Giáo án Toán & Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 30+31 - Nguyễn Thị Thủy

Giáo án Toán & Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 30+31 - Nguyễn Thị Thủy

I. Mục tiêu

- Củng cố về phân số.

- Thực hiện được các phép tính về phân số.

- Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành.

- Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) cua rhai số đó

- Giáo dục HS tính chính xác, tích cực, chủ động.

II. Hoạt động trên lớp:

 1.Giới thiệu bài:

 2.Hướng dẫn luyện tập

Bài 1(dòng 1,2)

 - Yêu cầu HS tự làm bài.

 - 2HS chữa bài trên bảng lớp, GV hỏi HS về:

 + Cách thực hiện phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia phân số.

 + Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có phân số.

 - GV nhận xét và cho điểm HS.

Bài 2

 - Yêu cầu HS đọc đề bài.

 + Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào ?

 + Để tìm chiều cao của hình ta làm như thế nào?

 - Học sinh nêu cách tìm phân số của một số.

 - Yêu cầu HS làm bài.

 - GV chữa bài

 

doc 29 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 376Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán & Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 30+31 - Nguyễn Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TUẦN 30
Thứ 2 ngày dạy:5/4/2010 
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- Củng cố về phân số.
- Thực hiện được các phép tính về phân số.
- Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành.
- Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) cua rhai số đó
- Giáo dục HS tính chính xác, tích cực, chủ động.
II. Hoạt động trên lớp:
 1.Giới thiệu bài:
 2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1(dòng 1,2) 
 - Yêu cầu HS tự làm bài.
 - 2HS chữa bài trên bảng lớp, GV hỏi HS về:
 + Cách thực hiện phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia phân số.
 + Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có phân số.
 - GV nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 2
 - Yêu cầu HS đọc đề bài.
 + Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào ?
 + Để tìm chiều cao của hình ta làm như thế nào?
 - Học sinh nêu cách tìm phân số của một số.
 - Yêu cầu HS làm bài.
 - GV chữa bài
Bài 3
 - Yêu cầu HS đọc đề toán, sau đó hỏi:
 + Bài toán thuộc dạng toán gì ?
 + Nêu các bước giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
 - Yêu cầu HS làm bài. 1HS lên bảng làm bài 
 - GV chữa bài và cho điểm HS.
 3.Củng cố- Dặn dò:
 - GV tổng kết giờ học.
 - Dặn dò HS về nhà ôn tập lại các nội dung sau để chuẩn bị kiểm tra:
 + Khái niệm ban đầu về phân số, so sánh phân số, các phép tính về phân số.
 + Quan hệ của một số đơn vị đo thời gian.
 + Giải bài toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
 _____________________________________
Tập đọc
HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
I.Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài: Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Ma-tan; đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng, năm.
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi. 
 Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
* Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
- HS có ý thức tìm hiểu và khám phá thế giới.
II.Đồ dùng dạy học:
 - bảng phụ viết sẵn đoạn cần luyện đọc. 
III.Hoạt động trên lớp:
1.Bài cũ
 - 2 HS đoc bài: Trăng ơi... từ đâu đến? Và trả lời câu hỏi
 * Trong 2 khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì ?
 * Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước ntn?
 - GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
 b1.Luyện đọc 
 - HS đọc toàn bài. 3HS đọc nối đoạn
 - GV viết lên bảng những tên riêng: Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Ma-tan, các chỉ số chỉ ngày, tháng, năm: ngày 20 tháng 9 năm 1959, ngày 8 tháng 9 năm 1522, 1.083 ngày và cho HS luyện phát âm
 - Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp giúp HS hiểu nghiã các từ ở chú giải.
 - Cho HS luyện đọc theo cặp.
 - GV đọc diễn cảm cả bài một lần.
 + Cần đọc với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.
 + Nhấn giọng ở các từ ngữ: khám phá, mênh mông, bát ngát, mãi chẳng thấy bờ, ninh nhừ giày, thắt lưng da .
 b2. Tìm hiểu bài:
 - Cho HS đọc đoạn 1.
 * Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì? (Khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới)
 - Cho HS đọc đoạn 2 + 3
 * Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường? (Cạn thức ăn, hết nước ngọt,thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn)
 - Cho HS đọc đoạn 4 + 5.
 * Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào? (Ra đi với 5 chiếc thuyền đã mất 4 chiếc thuyền lớn, gần 200 người bỏ mạng,trong đó có Ma-ghen-lăng,...)
 * Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào? (Đoàn thuyền xuất phát từ cửa biển Xê-vi-la nước Tây Ban Nha tức là từ Châu Âu)
 GV chốt lại: ý c là đúng.
 * Đoàn thám hiểm đã đạt những kết quả gì? (Khẳng định trái đất hình cầu, Phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới)
 * Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm? (Những nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt khó khăn để đạt được mục đích đặt ra,...)
 	 b3. Đọc diễn cảm:
 - Cho HS đọc nối tiếp.
 - GV luyện đọc cho cả lớp đoạn 2 + 3.
 - Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn vừa luyện.
 3. Củng cố, dặn dò:
* Nêu nội dung bài? (Ca ngợi Ma-ghen-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hy sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử...) 
* Qua bài đọc, em thấy mình cần rèn luyện những đức tính gì ? (Ham học hỏi, ham hiểu biết, dũng cảm, biết vượt khó khăn,...)
 - GV nhận xét tiết học.
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc, kể lại câu chuyện trên cho người thân nghe. CB bài Dòng sông mặc áo.
___________________________________________________________________ Thứ 3 ngày dạy: 6/4/2010 
Toán
TỈ LỆ BẢN ĐỒ VÀ ỨNG DỤNG
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS: Bước đầu nhận biết được ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì?
- HS biết một đơn vị độ dài thu nhỏ trên bản đồ ứng với độ dài thật trên mặt đất là bao nhiêu.
- HS hứng thú trong tiết học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Thế giới, bản đồ Việt Nam, bản đồ một số tỉnh, thành phố,  (có ghi tỉ lệ bản đồ ở phía dưới).
III. Hoạt động trên lớp:
1.Giới thiệu bài:
 - Hỏi: Các em đã được học về bản đồ trong môn địa lí, em hãy cho biết bản đồ là gì ?
 - Để vẽ được bản đồ người ta phải dựa vào tỉ lệ bản đo, vậy tỉ lệ bản đồ là gì ? Tỉ lệ bản đồ cho ta biết gì ? Bài học hôm nay sẽ cho các em biết điều đó.
2.Giới thiệu tỉ lệ bản đồ 
 - GV treo bản đồ Việt Nam, bản đồ thế giới, bản đồ một số tỉnh, thành phố và giúp HS hiểu các tỉ lệ 1 : 10 000 000 ; 1 : 500 000 ;  ghi trên các bản đồ đó gọi là tỉ lệ bản đồ.
 - Tỉ lệ bản đồ 1 : 10 000 000 cho biết hình nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ mười triệu lần. Độ dài 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài 10 000 000 cm hay 100 km trên thực tế.
 - Tỉ lệ bản đồ 1 : 10 000 000 có thể viết dưới dạng phân số , tử số cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là 1 đơn vị đo độ dài (cm, dm, m, ) và mẫu số cho biết độ dài thật tương ứng là 10 000 000 đơn vị đo độ dài đó (10 000 000cm, 10 000 000dm, 
10 000 000m )
3.Thực hành
Bài 1 
 - Gọi 1 HS đọc đề bài toán.
 - GV hỏi- HS trả lời:
 +Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 mm ứng với độ dài thật là bao nhiêu ?(1000 m m)
 +Trên BĐ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 cm ứng với độ dài thật trên là bao nhiêu?(1000 cm)
 +Trên BĐ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 dm ứng với độ dài thật là bao nhiêu ?(100 dm)
Bài 2
 -Yêu cầu HS tự làm bài.
 -1HS chữa bài trên bảng lớp, GV nhận xét và cho điểm HS.
Tỉ lệ bản đồ
1 : 1000
1 : 300
1 : 10 000
1 : 500
Độ dài thu nhỏ
1cm
1 dm
1 mm
1 m
Độ dài thật
1000 cm
300dm
1 0000 mm
500 m
Bài 3(HS khá, giỏi)
 - Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
 - Gọi HS nêu bài làm của mình, đồng thời yêu cầu HS giải thích cho từng ý vì sao đúng (hoặc sai) ?
 - GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Củng cố- Dặn dò:
 - GV tổng kết giờ học, tuyên dương các HS tích cực trong giờ học, nhắc nhở các HS còn chưa chú ý.
 - Dặn dò HS về nhà làm các bài tập và chuẩn bị bài sau.
 ____________________________
Chính tả (Nhớ – Viết)
ĐƯỜNG ĐI SA PA
I.Mục tiêu:
- Nhớ – viết lại đúng bài chính tả, biết trình bày đúng đoạn văn trích. 
- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn r/ d/ gi.
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ, Giữ vở.
II.Đồ dùng dạy học:
 - 3 tờ giấy khổ rộng.
III.Hoạt động trên lớp:
1.Bài cũ
- Kiểm tra 2 HS. GV đọc cho HS viết (Lớp viết nháp): tranh chấp, trang trí, chênh chếch, con ếch, mệt mỏi. 
- GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b Nhớ - viết:
 - Cho HS đọc thuộc lòng đoạn CT.
 - Cho HS viết những từ ngữ dễ viết sai: thoắt, khoảnh khắc, hây hẩy, nồng nàn.
 - GV nhắc lại nội dung đoạn CT.
 - HS nhớ-viết bài vào vở.
 - GV thu vở chấm, chữa bài.
 - Nhận xét chung.
 3.Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 2:
 a). Tìm tiếng có nghĩa.
 - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
 - HS làm bài. GV dán lên bảng 3 tờ giấy đã kẻ theo mẫu, gọi 3 HS lên làm.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Bài tập 3:
 a) Tìm tiếng bắt đầu bằng r,d,gi
 - GV nêu yêu cầu của bài tập.
 - HS làm bài. 3 HS lên làmbài trên phiếu, dán bài
- Lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
3.Củng cố- dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà làm bài tập 2b, 3b.
_________________________
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ : DU LỊCH – THÁM HIỂM
I.Mục tiêu:
- Biết được một số từ ngữ liên quan đến du lịch, thám hiểm.
- Bước đầu vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch , thám hiểm để viết được đoạn văn nói về du lịch thàm hiểm.
- Hs yêu thiiên nhiên đất nước.	
II.Đồ dùng dạy học:
 - Một số tờ phiếu.
III.Hoạt động trên lớp:
1.Bài cũ
 - 1HS nhắc lại ghi nhớ tiết LTVC hôm trước .
 - 1HS làm bài tập 4
 - GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 	 b.Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1:
 - HS đọc yêu cầu BT1.
 - HS làm bài. GV phát giấy cho các nhóm làm bài.
 - HS trình bày kết quả.
 -GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
 a). Đồ dùng cần cho chuyến du lịch: va li, lều trại, mũ, quần áo bơi, quần áo thể thao 
 b). Phương tiện giao thông và những vật có liên quan đến phương tiện giao thông: tàu thuỷ, tàu hoả, ô tô, máy bay, xe buýt, nhà ga, sân bay, vé tàu, vé xe 
 c). Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch: khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, phòng nghỉ 
 d). Địa điểm tham quan du lịch: phố cổ, bãi biển, công viên, hồ, núi, thác nước,... 
Bài tập 2:
 - Cách tiến hành tương tự như BT1.
 Lời giải đúng:
 a). Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm: la bàn, lều trại, thiết bị an toàn, đồ ăn, nước uống 
 b). Những khó khăn nguy hiểm cần vượt qua: thú dữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, mưa gió 
 c). Những đức tính cần thiết của người tham gia thám hiểm: kiên trì, dũng cảm, thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo, ham hiểu biết 
Bài tập 3:
 - HS đọc yêu cầu của đề bài: viết đoạn văn nói về du lịch, thám hiểm.
 - HS làm bài vào vở.
 - HS đọc trước lớp.
 -GV nhận xét, chốt lại và khen những HS viết đoạn văn hay.
 3. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn, viết lại vào vở.
____________________________________________________________________
 Thứ 4 ngày dạy: 7/4/2010 
Toán
ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết được một số ứng dụng trên bản đồ.
- Biết cách tính độ dài thật trên mặt đất từ độ dài thu nhỏ và tỉ lệ bản đồ.
-Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bản đồ Trường mầm ... yện hấp dẫn nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- G nhận xét giờ học.
-Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
______________________
Tập đọc:
CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC
I. Mục tiêu: 
	- Đọc đúng các từ có thanh hỏi, thanh ngã, tiếng có vần ân , đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước và cảnh đẹp quê hương( trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
- Bồi dưỡng H tình yêu thiên nhiên quê hương, đất nước .
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Phiếu ghi đoạn văn luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
- 2 H đọc bài "Ăng - co Vat" và trả lời các câu hỏi 1,2 trong SGK.
2. Dạy bài mới:
 a Giới thiệu bài:
 b Luyện đọc và tìm hiểu bài:
 b1.Luyện đọc:
- 1 H đọc toàn bài.
- 2 H đọc nối tiếp 2 đoạn của bài . H luyện đọc từ ngữ, câu dài.
- 2 H đọc nối tiếp 2 đoạn của bài (l2). G kết hợp giải nghĩa từ khó
- 2 H đọc nối tiếp 2 đoạn của bài (l3).
- H luyện đọc theo nhóm.
- 1 H đọc toàn bài. G đọc mẫu.
 b2. Tìm hiểu bài.
+ Chú chuồn chuồn nước được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào?
(4 cái cánh mỏng như giấy bóng, 2 con mắt long lanh như thủy tinh...)
+ Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
- H nêu bằng cảm nhận của mình.
+ Cách miêu tả chuồn chuồn bay có gì hay?
(tả đúng về cách bay vọt lên bất ngờ của chú chuồn chuồn nước, ).
Tả theo cánh bay của chú chuồn chuồn nước nhờ thế tác giả kết hợp được một cách rất tự nhiên phong cảnh làng quê.
+ Tình yêu quê hương, đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào?
 b3 Hướng dẫn H đọc diễn cảm.
- 2 H tiếp nối nhau đọc bài văn.
H tìm giọng đọc của bài .
- G dán đoạn 1 lên bảng, hướng dẫn H đọc diễn cảm doạn 1.
+ G đọc mẫu: Toàn bài giọng nhẹ, hơi ngạc nhiên, nhấn giọng: đẹp làm sao, lấp lánh, long lanh, mênh mông, lặng sóng
+ H luyện đọc nhóm 2.
+ H thi đọc diễn cảm
- G nhận xét ghi điểm, tuyên dương.
3) Củng cố, dặn dò.
- H nêu nội dung bài.(Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước, cảnh đẹp của TN đất nước...)
- G nhận xét giờ học.
- VN ghi lại các hình ảnh so sánh đẹp trong bài.
____________________________________________________________________
Thứ 5 Ngày dạy: 15/ 4/ 2010
Toán:	
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (tiết3)
I. Mục tiêu: 
 - Ôn tập, củng cố về dấu hiệu chia hết cho: 2, 3, 5, 9.
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
- Giáo dục HS tính chính xác trong toán học
II. Các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ: 
Tìm các số tròn trăm x, biết: 190 < x < 410.
- 1 H lên bảng thực hiện. Cả lớp làm vở nháp.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
Bài 1: - Yêu cầu H nhắc lại các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 và củng cố lại:
+ Dấu hiệu: 2, 5 xét chữ số tận cùng.
+ Dấu hiệu: 9, 3 xét tổng các chữ số của số đã cho.
- H tự làm bài: H nêu kết quả.
Bài 2: 
- H nêu yêu cầu. viết số tự nhiên thích hợp vào ô trống để được số chia hết cho 3,5,9 và chia hết cho cả 5 và 3.
- H tự làm bài vào vở.
- H chữa bài
Bài 3:
- G hướng dẫn: x chia hết cho 5 nên x có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5; x là số lẻ, vậy x có chữ số tận cùng là 5. Vì 23 x < 35, nên x = 5.
Bài 5(Giỏi):
- H đọc bài toán, làm bài vào vở
- 1H chữa bài 
3. Củng cố, dặn dò:
- G nhận xét giờ học. về nhà làm bài tập ở VBT.
 _____________________________
Tập làm văn: 
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN
CỦA CON VẬT
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn(BT1,BT2); 
- quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được những từ ngữ thích hợp để miêu tả(BT3).
- Giáo dục HS tình cảm đối với con vật quen thuộc và bảo vệ chúng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết đoạn văn Con ngựa
- Tranh ảnh một số: gà, mèo, chó, ngan, bò...
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
- G Gọi 2 H đọc đoạn văn miêu tả hình dáng của con vật.
- G nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài.
b) Hướng dẫn H quan sát và chọn lọc các chi tiết miêu tả.
Bài 1, 2:
- 1 H đọc nội dung BT 1, 2.
- H đọc kỹ đoạn Con ngựa làm vào vở.
- H nêu ý kiến. G dùng phấn đỏ gạch dưới các từ chỉ tên các bộ phận của con ngựa được miêu tả, phấn xanh gạch chân các TN miêu tả từng bộ phận đó.
 Các bộ phận	 Từ ngữ miêu tả
Hai tai	to, dựng đứng trên cái đầu rất đẹp.
Hai lỗ mũi	ươn ướt, động đậy hoài
Cái đuôi	dài, ve vẩy hết sang phải lại sang trái
Bài 3: - 1 H đọc nội dung BT3.
- G treo tranh ảnh một số con vật.
- H lần lượt nói tên con vật em sẽ chọn để quan sát.
- H viết bài. G theo dõi, giúp đỡ H.
- H đọc kết quả. G nhận xét, ghi điểm một số bài miêu tả kĩ, từ ngữ chính xác.
3)Củng cố, dặn dò:
- G nhận xét giờ học. 
- Về nhà hoàn chỉnh BT3 và quan sát con gà trống.
____________________________________________________________________
 Thứ 6 Ngày dạy: 16/ 4/ 2010
Toán: 	 
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu: 
- Biết đặt tính và thực hiện cộng, trừ các số tự nhiên.
- Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện.
- Giải được các bài toán liên quan đến phép cộng và phép trừ.
- Bồi dưỡng HS ham thích học toán.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Cho các số 105, 346, 700, 913 số nào chia hết cho 5, số nào chia hết cho 3?
2. Dạy bài mới: 
aGiới thiệu bài : 
b.Luyện tập
Bài 1(dòng 1,2): Củng cố KT tính cộng, trừ.
- H tự làm bài vào vở, H đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo.
Bài 2: G ghi đề bài lên bảng.
- Yêu cầu H nêu lại quy tắc: tìm số hạng chưa biết, tìm số BT chưa biết.
- H làm bài vào vở.
- 2 H lên bảng thực hiện. H nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 4(dòng 1):
 - Củng cố về phép cộng số tự nhiên.
 - H tự làm bài. 2H lên bảng chữa bài.
Bài 5: - 1 H đọc BT.
+ BT cho biết gì? BT hỏi gì?
- H giải vào vở theo các bước:
	.Tìm số vở của trường T’H Thắng Lợi quyên góp được
	.Tìm số vở của cả 2 trường quyên góp được
3. Củng cố:
- G chấm một số vở. - G nhận xét giờ học.
_________________________________
Luyện từ và câu:
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NƠI CHỐN CHO CÂU
I. Mục tiêu: 
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (Trả lời câu hỏi ở đâu?), 
- Nhận biết được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu(BT1, mục III); bước đầu biết thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ (BT2); biết thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước(BT3).
- HS có ý thức sử dụng câu đúng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Viết sẵn BT 1 (nhận xét), 1 (luyện tập)
- 3 băng giáy viết BT2 (luyện tập)
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
- 2 H đọc đoạn văn ngắn kể về 1 lần đi chơi xa, có sử dụng trạng ngữ.
- G nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
a) Nhận xét:
Bài 1, 2: 
- 2 H nối tiếp nhau đọc nội dung BT 1, 2.
- G: Cần tìm CN, VN rồi sau đó tìm TN.
- H suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- 1 H lên bảng gạch dưới bộ phận TN trong câu.
Bài 1: TN bổ sung ý nghĩa nơi chốn:	a) Trước nhà, ...
b) Trên các lề phố, trước cổng các cơ quan,...
Bài 2:
 HS đặt câu hỏi:
- Mấy cây hoa giấy nở tưng bừng, ở đâu?
- Hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vải ở đâu?
b) Ghi nhớ:
- 3 H đọc nội dung ghi nhớ. Cả lớp đọc thầm.
- HS nêu vài ví dụ
c) Luyện tập:
Bài 1: 
- H nêu yêu cầu. H làm bài vào vở.
- 1H lên bảng gạch dưới bộ phận TN trong câu.
- H nhận xét, chốt kết quả đúng:
	-Trước rạp, người ta dọn dẹp sạch sẽ, sắp một hàng ghế dài.
	-Trên bờ, tiếng trống càng thúc dữ dội.
	-Dưới những mái nhà ẩm ướt, mọi người vẫn ...
Bài 2: 
- H đọc yêu cầu.
- H làm bài vào vở.
- 3 H lần lượt lên bảng làm bài.
- H nhận xét, chốt lời giải đúng.(Câua: Ở nhà, em giúp bố mẹ...)
Bài 3:
 - 1 H đọc nội dung bài tập.
? Bộ phận cần điền để hoàn thiện các câu văn là bộ phận nào?
(từng phần CN - VN)
- H làm bài vào vở. 4 H lên bảng thực hiện.
- G chấm bài, chữa bài.
3) Củng cố, dặn dò: 
+ Nêu tác dụng và đặc điểm của TN chỉ nơi chốn?
- G nhận xét giờ học.
____________________________
Tập làm văn: 
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN
MIÊU TẢ CON VẬT
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết được đoạn văn và ý nghĩa của từng đoạn trong bài văn tả con chuồn chuồn nước(BT1); biết sắp xếp các câu cho trước thành 1 đoạn văn(BT2); bước đầu viết được một đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn(BT3)
- Biết thể hiện kết quả quan sát các bộ phận con vật, sử dụng các từ ngữ miêu tả để viết đoạn văn.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
- 2 H đọc lại những ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật mình yêu thích.
- G nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài.
b) Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: 
- 1 H nêu yêu cầu bài tập.
- H đọc kĩ bài Con chuồn chuồn trong SGK và xác định các đoạn văn trong bài. Tìm ý chính của từng đoạn.
- H nêu lời giải. G nhận xét, ghi bảng.
+ Đoạn 1: 	 Tả ngoại hình của chú chuồn chuồn nước lúc đậu.
"từ đầu... phân vân"
+ Đ2: 	 Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh bay, kết hợp 
(còn lại)	 tả cảnh đẹp của TN theo cách bay của chuồn chuồn
Bài 2: 
- H đọc yêu cầu của bài. Xác định thứ tự các câu văn để tạo thành đoạn văn hợp lý.
- H nêu ý kiến. GV dán phiếu lên bảng, mời 1 HS lên đánh số thứ tự để sắp xếp các câu văn theo trình tự đúng.
Bài 3: 
- 1 H đọc nội dung BT.
- G nhắc H: mỗi H viết 1 đoạn văn có câu mở đoạn cho sẵn. Viết tiếp câu mở đoạn bằng cách miêu tả các bộ phận của con gà trống.
- G dán tranh ảnh con gà trống lên bảng.
- H thực hành viết đoạn văn.
- Gọi vài H đọc đoạn văn của mình.
- G nhận xét, chữa bài.
3) Củng cố, dặn dò:
- G nhận xét giờ học.
- Về nhà viết lại đoạn văn vào vở. Chuẩn bị bài sau
 SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết được ưu, khuyết điểm của lớp trong tuần qua.
- Nắm được kế hoạch tuần tới
- HS có ý thức thực hiện đúng kế hoạch
II.Lênlớp:
1. Lớp trưởng nhận xét:
2. GV bổ sung:
- VS lớp sạch sẽ. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- ý thức học tập chưa cao.Chữ viết cẩu thả: Hiếu, Văn Hùng, Thu Thảo.
- Hay nói chuyện riêng: Thu Thảo.
- Hay nói leo: Hiếu.
- Chưa hoàn thành tiền nộp của trường: Thu Thảo
3. Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì sĩ số.
- Tăng cường kiểm tra bài cũ, duy trì lớp bồi chuẩn bị thi huyện
- Chú trọng học tập, nâng cao chất lượng.
- Đi thực tế gia đình em Thu Thảo.
- Rèn chữ, giữ vở thường xuyên.vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Chơi trò chơi âm "u" , rrồng rắn lên mây.
- Tăng cường ôn bài cũ trong 15 phút đầu giờ.
- Tham gia tích cực các hoạt động của trường, của đội.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_tieng_viet_lop_4_tuan_3031_nguyen_thi_thuy.doc