Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Tân An Hội A

Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Tân An Hội A

HOẠT ĐỘNG HỌC

MT : Giúp HS ôn lại cách đọc , viết số và tên các hàng của số .

HTTC: Hoạt động lớp .

- Đọc số , nêu rõ mỗi chữ số thuộc hàng nào .

- Tiếp tục HS nêu : các số tròn chục , tròn trăm , tròn nghìn , tròn chục nghìn .

MT : Giúp HS làm được các bài tập về số

HTTC: Hoạt động lớp .

- HS nêu yêu cầu .

- 2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vào vở bài tập.

- Các số tròn chục nghìn .

- Hơn kém nhau 10 000 đơn vị.

- Là các số tròn nghìn.

- Hơn kém nhau 1000 đơn vị.

- 1 HS nêu.

- 2 HS lên bảmg làm bài, HS cả lớp làm vào vở.

- HS kiểm tra bài lẫn nhau.

- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.

- Cả lớp nhận xét, bổ sung.

- HS đọc yêu cầu bài tập .

- Từng nhóm đôi trao đổi ghi kết quả vào phiếu và treo lên bảng.

- HS khác nhận xét.

- Tính chu vi của các hình.

- Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó.

- Ta lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi nhân tổng đó với 2.

- Đại diện nhóm treo bài tập đã giải lên bảng.

- HS nhóm khác nêu nhận xét.

- HS nêu: đây là tứ giác ABCD, ta lấy tổng độ dài các cạnh cộng lại:6+4+3+4 = 17 cm

- Đại diện tổ 3 nêu.

- Đại diện tổ 4 nêu.

- HS làm theo yêu cầu.

 

doc 13 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 2053Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Tân An Hội A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu Học Tân An Hội A
Lớp:4 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 Môn:Toán 
 Ngày dạy:	Tuần: 01	
	 Tiết: 1
I. MỤC TIÊU :
- Giúp HS ôn tập về cách đọc , viết các số đến 100 000 ; phân tích cấu tạo số .
	- Đọc , viết , phân tích số thành thạo .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG HỌC
MT : Giúp HS ôn lại cách đọc , viết số và tên các hàng của số .
HTTC: Hoạt động lớp .
Đọc số , nêu rõ mỗi chữ số thuộc hàng nào .
- Tiếp tục HS nêu : các số tròn chục , tròn trăm , tròn nghìn , tròn chục nghìn .
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1 : Oân lại cách đọc , viết số và các hàng .
- Viết số : 83 251 
- Tiến hành tương tự với số : 83 001 , 80 201 , 80 001 .
- Cho HS nêu quan hệ giữa hai hàng liền kề .
MT : Giúp HS làm được các bài tập về số 
HTTC: Hoạt động lớp .
- HS nêu yêu cầu .
- 2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- Các số tròn chục nghìn .
- Hơn kém nhau 10 000 đơn vị.
- Là các số tròn nghìn.
- Hơn kém nhau 1000 đơn vị.
- 1 HS nêu.
- 2 HS lên bảmg làm bài, HS cả lớp làm vào vở.
- HS kiểm tra bài lẫn nhau.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu bài tập .
- Từng nhóm đôi trao đổi ghi kết quả vào phiếu và treo lên bảng.
- HS khác nhận xét.
- Tính chu vi của các hình.
- Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó.
- Ta lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi nhân tổng đó với 2.
- Đại diện nhóm treo bài tập đã giải lên bảng.
- HS nhóm khác nêu nhận xét.
- HS nêu: đây là tứ giác ABCD, ta lấy tổng độ dài các cạnh cộng lại:6+4+3+4 = 17 cm
- Đại diện tổ 3 nêu.
- Đại diện tổ 4 nêu.
- HS làm theo yêu cầu.
Hoạt động 2 : Thực hành .
Bài 1: ( SGK/3) Hoạt động cá nhân.
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. 
- GV chữa bài và yêu cầu HS nêu quy luật của các số trên tia số a và các số trong dãy số b .GV đặt câu hỏi gợi ý HS :
 Phần a :
 + Các số trên tia số được gọi là những số gì ?
 + Hai số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
 Phần b :
+ Các số trong dãy số này được gọi là những số tròn gì ?
+ Hai số đứng liền nhau trong dãy số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
 Như vậy, bắt đầu từ số thứ hai trong dãy số này thì mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm 1000 đơn vị.
 Bài 2: (SGK/3) Hoạt động cá nhân.
- Gọi HS nêu yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài .
-Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài với nhau.
- Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu HS 1 đọc các số trong bài, HS 2 viết số, HS 3 phân tích số.
- GV yêu cầu HS cả lớp theo dõi và nhận xét, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3:(SGK/3) Hoạt động nhóm đôi.
- GV yêu cầu HS đọc bài mẫu và hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS trao đổi và làm vào phiếu học tập
- GV nhận xét và cho điểm.
 Bài 4:(SGK/4) Hoạt động nhóm tổ.
- GV hỏi:Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào?
- Các tổ trao đổi và làm vào giấy khổ to.
- Đại diện tổ 1 đọc kết quả tính chu vi hình ABCD và nêu vì sao em tính như vậy?
-Tổ 3: Nêu kết quả tính chu vi của hình MNPQ ,và giải thích vì sao em lại tính như vậy ?
- Tổ 4: Nêu cách tính chu vi của hình GHIK và giải thích vì sao em lại tính như vậy ?
- GV nhận xét bài làm của các tổ.
Củng cố : 
- Nêu lại cách đọc , viết , phân tích số .
 Dặn dò 
HIỆU TRƯỞNG KT NGƯỜI SOẠN
Trường Tiểu Học Tân An Hội A
Lớp:4 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tt) Môn:Toán 
 Ngày dạy:	Tuần: 01	
	 Tiết: 2
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS ôn tập về : Tính nhẩm ; tính cộng , trừ các số có đến 5 chữ số ; nhân , chia số có đến 5 chữ số với số có 1 chữ số . So sánh các số đến 100 000 . Đọc bảng thống kê và tính toán , rút ra một số nhận xét từ bảng thống kê .
	- Làm thành thạo các bài tập .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG HỌC
MT : Giúp HS ôn lại cách tính nhẩm .
HTTC:Hoạt động lớp .
+ Nhẩm trong đầu và ghi kết quả vào nháp .
+ Nhẩm trong đầu và ghi kết quả vào nháp .
+ Cả lớp thống nhất kết quả từng phép tính . Mỗi em tự đánh giá bao nhiêu bài đúng , sai .
HOẠT ĐỘNGDẠY
Hoạt động 1 : Luyện tính nhẩm .
- Cho HS tính nhẩm các phép tính đơn giản như sau :
+ Đọc phép tính thứ nhất .
+ Đọc phép tính thứ hai .
+ Tiếp tục đọc khoảng 4 – 5 phép tính nhẩm . 
- Nhận xét chung .
MT : Giúp HS làm tốt các phép tính nhẩm .
HTTC:Hoạt động lớp , cá nhân
- HS nêu.
- 8 HS nối tiếp nhau thực hiện tính nhẩm.
- Các bạn khác nhận xét.
- 1 HS nêu.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 4 HS lần lượt nêu phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- So sánh các số và điền dấu >, <, = .
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- HS nêu cách so sánh.
- HS nêu.
- Nhóm đôi làm bài.
- HS dán 2 bài tập a, b lên bảng.
- HS khác nhận xét.
- HS nêu cách sắp xếp.
- HS quan sát và đọc bảng thống kê số liệu và nêu yêu cầu.
- Đại diện nhóm treo bài làm của nhóm ở bảng.
- HS nhận xét bài làm.
- HS giải thích.
- Đại diện nhóm nêu cách giải của bài toán.
Hoạt động 2 : Thực hành .
Bài 1:(SGK/4): Hoạt động cá nhân.
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài toán.
- GV yêu cầu HS nối tiếp nhau thực hiện tính nhẩm trước lớp, mỗi HS nhẩm một phép tính trong bài.
- GV nhận xét, chốt ý bài tập 1
Bài 2:(SGK/4): Hoạt động cá nhân.
- Nêu yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
-Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn , nhận xét cả cách đặt tính và thực hiện tính.
- GV có thể yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và cách thực hiện tínhcủa các phép tính vừa thực hiện.
Bài 3:(SGK/4): Hoạt động cả lớp
- GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn. Sau đó yêu cầu HS nêu cách so sánh của một cặp số trong bài: 4 327 > 3 742
- GV nhận xét và chốt ý: Khi so sánh cặp số cần chú ý:
+ Số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn.
+ Nếu hai số có số cữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng 1 hàng từ trái sang phải.
+ Nếu hai số có tất cả các hàng đều bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.
 Bài 4:(SGK/4): Hoạt động nhóm đôi
- Nêu yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi để tìm kết quả.
- GV hỏi : Vì sao em sắp xếp được như vậy ?
- GV nhận xét chung.
Bài 5 :(SGK/5): Hoạt động nhóm tổ
* Có thể giảm bớt câu b, c.
- Treo bảng số liệu ở bài tập lên bảng.
- Nêu yêu cầu đề bài.
- Các tổ thảo luận và giải với câu hỏi của bài tập.
- GV nhận xét bài làm của HS.
Củng cố : 
- Nêu lại các nội dung vừa luyện tập .
 Dặn dò : 
HIỆU TRƯỞNG KT NGƯỜI SOẠN
Trường Tiểu Học Tân An Hội A
Lớp:4 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tt) Môn:Toán
 Ngày dạy:	Tuần: 01	
	 Tiết: 3
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS ôn tập về : Luyện tính , tính giá trị của biểu thức . Luyện tìm thành phần chưa biết của phép tính . Luyện giải bài toán có lời văn .
	- Thực hiện thành thạo các kĩ năng của các dạng bài nêu trên .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG HỌC
MT : Giúp HS làm tốt các phép tính nhẩm và tính được giá trị các biểu thức .
HTTC: Hoạt động lớp .
- Tính nhẩm , nêu kết quả và thống nhất cả lớp .
- Tự tính , sau đó chữa bài . Cả lớp thống nhất cách tính và kết quả tính giá trị của từng biểu thức .
- Tự tính giá trị của biểu thức . Cả lớp thống nhất kết quả .
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1 : Luyện tính nhẩm , tính giá trị của biểu thức .
- Bài 1 : 
Hd làm bài
- Bài 2 : 
- Nhấn mạnh quy tắc thực hiện thứ tự các phép tính .
- Bài 3 : 
HD thảo luận
Nhận xét 
MT : Giúp HS làm được các bài tập dạng tìm x , y và giải được các bài toán có lời văn .
HTTC: Hoạt động lớp .
- 1 HS nêu.
- HS làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 2 phép tính.
- HS nêu cách đặt tính, thực hiện tính cộng, tính trừ, tính nhân, tính chia trong bài.
- HS nêu.
- 4 HS lên bảng thực hiện tính giá trị của bốn biểu thức, HS cả lớp làm bài vào PHT
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- Đại diện 4 nhóm đọc kết quả.
- HS nêu.
- HS nêu: Tìm x (x là thành phần chưa biết trong phép tính).
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
- HS trả lời yêu cầu của GV.
- HS đọc đề bài.
- HS trả lời.
- Các tổ làm việc.
- Đại diện nhóm treo bài làm và trình bày bài giải của tổ.
- HS nhận xét.
- HS nêu.
Hoạt động 2 : Luyện tìm thành phần chưa biết , giải toán có lời văn .
Bài 1:(SGK/5): Hoạt động cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào VBT.
 Bài 2 :(SGK/5): Hoạt động cá nhân
* Có thể giảm bớt cột a.
- Gọi HS đọc đề và nêu yêu cầu đề
- GV theo dõi HS làm bài.
- Nêu quy tắc thực hiện thứ tự các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- GV chốt ý cách đặt tính, tính của 4 phép tính trên.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3:(SGK/5): Hoạt động nhóm đôi
- Gọi HS nêu yêu cầu đề bài.
- Nhóm đôi thảo luận cách làm và làm bài vào phiếu học tập.
- Đọc kết quả bài làm của nhóm.
- GV yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức 
- GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4:(SGK/5): Hoạt động cá nhân
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài toán, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài
- GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 5:(SGK/5): Hoạt động nhóm tổ
- GV gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV: Bài toán cho biết gì và bài toán hỏi gì?
- Thảo luận theo tổ và tự tìm ra cách giải và lời giải đúng.
- GV nhận xét chung bài làm của
Củng cố :
- Nêu lại các nội dung vừa luyện tập .
 Dặn dò : 
HIỆU TRƯỞNG KT NGƯỜI SOẠN
Trường Tiểu Học Tân An Hội A
Lớp:4 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ Môn:Toán
 Ngày dạy:	Tuần: 01	
	 Tiết: 4
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS : Bước đầu nhận biết biểu thức có chứa một chữ . Biết cách tính giá trị của biểu thức khi thay chữ bằng số cụ thể .
	- Tính giá trị số các biểu thức chữ thành thạo .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng từ hoặc bảng cài , tranh phóng to bảng phần ví dụ SGK , các tấm có ghi chữ số , dấu + , - để gắn lên bảng .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG HỌC
MT : Giúp HS khái niệm ban đầu về biểu thức có chứa một chữ .
HTTC: Hoạt động lớp .
- Tự cho các số khác nhau ở cột “thêm” rồi ghi biểu thức tính tương ứng ở cột “ Có tất cả ” .
- Trả lời : Lan có tất cả 3 + a quyển vở .
-Trả lời : Nếu a = 1 thì 3 + a = 3 + 1 = 4 
Nhắc lại .
Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức 3 + a .
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1 : Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ .
- Nêu và trình bày ví dụ ở bảng .
- Đặt vấn đề , đưa ra tình huống nêu trong ví dụ , đi dần từ các trường hợp cụ thể đến biểu thức 3 + a 
- Nêu vấn đề : Nếu thêm a quyển vở , Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở ? 
- Giới thiệu : 3 + a là biểu thức có chứa một chữ , chữ ở đây là chữ a .
- Yêu cầu HS tính : Nếu a = 1 thì 3 + a = ?
- Nêu : 4 là một giá trị của biểu thức 3 + a .
- Tương tự , cho HS làm việc với các trường hợp a = 2 , a = 3 .
- Nhận xét Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức 3 + a .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
HTTC: Hoạt động lớp ,cá nhân
- Tính giá trị của biểu thức.
- HS đọc.
- Tính giá trị của biểu thức 6 + b với b = 4.
- HS: Nếu b = 4 thì 6 + b = 6 + 4 = 10.
- Vậy giá trị của biểu thức 6 + b với b = 4 là 6 + 4 = 10.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
- Giá trị của biểu thức 115 – c với c = 7 là 
115 – 7 = 108.
- Giá trị của biểu thức a + 80 với a = 15 là 
15 +80 = 95.
- HS đọc bảng.
- Cho biết giá trị cụ thể của x (hoặc y).
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- HS nhận xét bài làm của bảng trên bảng.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Các nhóm làm việc và giải.
- Đại diện nhóm mang kết quả đã làm lên trình bày.
- HS nhóm khác nhận xét
Hoạt động 2 : Thực hành .
Bài 1:(SGK/6): Hoạt động cá nhân
- GV: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV viết lên bảng biểu thức 6 + b và yêu cầu HS đọc biểu thức này.
- Chúng ta phải tính giá trị của biểu thức 6 + b với b bằng mấy ?
- Nếu b = 4 thì 6 + b bằng bao nhiêu?
- Vậy giá trị của biểu thức 6 + b với b = 4 là bao nhiêu ?
- GV yêu cầu HS tự làm các phần còn lại của bài.
- GV hỏi: Giá trị của biểu thức 115 – c với c = 7 là bao nhiêu ?
- Giá trị của biểu thức a + 80 với a = 15 là bao nhiêu ?
 Bài 2:(SGK/6): Hoạt động cá nhân
- GV vẽ lên bảng các bảng số như bài tập 2, SGK.
- GV hỏi về bảng thứ nhất: Dòng thứ nhất trong bảng cho em biết điều gì ?
- Dòng thứ hai trong bảng này cho biết điều gì ?
- x có những giá trị cụ thể như thế nào ?
- Khi x = 8 thì giá trị của biểu thức 125 + x là bao nhiêu ?
- GV yêu cầu HS tự làm tiếp phần còn lại của bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:(SGK/5): Hoạt động nhóm 6
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Thảo luận nhóm tìm cách giải và giải.
- Lưu ý cách đọc cho HS.
- GV nhận xét chung.
Củng cố :
- Nêu lại các nội dung vừa luyện tập .
 Dặn dò : 
Nhận xét tiết học.
HIỆU TRƯỞNG KT NGƯỜI SOẠN
Trường Tiểu Học Tân An Hội A
Lớp:4 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
	 	LUYỆN TẬP Môn:Toán
 Ngày dạy:	Tuần: 01	
	 Tiết: 5
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS : Luyện tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ . Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a .
	- Tính thành thạo giá trị số của biểu thức chữ và chu vi hình vuông theo công thức .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG HỌC
MT : Giúp HS làm tốt các bài tập về biểu thức có chứa một chữ .
HTTC: Hoạt động lớp , cá nhân
 - Tính giá trị của biểu thức.
- HS đọc thầm.
- Tính giá trị của biểu thức 6 x a.
- Thay số 5 vào chữ số a rồi thực hiện phép tính : 6 x 5 = 30.
- 2 HS lên bảng làm bài, 1 HS làm phần a, 1 HS làm phần b, HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS nêu.
- Nhóm đôi làm việc.
- Đại diện nhóm đọc kết quả bài làm.
- Các bạn khác nhận xét. 
- Cột thứ 3 trong bảng cho biết giá trị của biểu thức.
- Là 8 x c.
- Là 40.
-Vì khi thay c = 5 vào 8 x c thì được 8 x 5 = 40.
- HS phân tích mẫu để hiểu hướng dẫn.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1 : Luyện tính giá trị biểu thức có chứa một chữ .
 Bài 1:(SGK/7): Hoạt động cá nhân
- GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV treo bảng phụ đã chép sẵn nội dung bài 1a và yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV hỏi: Đề bài yêu cầu chúng ta tính giá trị của biểu thức nào ?
- Làm thế nào để tính được giá trị của biểu thức : 6 x a với a = 5 ?
- GV yêu cầu HS tự làm các phần còn lại.
- GV chữa bài phần a, b và yêu cầu HS làm tiếp phần c, d (Nếu HS chậm, GV có thể yêu cầu các em để phần c, d lại và làm trong giờ tự học ở lớp hoặc ở nhà)
 Bài 2:(SGK/7): Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và nêu yêu cầu.
- Thảo luận nhóm đôi để thay số vào chữ ta tính được giá trị của biểu thức.
- GV nhận xét 
 Bài 3:(SGK/7): Hoạt động cá nhân
- GV treo bảng số như phần bài tập của SGK, yêu cầu HS đọc bảng số và hỏi cột thứ 3 trong bảng cho biết gì ?
- Biểu thức đầu tiên trong bài là gì ?
- Bài mẫu cho giá trị của biểu thức 8 x c là bao nhiêu ?
- Hãy giải thích vì sao ở ô trống giá trị của biểu thức cùng dòng với 8 x c lại là 40 ?
- GV hướng dẫn: Số cần điền vào ở mỗi ô trống là giá trị của biểu thức ở cùng dòng với ô trống khi thay giá trị của chữ c cũng ở dòng đó.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm.
MT : Giúp HS tính được chu vi hình vuông .
HTTC: lớp , cá nhân
+ Nếu cách tính chu vi P của hình vuông : Chu vi hình vuông bằng độ dài cạnh a nhân 4 . Khi độ dài cạnh bằng a , chu vi hình vuông là P = a x 4 .
+ Bàn bạc và nêu : a = 3 cm , P = a x 4 = 3 x 4 = 12 (cm) .
a= 5dm , p = a x 4 = 5x 5 = 25 ( dm )
a= 8m , p = a x 4 = 8 x 4 = 32 (m).
Hoạt động 2 : Luyện tính chu vi hình vuông .
- Bài 4 : 
+ Vẽ hình vuông độ dài cạnh là a lên bảng . 
+ Nhấn mạnh cách tính chu vi , sau đó cho HS tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là 3 cm .
Củng cố : 
Nêu lại cách tính chu vi hình vuông .
 Dặn dò 
HIỆU TRƯỞNG KT NGƯỜI SOẠN

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an toan tuan 1.doc