Giáo án Toán Lớp 4 - Tập 1 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Nga

Giáo án Toán Lớp 4 - Tập 1 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Nga

A. MỤC TIÊU

 Giúp HS ôn tập về :

 - Đọc viết các số đến 100.000.

 - Biết phân tích cấu tạo số.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Kẻ sẵn bảng lớp bài 1a và bài 2 như SGK.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

I. BÀI CŨ

 Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.

II. BÀI MỚI

 1. Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng

Bài 1 SGK

 Bước 1 : Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

 Bước 2 : Y/c HS tự làm bài ở bảng con. HS nêu quy luật của tia số a và các số trong dãy số b.

 Bước 3 : Gọi HS yếu đọc lại các số đó.

Bài 2 VBT

 - HS tự làm vở bài tập/3 ; 2 HS thực hiện ở bảng lớp (một em đọc, một em viết).

 - HS cả lớp nhận xét ; HS tự kiểm tra bài của mình.

 GV ghi điểm HS làm bài ở bảng lớp.

Bài 3 SGK

 Bước 1 : HS đọc bài mẫu, nêu cách làm của bài mẫu.

 Bước 2 : HS làm vào vở ; 2 em lên bảng làm bài.

 Bước 3 : Cả lớp và GV nhận xét bài làm ở bảng - ghi điểm.

Bài 4 VBT(HS khá-giỏi)

- HS tự thực hiện. Nếu còn thời gian gọi 1 em lên làm ở bảng; HS chất vấn lẫn nhau để HS khác nắm về nhà làm.

2. CỦNG CỐ, DẶN DÒ

 1. Số “sáu trăm mười lăm nghìn không trăm bảy mươi tám” viết là :

 A. 610 578 B. 615 078

 C. 6 150 078 D. 615 780

 2. Số thích lợp viết vào chỗ chấm của

 37958 = 30000 + 7000 + . + 50 + 8 là :

 A. 90 B. 9000

 C. 900 D. 9

 HS thực hiện ở bảng con.

 - Về nhà làm bài tập 1, 3 VBT ; bài 4 SGK.

 

doc 117 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1399Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 4 - Tập 1 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
BÀI 1 – Ngày giảng 27/08/2009.
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100.000
A. MỤC TIÊU
	Giúp HS ôn tập về : 
	- Đọc viết các số đến 100.000.
	- Biết phân tích cấu tạo số.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Kẻ sẵn bảng lớp bài 1a và bài 2 như SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
I. BÀI CŨ 
	Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
II. BÀI MỚI
	1. Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng
Bài 1 SGK
	Bước 1 : Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
	Bước 2 : Y/c HS tự làm bài ở bảng con. HS nêu quy luật của tia số a và các số trong dãy số b.
	Bước 3 : Gọi HS yếu đọc lại các số đó.
Bài 2 VBT 
	- HS tự làm vở bài tập/3 ; 2 HS thực hiện ở bảng lớp (một em đọc, một em viết).
	- HS cả lớp nhận xét ; HS tự kiểm tra bài của mình.
	GV ghi điểm HS làm bài ở bảng lớp.
Bài 3 SGK
	Bước 1 : HS đọc bài mẫu, nêu cách làm của bài mẫu.
	Bước 2 : HS làm vào vở ; 2 em lên bảng làm bài.
	Bước 3 : Cả lớp và GV nhận xét bài làm ở bảng - ghi điểm.
Bài 4 VBT(HS khá-giỏi)
- HS tự thực hiện. Nếu còn thời gian gọi 1 em lên làm ở bảng; HS chất vấn lẫn nhau để HS khác nắm về nhà làm.
2. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
	1. Số “sáu trăm mười lăm nghìn không trăm bảy mươi tám” viết là :
	A. 610 578	B. 615 078
	C. 6 150 078	D. 615 780
	2. Số thích lợp viết vào chỗ chấm của
	37958 = 30000 + 7000 + ... + 50 + 8 là :
	A. 90	B. 9000
	C. 900	D. 9
	HS thực hiện ở bảng con.
	- Về nhà làm bài tập 1, 3 VBT ; bài 4 SGK.
BÀI 2 - Giảng ngày 28/2010.
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp theo)
A. 
	Giúp HS ôn về :
	- Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến 5 chữ số; nhân (chia) số có đến 5 chữ số với số có một chữ số.
	- Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100 000.
B. Kẻ sẵn bảng phụ bài 5 SGK.
C.
I. Thực hiện bảng con bài 4 SGK.
II. 
1. Hướng dẫn HS ôn tập
Bài 1(cột 1)
	- 4 m nối tiếp nhau thực hiện nhẩm. GV nhận xét, sau đó HS làm vào vở.
Bài 2
	- HS thực hiện đặt tính rồi thực hiện các phép tính. (2 em lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập).
	- HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn, nhận xét cách đặt tính và thực hiện tính. HS tự chấm bài của mình bằng bút chì.
- Gọi HS có địa chỉ nêu lại cách đặt tính và thực hiện tính của các phép tính trong bài.
Bài 3(dòng 1,2)
	- Yêu cầu HS nêu cách so sánh của một số cặp số trong bài.
	- HS làm bài vào vở BT, 2 em lên bảng làm bài.
	- Nhận xét và ghi điểm.
Bài 4(b) ; 4a về nhà làm.
	- Hai em lên bảng làm bài, HS khác làm vào vở.
	- Yêu cầu HS nêu : Vì sao em sắp xếp được như vậy ? 
	- HS tự chấm bài bằng bút chì.
Bài 5(khá-giỏi)
	- Thảo luận nhóm 2
	- HS cần trả lời các câu hỏi sau :
	+ Bác Lan mua mấy loại hàng, đó là những hàng gì ? Giá tiền và số lượng của mỗi loại hàng là bao nhêu ? 
	+ Bác Lan mua hết bao nhiêu tiền bát ? Em làm thế nào để tính được số tiền ấy ? 
HS về nhà làm.
2. 
	1. Giá trị của biểu thức 30000 - 6000 x 5 là :
A. 297 000	B. 0
	C. 1 470 000	D. 270 000
	2. Cho phép tính : 
	111000
	9999
	Kết quả của phép tính trên là :
A. 102 101	B. 110 111
	C. 121 111	D. 101 001
	HS thực hiện bảng con.
	- Về nhà làm các bài tập ở vở bài tập/4.
BÀI 3 - Giảng ngày 31/8/2009.
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp theo)
A.
	Giúp HS :
	- Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số đến 5 chữ số; nhân (chia) số có đến 5 chữ số với (cho) số có một chữ số.
	- Tính được giá trị của biểu thức. 
B.
C.
I. Thực hiện bảng con bài 1b VBT/4.
II. Hướng dẫn ôn tập
Bài 1
	- Thực hiện bảng con.
Bài 2(b) ; 2a về nhà tự làm.
	- HS nêu cách đặt tính, thực hiện tính, 4 em lên bảng thực hiện. HS khác làm vở.
	- Nhận xét bài làm ở bảng – ghi điểm ; HS tự chấm bài bằng bút chì. (Có thể đổi vở chấm).
Bài 3(a, b)
	- Yêu cầu HS nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tínhcó trong biểu thức.
	- Hai em lên bảng thực hiện.
	- HS và GV nhận xét bài làm ở bảng – ghi điểm. HS tự chấm bài bút chì.
Bài 4(khá-giỏi)
	- Thảo luận nhóm 2 : Tóm tắt bài toán và nêu hướng giải bài toán.
	- HS cần tóm tắt được : 4 hàng : 64 bạn
 	 6 hàng : ....bạn ? 
	- Một em lên bảng giải, cả lớp làm vở sau đó nhận xét và tự sửa bài nếu có.
* Củng cố
	1. Giá trị của biểu thức ( 215 x 4 – 76 x 5) : 4 là :
A. 480	B. 102
	C. 120	D. 310
	2. Tìm y, biết : 36 + y = 62.
	A. y = 98	B. y = 26
	C. y = 36	D. y = 94
	HS thực hiện bảng con.
	- Về nhà làm các bài tập SGK/5.
BÀI 4 - Giảng ngày 01/8/2009.
BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ
A. 
	Giúp HS :
	- Bước đầu nhận biết biểu thức có chứa một chữ.
	- Biết cách tính giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
B. Kẻ sẵn bảng lớp ví dụ của SGK (để trống các cột 2 và 3).
C. 
I. Thực hiện bài 5 SGK/5 (2 em) và kiểm tra vở nhà của 3 em có địa chỉ.
II. 
	1. Giới thiệu các biểu thức có chứa một chữ
	a) Biểu thức có chứa một chữ
	- HS đọc ví dụ 1.
	- Hỏi : Muốn biết bạn Lan có bao nhiêu quyển ta làm như thế nào ? (..thực hiện phép tính cộng số vở Lan có ban đầu với số vở mẹ cho thêm).
	- Nếu mẹ cho Lan thêm một quyển vở thì Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở ? (...3 + 1 quyển vở). GV viết vào bảng đã kẻ sẵn.
	- GV làm tương tự với trường hợp thêm 2, 3, 4,... quyển vở. HS nêu số vở có trong từng trường hợp.
	- GV nêu vấn đề : Lan có 3 quyển vở nếu mẹ cho Lan thêm a quyển vở thì Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở ? (...3 + a quyển vở).
	- GV giới thiều : 3 + a là biểu thức có chứa một chữ.
	- Yêu cầu HS nhận xét để thấy biểu thức có chứa một chữ gồm số, dấu tính và một chữ.
	b) Giá trị của biểu thức chứa một chữ
- Hỏi và viết lên bảng : Nếu a = 1 thì 3 + a = ? (HS cần nêu được Nếu a = 1 thì 
3 + a = 4) ; GV nêu : Khi đó ta nói 4 là một giá trị của biểu thức 3 + a. Gọi HS yếu nhắc lại.
	- GV làm tương tự với a = 2, 3, 4,...(HS tìm giá trị của biểu thức a + a trong từng trường hợp.
	- Hỏi : Khi biết một giá trị của a, muốn tính giá trị của biểu thức 3 + a ta làm như thế nào ? (thay giá trị của a vào biểu thức rồi thực hiện tính)
	- Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được gì ? (...một giá trị của biểu thức 3 + a).
	2. Luyện tập thực hành
	Bài 1
	- Thực hiện bảng con
	Bài 2a ; 2b tương tự về nhà làm. 
	- Thảo luận nhóm 2 rồi thực hiện.
	- Hai em làm ở bảng lớp, cả lớp làm vào vở.
	- Nhận xét sửa chung ở bảng – HS tự chấm bài bằng bút chì.
	Bài 3b ; 3b về nhà tự làm
(HS khá- giỏi thực hiện hết.)
	Đàm thoại : Chúng ta phải tính giá trị của biểu thức 250 + m với những giá trị nào của m ? 
	- Muốn tính giá trị của biểu thức 250 + m với m = 10 em làm như thế nào ? HS tự làm bài vào vở ; 2 em lên bảng trình bày.
	- Nhận xét sửa chung – HS kiểm tra bài lẫn nhau.
	3. Làm các bài tập ở VBT/6.
BÀI 5 - Giảng ngày 03/08/2009.
LUYỆN TẬP
A.
	Giúp HS :
	- Tính được giá trị của biểu thức có chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
	- Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a.
B. Kẻ sẵn bảng số liệu bài 2, 4 ở bảng phụ.
C. 
I. Thực hiện bảng con bài 2 VBT/6.
II. 
	1. Hướng dẫn HS luyện tập – VBT/7
	Bài 1
	- Hướng dẫn HS tìm hiểu mẫu rồi tự làm, 1 em trình bày ở bảng lớp.
	- Cả lớp và GV nhận xét, ghi điểm.
	Bài 2(c, d) ; bài còn lại về nhà tự làm.
	Đàm thoại : Bài tập y/c chúng ta làm gì ? 
	- Đề bài y/c chúng ta tính giá trị của biểu thức nào ? 
	- Làm thế nào để tính được giá trị của biểu thức 10 x a với a = 4 ? 
	HS tự làm bài, 1 em lên làm bài.
	Nhận xét sửa chung ở bảng lớp.
	Bài 3
	Hình thức tương tự về nhà tự làm.
	Bài 4(trường hợp a) ; các trường hợp còn lại về nhà làm.
	HS khá - giỏi các em có thể làm hết các bài tập tại lớp.
	- HS đọc kĩ nội dung bài.
	- Thảo luận nhóm 4 sau đó tự làm vở ; hình thức tương tự như bài 2.
	* Củng cố
 	Đúng ghi đ, sai ghi s vào ô trống
a) Nếu a = 5 thì biểu thức a x 5 + 17 có giá trị là 42	 đ
b) Nếu b = 2 thì biểu thức 35 – 8 x b có giá trị là 54 s
	c) Nếu c = 3 thì biểu thức 4 x (20 + c) có giá trị là 83 s
	HS thực hiện bảng con.
	- Về nhà làm bài tập ở SGK/7.
TUẦN 2
BÀI 6 - Giảng ngày 07/09/2009
CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
A.
	Giúp HS :
	- Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề. 
	- Biết đọc và viết các số có đến 6 chữ số.
B. Các hình biểu diễn đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn như SGK
	- Kẻ bảng các hàng của số có 6 chữ số.
C. 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I.
- Thực hiện bài 2 SGK/7
- Nhận xét ghi điểm 2 em làm ở bảng lớp.
II.
1. Giới thiệu bài
- Giờ học toán hôm nay các em được làm quen với các số có 6 chữ số.
2. Ôn tập về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn.
- Quan sát hình vẽ SGK/8, trả lời các câu hỏi sau :
+ Mấy đơn vị bàng 1 chục ? 
+ Mấy chục bằng 1 trăm ? (1 trăm bằng mấy chục ?)
+ Mấy trăm bằng 1 nhgìn? (1 nghìn bằng mấy trăm ?)
+ Mấy nghìn bằng 1 chục nghìn ? (1 chục nghìn bằng mấy nghìn ?)
+ Mấy chục nghìn bằng 1 trăm nghìn ? (1 trăm nghìn bằng mấy chục nghìn ?)
- GV viết mẫu số : 100 000
- Phát hiện sai (nếu có)
- Số 100 000 có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ?
2. Giới thiệu số có sáu chữ số
- Chỉ bảng kẻ sẵn các hàng của số có 6 chữ số.
a) Giới thiệu số 432516
HS lần lươt trả lời các câu hỏi sau và GV ghi bảng (có thể gọi 1 em giỏi viết thay cô) đã kẻ sẵn như SGK/8.
- Có mấy trăm nghìn ?
- Có mấy chục nghìn ?
- Có mấy nghìn ?
- Có mấy trăm ?
- Có mấy chục ?
- Có mấy đơn vị ?
b) Giới thiệu cách viết số 432516
- Viết mẫu số : 432516
- Phát hiện sai (nếu có).
c) Giới thiệu cách đọc số
- Gọi HS đọc.
- Viết lên bảng các số : 12 357, 312 357, 81 759, 632 876, 381 759 y/c HS đọc các số trên.
3. Thực hành
Bài 1
- Bảng con.
Bài 2
- HS tự làm vở bài tập/8
- Quan sát HS có địa chỉ.
Hỏi thêm về cấu tạo của số VD : Số nào gồm 8 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 7 trăm, 5 chục, 3 đơn vị.
Bài 3 
- Miệng : Gọi HS đứng tại chỗ đọc.
- Nhận xét.
Bài 4(a, b)
- Hai em lên bảng làm.
- Yêu cầu HS nhận xét bài bạn.
4. Về nhà làm 3 VBT ; bài 4 SGK/10.
- Bảng con (2 em lên bảng làm bài).
- Lắng nghe.
+ HS yếu trả lời, HS khác bổ sung (nếu cần).
+ 10 chục bằng 1 trăm. (1 trăm bằng 10 chục).
+ 10 trăm bằng 1 nghìn. (1 nghìn bằng 10 trăm).
+ 10 nghìn bằng 1 chục nghìn. (1 chục nghìn bằng 10 nghìn).
+ 10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn. (1 trăm nghìn bằng 10 chục nghìn.)
- HS viết bảng con
- Sửa sai (nếu có).
- Yếu trả lời, khá-giỏi bổ sung nếu cần. (...có 6 chữ số, đó là chữ số 1 và 5 chữ số 0 đứng bên phải số 1.)
- Quan sát bảng số.
- Có 4 trăm nghìn (HS yếu, HS khá-giỏi bổ sung nếu cần).
- Có 3 chục nghìn.
- Có 2 nghìn.
- Có 5 trăm.
- Có 1 chục.
- Có 6 đơn vị.
- Thực hiê ... đúng.
346 ; 436 ; 634 ; 364.
- Viết số lẻ thích hợp vào chỗ chấm.
- Một em lên bảng làm, cả lớp làm bảng con.
- Nhận xét bài bạn.
4. Về nhà làm bài tập 3b, 4a sgk/95 và VBT.
BÀI 84 – Ngày giảng 18/12/2008.
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5
A.
	Giúp HS :
	- Biết dấu hiệu chia hết cho 5 và không chia hết cho5.
	- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 5 để chọn hay viết các số chia hết cho 5.
	- Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, kết hợp với dấu hiệu chia hết cho 5.
B. Viết sẵn bài tập tắc nghiệm củng cố.
C.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I.
 Nêu dấu hiệu chia hết cho 2. Cho ví dụ .
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
 340 ; 342 ; 344 ; ... ; ... ; 350.
II.
1. ... Bài học hôm nay giúp các em nhận biết dấu hiệu chia hết cho 5. 
2.
2.1. Tìm dấu hiệu chia hết cho 5. 
- Cho các em tự tìm số chia hết cho 5 và số không chia hết cho 5 (miệng)
- Ghi bảng :
20 : 5 = 4 41 : 5 = 8 (dư 1)
15 : 5 = 3 46 : 5 = 9 (dư 1)
25 : 5 = 5 37 : 5 = 7 (dư 2)
35 : 5 = 7 19 : 5 = 3 (dư 4)
30 : 5 = 6 44 : 5 = 8 (dư 4)
40 : 5 = 8 53 : 5 = 10 (dư 3)
... .....
Nhận xét : Những số có tận cùng là những số nào thì chia hết cho 5 ?
Kết luận : Vậy, để biết một số chia hết cho 5 hay không chúng ta chỉ việc nhìn vào số tận cùng của số đó.
3. Thực hành
HSG : Làm bài 3 sgk/96.
Bài 1
Bảng con.
- Phát hiện.
Bài 2
Cá nhân.
Theo dõi HS làm bài.
Chốt bài làm đúng.
Bài 4
Tổ chức.
Theo dõi HS làm bài, chấm bài tại chỗ số em.
- Nhấn mạnh bài làm đúng, ghi điểm.
- 1 HS.
- Bảng con.
- Lắng nghe.
- Nối tiếp nhau trả lời.
- Là những số có chữ số tận cùng là số 0, số 5.
- 2 em có địa chỉ nhắc lại (Phát, Huyền)
- Thực hiện theo y/c.
- Sửa sai nếu có.
- 2 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài bạn.
- Tự chấm bài mình bằng bút chì.
- Thảo luận bạn bên cạnh.
- Một em lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài bạn.
- Chỉnh sửa bài mình nếu có.
3. 
Chọn câu trả lời đúng
Các số chia hết cho 5 là :
A. 85 ; 617 ; 1110 ; 9000 ; 2015 ; 3430.	B. 85 ; 1110 ; 9000 ; 2015 ; 3430.
C. 85 ; 1110 ; 6714 ; 9000 ; 2015 ; 3430. D. 85 ; 1110 ; 9000 ; 2015 ; 3430 ; 1053.
	BÀI 85 – Ngày giảng 19/12/2008.
LUYỆN TẬP
A.
	Giúp HS :
	- Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.
	- Biết kết hợp hai dấu hiệu để nhận biết các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải là 0.
B. Bảng phụ hoạt động nhóm bài 3.
C.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I.
 Nêu dấu hiệu chia hết cho 5. Cho ví dụ .
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
 335 ; 340 ; 345 ; ... ; ... ; 360.
II.
1. ... luyện tập về dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5. 
2. Hướng dẫn luyện tập
HSG : Bài 5 ở cuối/96.
Có bao nhiêu số có hai chữ số vừa chia hết cho 2 vừa chia cho 5.
Một số chia hết cho 4 thì có chia hết cho 2 không ? Vì sao ? Cho ví dụ.
Bài 1
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2.
- Làm việc cá nhân.
- Nhấn mạnh bài làm đúng.
Bài 2
- Số phải viết cần thoả mãn điều kiện nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yều cầu HS nối tiếp nhau đọc các số của mình.
Bài 3, 4
- Đọc các số theo đề bài cho.
Tổ chức.
Theo dõi HS làm bài, giúp HS có địa chỉ.
- Chốt câu bài làm đúng.
- 1 HS.
- Bảng con.
- Lắng nghe.
- Một em lên bảng thực hiện, cả lớp làm vở.
- Nhận xét bài bạn.
- Tự chấm bài bằng bút chì.
+ Là số có ba chữ số.
+ Là số chia hết cho 2.
- HS nối tiếp nhau đọc số theo yêu cầu, các HS còn lại theo dõi để nhận xét.
- Thảo luận nhóm hai, giúp bạn yếu cùng trả lời được y/c bài tập.
- Lần lượt các nhóm trình bày từng ý của bài tập. HS khác nhận xét bổ sung nếu có.
- Kiểm tra bài mình qua bảng lớp.
3.
	Chọn câu trả lời đúng.
	Các số chia hết cho 5 và chia hết cho 2 là : .........
A. 660 ; 3000.	B. 57 ; 660.
C. 3000 ; 945.	C. 3000 ; 5553.
TUẦN 18
BÀI 86 – Ngày giảng 22/12/2008.
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9
A.
	- Biết dấu hiệu chia hết cho 9 và không chia hết cho 9.
	- Áp dụng dấu hiệu chia hết cho 9, không chia hết cho 9 để giải các bài toán có liên quan.
B.
C.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I.
- Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là chữ số nào ?
- Viết số chia hết cho 5 có ba chữ số.
II.
1. ... giúp các em nhận biết dấu hiệu chia hết cho 9. 
2. 
2.1. Hướng dẫn HS phát hiện dấu hiệu chia hết cho 9
- Tổ chức cho HS tìm số chia hết cho 9 và không chia hết cho 9.
- Ghi bảng : 
72 : 9 = 8 28 : 9 = 3 (dư 1)
27 : 9 = 3 51 : 9 = 5 (dư 6)
45 : 9 = 5 77 : 9 = 8 (dư 5)
.... ......
- Em đã tìm các số chia hết cho 9 bằng cách nào ?
- Yêu cầu HS tính tổng các chữ số của từng số chia hết cho 9.
- Em có nhận xét gì về tổng các chữ số của các số chia hết cho 9 ?
Nhấn mạnh :
- Các số chia hết cho 9 thì tổng các chữ số cũng chia hết cho 9.
* Chú ý : Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9.
2.2. Thực hành
Bài 1
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 9.
- Cho HS làm việc cá nhân.
Theo dõi HS làm bài.
- Chốt bài làm đúng. Ghi điểm HS làm bài ở bảng.
Bài 2
- Nhắc lại phần chú ý của bài học.
- Thực hiện tương tự như bài 1.
Bài 3
- Các số phải viết cần thoả mãn các điều kiện nào của bài ?
- Yêu cấu HS tự làm bài.
- Theo dõi, nhận xét đúng/sai cho từng học sinh.
Bài 4
Tổ chức.
- Yêu cầu HS giải thích cách làm. (nếu HS giải thích không được thì GV giúp HS)
- 1 HS.
- Bảng con.
- Lắng nghe.
- Nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- HSG phát biểu.
72. 2 + 7 = 9
45. 4 + 5 = 9
27. 2 + 7 = 9
- Các số chia hết cho 9 thì tổng các chữ số cũng chia hết cho 9.
- Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 9.
- Phát, Huyền.
- Một em lên bảng thực hiện, HS khác làm bảng con.
- Nhận xét bài trên bảng.
- Tự kiểm tra chấm bài mình bằng bút chì.
- Các số không chia hết cho 9 là 96, 7853, 5554, 1097 vì tổng các chữ số của các số này không chia hết cho 9.
+ Là số có ba chữ số.
+ Là số chia hết cho 9.
- Tự làm, rồi nối tiếp nahu đọc số của mình trước lớp.
- Thảo luận nhóm hai, giúp bạn cùng hiểu bài toán.
- 3 em đại diện ba nhóm lên bảng, mỗi em thực hiện 1 ý của bài toán.
Để 31£ chia hết cho 9 thì 3 + 1 + £ phải chia hết cho 9. Ta có 3 + 1 = 4, 4 + 5 = 9, 9 chia hết cho 9, vậy ta điền số 4 vào £
4. Về nàh làm bài tập 
BÀI 87 – Ngày giảng 23/12/2008.
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3
A.
	Giúp HS :
	- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
	- Vận dụng dấu hiệu để nhận biết các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3.
B.
C.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I.
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 9. 
Viết số có ba chữ số chia hết cho 9. II.
1. ... giúp các em nhận biết dấu hiệu chia hết cho 3. 
2. 
2.1. Hướng dẫn HS phát hiện dấu hiệu chia hết cho 3
- Tổ chức cho HS tìm số chia hết cho 3 và không chia hết cho 3 tương tự như tiết trước.
- Em đã tìm các số chia hết cho 3 bằng cách nào ?
- Yêu cầu HS tính tổng các chữ số của từng số chia hết cho 3.
- Em có nhận xét gì về tổng các chữ số của các số chia hết cho 3 ?
Nhấn mạnh :
- Các số chia hết cho 3 thì tổng các chữ số cũng chia hết cho 3.
* Chú ý : Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì không chia hết cho 3.
2.2. Thực hành
Bài 1
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 3.
- Cho HS làm việc cá nhân.
Theo dõi HS làm bài.
- Chốt bài làm đúng. Ghi điểm HS làm bài ở bảng.
Bài 2
- Nhắc lại phần chú ý của bài học.
- Thực hiện tương tự như bài 1.
Bài 3
- Các số phải viết cần thoả mãn các điều kiện nào của bài ?
- Yêu cấu HS tự làm bài.
- Theo dõi, nhận xét đúng/sai cho từng học sinh.
Bài 4
Tổ chức.
- Yêu cầu HS giải thích cách làm. (nếu HS giải thích không được thì GV giúp HS)
- Nhận xét và ghi điểm HS.
- 1 HS.
- Bảng con.
- Lắng nghe.
- Nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- HSG phát biểu.
27 có tổng các chữ số là 2 + 7 = 9, mà 9 chia hết cho 3. Số 15 có tổng các chữ số là 1 + 5 = 6, mà 6 chia hết cho 3.
- Từ đó HS nêu nhận xét :
- Các số chia hết cho 3 thì tổng các chữ số cũng chia hết cho 3.
- Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 3. (HS có địa chỉ)
- Phát, Huyền.
- Một em lên bảng thực hiện, HS khác làm bảng con.
- Nhận xét bài trên bảng.
- Tự kiểm tra chấm bài mình bằng bút chì.
- Các số không chia hết cho 3 là 502, 6823, 641311, vì tổng các chữ số của các số này không chia hết cho 3.
+ Là số có ba chữ số.
+ Là số chia hết cho 3.
- Tự làm, rồi nối tiếp nhau đọc số của mình trước lớp.
- Thảo luận nhóm hai, giúp bạn cùng hiểu bài toán.
- 3 em đại diện ba nhóm lên bảng, mỗi em thực hiện 1 ý của bài toán.
Để 56£ chia hết cho 3 thì 5 + 6 + £ phải chia hết cho 3 thì mà không chia hết 
cho 9.
Ta có 5 + 6 = 11, 11 + 1 = 12, 12 chia hết cho 3, vậy ta điền số 1 vào £ hoặc điền số 4 vì 5 +6 + 4 = 15, 15 chia hết cho 3. Mỗi ô trống có hai cách điền.
4. Học thuộc dấu hiệu chia hết cho 3, làm bài tập VBT/
BÀI 88 – Ngày giảng 24/12/2008.
LUYỆN TẬP
A.
	Giúp HS củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
B.
C.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I.
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 3. 
Trong các số sau số nào chia hết cho 3.
96, 502, 6823, 55553, 641311. 
II.
1. ... luyện tập về các dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3. 
2. Hướng dẫn luyện tập
HSG : Bài 109, 111 (400 bài toán)
Bài 1
- Nhắc lại các dấu hiệu chia hết 2, 3, 5, 9.
Yêu cầu HS tự làm bài.
Giúp đỡ HS có địa chỉ (Phát, Huyền)
- Chốt bài làm đúng.
Bài 2
Tổ chức.
Theo dõi HS làm bài.
- Chốt bài làm đúng, ghi điểm.
Bài 3
Bảng con.
- Phát hiện.
Bài 4
- Các số phải tìm thoả mãn các điều kiện nào của bài ?
b) Hình thức tương tự như câu a.
- 1 HS.
- Bảng con.
 Lắng nghe.
- HS có địa chỉ.
- 1 em lên bảng thực hiện, HS khác làm vào vở.
- Nhận xét bài ở bảng.
- Tự chấm bài mình bằng bút chì.
- Thảo luận bạn bên cạnh, giúp bạn cùng giải được bài toán.
- 3 em lên bảng, mỗi em thực hiện 1 ý của bài toán.
- Nhận xét bài bạn.
- Tự kiểm tra bài mình (chỉnh sửa nếu có)
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Sửa sai nếu có.
- Sử dụng các chữ số 0, 6, 1, 2 để viết ba số : 
+ Là số có ba chữ số khác nhau.
+ Là số chia hết cho 9.
- 2 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
Cần viết được các số sau :
612, 621, 126, 162, 216, 261.
3. Ôn lại các dấu hiệu chia hết, làm bài tập VBT/
BÀI 89 – Ngày giảng 25/12/2008.
LUYỆN TẬP CHUNG
A.
	Giúp HS :
	- Củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9.
	- Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9 và giải toán.
B.
C. 
3. Về nhà làm bài tập 4 sgk/99 và các bài tập ở VBT/
BÀI 90 – Ngày giảng 26/12/2008.
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Thực hiện theo đề của trường, GV đổi chéo coi thi.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiáo án toán 4 tập 1 năm học 2009-2010.doc