Tập đọc
Tiết 5: Thư thăm bạn(SGK/tr25).
1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm, nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư.
Đọc hiểu: +Từ : xả thân, khuyên góp, khắc phục./tr25.
+ Nội dung: Bạn nhỏ thương bạn, biết chia sẻ đau buồn cùng bạn.
Giáo dục tình cảm yêu thương, biết chia sẻ buồn vui cùng mọi người.
2.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn “Mình là.với bạn?” /tr25.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu :
A.Kiểm tra:- Đọc thuộc bài thơ Truyện cổ nước mình.
Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà?
HS đọc bài.
HSTB đọc đoạn.
- Vì truyện cổ nước mình rất nhân hậu, ý nghĩa rất sâu xa.
Tuần 3 Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2010. Sáng: Chào cờ Tập đọc Tiết 5: Thư thăm bạn(SGK/tr25). 1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm, nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư. Đọc hiểu: +Từ : xả thân, khuyên góp, khắc phục.../tr25. + Nội dung: Bạn nhỏ thương bạn, biết chia sẻ đau buồn cùng bạn. Giáo dục tình cảm yêu thương, biết chia sẻ buồn vui cùng mọi người. 2.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn “Mình là...với bạn?” /tr25. 3.Hoạt động dạy học chủ yếu : A.Kiểm tra:- Đọc thuộc bài thơ Truyện cổ nước mình. Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà? HS đọc bài. HSTB đọc đoạn. - Vì truyện cổ nước mình rất nhân hậu, ý nghĩa rất sâu xa. B.Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài từ thực tế, những trận bão lũ đã xảy ra và truyền thông tương thân tương ái của người Việt Nam. b, Nội dung chính: HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc. Đọc nối tiếp theo đoạn, kết hợp luyện đọc câu khó, từ khó.( 3 lần) Đoạn1 : “ Hoà Bình...với bạn” Đoạn2: “Hồng ơi!..như mình”. Đoạn3: Phần còn lại. ( GV cho HS luyện đọc kết hợp tìm hiểu từ mới trong SGK) GV mẫu toàn bài. HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. ý1: Lương viết thư chia buồn cùng Hồng Lương có biết Hồng không? Câu hỏi 1/tr 26. ý2: Những việc làm nhân ái. Câu hỏi 2/tr 26 Câu hỏi 3/tr16. Nêu tác dụng của dòng mở đầu, kết thúc bức thư?(HSKG). Nêu ý nghĩa của bài học? HĐ3: Luyện đọc lại . Đọc bức thư với giọng chia buồn, tình cảm,an ủi, động viên, khích lệ. Giọng văn trùng xuống khi nói về sự mất mát, cao giọng hơn khi động viên. HS đọc nối tiếp theo đoạn lần1.(Sửa lỗi phát âm : lũ lụt, nước lũ...) Câu dài : Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào/về tấm gương dũng cảm của ba/xả thân cứu người giữa dòng nước lũ//. HS đọc theo cặp lần 2. 1-2 HS đọc cả bài. Thi đọc cá nhân, nhóm: HSTB đọc đoạn, HSKG đọc cả bài. HS bình chọn giọng đọc hay. C. Củng cố, dặn dò: - Bức thư cho em biết điều gì về tình cảm của bạn Lương đối với bạn Hồng? Liên hệ việc làm của mình để giúp đỡ bạn bè. Chuẩn bị bài : Người ăn xin. Tiếng việt (Ôn) Luyện tập : Dấu hai chấm. I/ Mục tiêu: - HS ôn lại tác dụng của dấu hai chấm, cách sử dụng dấu hai chấm. Rèn kĩ năng thực hành xác định tác dụng của dấu hai chấm, viết đoạn văn có sử dụng dấu hai chấm. Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực. II/. Chuẩn bị: Đoạn bài có dấu hai chấm. III/. Hoạt động dạy học chủ yếu: a, GV nêu yêu cầu giờ học, tổ chức cho HS thực hành. b, HS thực hành theo yêu cầu của GV. Bài 1 : Tìm và đọc lại các bài tập đọc đã học trong chương trình có dấu hai chấm. Nêu tác dụng của dấu hại chấm. GV cho HS nhắc lại tác dụng của dấu hai chấm đã học. Bài 2 : Viết đoạn văn có sử dụng ít nhất hai dấu hai chấm: một lần dấu hai chấm báo hiệu sau đó là lời của nhân vật, một lần dấu hai chấm báo hiệu sau đó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. GV cho HS đọc, xác định yêu cầu bài, thực hành. GV cho HSKG làm mẫu trước một lần. Với HS yếu có thể chỉ yêu cầu viết đoạn văn trong đó có sử dụng một dấu hai chấm hoạc một tác dụng của dấu hai chấm. HS đọc , xác định yêu cầu của bài, đọc các đoạn văn, bài đọc trong chương trình trong đó có sử dụng dấu hai chấm. VD : Bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Bài Người ăn xin...... HS đọc, xác định yêu cầu bài, tập viết đoạn văn có sử dụng dấu hai chấm. VD : Sớm mai thức dậy, bé giật mình vì mùa đông đã đến : chiếc lá vàng rớt xuống bên hiên, con chim nhỏ thôi không lích rích, và nàng gió se lạnh khẽ khàng đậu trên đôi môi của bé hanh hanh. Bé cất tiếng thì thầm : “ Chào nàng tiên mùa đông khó tính. Chào nhé!Mùa đông”. + Dấu hai chấm thứ nhất báo hiệu sau đó là lời giải thích “mùa đông đã đến”. + Dấu hai chấm thứ hai ... lời của cô bé. 4. Củng cố, dặn dò:- Nhận xét giờ học. Thứ ba ngày 7 tháng 9 năm 2010 Luỵên từ và câu. Tiết 5: Từ đơn và từ phức (SGK tr.6) 1.Mục tiêu: - HS hiểu sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt từ đơn, từ phức, làm quen với từ điển. - Rèn kĩ năng phân biệt từ theo cấu tạo,sử dụng từ điển, đặt câu. - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực. 2.Chuẩn bị: Từ điển Tiếng Việt, bảng nhóm. 3.Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra: - Nêu tác dụng của dấu hai chấm? Đọc đoạn văn minh hoạ. - ...báo hiệu sau nó là lời nói của nhân vật.... HS đọc đoạn văn. B.Nội dung chính: HĐ1 : Hướng dẫn thực hiện yêu cầu phần nhận xét. GV cho HS đọc, xác định nội dung , yêu cầu của phần nhận xét, thảo luận theo nhóm, làm trong bảng nhóm, làm vào phiếu học tập (VBT), chữa bài. *Ghi nhớ : SGK /tr28. HĐ2 : Hướng dẫn thực hành. Bài 1 : GV cho HS chép bài thơ vào trong vở, phân tách, phân loại các từ : Từ đơn, từ phức. Bài 2 : GV cho HS làm việc theo nhóm với từ điển, ghi lại 3 từ đơn, 4 từ phức. HSKG có thể ghi nhiều từ hơn trong cùng một khoảng thời gian. Bài 3 : Đặt câu với một từ đơn hoặc từ phức vừa tìm. HSKG đặt câu theo khả năng của mình. HS đọc, xác định yêu cầu phần nhận xét, thực hành, TLCH. - Câu 1 : Từ chỉ gồm một tiếng (từ đơn) : nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là. Từ có nhiều tiếng ( từ phức) : giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến. - Tiếng dùng để cấu tạo từ : từ có một tiếng là từ đơn, từ có hai tiếng trở lên là từ phức.../tr 28.HS đọc, nhắc lại nội dung ghi nhớ. HS chép bài thơ, ghi từ vào bảng nhóm, chữa bài : + Từ đơn : rất, vừa. lại. + Từ phức : công bằng, đa tình, đa mang, thông minh, độ lượng. VD : Từ đơn : mẹ, sao, con... VD : Từ phức : xinh đẹp, nặng nề, khó khăn, dịu dàng.... VD : Mẹ em rất đảm đang. Nàng tiên ốc rất dịu dàng. C. Củng cố, dặn dò: - Phân biệt từ đơn, từ phức, cho VD? - Ôn bài. - Chuẩn bị bài :Mở rộng vốn từ : Đoàn kết- Nhân hậu. Chính tả ( Nghe -viết) Tiết 3: : Cháu nghe câu chuyện của bà.(SGK tr 27) 1-Mục tiêu:- HS nghe -viết đúng, trình bày đẹp bài thơ Cháu nghe câu chuyện của bà. - Phân biệt đúng những tiếng có âm đầu dễ lẫn ch/tr . - Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp. 2.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài 2a/tr 27. 3.Hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Kiểm tra: GV cho HS viết bảng con từ : lát sau, phải chăng, xem xét.. HS viết, chữa bài. 2.Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài:GV nêu yêu cầu giờ học. b,Nội dung chính: HĐ1: Hướng dẫn chính tả: GV đọc bài viết, hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài viết. - Bài thơ nói lên điều gì? GV hướng dẫn HS viết các từ dễ viết sai : Nên, dẫn, giũa đường. (HS viết vào vở, hai học sinh viết trên bảng, GV kiểm tra). GV hướng dẫn HS cách trình bày thể thơ sáu – tám. GV đọc cho HS viết. GV đọc cho HS soát lỗi. HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài 2: GV cho HS đọc thầm và làm bài vào vở, chữa bài trên bảng (B.P). GV cho HS đọc lại toàn bài, chú ý đọc đúng chính âm. * Kết quả : ..tre mọc..không chịu..trúc...cháy...tre...tre...đồng chí...chiến đấu..tre. HS đọc bài. C. Củng cố, dặn dò: - Luyện viết lại những chữ viết sai trong bài. - Chuẩn bị bài nhớ viết : Truyện cổ nước mình Chiều: Tiếng việt( ôn) Luyện tập: Từ đơn ,Từ phức. I/ Mục tiêu:- Giúp HS củng cố về từ đơn, từ phức. Rèn kĩ năng thực hành phân tích từ, tìm từ, xác định từ đơn, từ phức trong câu. Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực. II/Chuẩn bị: Nội dung ôn tập. III/ Hoạt động dạy học chủ yếu: a, GV nêu yêu cầu giờ học, tổ chức cho HS thực hành. b, HS thực hành theo yêu cầu của GV. Bài 1: - Thế nào là từ đơn, thế nào là từ phức? Cho VD minh hoạ. GV cho HS thảo luận, nhớ lại kiến thức đã học, TLCH. Bài 2: Nhớ và ghi lại một khổ thơ trong bài Mẹ ốm. Xác định từ đơn, từ phức có trong khổ thơ. GV cho HS đọc lại khổ thơ.Với HS yếu, có thể cho HS chép lại một khổ thơ bất kì trong bài. Bài 3 : Đặt câu với một trong các từ phức đã học thuộc chủ đề nhân hậu. GV cho HS đặt câu theo cặp, báo cáo trước lớp. Bài4 : Viết một câu chuyện ngắn kể về tấm gương người tốt, việc tốt , trong đó có sử dụng ít nhất 5 từ phức thuộc chủ đề Nhân hậu - Đoàn kết GV cho HSKG nói mẫu một lần.Với HS yếu có thể chỉ yêu cầu viết câu. Từ đơn là từ chỉ có một tiếng. Từ phức là từ do hai tiếng trở lên tạo thành. VD : + Từ đơn : gió, cát, bụi, khóc... + Từ phức : hợp tác xã, quê hương... HS nhớ, ghi lại một khổ thơ trong bài. VD : Mẹ /vui,/ con/ có/ quản gì Ngâm thơ/, kể chuyện/, rồi/ thì/ múa ca Rồi /con/ diễn kịch/ giữa/ nhà Một mình/ con /sắm /cả/ ba /vai chèo..... VD : Mẹ em thường nói : Nhân hậu là đạo lí tốt đẹp của con người. HS viết đoạn văn, đọc trước lớp, HS phát hiện các từ phức thuộc chủ đề. VD : Mai là một cô bé giàu lòng nhân hậu. Câu chuyện về Mai thật cảm động.Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo, Mai hiểu thế nào là sự thiệt thòi của nghèo túng... 4 . Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. Thứ tư ngày 8 tháng 9 năm 2010. Tập đọc Tiết 6: Người ăn xin (SGK /tr 30) 1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát,trôi chảy toàn bài, đọc diễn cảm với giọng yêu thương. Đọc hiểu: + Từ :lọm khọm, đỏ đọc..../tr31. + Nội dung: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu, biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. Giáo dục tình cảm yêu thương con người. 2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn : “ Tôi chẳng...ông lão”. 3.Hoạt động dạy học chủ yếu: A.Kiểm tra:- Đọc nối tiếp đoạn bài HS đọc bài. Thư thăm bạn. Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng? B. Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài (qua tranh). b,Nội dung chính: HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc. GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp theo đoạn, đọc theo cặp, đọc toàn bài, kết hợp luyện đọc câu thơ khó, từ khó, giảng từ mới trong phần chú giải. Đoạn 1 : Từ đầu đến cứu giúp. Đoạn 2 : Tiếp theo đến....cho ông cả. Đoạn 3 : Phần còn lại. GV nhắc nhở HS đọc với giọng nhẹ nhàng, thương cảm. Mở rộng nghĩa từ : lẩy bẩy ; khản đặc. VD : - Hiểu thế nào là lẩy bẩy? GV đọc minh hoạ. HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. ý1: Hình ảnh ông lão thật đáng thương. ( Câu hỏi 1/tr 30). ý2: Sự chia sẻ, cảm thông của cậu bé đối với ông lão. (Câu hỏi 2). Câu hỏi 3/tr31. Câu hỏi 4/tr 31. Cậu bé đã nhận được từ ông lão diều gì? Bài đọc muốn nói điều gì? HĐ 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. GV cho HS thi đọc diễn cảm theo đoạn đối với HSTB, đọc cả bài với HSKG. GV hướng dẫn HS đọc theo vai. GV cho HS liên hệ giáo dục. HS nhận xét, đánh giá bạn đọc. 3. Củng cố, dặn dò: - Kể chuyện cho cả nhà nghe. Em học đuợc ở cậu bé điều gì ? Chuẩn bị bài sau: Một người chính trực. Thứ năm ngày 9 tháng 9 năm 2010 Tập làm văn Tiết 5: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật( SGK/tr32) I/ Mục tiêu: – HS biết lời nói , ý nghĩ của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật. Rèn kĩ năng bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vậuatrong bài văn kể chuyện theo hai cách : trực tiếp và gián tiếp. Giáo dục ý thức nhân văn trong cuộc sống qua học văn kể chuyện. II/. Chuẩn bị: Kẻ bảng phân tích lời nói gián tiếp, trực tiếp. III/. Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra bài : - GV cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ trong tiết TLV trước. Khi tă ngoại hình nhân vật cần chú ý điều gì? Cho VD ? HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. -.. tả nững đặc điểm tiêu biểu... HS đọc đoạn tả ông lão ăn xin.... B. Dạy bài mới: a, Giáo viên nêu yêu cầu giờ học từ phần KT. b, Nội dung chính: Nhận xét: GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp, ghi kết quả vào vở bài tập, báo cáo trước lớp. GV cho HS lên ghi lại lời nói và ý nghĩa của cậu bé. GV cho HS phát biểu ý kiến, bổ sung. GV chốt kiến thức đúng: GV cho HS đọc lại hai cách kể, thảo luận , nhận xét hai cách kể. Câu hỏi này không bắt buộc cho mọi đối tượng học sinh. Lời nói, ý nghĩa của nhân vật nói lên điều gì?... *Ghi nhớ: SGK/tr32. *Luyện tập: Bài 1: Tìm lời dẫn trực tiếp và gián tiếp trong đoạn văn sau: (GV giúp HS xác định đúng yêu cầu của bài, lựa chọn lời dẫn trực tiếp, gián tiếp.) *Gợi ý : Lời dẫn trực tiếp thường được trình bày như thế nào? Bài 2 : Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn trực tiếp . GV cho HS đọc đoạn văn, tìm lời dẫn gián tiếp. Muốn chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp ta phải làm như thế nào? GV cho HSKG làm mẫu một lần, cho HS viết vào trong vở, GV kiểm tra, chấm bài, cho HS đọc bài. Bài 3 : Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp. GV hướng dẫn HS như với bài 2. Muốn chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp ta làm như thế nào? HS nghe, xác định yêu cầu của giờ học. HS thực hành theo định hướng của GV: đọc, xác định yêu cầu của mỗi câu hỏi, thảo luận và TLCH. ý 1: Chao ôi! Cảnh nghèo đói ...nhường nào! ý 2 : - ông đừng giận..,cháu.... để cho ông cả. Cách 1 : Tác giả dẫn trực tiếp, nguyên văn lời ông lão. Cách 2 : Tác giả thuật lại gián tiếp lời của ông lão. -... nói lên tính cách của nhân vật... HS đọc và nhắc lại nội dung ghi nhớSGK tr 32. HS đọc, xác định yêu cầu đề bài, thực hành. Lời dẫn trực tiếp thường được đặt trong dấu ngoặc kép.. + Lời dẫn gián tiếp : Cậu bé...bị chó sói đuổi. + Lời dẫn trực tiếp : - Còn tớ..ông ngoại. Theo tớ...bố mẹ. HS đọc, xác định đề, thực hành: Phải thay đổi từ xưng hô. Phải đặt lời nói trực tiếp sau dấu hai chấm, dấu ngoặc kép..... VD : Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước : Trầu này ai têm?.... VD : Bác thợ hỏi Hoè cậu có thích làm thợ xây không?... ( Thay từ xưng hô, bỏ các dấu ngoặc kép hoặc gạch đầu dòng, gộp lại lời kể chuyện với lời nhân vật). C. Củng cố, dặn dò: - Thế nào là lời dẫn trực tiếp? Lời dẫn gián tiếp khác lời dẫn trực tiếp ở điểm nào? Chuẩn bị bài sau : Viết thư. Luyện từ và câu Tiết 6: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết( SGK/tr33). I/ Mục tiêu : - Tiếp tục củng cố, mở rộng vốn từ theo chủ điểm Thương người như thể thương thân. Rèn kĩ năng tìm từ, sắp xếp từ, hiểu nghĩa của từ. Giáo dục lòng nhân hậu, sự đoàn kết, yêu thương con người. II/ .Chuẩn bị: Kẻ khung trống bài 2/ tr33.. III/. Hoạt động dạyhọc chủ yếu: A. Kiểm tra:- Phân biệt từ đơn, từ phức? Cho VD minh hoạ? Từ đơn là từ do một tiếng tạo thành. VD : nắng, gió, thu.. - Từ phức là từ do hai tiếng trở lên tạo thành .... B. Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài: b, Nội dung chính: GV tổ chức cho HS thực hành các yêu cầu trong bài, chữa bài. Bài 1 : Tìm các từ: a, Chứa tiếng hiền . b, Chứa tiếng ác. GV cho HSKG làm mẫu, GV phân tích lại mẫu, tổ chức cho HS thi tìm từ theo nhóm tiếp sức. a, dịu hiền, hiền lành, hiền hậu, hiền thục, hiền thảo, ngoan hiền.... b, ác độc, ác tâm, ác tính, ác khẩu, tội ác, ác độc.... Bài 2 : Xếp các từ sau cào ô thích hợp trong bảng.... GV cho HS làm việc cá nhân trong VBT, chữa bài trên bảng. Đồng nghĩa với nhân hậu : nhân từ, nhân ái, hiền hậu, phúc hậu, đôn hậu, trung hậu. Trái nghĩa với nhân hậu là : độc ác, hung ác, tàn ác, tàn bạo.. Bài 3 : Em chọn từ ngữ nào... để hoàn chỉnh các thành ngữ dưới đây? GV cho HS hiểu Thế nào là thành ngữ. HSKG giải nghĩa một số thành ngữ hoặc đặt câu với một thành ngữ trong bài. Hiền như bụt (đất). Lành như đất (bụt). Dữ như cọp. Thương nhau như chị em gái. Bài 4 : Em hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ dưới đây như thế nào? GV cho HS thảo luận nhóm, TLCH. VD: Máu chảy ruột mềm : Máu chảy thì đau tận trong ruột gan, người thân gặp nạn, mọi người đau đớn. C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài: Từ ghép và từ láy. Tiếng việt( ôn) Tìm hiểu và viết văn kể chuyện. I/ Mục tiêu:- HS khắc sâu kiến thức về văn kể chuyện, nhân vật trong chuyện, biết nhận xét nhân vật qua hành động, lời nói... của nhân vật, biết viết văn kể chuyện. Kể một câu chuyện đơn giản đã học hoặc theo trí tưởng tượng, phân tích nét đặc trưng tiêu biểu về tính cách của nhân vật. Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực. II/ . Chuẩn bị: Câu chuyện minh hoạ. III/ . Hoạt động dạy học chủ yếu: 1.GV nêu yêu cầu giờ học, tổ chức cho HS thực hành ôn lại kiến thức đã học về văn kể chuyện và nhân vật trong văn kể chuyện. Kể chuyện là gì? Nhân vật trong truyện là những ai? Miêu tả ngoại hình nhân vật có vai trò như thế nào trong bài văn kể chuyện? - GV tổ chức cho HS viết một bài văn kể chuyện thuộc chủ đề Thương người như thể thương thân. HSTB yếu có thể chỉ kể một đoạn truyện trong các câu chuyện đã học trong chương trình và nhận biết nhân vật có trong truyện. - HSKG kể câu chuyện theo sự tưởng tượng của mình.GV gợi ý tên một số câu chuyện để định hướng nội dung. VD : Người hàng xóm tốt bụng. Những tấm lòng cao cả. HS thực hành theo định hướng của GV, thảo luận, nhớ lại kiến thức đã học, TLCH. -..kể một chuỗi các sự kiện có liên quan đến nhau, có đầu có cuối... ..người, vật, con vật..được nhân hoá.. ..ngoại hình của nhân vật góp phần bộc lộ tính cách của nhân vật.. HS đọc, xác định yêu cầu của bài. HS thực hành tập kể trong nhóm, kể từng đoạn truyện trước lớp,kể theo theo ý tưởng của mình. HS nhận xét, bổ sung, giúp đỡ bạn kể đoạn truyện, câu chuyện , gợi ý hướng phát triển của câu chuyện. HS thi kể chuyện. HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện, cách xây dựng nội dung câu chuyện (HSKG). HS bình chọn câu chuyện có nội dung hay nhất, người kể chuyện hay nhất. IV/Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. Kể chuyện cho cả nhà nghe Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2010 Tập làm văn. Tiết 6:Viết thư ( SGK /tr 34). I/ Mục tiêu:- HS hiểu nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư. Rèn kĩ năng thực hành viết một bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin. Giáo dục ý thức học tập, biết quan tâm đến mọi người. II/ Chuẩn bị : Mẫu một bức thư. III/ .Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra: - Tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua những phương diện nào? B. Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài: b, Nội dung chính: 1. Nhận xét: GV tổ chức cho HS đọc, xác định yêu cầu tr 23,đọc lại bài Thư thăm bạn, thảo luận trả lời câu hỏi. -..qua hình dáng, hành động, lời nói và ý nghĩa của nhân vật. HS xác định yêu cầu của giờ học. HS thực hành theo yêu cầu của GV, thảo luận và TLCH, báo cáo. Người ta viết thư để làm gì? Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung gì? Một bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào?. 2. Ghi nhớ: SGK tr 34. 3. Luyện tập: GV tổ chức cho HS thực hành, chữa bài. Bài 1: Viết thư gửi một bạn ở trường khác để thăm hỏi và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp và trường em hiện nay. GV hướng dẫn phân tích đề bài: Đề bài yêu cầu gì? Viết thư cho ai? Viết để làm gì? GV cho HS nhắc lại kết cấu thông thường của một bức thư, cho HSKG nói mẫu từng phần, HSTB yếu tập nói theo đoạn, viết vào vở. GV chấm một số bài , sửa lỗi. GV giới thiệu bức thư tham khảo. -... thăm hỏi, trao đổi thông tin.. Nêu mục đích, lí do viết thư, thăm hỏi tình hình của người nhận thư.../tr 34. Mở đầu : Địa điểm và thời gian viết thư ; Lời thưa gửi. Kết thúc: Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn; Chữ kí và tên hoặc họ tên. HS đọc, nhắc lại nội dung cần nhớ. HS đọc , xác định yêu cầu của đề, thực hành. Viết một bức thư. Cho bạn em ở trường khác. Thăm hỏi và kể cho bạn nghe về tình hình của lớp và trường em hiện nay. HS nhắc lại nội dung của một bức thư. HS thực hành nói miệng theo từng phần. HS viết bài vào vở. HS nghe, học tập. C. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau:Cốt truyện.
Tài liệu đính kèm: