Giáo án Toán Lớp 4 - Tiết 124: Luyện tập

Giáo án Toán Lớp 4 - Tiết 124: Luyện tập

A. BÀI CŨ

- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập luyện tập của tiết 123.

B. BÀI MỚI

1. Giới thiệu bài : Trong giờ học này các em sẽ cùng tìm hiểu một số tính chất của phép nhân phân số và áp dụng các tính chất đó làm các bài tập.

2. Giới thiệu một số tính chất của phép nhân phân số.

a) Tính chất giao hoán.

- GV viết bảng bài toán.

- Khi đổi vị trí của các phân số trong một tích thì tích đó có thay đổi không ?

 

doc 4 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 27/01/2022 Lượt xem 274Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 4 - Tiết 124: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25: Tiết 124: TOÁN : LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Nhận biết một số tính chất của phép nhân phân số : Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, tính chất nhân một tổng hai phân số với một phân số.
- Bước đầu biết vận dụng các tính chất trên trong các trường hợp đơn giản.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ 
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập luyện tập của tiết 123.
- HS thực hiện yêu cầu.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài : Trong giờ học này các em sẽ cùng tìm hiểu một số tính chất của phép nhân phân số và áp dụng các tính chất đó làm các bài tập.
- Lắng nghe.
2. Giới thiệu một số tính chất của phép nhân phân số.
a) Tính chất giao hoán.
- GV viết bảng bài toán. 
- HS tính, nhận xét.
- Khi đổi vị trí của các phân số trong một tích thì tích đó có thay đổi không ?
- Khi đổi vị trí các phân số trong một tích thì tích của chúng không thay đổi.
- Đó chính là tính chất giao hoán của phép nhân các phân số.
- Em có nhận xét gì về tính chất giao hoán của phép nhân phân số so với tính chất giao hoán của phép nhân các số tự nhiên.
- Tính chất giao hoán của phép nhân các phân số giống như tính chất giao hoán của phép nhân các số tự nhiên.
- Kết luận : Đó đều được gọi là tính chất giao hoán của phép nhân.
b) Tính chất kết hợp.
- GV viết bảng bài toán. 
- HS tính, nhận xét.
- Qua bài toán trên, bạn nào cho biết muốn nhân một tích hai phân số với phân số thứ ba chúng ta có thể làm ntn ?
- Muốn nhân một tích hai phân số với phân số thứ ba chúng ta có thể nhân phân số thứ nhất với tích của phân số thứ hai và phân số thứ ba.
- Đó chính là tính chất kết hợp của phép nhân các phân số.
- HS nhắc lại.
- HS so sánh tính chất kết hợp của phép nhân phân số với tính chất kết hợp của phép nhân các số tự nhiên đã học.
- So sánh và đưa ra kết luận hai tính chất giống nhau.
- Kết luận : Đó chính là tính chất kết hợp của phép nhân.
c) Tính chất một tổng hai phân số nhân với phân số thứ ba.
- GV viết bảng bài toán. Yêu cầu HS tính giá trị biểu thức.
- HS tính, nhận xét.
- Hỏi : Như vậy khi thực hiện nhân một tổng hai phân số với phân số thứ ba thì ta có thể làm ntn ?
- Khi nhân một tổng hai phân số với phân số thứ ba ta có thể nhân từng phân số của tổng với phân số thứ ba rồi cộng các kết quả lại với nhau.
- Đó chính là tính chất nhân một tổng hai phân số với phân số thứ ba.
- Em có nhận xét gì về tính chất nhân một tổng hai phân số với phân số thứ ba và tính chất nhân một tổng với một số tự nhiên đã học.
- Hai tính chất giống nhau.
3. Luyện tập thực hành
* Bài 1
- Yêu cầu HS áp dụng các tính chất vừa học để tính giá trị các biểu thức theo 2 cách.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần. Lớp làm bài vào vở BT.
- Nhận xét, chữa bài cho HS.
* Bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó làm bài.
- HS làm bài vào vở BT.
Bài giải
Chu vi của hình chữ nhật là :
(+) x 2 = (m)
ĐS : m
- Gọi HS đọc bài làm trước lớp.
- 1 em đọc, nhận xét bài làm của bạn.
* Bài 3
- Tiến hành tương tự bài 2.
- HS làm bài vào vở BT.
Bài giải
May ba chiếc túi hết số mét vải là :
x 3 = 2 (m)
ĐS : 2m
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Yêu cầu HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm.
- Nhận xét tiết học.
Bài sau : Tìm phân số của một số.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_4_tiet_124_luyen_tap.doc