từ ngữ : bom giật, bom rung, ung dung, mưa tuôn, mưa xối 
- Đọc cả bài 
b) Tìm hiểu bài: 
- Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi...
- Tình đoàn kết, đồng đội: Gặp bạn bè...bắt tay qua cửa kính...
- Các chú bộ đội lái xe rất vất vả, dũng cảm.
* Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước 
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ 
 - Đọc diễn cảm " Khổ 1 và khổ 3"
 - HTL 1, 2 khổ thơ
3. Củng cố, dặn dò: (2phút) 
Chuẩn bị đọc trước bài Thắng biển
- GV: Nêu yêu cầu kiểm tra 
- HS: 2 em đọc bài và trả lời câu hỏi. 
- HS + GV: Nhận xét, đánh giá
- GV: Giới thiệu bài bằng lời- ghi đầu bài lên bảng. 
- HS: Đọc cả bài. 
- HS: Đọc tiếp nối theo khổ thơ 
- GV: Theo dõi ghi bảng từ học sinh đọc
- HS: Luyện phát âm từ khó. 
- HS: Đọc nhóm đôi và đọc cá nhân. 
- GV: Nhận xét, uốn nắn sửa sai 
- HS: Đọc phần chú giải 
- GV: Đọc mẫu .
- GV: Nêu yêu cầu của các câu hỏi
- HS: Đọc thành tiếng từng đoạn, lần lượt trả lời các câu hỏi
- HS: Phát biểu ý kiến cá nhân. 
- HS + GV: Nhận xét, ghi bảng
- HS: Nêu nội dung của bài
- HS: Nối tiếp đọc cả bài
- GV: Hướng dẫn đọc diễn cảm khổ thơ1+2
- HS: Luyện đọc diễn cảm
- HS: Thi đọc trước lớp 
- HS: Đọc thầm học thuộc lòng tại lớp
- HS : 4 – 5 em thi đọc thuộc lòng. 
- HS + GV: Nhận xét, đánh giá
- HS: Nhắc lại nội dung bài. 
- GV: Nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh 
KỂ CHUYỆN
Tiết 26: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (đoạn truyện) các em đã nghe, đã đọc nói về người có tài.
- Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Học sinh chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Chuẩn bị một số truyện về lòng dũng cảm 
 Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
 	- HS: Chuẩn bị bài 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (5phút) 
 Những chú bé không chết
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1phút) 
2. Hớng dẫn HS kể chuyện: (32phút) 
a) Hớng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài 
 * Đề bài : Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em được nghe hoặc được đọc.
b) Thực hành kể chuyện - trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
3. Củng cố, dặn dò: (2phút) 
- GV: Nêu yêu cầu kiểm tra 
- HS: 2 em kể chuyện một hai đoạn 
- HS + GV : Nhận xét, đánh giá
- GV: Giới thiệu bài bằng lời , ghi đầu bài lên bảng. 
- GV: Viết đề bài lên bảng
- HS: 3 em đọc đề bài
- HS: Cả lớp đọc thầm lại đề bài và xác định yêu cầu trọng tâm 
- GV: Gạch dưới các từ quan trọng
- HS: 4 em nối tiếp nhau đọc gợi ý 
- GV: Hướng dẫn gợi ý cho học sinh 
- HS: Cả lớp nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện xẽ kể. 
- HS + GV : Nêu nhận xét, bổ sung. 
- GV: treo bảng phụ, nêu yêu cầu, 
hướng dẫn làm bài
- HS : Từng cặp kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- HS: 4- 6 em thi kể trước lớp 
Nêu nội dung ý nghĩa câu chuyện 
- HS + GV: nhận xét, bình chọn
- GV: Nhận xét tiết học. HS chuẩn bị bài sau
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 5 tháng 3 năm 2013
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 50: MỞ RỘNG VỐN TỪ "DŨNG CẢM"
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 	- Mở rộng hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm" Dũng cảm"qua việc tìm từ cùng nghĩa, việc ghép từ ; hiểu nghĩa một vài từ theo chủ điểm. 
 	- Biết sử dụng những từ ngữ đã học để tạo thành cụm từ có nghĩa, hoàn chỉnh câu văn hoặc đoạn văn.
 	- Giáo dục HS có tinh thần vượt khó khăn trong cuộc sống. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - GV: Bảng phụ viết sẵn 11 từ ngữ ở bài tập 2...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
 Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút) 
2. Hướng dẫn làm bài tập:(34 phút) 
 Bài tập 1: 
Tìm những từ ngữ cùng nghĩa với từ dũng cảm trong các từ dưói đây...
- Gan dạ, gan góc, gan lì...
Bài tập 2: 
Ghép từ dũng cảm vào trước hoặc sau từng từ dưới đây để tạo thành những cụm từ có nghĩa
- Tinh thần dũng cảm
- Hành động dũng cảm
Bài tập 3
Tìm từ ở cột A phù hợp với lời giải nghĩa ở cột B
- gan góc: Kiên cường...
- gan lì: gan đến mức trơ ra...
- gan dạ: Không sợ nguy hiểm
3. Củng cố, dặn dò: (2 phút) 
 - Làm bài tập 4 ( 74) 
 - HS: 2 em đật câu kể kể Ai là gì?Xác định chủ ngữ trong câu đó. 
- HS + GV: Nhận xét, đánh giá
- GV: Giới thiệu bài bằng lời – ghi bảng
- HS: 2 em đọc yêu cầu của bài tập 1, thảo luận làm theo cặp(chọn từ ngữ cùng nghĩa...) 
- HS: Đại diện các cặp phát biểu
- HS + GV: Nhận xét và chốt lại ý đúng 
- GV: Treo bảng phụ, nêu yêu cầu của bài tập
- GV: Hướng dẫn thực hiện 
- HS: Làm bài tập vào vở, tìm xem trường hợp nào thì ghép từ dũng cảm vào trước hoặc sau cho phù hợp. 
- GV: Nêu nhận xét, đánh giá
- GV: Nêu yêu cầu, hướng dẫn thực hiện,
- HS : Cả lớp làm bài vào vở BT. 
- HS: 3 em nêu ý kiến phát biểu
- HS + GV: Nhận xét, bổ sung ( nếu cần )
- GV: Nhận xét tiết học, khen những em làm tốt. Dặn dò HS 
TẬP LÀM VĂN.
Tiết 50: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 	- Nắm được 2 cách mở bài trực tiếp&gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối.
 	- Vận dụng viết được 2 kiểu mở bài trên khi làm bài văn miêu tả cây cối mà em yêu thích .
 	- Giáo dục ý thức biết chăm sóc và bảo vệ cây cối ở gia đình và nhà trường 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 	- GV + HS : Tranh ảnh, vài cây hoa để quan sát 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
 Đoạn văn miêu tả cây cối 
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (1 phút)
2.Hướng dẫn làm bài tập : (34phút) 
 Bài tập 1
a. MB: Trực tiếp: Giới thiệu ngay cây hoa cần tả.
b. MB: Gián tiếp: Nói về mùa xuân, về các loài hoa trong vườn rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả.
* Bài tập 2:
Viết đoạn MB theo cách gián tiếp với a, b, c
* Bài tập 3:
Quan sát một cây mà em thích, trả lời theo các phần a, b, c, d.
* Bài tập 4:
- Viết một đoạn văn giới thiệu chung về một cây mà em định tả
3. Củng cố, dặn dò: (2 phút)
- HS : Đọc đoạn văn miêu tả cây cối - 
- HS + GV: Nêu nhận xét, đánh giá 
- GV: Giới thiệu bài – Ghi đầu bài 
- GV: Yêu cầu HS đọc 2 cách mở bài a, b so sánh 2 cách mở bài ấy có gì khác nhau
- HS: Làm bài cá nhân vào vở BT 
- HS: 4 em trình bày 2 cách mở bài 
- HS + GV :Nêu nhận xét và đưa ra KL 
- GV :Yêu cầu HS viết đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp cho bài văn tả một trong ba cây: cây Phượng, cây mai, cây dừa.
- HS: Cả lớp viết bài vào vở 
- HS: 3 em đọc bài trước lớp. 
- GV: Nhận xét, khen những em đọc hay.
- GV: Treo một số tranh( ảnh) các loài cây, - HS: Suy nghĩ trả lời lần lượt từng câu hỏi trong SGK để hình thành các ý cho một đoạn mở bài
- GV: Gợi ý cho HS viết một đoạn MB theo kiểu trực tiếp(gián tiếp)
- HS: Làm bài cá nhân, đọc - GV: Nhận xét tiết học, dặn dò HS 
LUYỆN VIẾT: BÀI TUẦN 26
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Viết đúng theo mẫu bài tuần 26
- Rèn luyện kĩ năng viết đúng, đẹp, viết nghiêng; trình bày sạch đẹp. 
 - Giáo dục cho HS có ý thức giữ gìn sách vở sạch sẽ hơn 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- HS: Vở luyện viết, bút máy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (2phút)
Xti-Ven-xơn; Quy-ra-xkê-vích 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1phút)
2. Nội dung rèn: : (35phút) Rèn viết: Bài tuần 26
- Viết tên người: Ga-vrốt; Huy-gô; Chu Văn; Phong Thu
- Viết khổ thơ: 
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
...
Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi
- Viết đoạn văn: Cây gạo
Từ xa nhìn lại cây gạo sừng sững như .
Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. 
3. Củng cố, dặn dò: (2phút)
- HS: 2em viết các từ ở bài trước trên bảng
- HS+GV: nhận xét, đánh giá
- GV: Nêu yêu cầu luyện viết
- HS: đọc các từ trong vở luyện viết, nhận xét cách viết các từ đó.(cách viết tên riêng người Việt Nam, người nước ngoài)
- GV: Nhận xét, đánh giá.
- HS: đọc các câu thơ, nêu cách trình bày khổ thơ đó.
- HS: đọc đoạn viết theo mẫu, nêu nội dung đoạn văn; viết bài vào vở
- GV: theo dõi, uốn nắn 
- HS: Tự kiểm tra, đánh giá chéo nhau, sau đó cáo cáo kết quả cho GV
- GV: Thu bài 5 em chấm và nhận xét.
- GV: Nhận xét giờ học, dặn dò 
Ngày giảng: Thứ năm, ngày 7 tháng 3 năm 2013
TẬP ĐỌC
 Tiết 51: THẮNG BIỂN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, đọc diễn cảm bài văn với giọng sôi nổi nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh.
 	- Hiểu được ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên .
 	- Giáo dục HS ý thức luôn phòng chống thiên tai. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 	- GV: Tranh minh hoạ bài đọc SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
" Bài thơ về tiểu đội xe không kính "
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút) 
2. Luyện đọc & tìm hiểu bài: (34phút)
a) Luyện đọc: 
 - Đọc theo đoạn : 3đoạn
 - Từ ngữ : Nuốt tươi, mỏng manh, mặn chát, dữ dội, quật
 - Đọc cả bài 
b) Tìm hiểu bài: 
- Miêu tả theo trình tự: Biển đe dọa 
( Đ1) ->biển tấn công ( Đ2) -> ngời thắng biển ( Đ3)
* Đ1: Những từ ngữ hình ảnh đó là:" Gió mạnh, nước biển càng dữ,...
* Cuộc tấn công của cơn bão được miêu tả rất rõ nét, sinh động...
- Tác giả so sánh: Như con mập đớp cá chim...
* Ca ngợi lòng dũng cảm của con người trong cuộc chiến đấu chống thiên tai bảo vệ đê điều
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm 
 Đoạn 3( Từ Một tiếng reođến hết 
3. Củng cố, dặn dò: (2phút) 
"Ga-vrốt ngoài chiến lũy"
 - GV: Nêu yêu cầu kiểm tra 
- HS: 2 em đọc bài và trả lời câu hỏi. 
- HS + GV: Nhận xét, đánh giá
- GV:Giới thiệu bài bằng lời, ghi đầu bài 
- HS: Đọc toàn bài- Chia đoạn 
- HS: Đọc nối tiếp(2 lựơt) 
- GV: Theo dõi ghi bảng từ học sinh đọc
- HS: Luyện phát âm từ khó. 
- HS: Đọc nhóm đôi và đọc cá nhân. 
- GV: Nhận xét, uốn nắn sửa sai 
- HS: Đọc phần chú giải 
- GV: Đọc mẫu .
- GV: Nêu yêu cầu của các câu hỏi
- HS: Đọc thành tiếng từng đoạn, lần
 lượt trả lời các câu hỏi
- HS: Phát biểu ý kiến cá nhân. 
- HS + GV: Nhận xét, bổ sung. 
- HS: Nêu nội dung của bài
- HS: Nối tiếp đọc 3 đoạn 
- GV: Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 3 
- HS: Luyện đọc diễn cảm
- HS: Thi đọc trước lớp 
- HS + GV: Nhận xét và đánh giá
- HS: Nhắc lại nội dung bài. 
- GV: Nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh chuẩn bị bài 
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 51: LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀ GÌ? 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 	- Nhận biết về câu kể Ai là gì? trong đoạn văn , nêu được tác dụng của câu kể Ai là gì? tìm được .
 - Biết xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu kể Ai là gì? đã tìm được 
 	- Thực hành viết được một đoạn văn có dùng kiểu câu Ai là gì?
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 	- GV: Bảng phụ viết lời giải bài tập 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A.Kiểm tra bài cũ : (3phút) 
- Mở rộng vốn từ: dũng cảm
B. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: (1phút) 
2.Hớng dẫn luyện tập: (34phút) 
Bài tập 1: Tìm câu kể Ai là gì? trong đoạn văn sau:
a. Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên: ( Câu giới thiệu cả hai ông đều không phải là người HN)
b. Ông Năm là người dân ngụ cư của làng này: (nêu nhận định)
c. Cần trục là cánh tay kì diệu
 (nêu nhận định)
Bài tập 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu vừa tìm đợc
- Ng Tri Phương/là người Thừa Thiên.
- Cả hai ông / đều không phải là người Hà Nội.
Bài tập3: Viết một đoạn văn kể về việc đi thăm bạn Hà...
3. Củng cố, dặn dò: (2phút)
Mở rộng vốn từ "Dũng cảm" 
- HS: 2 em tìm 4 từ cùng nghĩa với dũng cảm. Đặt 1 câu với từ tìm được - HS + GV: Nhận xét, đánh giá
- GV: Giới thiệu bài – Ghi đầu bài 
- HS: Nêu yêu cầu bài tập 
- GV : Treo bảng phụ, nêu yêu cầu và HD
- HS: Tìm các câu kể Ai là gì? và nêu tác dụng của nó.
- HS: Làm bài cá nhân vào vở bài tập. 
- HS: 2 em lên bảng gạch chân dưới các câu kể Ai là gì?
- HS + GV : nhận xét, chốt lời giải
- GV: nêu yêu cầu bài tập
- HS: Tự làm vào vở - phát biểu 
- HS: 2 em lên bảng gạch chéo tách phần chủ ngữ, vị ngữ 
- HS + GV: nhận xét chốt, bổ sung
- GV: gợi ý cách giới thiệu, HS giỏi làm mẫu.
- HS: viết vào vở, nối tiếp nhau đọc 
- HS + GV: Nhận xét, bình chọn bài viết 
- GV: Nhận xét giờ học. Dặn dò HS chuẩn bị bài 
CHÍNH TẢ
Tiết 25: Nghe - viết: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 - Nghe-viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn 3 bài Khuất phục tên cướp biển 
(từ cơn giận đến như con thú dữ nhốt chuồng) 
 - Làm đúng các bài tập Phân biệt tiếng có phụ âm đầu và vần hay viết sai r, d, gi
 - Giáo dục ý thức rèn chữ, giữ vở cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 - GV: Phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
 Viết 2 từ có chứa âm s/x
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút) 
2. Nội dung bài: (35 phút)
a) Hướng dẫn chính tả 
- Từ khó: dữ dội, phắt dậy, rút soạt dao, quả quyết, treo cổ, gã kia, nghiêm nghị . 
b) Viết chính tả 
c) Chấm chữa bài 
d) Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài tập 2 ( SGK-68 )
a) Điền vào chỗ trống r, d, gi
- Các từ điền: gian, giờ, dãi, gió, ràng, rừng 
3. Củng cố - dặn dò: (2 phút)
Làm bài tập 2( b)
- HS: 2 em lên bảng viết 
- GV+ HS: Nhận xét, đánh giá.
- GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học
- HS: 1em đọc toàn bài 
- HS: Nhận xét các hiện tựơng chính tả cách trình bày,chữ cần viết hoa, từ khó
- HS: Trả lời câu hỏi N.dung đoạn văn
- GV: Hướng dẫn học sinh viết từ khó
- HS + GV: Nhận xét, sửa sai.
- GV: Đọc đoạn văn cho HS nghe
- GV: Đọc cho HS viết bài vào vở. 
- HS: Cả lớp nghe- viết vào vở chính 
- GV: Chấm 7 bài và chữa lỗi 
- GV: Hướng dẫn thực hiện(nêu VD) 
- HS: Cả lớp làm bài vào vở bài tập 
- HS: 2 em lên bảng chữa bài
- HS + GV: Nhận xét, đánh giá.
- GV: Nhận xét giờ học. Dặn HS viết bài ở nhà cho đẹp . 
Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 8 tháng 3 năm 2013
TẬP LÀM VĂN.
Tiết 51: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 	- HS nắm được 2 cách kết bài trong bài văn miêu tả cây cối
 	- Vận dụng kiến thức đã biết để bước đầu viết đoạn kết bài trong bài văn miêu tả cây cối theo cách kết bài mở rộng bài văn miêu tả cây cối mà em thích.
 	- Giáo dục học sinh ý thức chăm sóc và bảo vệ cây cối .
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 GV : Tranh ảnh, một số loài cây: Na, ổi, mít..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (5phút) 
 " Luyện tập XD mở bài trong bài văn miêu tả cây cối " 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1phút) 
2.Hướng dẫn làm bài tập :(34phút) 
 Bài tập 1
a. Kết bài a: Nói được tình cảm của người tả đối với cây
b. Kết bài b: Nêu được lợi ích của cây và tình cảm của người tả đối với cây.
 Bài tập 2:
Quan sát một cây mà em thích và trả lời câu hỏi:
 Bài tập 3:
Dựa vào câu trả lời trên, viết một kết bài mở rộng cho bài văn
 Bài tập 4:
 Viết một kết bài mở rộng cho một trong các đề sau: ...
3. Củng cố, dặn dò: 
 " Luyện tập miêu tả cây cối" 
- GV : Nêu yêu cầu kiểm tra bài cũ. 
- HS : 2 em đọc đoạn văn mở bài về một cây mà em yêu thích. 
- HS + GV : Nêu nhận xét, đánh giá 
- GV : Giới thiệu bài bằng lời - ghi đầu bài 
- GV:Yêu cầu HS đọc 2 cách kết bài a, b so sánh2 cách mở bài ấy có gì khác nhau
- HS: Làm bài cá nhân vào vở BT 
- HS: 4 em trình bày 2 cách mở bài 
- HS + GV: Nêu nhận xét và đưa ra kết luận 
- GV:Yêu cầu HS viết đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho bài văn tả một cây mà em yêu thích. 
- HS: Cả lớp viết bài vào vở 
- HS: 3 em đọc bài trước lớp. 
- GV: Nhận xét, khen những em đọc hay.
- GV: Treo một số tranh( ảnh) các loài cây, - HS: Suy nghĩ trả lời lần lượt từng câu hỏi trong SGK để hình thành các ý cho một đoạn kết bài
- GV: Gợi ý cho HS viết một đoạn kết bài theo kiểu mở rộng( không mở rộng) 
- HS: Làm bài cá nhân, đọc bài trước lớp 
- GV: Nhận xét tiết học, dặn dò HS
RÈN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố HS yếu và TB về nhận biết câu kể Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? trong các đoạn văn. HS khá, giỏi biết viết đoạn văn có dùng các loại câu kể đã học
- Rèn luyện kĩ năng xác định câu, biết đặt câu, hoặc viết đoạn văn có sử dụng câu kể 
- Giáo dục HS tính tích cực, tự giác trong học tập. 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: Bảng phụ viết sẵn các đoạn văn 
- HS: Đặt trước 3 – 5 câu kể 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A.Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Đặt 2 câu kể Ai thế nào ?
B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: (1 phút)
 2. Nội dung rèn: ( 34 phút)
Bài tập 1: 
Tìm các câu kể Ai làm gì ? trong bài Ga- vrốt ngoài chiến lũy. Ai thế nào? Ai là gì? Trong bài tập đọc SGK
Bài tập 2: 
Viết một đoạn văn có sử dụng ít nhất 4 – 5 câu kể Ai làm gì? Kể về các bạn lớp em vào buổi lao động trồng cây ở vườn trường. 
3. Củng cố, dặn dò: (2 phút) 
- GV: Nêu yêu cầu kiểm tra 
- HS: 2 em lên bảng đặt câu 
- HS + GV: Nhận xét, đánh giá.
- GV: Nêu yêu cầu bài tập 1
- HS: Quay 2 nhóm trao đổi, thảo luận
- HS: 3 em lên bảng làm bài1
- HS: Nêu miệng các câu kể theo yêu cầu. 
- GV: Nêu yêu cầu bài 2 
- HS: Làm bài cá nhân vào vở
- HS: Trình bày trong nhóm, báo cáo kết quả
 * Nhóm HS khá, giỏi. 
- HS: Viết đoạn văn vào vở 
- HS: 3 em trình bày bài trước lớp
- HS + GV: Nhận xét, đánh giá 
- GV: Nhận xét giờ học, dăn dò HS .
Kiểm tra của ban giám hiệu
Ngày tháng năm 2013
Xác nhận của tổ chuyên môn
Ngày 4 tháng 3 năm 2013
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 9 tháng 3 năm 2012
 RÈN TẬP LÀM VĂN
BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố cho HS yếu & TB về bài văn miêu tả cây cối, viết đoạn mở bài ( hoặc kết bài) trong bài văn miêu tả cây cối . HS khá, giỏi dựa theo kết quả quan sát, để viết hoàn chỉnh bài văn miêu tả cây cho bóng mát( hoặc cây ăn quả)
- Giáo dục HS ý thức tích cực, chủ động trongg học tập .
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: Tranh ảnh một số cây cối 
- HS: Dàn bài tả về một cây yêu thích. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
Khi quan sát đồ vật cần chú ý gì? 
B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: ( 1 phút)
 2. Nội dung rèn: ( 35 phút)
Đề bài : Tả một cây có bóng mát ( hoặc cây ăn quả) mà em yêu thích. 
Bài tập 1:
Quan sát và ghi lại những điều đã quan sát đợc về một loài cây ăn quả( hoặc cây cho bóng mát) mà em yêu thích 
Bài tập 2: Dựa vào kết quả quan sát các loại cây (hoặc tranh ). Viết bài văn miêu tả về cây mà em yêu thích nhất. 
3. Củng cố, dặn dò: (2 phút) 
- GV: Nêu yêu cầu kiểm tra 
- HS: 2 em trả lời miệng 
- HS + GV: Nhận xét, đánh giá.
- GV: Nêu yêu cầu, hớng dẫn làm bài
* Nhóm HS yếu và TB
- HS: Đọc thầm lại đề bài 
- HS: Trao đổi, thảo luận nhóm đôi 
- HS: Nêu những điều đã quan sát đợc 
- GV: Nhận xét và đánh giá 
* Nhóm HS khá, giỏi. 
- HS: Làm bài vào vở 
- HS: 5 em trình bày bài trong nhóm, 
- HS + GV: Nhận xét, đánh giá 
- GV: Nhận xét giờ học, dặn dò HS

Tài liệu đính kèm:

  • docTV taufn 26.doc