Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Buổi chiều) - Tuần 1 đến 10 - Dương Bích Hường

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Buổi chiều) - Tuần 1 đến 10 - Dương Bích Hường

Chính tả

Phân biệt s và x, vần ăn/ ăng

A, MỤC TIÊU

- Giúp học sinh phân biệt các phụ âm đầu dễ lẫn và vần khó

- Hoàn thành được các bàì tập theo yêu cầu

- Chú ý cách trình bài cho học sinh

B, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sách nâng cao

- Sách luyện chữ ô ly

C, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

- Giáo viên đưa ra bảng phụ yêu cầu học sinh làm bài cá nhân và điền bảng

- Gọi học sinh đọc bài và nhận xét

 Bài 1: Điền vào chỗ trống tiếng chứa x hoặc s

 Người hái củi van vỉ:. Cây cho một nhánh nhỏ. Cây tốt bụng cho ngay. Người đó liền lấy luôn nhành cây ấy làm cán rìu và đốn luôn cây. Chỉ đến lúc bị ngã , cây mới thật hối hận. Nói thốt lên: Tại mình lại ngu đến thế, cấp cho người ta chính cái để hại mình.

 

doc 92 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 181Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 (Buổi chiều) - Tuần 1 đến 10 - Dương Bích Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 4 ngày 27 tháng 8 năm 2008
Rèn đọc
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
A, Mục tiêu
 - Rèn cho học sinh đọc đúng các bài tập đọc đã học
- Đọc hiểu và trả lời được các câu hỏi của bài 
- Luyện đọc diễn cảm bài văn 
B, Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ,vở ô li
C, các hoạt động dạy học
	1,Giới thiệu bài:Trực tiếp
	2,Bài mới
	*Đọc hiểu
-Giáo viên đưa ra bảng phụ yêu cầu học sinh đọc thầm 5 phút và trả lời câum hỏi bằng bảng convà trả lời miệng
Câu hỏi
	1. Viết tiếp các từ ngữ vào chỗ trống để thành câu văn tả cánh bọn nhện đe dọa và bẫy chị Nhà Trò.
	a. Tơ nhện:.
	b. Giữa lối đi: 
	c. Trong các khe đá xung quanh, những tên nhện:
.
	2. Dế Mèn đã làm gì khiến bọn nhện phải sợ? Chọn câu trả lời đúng nhất.
	a. Quát hỏi tên cầm đầu bọn nhện.
	b. Phóng càng đạp phanh phách để ra oai.
	c. Cả hai hành động nêu trong câu trả lời a và b.
	3. Đoạn Dế Mèn nói với bọn nhện trong bài (từ “Các người có của” đến “vòng vây đi không?”) có tác động thế nào đến bọn nhện ? Chọn câu trả lời đúng nhất.
	a. Bọn nhện hiểu rằng không được đòi nợ.
	b. Bọn nhện hiểu rằng không nên vì món nợ nhỏ mà hành hạ kẻ yếu hơn mình.
	c. Bọn nhện hiểu rằng Nhà Trò là người cần được cho không món nợ.
	4. Dưới đây là các từ kèm theo lời giải nghĩa. Chọn từ phù hợp nhất dùng để gọi Dế Mèn.
	a. Anh hùng: Người có công lớn đối với nhân dân, đất nước.
	b. Chiến sĩ : Người chiến đấu bảo vệ đất nước.
	c. Dũng sĩ :Người mạnh mẽ, dám đương đầu với những khó khăn nguy hiểm và giành thắng lợi.
	d. Hiệp sĩ :Người mạnh mẽ, có lòng bênh vực kẻ yếu hoặc giúp người gặp nạn.
	e.Tráng sĩ :Người có nhiều sức mạnh và ý chí.
	g. Võ sĩ :Người giỏi võ.
* Đọc thành tiếng
- Yêu cầu học sinh luyện đọc nối tiếp theo đoạn
- Yêu cầu học sinh thi đọc
 	- Luyện đọc diễn cảm theo vai
- Yêu cầu học sinh thi đọc
-Giáo viên giúp học sinh yếu 
- Giáo viên nhận xét ,cho điểm động viên học sinh 
3, Củng cố dặn dò
- Nêu giọng đọc toàn bài
- Dặn học sinh về nhà luyện đọc
Nhậnxét .
-
Thứ 2 ngày 25 tháng 8 năm 2008
Chính tả
Phân biệt s và x, vần ăn/ ăng
a, mục tiêu 
- Giúp học sinh phân biệt các phụ âm đầu dễ lẫn và vần khó
- Hoàn thành được các bàì tập theo yêu cầu
- Chú ý cách trình bài cho học sinh
B, Đồ dùng dạy học
- Sách nâng cao
- Sách luyện chữ ô ly
C, các hoạt động dạy học 
- Giáo viên đưa ra bảng phụ yêu cầu học sinh làm bài cá nhân và điền bảng
- Gọi học sinh đọc bài và nhận xét
	Bài 1: Điền vào chỗ trống tiếng chứa x hoặc s
	Người hái củi van vỉ:... Cây cho một nhánh nhỏ. Cây tốt bụng cho ngay. Người đó liền lấy luôn nhành cây ấy làm cán rìu và đốn luôn cây. Chỉ đến lúc bị ngã, cây mới thật hối hận. Nói thốt lên: Tại mình lại ngu đến thế, cấp cho người ta chính cái để hại mình.
	Bài 2: Tìm thêm một tiếng để tạo từ chứa các tiếng cùng âm đầu x hoặc s 
	 Xính	Sụt
	Sáng	Sửng
	Xong	Xa
	Sung.	Xông
	Bài 3: Điền vào chỗ trống tiếng chứa ăn hoạc ăng:
	Cáo bất ngờ chột được Gà. Từ trong cái mồn đầy của Cáo, Gà nói vọng ra “Bác gặp may rồi, chưa nay sẽ được một bữa ngon lành. Thế mà bác lại cảm ơn dịp may này à?”
	Cáo muốn tỏ ra lịch sự mở miệng. Chỉ chờ có vậy, và vụt bay ra và đáp lên cây gần đó.
luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết
1.mục tiêu
- Củng cố cho học sinh cách dùng từ thuộc chủ đề nhân hậu đoàn kết 
- Hoàn thành các bài tập theo yêu cầu
- Sử dụng vào giao tiếp 
2. đồ dùng dạy học
- Vở bài tập ô li, sách nâng cao
3. các hoạt động dạy học
* Giới thiệu bài
* Giáo viên treo bảng phụ 
- yêu cầu học sinh đọc đề bài
- cho học sinh chép đề vào vở ô li
- yêu cầu học sinh làm bài cá nhân
- gọi học sinh chữa bài , giáo viên nhận xét bổ xung
* nội dung
1. Những từ ngữ nào nói về lòng nhân hậu, tình thương yêu con người.
	a. Thương người	b. Nhân ái	c. Hiền từ	d. Nhân từ
	e. Thông minh	g. Đùm bọc	h. Khoan dung	i. Thiện chí
2. Điền tiếp vào chỗ trống:
	a. 2 từ trái với “Nhân hậu”:
	Độc ác,
	b. 2 từ trái với “Đoàn kết”:
	Chia rẽ,...
3. Xếp những từ sau vào từng cột cho phù hợp.
	Nhân dân, nhân đạo, nhân tâm, nhân tài, nhân lực, nhân vật, nhân nghĩa, nhân quyền.
Tiếng nhân trong từ có nghĩa là người
Tiếng nhân trong từ có nghĩa là lòng thương người
4. Khoanh tròn chữ cái trước câu dùng sai từ có tiếng nhân.
	a. Thời đại nào nước ta cũng có nhiều nhân tài.
	b. Nhân dân ta có truyền thống lao động cần cù.
	c. Bà tôi là người nhân hậu, thấy ai gặp khó khăn, bà thường hết lòng giúp đỡ.
	d. Cố giáo lớp tôi rất nhân tài.
5.Viết 2 thành ngữ hoặc tục ngữ vào chỗ trống.
a. Nói về tình đoàn kết: .
b. Nói về lòng nhân hậu:
* Củng cố dặn dò : .
Thứ ngày tháng năm 2008
tập làm văn 
 Nhân vật trong truyện
 Mục tiêu
- Củng cố cho học sinh cách viết văn về nhân vật trong truyện
- Hoàn thành được yêu cầu của bài tập
- Giáo dục học sinh tình cảm yêu thích những bài văn hay 
 Đồ dùng dạy học 
- Vở ô li , sách nâng cao , bảng phụ 
 hoạt động dạy học 
* Giới thiệu bài
- Trực tiếp
* Bài mới 
- Giáo viên treo bảng phụ 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 
- Giáo viên cùng học sinh phân tích đề 
- yêu càu học sinh làm bài cá nhân
- Gọi học sinh đọc bài làm của mình
_ Nhận xét chữa lỗi
	Nội dung
 Đề 1:
	Đặt mình vào vai người con trong bài thơ Mẹ ốm (SGK, tập 1, tr 9 – 10) và kể lại cho một người bạn thân về những suy nghĩ, tình cảm, việc làm của mình khi mẹ ốm.
	Theo đề bài trên, em hãy xác định câu chuyện sẽ kể cần thể hiện được nhân vật “tôi” (người con) là ngưới có tính cách như thế nào ?
	Ghi lại những chi tiết (hành động, lời nói, suy nghĩ) của nhân vật người con thể hiệnt tính cách đó.
	Đề 2:
	Hãy ghi lại trật tự các tình tiết của câu chuyện em sẽ kể theo đề bài sau:
	Một cậu bé vui sướng cầm tiền mẹ vừa cho ra phố mua kem. Bỗng cậu gặp một ông lão ăn xin già yếu. Ông chìa bàn tay gầy gò, run rẩy trước mọi người để cầu xin sự giúp đỡ.
	Em hãy hình dung sự việc diễn ra tiếp theo để kể trọn vẹn câu chuyện, thể hiện tình thương, sự thông cảm với ông lão ăn xin trong cậu bé mạnh hơn mong muốn được ăn kem.
*Củng cố dặn dò
- Nhắc nhở học sinh hoàn thành nốt bài tập 
- Chuẩn bị cho bài sau
Thứ ngày tháng năm 2008
tập làm văn
Tả ngoại hình của nhân vật
trong bài văn kể chuyện
1.Mục tiêu
- Củng cố cho học sinh cách viết văn về tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể truyện tru
- Hoàn thành được yêu cầu của bài tập
- Giáo dục học sinh tình cảm yêu thích những bài văn hay 
 2,.Đồ dùng dạy học 
- Vở ô li , sách nâng cao , bảng phụ 
 3.hoạt động dạy học 
* Giới thiệu bài
- Trực tiếp
* Bài mới 
- Giáo viên treo bảng phụ 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 
- Giáo viên cùng học sinh phân tích đề 
- yêu càu học sinh làm bài cá nhân
- Gọi học sinh đọc bài làm của mình
_ Nhận xét chữa lỗi
	Nội dung
	Đề 1:
	Em hãy viết đoạn văn tả ngoại hình ông lão ăn xin theo đề bài 2, tuần 1, phần “Nhân vật trong truyện”.
	Đề 2:
	Bằng lời của chị Nhà Trò, hãy tả lại ngoại hình Dế Mèn trong lần gặp đầu tiên.
	Đề 3:
Em đã từng tự làm một món quà đặc biệt để tặng người thân. Món quà ấy đã làm cho người nhận quà rất ngạc nhiên và xúc động. Hãy kể lại câu chuyện đó.
*Củng cố dặn dò
- Nhắc nhở học sinh hoàn thành nốt bài tập 
- Chuẩn bị cho bài sau
Thứ 2 ngày 3 tháng 11 năm 2008
Thực hành tiếng việt
Tuần 10: ôn tập
1.mục tiêu
- Củng cố cho học sinh cách dùng từ trong các chủ điểm đã học
- Hoàn thành các bài tập theo yêu cầu
- Sử dụng vào giao tiếp 
2. đồ dùng dạy học
- Vở bài tập ô li, sách nâng cao
3. các hoạt động dạy học
* Giới thiệu bài
* Giáo viên treo bảng phụ 
- yêu cầu học sinh đọc đề bài
- cho học sinh chép đề vào vở ô li
- yêu cầu học sinh làm bài cá nhân
- gọi học sinh chữa bài , giáo viên nhận xét bổ xung
* nội dung
Xếp các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ dưới đây thành 3 nhóm, tương ứng với 3 chủ điểm đã học: Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ.
- Lòng thưong người, lòng nhân ái, thẳng thắn, thẳng tính, ước mơ, ước muốn, tình thương mến, yêu quý, xót thương, độ lượng, bao dung, ngăy thẳng, ngay thật, chân thật, thật thà, ước ao, ước mong, ước vọng, thông cảm, đồng cảm, cứu giúp, cứu trợ, thành thật, thật lòng, thật tâm, bộc trực, chính trực, bênh vực, che chở, nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ...,
	-ở hiền gặp lành; Nhường cơm sẻ áo; Thẳng như ruột ngựa; Cây ngay không sợ chết đứng; Đói cho sạch, rách chơ thơm; Lá lành đùm lá rách; Cầu được ước thấy; Ước sao được vậy.
2.Chia các từ phức dưới đây thành hai nhóm: Từ ghép và từ láy.
. Vui vẻ, vui chơi, vui vầy, vui chân, vui mắt, vui lòng, vui miệng, vui vui, vui mừng, vui nhộn, vui sướng, vui tai, vui tính, vui tơi; đẹp đẽ, đẹp mắt, đẹp lòng, đẹp trai, đèm đẹp, đẹp lão, đẹp mắt, đẹp trời, đẹp đôi.
3.Đọc hai câu sau:
Hơn bốn mơi năm khổ công nghiên cứu, tìm tòi, Xi-ôn-cốp-xki đã thực hiện được điều ông hằng tâm niệm : “Các vì sao không phải để tôn thờ mà là để chinh phục:
	Bạch Thái Bưởi được người cùng thời suy tôn là “Vua tày thủy”
	a/ Tìm các tên riêng trong hai câu trên. Cách viết tên riêng trong hai câu này có gì khác nhau?
	b/ Dấu hai câu, dấu ngoặc kép trong hai câu trên có tác dụng gì?
*Củng cố dặn dò
- Nhắc nhở học sinh hoàn thành nốt bài tập 
- Chuẩn bị cho bài sau
Tự nhận xét
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Tuần 11: 
Tiết 1: Luyện tập về động từ
1/ Các từ in đậm trong câu dới đây bổ sung ý nghĩa gì cho động từ đứng sau nó:
	a, Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lơng.
	Nguyễn Đình Thi.
	b, Những cành xoan khẳng khiu đang trổ lá, lại sắp buông tảo ra những tán hoa sang sáng, tim tím.
	Tô Hoài.
	2/ Tìm từ chỉ thời gian (đã, đang, sẽ, vẫn... ) cón thiếu để điền vào chỗ trống:
	a, 	Lá bàng......... đỏ ngọn cây
	Sếu giang mang lạnh.... bay ngang trời
	Mùa đông còn hết em ơi
	Mà con én......... gọi ngời sang xuân.	
	Tố Hữu
	b, 	... nh xa,vờn dừa quê nội,
	 ... ối ở tuần 11 được kết bài theo cách nào? Kết bài theo cách ấy có gì hay?
Đề 2:
Hãy kết bài cho câu chuyện Người viết chuyện thật thà (SGK, tập 1 tr 56) theo cách kết bài mở rộng.
Đề 3:
Em hãy đọc truyện Lời hứa (SGK tập 1, tr 96 - 97) và kết bài mở rộng cho câu chuyện.
Kể chuyện
(Kiểm tra viêt)
Đề 1:
Hãy kể lại chuyện Ngu Công dời núi (sau khi em đã điền được tr hay ch vào những chỗ trống cần thiết trong phần chính tả (SGK, tập 1, tr 117) theo một trong hai cách sau:
a, Có mở bài gián tiếp
b, Có kết bài mở rộng
Đề 2:
Hãy thêm tình tiết và kể lại chuyện ông trạng nồi (ở bài tập chính tả, SGK, tập 1, tr 105) theo trật tự thời gian.
Đề 3:
Mỗi gia đình đều có những kỉ niệm vui và cũng nhiều khi gặp phải khó khăn đòi hỏi các thành viên phải sát cánh bên nhau để vượt qua. Em hãy kể một câu chuyện về việc gia đình em hoặc một gia đình em quen biết đã vượt qua thử thách trong cuộc sống như thế nào?
Tuần 13:
Ôn tập văn kể chuyện
Đề 1:
Hãy kể lại chuyện Hai bàn tay (SGK, tập 1, tr 114) bằng cách chuyển các lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và chuyển từ bài tự nhiên thành kết bài mở rộng.
Đề 2:
Là học sinh, ai cũng từng gặp khó khăn trong học tập. Em cũng đã từng gặp trở ngại khi làm một bài toán khó, một bài tập làm văn hay một bài thủ công.... Nhưng em đã cố gắng vượt qua. Hãy kể lại cho các bạn câu chuyện ấy.
Đề 3:
Em đã nhận được một món quà đặc biệt chứa đầy tình thương của người tặng. Hãy kể lại câu chuyện về kỉ niệm đó.
Tuần 14:
Thế nào là miêu tả
Đề 1:
Tìm những câu văn miêu tả trong đoạn văn kể về Sự tích cây vú sữa và nói rõ những bộ phận nào của cây được tả và tả như thế nào?
ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. Kì lạ, xây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng câụ. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.
	Theo Ngọc Châu
Đề 2:
Sau khi điền đúng s hay x vào chỗ trống trong bài tập chính tả SGK, tập 1, tr 105, em đã có một bài thơ nói về các thứ quả. Hãy chọn một thứ quả trong bài thơ và viết 4 - 5 câu để tả.
Đề 3:
Em và các bạn đã cùng nhau kể câu chuyện Búp bê của ai? Hãy tưởng tượng và viết 4 - 5 câu để tả bộ váy áo mà cô chủ mới đã cắt may cho búp bê.
Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
	Đề 1:
	Đọc đoạn văn sau:
	Ông cụ thợ gặt tháo cái hái ở tay ra rồi đưa cho Ban. Cậu lấy để ngắm nghía, Cái hái có một thân chính bằng gỗ gài hơn một cánh tay. Về phía giữa thân, có ghép một cái lưỡi bằng thép rất sắc. Một dầu cái thân có buộc dây vòng để luồn cánh tay giữ cho chắc, đầu kia là một thân gỗ khác cũng có khi bằng tre gập lại gần như thước thợ đối với thân chính nhưnt nhỏ hơn và vút nhọn như một cái sừng. Người gặt dùng cái ấy để vơ lúa rồi đưa lưỡi hái ở giữa thân chính ra cắt.
	Thạch Lam
a, Đoạn văn trên viết về cái gì? Hãy đặt tên cho đoạn văn.
b, Đoạn văn trên ứnt với phân nào trong ba phần của bài văn miêu tả đồ vật?
c, Những câu nào trong đoạn có thể tách ra để tạo thành đoạn mở bài cho bài văn tả cái hái?
Đề 2:
Em hãy thay lời cô chủ mới trong truyện Búp bê của ai? viết đoạn văn tả con búp bê khi cô nhặt được và nêu trình tự quan sát được thể hiện trong đoạn văn của em.
Tuần 15:
Luyện tập miêu tả đồ vật
Đề 1:
Hay lập dàn ý cho đề sau:
Những đồ vật quanh em tuy nhỏ bé nhưng rất có ích: chiếc đồng hồ báo thức, cây bút, cái thước kẻ, quyển sách,.... Em hãy tả một trong những đồ vật đó.
Đề 2:
Dựa vào cách tả trong bài Đôi giầy ba ta màu xanh (SGK, tập 1, tr 81), em hãy tả đôi giầy của em hoặc đôi giầy mà em thích.
Đề 3:
Sắp đến ngày sinh nhật của em. Mẹ muốn tặng em một bộ quần áo mà em thích. Hãy viết một đoạn văn tả cho mẹ biết em muốn cố một bộ quần áo như thế nào?
Quan sát đồ vật
Đề 1:
Em ao ước có một món quà trong cửa hàng lưu niệm. Đó là đồ vật gì? Em hãy ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý đề miêu tả nó.
Đề 2:
Em và bố mẹ vào cửa hàng điện máy để mua một chiếc Ti vi gửi tặng bà ngoại. Hãy tả chiếc ti vi mà gia đình em đã chọn.
Đề 3:
Bạn nhỏ trong câu chuyện Những chiếc chuông reo (tiếng việt 3, tập 1, tr 67), được bác thợ đóng gạch tặng cho một chiếc chuông bằng đất nung kêu lanh canh làm sân nhà ấm áp và náo nức hẳn lên.
Em cũng đã từng có hoặc hìn thấy một đồ chơi hay một đồ vật phát ra tiếnt kêu. Hãy tả lại vật đó và chú ý niêu tả âm thanh của nó.
Tuần 10:
Ôn tập giữa học kì I
Tập đọc 
(ôn các bài đã học)
1/ Truyện: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu gồm những nhân vật nào. Chọn câu trả lời đúng nhất.
a, Dế Mèn, Nhà Trò
b, Dế Mèn, Nhà Trờ, bọn nhện
c, Dế Mèn, Nhà Trò, mụ nhện cái, bọn nhện
2/ Nội dung chính của truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu?
a, Dế Mèn dọa bọn nhện để bênh vực Nhà Trò yết ớt.
b, Thấy Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, Dế Mèn đã ra oai dọa bọn nhện.
c, Dế Mèn dạo nạt bọn nhện làm cho chúng khiếp sợ.
3/ Nhân vật chính trong truyện Một người chính trực?
a, Tô Hiến Thành.
b, Tô Hiến Thành và bà thái hậu họ Đỗ.
c, Tô Hiến Thành, Vũ Tán đường, Trần Trung Tá và bà thái hậu họ Đỗ.
4/ Nội dung chính của chuyện Một người chính trực:
a, Tô Hiến Thành kiên quyết đưa thái tử Long Cán lên ngôi vua theo di chiếu của vị vua đã mất.
b, Tô Hiến Thành không vì ơn riêng mà vì lợi ích của quốc gia, nên đã cử quan Trần Trung Tá thay mình.
c, Gồm nội dung của cả hai câu trả lời a và b.
Tuần 11:
Ông trạng thả diều
	1/ Những chi tiết nào cho thấy Nguyễn Hiền là một cậu bé thông minh?
a, Lúc còn bé đã biết làm lấy diều để chơi.
b, Mới lên sáu tuổi đã học đâu hiểu đấy và có trí nhớ lạ thường.
c, Mới sáu tuổi đã có thể đọc mười trang sách một ngày mà vẫn có thời gian đi chơi.
d, Gồm tất cả các chi tiết đã nêu trong các câu trả lời a,b, c.
2/ Những chi tiết nào cho thấy Nguyễn Hiền là cậu bé vừa chịu khó vừa ham học?
a, Vì nhà nghèo nên Hiền phải bỏ học.
b, Trong lúc chăn trâu, vẫn đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ dưới trời mưa gió.
c, Tối tối, mượn vở của bạn về học.
d, Không có bút viết thì lấy ngón tay, mảnh gạch vỡ để viết.
e, Không có đèn thì lấy vở trứng thả đom đóm vào trong làm đèn.
g, Làm bài thi vào lá chuối khô và xin thầy chấm bài giúp.
h, Bài thi của Hiền luôn được thầy chấm điểm vượt xa điểm của các bạn.
3/ Vì sao chú bé Hiền được gọi là ông trạng thả diều? Chọn câu trả lời đúng nhất.
a, Vì khi còn nhỏ Hiền thích thả diều.
b, Vì đó là tên các bạn đặt cho Hiền khi biết chú thông minh.
c, Vì Hiền đã Trạng nguyên lúc mới 13 tuổi, khi ấy chú vẫn thích chơi diều.
4/ Câu chuyện trong bài cho chúng ta bài học gì? Chọn câu trả lời đúng nhất.
a, Chịu khó học tập và khắc phục mọi khó khăn để học thì sẽ đạt được kết quả tốt.
b, Muốn được trở thành người có công danh như Nguyễn Hiền.
c, Muốn được thông minh và tài giỏi như cậu bé Hiền.
Tuần 12:
”Vua tàu thủy” Bạch thái bưởi
	1/ Những nghề Bạch Thái Bưởi đã làm trước khi ông làm chủ tàu.
	a, Chủ hãng buôn	b, buôn gỗ	c, buôn ngô
	d, Mở hiệu cầm đồ	e, Lập nhà in	g, Khai thác mỏ
	h, Thư kí cho hãng buôn	i, Sửa chữa tàu	
	2/ Bạch Thái Bưởi đã làm những cách nào để thắng trong cuộc cạnh tranh với các chủ tàu nước ngoài?
a, Kêu gọi lòng tự hào dân tộc của người đi tàu qua các cuộc diễn thuyết ở các bến tàu.
b, Đưa ra khẩu hiệu Người ta đi tàu ta trên các con tàu của ông
c, Để ống quyên tiền trên mỗi tàu để tăng vốn đầu tư cho các tàu của ông.
d, Không nản chí khi mất trắng tay.
e, Mua lại tàu của các chủ tàu người Pháp và người Hoa
g, Mua xưởng sửa chữa tàu và thuê kĩ sư giỏi trong nom.
h, Chạy một lúc ba mươi tàu trên các tuyến sông miền Bắc.
i, Thu thêm tiền của khách đi tàu.
3/ Lí do nào khiến Bạch Thái Bưởi thành công trong kinh doanh vận tải bằng tàu thủy. Chọn câu trả lời đúng nhất.
a, Không nản lòng khi thất bại
b, Có ý chí vươn lên trong công việc, mở rộng công việc làm ăn.
c, Biết tranh thủ tinh thần tự hào dân tộc của khách đi tàu để tăng vốn kinh doanh và thu hút khách đi tàu.
d, Biết quản lí công việc làm ăn tốt.
e, Tất cả các lí do đã nêu trong các câu trả lời a, b, c d.
4/ Theo em, một người được coi là bậc anh hùng kinh tế thì cần có những phẩm chất gì? Chọn câu trả lời đúng nhất.
a, Có ý chí vươn lên trong công việc.
b, Có tài quản lí công việc làm ăn để mang lại lợi nhuận cao.
c, Biết tranh thủ sự ủng hộ của khách hàng và bạn hàng
d, Biết làm giàu cho mình đồng thời với làm giàu cho đất nước.
e, Tất cả những phẩm chất đã nêu trong các câu a, b , c, d.
Văn hay chữ tốt
1/ Viết lại câu văn cho biết lí do Cao Bá Quát hay bị điểm kém.
........................................................................................................................................................................................................................................................
2/ Khi giúp bà cụ hàng xóm, Cao Bá Quát đã phải ân hận vì:
a, Viết đơn không nêu rõ lí lẽ
b, Viết đơn với chữ quá xấu khiến người đọc không đọc được.
c, Viết đơn với các câu văn không hay.
	3/ Những việc làm để luyện viết chữ đẹp của Cao Bá Quát.
a, Từ đó, ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp
b, Sáng sáng, ông cầm que vạch l ên cột nhà luyện chữ cho cứng cấp.
c, Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ.
d, Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
e, Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp.
 g, Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
4/ Chép vào chỗ trống những câu văn trong bài.
a, Để mở đầu câu chuyện:
. ..................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
b, Để kết thúc câu chuyện:
....................................................................................................................... .................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_buoi_chieu_tuan_1_den_10_duong_bich.doc