Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 8 - Đinh Hữu Thìn

Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 8 - Đinh Hữu Thìn

Tiết 37: TÌM HAI SỐ

KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ

 I/ MỤC TIÊU

 HS nắm được:

 - Cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

 - Giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

 II. ĐỒ DÙNG.

- Thước kẻ, phấn màu, bảng phụ.

 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

 

doc 12 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 257Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 8 - Đinh Hữu Thìn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Thứ ngày tháng năm 200
Tiết 36: luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố về : 
- Tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính nhanh.
- Tìm thành phần chưa biết của phép cộng , phếp trừ ; tính chu vi hình chữ nhật và gíải bài toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phấn màu
- Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ.( 5 phút)
Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất
a/ 3089 + 1200 + 11
b/ 4503 + 1765 + 97 + 235
- HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng.
- GV đánh giá
B-Dạy-học bài mới
1Giới thiệu bài ( 2 phút)
-GV giới thiệu bài- ghi tên bài
2.Luyện tập: ( 30 phút)
Bài 1:
 - Gọi h/s nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài và chữa bài.
- GV đánh giá
- Nêu cách cộng nhiều chữ số
Bài 2 :
 - Gọi h/s nêu yêu cầu
- Yêu cầu h/s tự làm bài
- Gọi h/s chữa bài và giải thích cách làm bài dựa vào tính chất nào
- GV kết luận lời giải đúng
Bài 3: 
- Gọi h/s nêu yêu cầu
- Yêu cầu h/s làm bài
- Gọi h/s chữa bài
- Nêu cách tìm số hạng và số trừ chưa biết
- GV nhận xét cho điểm
Bài 4 : 
- Gọi HS đọc đề bài
- Bài toán cho gì? Hỏi gì?
- Y/c HS làm bài
- Gọi h/s chữa bài
- GV kết luận lời giải đúng
Bài 5: 
- Gọi Học sinh đọc phần a. 
-Y/c Học sinh nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật.
-Y/c Học sinh tự làm phần b.
- Nhắc học sinh chú ý đơn vị đo.
 P = ( a + b ) x 2
 S = a x b
a) Chu vi hình chữ nhật là :
 P = ( 16 cm + 12 cm ) x 2 =56cm 
b) Chu vi hình chữ nhật là :
 P = ( 45 cm + 15 cm ) x 2 = 120 cm 
-GV nhận xét cho điểm
C- Củng cố- Dặn dò: ( 3 phút)
GV nhận xét tiết học dặn HS chuẩn bị bài sau
2 h/s lên bảng làm bài
- Nêu tính chất kết hợp của phép cộng.
- HS nhận xét, 
Theo dõi ghi vở
- HS nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính tổng
- Cả lớp làm bài. 
- 2 học sinh lên bảng chữa bài. Cả lớp đối chiếu kết quả tính rồi nhận xét kết quả tính ở trên bảng.
- 1 h/s nêu
- HS nêu yêu cầu 
- Gọi 2 học sinh lên bảng 
 Cả lớp làm vở
- Nhận xét bài làm trên bảng. 
96 + 78 + 4 = 96 + 4 + 78
 = 100 + 78 = 178
hoặc :
96 + 78 + 4 = 78 + ( 96 + 4 ) 
 = 78 + 100 = 178 
1 h/s nêu 
2 h/s lên bảng làm bài, cả lớp làm vở
a) X - 306 = 504 
 X = 504 +306 
 X = 810
b) X + 254 = 680
 X = 680 - 254 
 X = 426
2 h/s nêu
- HS nêu yêu cầu của bài 
- 2 h/s nêu
- 1 h/s làm bảng, cả lớp làm vở
-2 HS chữa bài.
Bài giải:
a) Sau hai năm số dân của xã đố tăng thêm là :
79 + 71 = 150 ( người )
b) Sau hai năm số dân của xã đó có là :
5256 + 150 = 5406 ( người ) 
 Đáp số : a) 150 người
 b) 5406 người 
- 1 h/s đọc
- 2 HS nêu cách tìm
 -Học sinh tự làm phần b.
-2 Học sinh lên bảng làm bài. cả lớp làm vở
 Thứ ngày tháng năm 200 
Tiết 37: Tìm hai số
khi biết tổng và hiệu của hai số đó
 I/ Mục tiêu
 HS nắm được: 
 - Cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 
 - Giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 
 II. Đồ dùng. 
- Thước kẻ, phấn màu, bảng phụ. 
 III. Hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi h/s làm( 5 phút)
Bài 1: Tìm x
a/ x – 567 = 1034 b/ x + 467 = 1054 
Bài 2: làm bài 4 tr 46 ( có thay số)
- GV nhận xét, cho điểm
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS khác nhận xét 
B-Dạy-học bài mới
1/Giới thiệu bài (2 phút)
. GV nêu yêu cầu tiết học. 
- HS ghi tên bài mở SGK. 
2. Hướng dẫn HS tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. (15 phút)
Bài toán: - GV nêu bài toán. 
- Gọi HS đọc lại nội dung bài toán. 
- GV ghi tóm tắt nội dung bài toán 
- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ 
Cách 1
70
Số bé: ??? ???? 
10
?
Số lớn: 
+ Nêu cách tìm 2 lần số bé?
+ Từ đó muố tìm số bé làm ntn?
+ Nêu cách tìm số lớn khi biết số bé?
- GV gọi h/s nêu bài giải như sgk.
- Nhận xét : Số bé = (Tổng - Hiệu ) : 2
- Yêu cầu h/s tìm cách giải khác
- Gợi ý cho h/s cách tìm 2 lần số lớn
+ Muốn tìm 2 lần số lớn ntn?
+ Nêu cách tìm số lớn, số bé?
Nhận xét : Số lớn = (Tổng + hiệu) : 2
- GV tổng kết hai cách giải. Lưu ý HS khi giải chỉ chọn một trong hai cách.
- Lắng nghe
- HS đọc lại nội dung bài toán. 
- HS vẽ sơ đồ qua các câu hỏi gợi ý
- HS chỉ đoạn biểu thị hai lần số bé. Nêu cách tìm 2 lần số bé ( 70 - 10 = 60 ), rồi tìm số bé ( 60 : 2 = 30 ) và tìm số lớn 
( 30 + 10 = 40 ).
Cho HS viết bài giải ở trên bảng như SGK 
- Nêu nhận xét về cách tìm số bé. 
- HS tìm cách giải khác. 
(- Tạo thành đoạn hai lần số lớn)
(Kéo dài số bé thêm một đoạn bằng 10 )
- 2 h/s nối nhau nêu
- 2 h/s nêu lại
- Lắng nghe
3. Luyện tập. (15 phút)
Bài 1:- Gọi HS đọc đề bài, xác định yêu cầu. 
- Cho HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ rồi giải .
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu. 
- HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ rồi giải 
- Y/c HS làm bài vào vở. 
- Chữa bài.
- GV đánh giá, cho điểm.
- HS làm bài vào vở. 
- Chữa bài.
- 2 HS lên bảng chữa hai cách. 
- HS khác nêu nhận xét.
Bài 2: 
HS trai: ?
HS gái: 4HS 28HS 
 ?
Hai lần số HS trai là:
 28 + 4 = 32 (học sinh )
Số HS trai là: 32 : 2 = 16 (học sinh)
Số HS gái là: 16 - 4 = 12 ( học sinh )
 Đáp số:12 HS gái, 16 HS trai
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu.
- HS làm bài vào vở. Tương tự như bài 1.
 - Chữa bài. 2 HS lên bảng chữa, chọn một cách tìm số bé. 
Bài 3: - Gọi h/s nêu yêu cầu
- Yêu cầu h/s làm bài
Cách 1 :
Số cây lớp 4B trồng được là :
 (600 + 50 ) : 2 = 325 ( cây )
Số cây lớp 4A trồng được là : 
 325 - 50 = 275 ( cây )
 Đáp số : Lớp 4B : 325 cây
 Lớp 4A : 275 cây
- Làm tương tự bài 2. 
- Chọn cách tìm số lớn trước (một nửa số HS)
- Nửa HS còn lại làm bài theo cách tìm số bé trước, rồi chữa bài. 
Cách 2 :
Số cây lớp 4A trồng được là :
 ( 600 - 50 ) : 2 = 275 ( cây )
Số cây lớp 4B trồng được là :
 275 + 50 = 325 ( cây )
 Đáp số : Lớp 4B : 325 cây
 Lớp 4A : 275 cây
C. Củng cố, dặn dò. (3 phút)
- GV hỏi lại nội dung bài
+ Muốn tìm số bé khi biết tổng và hiệu của hai số đó ta làm thế nào? 
+ Muốn tìm số lớn khi biết tổng và hiệu của hai số đó ta làm thế nào?
- 2HS trả lời
 Thứ ngày tháng năm 200 
Tiết 38: luyện tập
I. Mục tiêu:
 - Củng cố cho HS: 
 - Giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 
 II. Đồ dùng : 
 - Thước kẻ, phấn màu, bảng phụ. 
 III. Hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Yêu cầu h/s lên bảng làm 2 bài giống như bài 2,4 tiết trước nhưng thay số
- Nêu cách giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- GV nhận xét, đánh giá
- 2 h/s giải bài
- 1 h/s trả lời
B-Dạy-học bài mới
1Giới thiệu bài (2 phút)
. GV nêu yêu cầu tiết học.
2. Luyện tập. (30 phút)
Bài 1 :
- Gọi HS đọc đề bài, xác định yêu cầu. 
- Xác định các yếu tố đã cho và cần tìm. 
- Y/c HS làm bài vào vở. 
- Chữa bài. Khi HS chữa bài GV cho HS nhắc lại cách tìm số lớn, số bé khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
 Bài giải
Tìm hai số biết tổng và hiệu của chúng lần 
lượt là:
a) 24 và 6
SL là : ( 24 + 6 ) : 2 = 15.
SB là : 24 - 15 = 9 hoặc 15 - 6 = 9.
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu. 
- Xác định các yếu tố đã cho và cần tìm. 
- HS làm bài vào vở. 
Chữa bài. 
b) 60 và 12
SB là : ( 60 - 12 ) : 2 = 24
SL là : 60 - 24 = 36 hoặc 24 + 12 = 36
c) 325 và 99
SL là : ( 325 + 99 ) : 2 = 212
SB là: 325 - 212 = 113 hoặc 212 - 99 =113
Bài 2: Hướng dẫn h/s làm tương tự bài 1
? tuổi
Tuổi em
36tuổi
 8 tuổi
? tuổi
Tuổi chị
 Bài giải
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu, tóm tắt. 
- HS làm bài vào vở. 
- Chữa bài, 2 HS lên bảng chữa chọn một cách tìm số lớn. 
 Hai lần tuổi em là:
 36 – 8 = 28 (tuổi)
Tuổi em là:
 28: 2 = 14 (tuổi )
Tuổi chị là:
 14 + 8 = 22 ( tuổi ).
 Đáp số : Chị 22 tuổi 
 Em 14 tuổi.
- Làm tương tự bài 1. 
- Chọn cách tìm hai số lần bé. 
- Một HS lên bảng chữa bài. 
Bài 3:
- Gọi h/s đọc đề bài
- Yêu cầu h/s làm bài
- Gọi h/s chữa bài
.
Bài 4 : Hướng dẫn h/s làm bài tương tự bài3
HS có thể giải như sau:
 Bài giải 
Số sản phẩm do phân xưởng thứ 1 làm là :
 ( 1200 - 120 ) : 2 = 540 ( sản phẩm )
Số sản phẩm do phân xưởng thứ 2 làm là :
 540 + 120 = 660 ( sản phẩm ) 
 Đáp số : 540 sản phẩm 
 660 sản phẩm.
- GV nhận xét cách làm, lời giải và kết qủa của bài toán.
 Bài 5 : 
 Bài giải
 5 tấn 2 tạ = 52 tạ.
Số thóc thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất là:
 ( 52 + 8 ) : 2 = 30 ( tạ )
 30 tạ = 3000kg
Số thóc thu hoạch ở thửa ruộng thứ hai là :
 30 - 6 = 22 ( tạ ) 
 22 tạ = 2200 kg 
 Đáp số : 3000kg thóc
 2200 kg thóc. 
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu. 
- HS làm bài vào vở. 
- Chữa bài. 
 Đáp số : 41 quyển SGK 
 24 quyển sách đọc thêm
- HS có thể tìm luôn SL hoặc SB bằng một phép tính gộp.
- Tự giải vào vở sau đó đổi vở kiểm tra chéo.
- Đọc chữa bài giải bài 4.
- HS tự làm bài và chữa bài.
- HS yếu nếu không đủ thời gian làm bài trên lớp GV có thể cho về nhà làm.
C. Củng cố, dặn dò. (3 phút)
- Muốn tìm 2 sốkhi biết tổng và hiệu của 2 số đó ta làm thế nào?
- GV nhận xét giờ học
- 2 h/s nêu
- Lắng nghe
	Thứ ngày tháng năm 200
Tiết 38 : Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Củng cố kĩ năng thực hiện phép cộng, trừ, vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính giá trị biểu thức số. 
- Củng cố về giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
 II. Đồ dùng. 
- Thước kẻ, phấn màu, bảng phụ. 
 III. Hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Bài 1: Hai tổ sửa được 1 km 200m đường. Tổ 1 sửa hơn tổ 2 là 300m. Hỏi mỗi tổ sửa được bao nhiêu m đường?
Bài 2: Hai xe chở được tất cả 1034 thùng kẹo. Xe 1 chở hơn xe 2 là 20 thùng. Hỏi mỗi xe chở được bao nhiêu thùng kẹo?
- Nêu cách giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 
- GV nhận xét cho điểm
- 2 h/s lên bảng làm bài, h/s khác nhận xét, bổ sung
- 1HS dưới lớp trả lời
B/ Bài mới
1/Giới thiệu bài (2 phút)
. GV nêu yêu cầu tiết học.
2. Luyện tập. (30 phút)
Bài 1: 
 - Gọi HS đọc đề bài, xác định yêu cầu. 
- Y/c HS làm bài vào vở. 
- Gọi 4 HS lên bảng. 
- Chữa bài. Nêu cách thực hiện phép tính
- GV đánh giá, cho diểm.
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu. 
- HS làm bài vào vở. 
- 4 HS lên bảng. . 
 - Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn:
10000 - 8989 = 1011
Thử lại : 1011 + 8989 = 10000.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc đề bài ,.
- Y/c HS tự làm bài.
- Chữa miệng, 
- GV đánh giá, cho điểm.
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. 
- Hỏi: Nêu tính chất kết hợp của phép cộng?
- GV đánh giá, cho điểm.
- HS đọc đề bài , nhớ lại thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức .
- Tự làm bài.
- Chữa miệng, HS khác theo dõi , nhận xét và có thể trình bày cách làm khác.
Tính giá trị của biểu thức:
b) 468 : 6 + 61 x 2 = 78 + 122 = 200
 5625 -5000 : ( 726 : 6 - 113 ) 
 = 5625 - 5000 : ( 121 - 113 )
 = 5625 - 5000 : 8 
 = 5625 - 625 = 5000.
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu. 
- HS làm bài vào vở. 
- Chữa bài, 2 HS lên bảng chữa. 
a) 98 + 3 + 97 + 2
 = ( 98 + 2 ) + ( 97 + 3 )
 = 100 + 100 = 200
b) 178 + 277 + 123 + 422 
= ( 178 + 422 ) + ( 277 + 123 ) 
= 600 + 400 =1000
Bài 4: Giải toán.
- Gọi HS đọc đề bài, xác định yêu cầu.
- Y/c HS tự tóm tắt bài toán . 
- HS làm bài vào vở. 
- Gọi 2HS lên bảng chữa. 
- GV động viên HS chữa bài theo hai cách khác nhau. 
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu.
- HS tự tóm tắt bài toán . 
- HS làm bài vào vở. 
- 2HS lên bảng chữa. 
- HS chữa bài theo hai cách khác nhau. 
 Bài giải:
600lít
Thùng bé: 
 120 lít 
Thùng lớn: 
Hai lần số lít nước mắm chứa trong thùng bé là :
 600 -120 = 480 ( l )
 Số lít nước mắm chứa trong thùng bé là: 
- GV đánh giá, cho điểm.
 480 : 2 = 240 ( l )
Số lít nước mắm chứa trong thùng to là:
 240 + 120 = 360 ( l ) 
 Đáp số: 240l và 360l
C. Củng cố, dặn dò. (3 phút)
- Muốn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ta làm thế nào?
 Thứ ngày tháng năm 200
Tiết 39 : Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
I- Yêu cầu: 
- Giúp HS có biểu tượng về góc nhọn ( nhỏ hơn góc vuông ) góc tù ( lớn hơn góc vuông ), góc bẹt ( = 2 lần góc vuông ) .
- Hướng dẫn HS biết cách kiểm tra loại góc bằng êke.
II- Đồ dùng dạy học: 
- phấn màu; bảng phụ có dán mẫu góc, êke.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Bài 1: Tính giá trị biểu thức:
a/ 3042 : 9 + 306 x 5
b/ ( 23 045 – 19 789 ) x 4
Bài 2: Bố hơn con 25 tuổi, tuổi bố và tuổi con cộng lại là 45 tuổi. Tính tuổi con hiện nay?
- GV nhận xét chung, đánh giá
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (2 phút)
- 2 HS lên bảng làm bài, h/s khác nhận xét, bổ sung bài làm của bạn
- lắng nghe
2- Hướng dẫn tìm hiểu bài: (15 phút)
a) Góc nhọn.
 C A
O B 
- Y/c HS lấy êke và xác định góc vuông.
- Y/c HS lấy 1 tờ giấy hình chữ nhật.GV nêu yêu cầu và HS làm theo:
 + Đánh dấu góc vuông.
 + Gập hình theo đường chéo AC, miết nhẹ. Rồi giở ra. 
 + Đánh dấu góc mới được tạo thành
 +So sánh độ lớn của góc được tạo thành với góc vuông. Rút ra kết luận.
+ Thế nào là góc nhọn?
+ Góc mới được tạo thành là góc đỉnh O, cạnh OA; OB hoặc cạnh OA, OC. Hai góc này đều nhỏ hơn góc vuông. Đó là góc nhọn.
+ Để kiểm tra góc có phải là góc nhọn không ta có thể dùng dụng cụ nào? Cách KT?
- HS lấy êke và xác định góc vuông.
- HS lấy 1 tờ giấy hình chữ nhật.:
 + Đánh dấu góc vuông.
 + Gập hình theo đường chéo AC, miết nhẹ. Rồi giở ra. 
 + Đánh dấu góc mới được tạo thành
 +So sánh độ lớn của góc được tạo thành với góc vuông. Rút ra kết luận.
- HS thấy Góc nhọn < góc vuông.
- Để kiểm tra góc có phải là góc nhọn không ta có thể dùng êke.Cách dùng: đặt góc vuông của êke trùng đỉnh với góc nhọn.
b) Góc tù:
- GV vẽ một góc tù. 
- Hỏi: Đây có phải góc nhọn không? Làm thế nào để biết?
 M
 O N
- Góc đỉnh O, cạnh OM, ON lớn hơn góc vuông nên được gọi là góc tù.
- HS lên bảng thao tác và nêu ý kiến.
c) Góc bẹt:
- GV vẽ một hình góc bẹt và HS nêu cách kiểm tra = êke.
C O D
 Góc bẹt bằng hai lần góc vuông.
- Hỏi: Vậy 3 điểm C, O, D nằm trên mấy 
đường thẳng?( 1 đường thẳng.)
-Y/c HS lấy vd về các vật có hình giống như góc nhọn, tù, bẹt.
Các bước làm tương tự như với góc nhọn.
 + Gập đôi tờ giấy hình chữ nhật để có 1 đường // với 1 cạnh hình chữ nhật.
 + Mở ra và nêu nhận xét về độ lớn so với góc vuông.
=> Nhận xét.
- HS lấy vd về các vật có hình giống như góc nhọn, tù, bẹt.
3- Luyện tập. (15 phút)
Bài 1: Yêu cầu HS nhận biét được góc nào là góc nhọn, góc tù, góc vuông, góc bẹt.
GV vẽ hình. Khi HS chữa bài , cho HS lên sử dụng êke để kt.
a) - Góc đỉnh A và đỉnh D là góc nhọn.
- Góc đỉnh B và đỉnh O là góc tù.
- Góc đỉnh C là góc vuông.
- Góc đỉnh E là góc bẹt 
- HS làm bài trong sgk.
- HS đọc yêu cầu rồi làm bài.
- HS chữa bài , HS sử dụng êke để kt.
Bài 2: Trong các hình tam giác sau:
- Hình tam giác nào có ba góc nhọn? (Tam giác ABC )
- Hình tam giác nào có góc vuông ? 
( tam giác DEG )
- Hình tam giác nào có góc tù ?
( Tam giác MNP )
- Mỗi tam giác còn đợc gọi tên cụ thể dựa vào việc nó có chứa loại góc nào.=> bài 2.
- HS đọc yêu cầu rồi làm bài.
- GV dán hình vẽ sẵn, HS lên chỉ , có thể yêu cầu kt.
 C. Củng cố- dặn dò (3 phút)
- GV nhận xét tiết học 
 Thứ ngày tháng năm2008
Tiết 40: Hai đường thẳng vuông góc
I. Mục tiêu:
- Nhận biết hai đường thẳng vuông góc với nhau .
- Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo ra bốn góc vuông có chung đỉnh .
- Biết dùng ê ke để vẽ và kiểm tra hai đường thẳng vuông góc 
II. Đồ dùng dạy học 
- ê ke , thước thẳng 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
- Gọi 2 HS lên bảng làm nêu tên các góc trong 2 hình sau
 A	 E
 B C H K
- GV chữa bài, nhận xét cho điểm
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài ( 2 phút)
- GV giới thiệu mục đích bài, ghi đầu bài
2.Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc.
( 10 phút)
- GV vẽ lên bảng hcn ABCD 
+ Đọc tên hình trên bảng cho biết hình gì?
+Các góc A,B,C,D của hcn là góc gì?
- GV vừa thao tác vừa nêu 
 A B
 D C M
 N
àGV kết luận: Hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C
- Nêu các đồ dùng học tập có hai đường thẳng vuông góc
- GV hướng dẫn HS vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau
+ Vẽ đường thẳng AB
+Đặt một cạnh ê ke trùng với đường thẳng
AB vẽ CD à hai đường thẳng AB và CD
- Y/c HS thực hành
 3. Luyện tập ( 20 phút) 
Bài 1 
- GV vẽ hình trên bảng như SGK
- Nêu y/ c bài tập
- Y/ c HS cả lớp cùng kiểm tra
+Vì sao nói hai đường thẳng HI và IK vuông góc với nhau?
 - GV chữa bài, nhận xét cho điểm
Bài 2
-Y/c HS đọc đề bài
- GV vẽ hình trên bảng y/c HS ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hcn ABCD
- GV nhận xét và kết luận đáp án đúng
Bài 3
-GV y/c hs đọc đề bài sau đó tự làm bài
- Gọi HS chữa bài
 - GV chữa bài, nhận xét cho điểm
Bài 4
-GV y/c hs đọc đề bài sau đó tự làm bài
- Gọi HS chữa bài
 - GV chữa bài, nhận xét cho điểm
C.Củng cố –Dặn dò ( 3 phút)
- Hai đường thẳng như thế nào là hai đường thẳng vuông góc
- Nhận xét giờ học
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp 
làm vào nháp
- Theo dõi nhận xét bài làm của bạn
- HS lắng nghe , ghi bài
- Theo dõi
- HS theo dõi thao tác của GV
- Lắng nghe
- HS nêu các đồ vật
HS thực hành vẽ
Theo dõi
Dùng ê ke kiểm tra hình vẽ trong SGK
HS kiểm tra
1 HS trả lời
Nhận xét bài của bạn
1 HS đọc y/c
Hs nêu tên các cặp cạnh vuông góc có trong hình
AB và AD , AD và DC ,
 CD và CB , BC và AB
- HS dùng ê ke để kiểm tra các hình có trong SGK
1 HS lên bảng làm cả lớp làm vào vở
AB vuông góc với AD
 AD vuông góc với DC
b) AB và BC
 BC và CD
2 h/s trả lời

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_4_tuan_8_dinh_huu_thin.doc