I - Mục đích ,yêu cầu :
- Dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu và gợi ý trong SGK , bước đầu kể lại được câu chuyện theo hình thức tự không gian
II. Đồ dùng dạy học :
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Tập làm văn Tiết 17 : LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN . I - Mục đích ,yêu cầu : - Dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu và gợi ý trong SGK , bước đầu kể lại được câu chuyện theo hình thức tự không gian II. Đồ dùng dạy học : III. Các hoạt động dạy – học : 1. Khởi động: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Giới thiệu: Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 1: HS đọc trích đoạn. Cảnh có những nhân vật nào? Cảnh 2 có những nhân vật nào? Yết Kiêu là người như thế nào? Cha Yết Kiêu là người như thế nào? Những sự việc trong hai cảnh của vở kịch được diễn ra theo trình tự nào? Bài tập 2: Kể chuyện theo gợi ý trong SGK GV gợi ý: Những câu đối thoại quan trọng có thể giữ nguyên văn, dưới dạng lời dẫn trực tiếp, đặt trong dấu ngoặc kép, sau dấu hai chấm. Nhắc nhở HS : Khi kể chuyện cần hình dung thêm động tác, cử chỉ, nét mặt, thái độ của các nhân vật. Khi kể từ đoạn trước đến đoạn sau cần có sự chuyển tiếp để liên kết đoạn. HS thực hành thi kể GV nhận xét, bình chọn bạn kể đúng yêu cầu, hấp dẫn. HS đọc HS trả lời các câu hỏi của giáo viên. HS đọc yêu cầu bài tập. HS thi kể chuyện. HS khác nhận xét. 4. Củng cố – dặn dò: Khen ngợi những HS kể chuyện hay. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh việc chuyển thể thành câu chuyện, viết lại vào vở. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Tập làm văn Tiết18 : LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN . I - Mục đích ,yêu cầu : - Xác định được mục đích trao đổi , vai trong trao đổi ; lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích . - Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ , cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục . II.Chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn đề bài TLV. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ: 2, 3 HS đọc các đoạn văn đã được các em chuyển thể từ 2 cảnh của vở kịch Yết Kiêu. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS + Hoạt động 1: Giới thiệu bài Trong tiết TLV vừa qua, các em đã luyện tập phát triển câu chuyện xây dựng cốt truyện – xây dựng đoạn văn trong bài văn kể chuyện. Tiết học hôm nay các em sẽ học cách trao đổi ý kiến với người thân. Để học tốt giờ TLV này, các em đã được học một mẫu bài trao đổi với người thân . + Hoạt động 2: Xác định mục đích trao đổi. - GV hướng dẫn HS hiểu trọng tâm của đề bài theo những gợi ý sau: + Nội dung trao đổi làgì ? + Đối tượng trao đổi là ai? + Mục đích trao đổi để làm gì? + Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì? + Hoạt động 3: HS đọc thầm lại gợi ý 2, hình dung câu trả lời, giải đáp thắc mắc anh ( chị) có thể đặt ra. + Hoạt động 4: Thực hành trao đổi trong nhóm. HS chọn bạn (đóng vai người thân) cùng tham gia trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp. Thực hành trao đổi, lần lượt đổi vai cho nhau, nhận xét, góp ý để bổ sung hoàn thiện bài trao đổi. GV đến từng nhóm giúp đỡ. + Hoạt động 5: Trình bày trước lớp. - GV hướng dẫn nhận xét theo các tiêu chí. + Nội dung trao đổi có đúng đề tài không? + Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không? + Lời kể, cử chỉ của 2 bạn có phù hợp với vai đóng không? HS chọn ra cặp HS trao đổi hay nhất. - 1 HS đọc thành tiếng đề bài. - Cả lớp đọc thầm, gạch chân những từ quan trọng. Em có nguyên vọng học thêm một môn năng khiếu (hoạ, nhạc, võ thuật trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em. Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi.Về nguyện vọng của em muốn học thêm một môn năng khiếu. Nhóm đổi hoạt động. - Mỗi nhóm cử một cặp HS đóng vai trình bày trước lớp. 4. Củng cố – dặn dò: Nhắc lại một số ý. Cần nắm vững mục đích trao đổi. Nội dung trao đổi gọn gàng, dự kiến trước những điều thắc mắc của người nghe để trả lời. Thái độ chân thật, cử chỉ tự nhiên phù hợp đối tượng trao đổi. Chuẩn bị bài mới. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tài liệu đính kèm: