Giáo án tổng hợp lớp 4 - Tuần 35 - Trần Thị Thu Hiền

Giáo án tổng hợp lớp 4 - Tuần 35 - Trần Thị Thu Hiền

 I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS chuyển đổi thành thạo các đơn vị đo diện tích.

- Thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số và tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó.

- Rèn kĩ năng làm bài cho học sinh.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

 Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập .

 III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Giới thiệu bài.

 

doc 9 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1107Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 4 - Tuần 35 - Trần Thị Thu Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 35
Thứ ngày tháng 5 năm 2010
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
 I. MỤC TIÊU:
Giúp HS chuyển đổi thành thạo các đơn vị đo diện tích.
Thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số và tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
Rèn kĩ năng làm bài cho học sinh.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập .
 III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giới thiệu bài.
Hướng dẫn HS luyện tập: 
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
a) 24 m2 =  .. cm2 b) 5 000 000 cm2 =  . m2
 146dm2 =  .. cm2 630 000 000 m2 =   km2
 15m222 cm2 =  .. cm2 45 000 cm2 =   m2..cm2
 4m2 360cm2 =  .. cm2 62 039 000m2 =  km2 cm2
- GV treo bảng phụ ghi sẵn đề bài.
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài và nêu cách làm
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 2 : Tính :
a) ( + ) x = c) x : =
b) x ( -) = d) x : =
- GV chép đề bài lên bảng
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi 4 HS lên bảng chữa bài và nêu cách tính
- GV nhận xét, chữa bài
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo.
 Bài 3: Anh hơn em 4 tuổi, sau 3 năm nữa tuổi anh bằng tuổi anh
 Tính tuổi anh và tuổi em hiện nay.
 - Một học sinh đọc đề.
+Bài tập yêu cầu gì? (Tính tuổi anh và tuổi em hiện nay )
 +Bài toán cho biết gì? (Anh hơn em 4 tuổi, sau 3 năm nữa tuổi anh bằng tuổi anh.)
 - GV lưu ý HS hiệu hai số tuổi không thay đổi nên sau 3 năm nữa anh
 vẫn hơn em 4 tuổi.
 - Cả lớp làm bài vào vở, giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh làm bài.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài
- GV chấm một số bài, nhận xét, chữa chung ( Đáp số : Anh 13 tuổi.
 Em 9 tuổi.)
 3 Củng cố , dặn dò:
 - GV nhận xét, tuyên dương những HS có ý thức học tốt.
Nhận xét tiết học.
 *****************************
	Tiếng Việt
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Hệ thống hóa những từ ngữ thuộc các chủ đề đã học.
- Ôn lại các kiểu câu đã học trong chương trình lớp 4.
- Ôn lại 5 loại trạng ngữ đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 Hướng dẫn HS luyện tập.
 Bài 1: Xếp các từ ngữ dưới đây thành 2 nhóm tương ứng với 2 chủ đề đã học: Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống.
	Du lịch, du xuân, du ngoạn, thám hiểm, khám phá, lạc quan, lạc thú, vui chơi, tua du lịch, tuyến du lịch, du khách, lều trại, la bàn, vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui tươi, vui vẻ, va li, cần câu, ôtô, xe buýt, xe máy, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, bão tuyết, cười ha hả, cười khúc khích, cười hì hì, phố cổ, bãi biển, thác nước, đề chùa, bảo tàng, di tích lịch sử...
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- Cho HS chơi tiếp sức để hoàn thành bài tập này.
- GV nhận xét chốt lại ý đúng.
 Bài 2: Mỗi loại câu sau đây hãy đặt một câu: Câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến.
	Bốn loại câu trên đây khác nhau ở những điểm nào? 
- GV nêu yêu cầu. 
- HS nối tiếp nhau đặt câu. (Mỗi loại đặt khoảng 3 - 4 câu)
- GV lựa chọn ghi lại những câu văn hay, điển hình.
- Tổ chức cho HS nhận xét, so sánh 4 kiểu câu.
- GV chốt lại ý đúng.
 Bài 3: Với mỗi loại trạng ngữ sau đây hãy đặt một câu: Trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ chỉ nguyên nhân, trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ mục đích, trạng ngữ chỉ phương tiện.
	Năm loại trạng ngữ khác nhau chủ yếu ở những điểm nào? 
- Thực hiện như bài tập 2.
	3, Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS hoàn thành những bài tập vừa làm miệng.
Thứ ba ngày 11 tháng 5 năm 2010
Âm nhạc
TẬP BIỂU DIỄN
I.MỤC TIÊU:
- Học sinh tham gia biểu diễn các tiết mục văn nghệ.
- Học sinh yêu thích ca hát và tham gia liên hoan văn nghệ ở lớp, ở trường.
II.CHUẨN BỊ :
Các tiết mục văn nghệ.
Đồ dùng để hóa trang, nhạc cụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1.Giới thiệu chương trình văn nghệ
 2.HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ
 - GV cùng HS cả lớp cử một bạn làm người dẫn chương trình.
 - Bạn dẫn chương trình điều hành buổi liên hoan văn nghệ.
- Lần lượt các cá nhân, các tổ nhóm lên trình bày các tiết mục đã chuẩn bị.
- HS dưới lớp cổ vũ động viên các bạn.
3.Tổng kết:
- HS cả lớp hát bài “ Lớp chúng mình đoàn kết”
- GV nhận xét chung, tuyên dương những cá nhân, tổ, nhóm có tiết mục hay, hấp dẫn.
 - Dặn học sinh về nhà ôn luyện những bài hát đã học.
************************************************************************
Thứ tư ngày 12 tháng 5 năm 2010
Tiếng Việt
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Hệ thống hóa những từ ngữ thuộc các chủ đề đã học.
- Ôn lại các kiểu câu đã học trong chương trình lớp 4.
- Ôn lại 5 loại trạng ngữ đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
	1, Giới thiệu bài, ghi bảng:
	2, Hướng dẫn HS luyện tập.
 Bài 1: Xếp các từ ngữ dưới đây thành 2 nhóm tương ứng với 2 chủ đề đã học: Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống.
	Du lịch, du xuân, du ngoạn, thám hiểm, khám phá, lạc quan, lạc thú, vui chơi, tua du lịch, tuyến du lịch, du khách, lều trại, la bàn, vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui tươi, vui vẻ, va li, cần câu, ôtô, xe buýt, xe máy, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, bão tuyết, cười ha hả, cười khúc khích, cười hì hì, phố cổ, bãi biển, thác nước, đề chùa, bảo tàng, di tích lịch sử...
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- Cho HS chơi tiếp sức để hoàn thành bài tập này.
- GV nhận xét chốt lại ý đúng.
 Bài 2: Mỗi loại câu sau đây hãy đặt một câu: Câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến.
	Bốn loại câu trên đây khác nhau ở những điểm nào? 
- GV nêu yêu cầu. 
- HS nối tiếp nhau đặt câu. (Mỗi loại đặt khoảng 3 - 4 câu)
- GV lựa chọn ghi lại những câu văn hay, điển hình.
- Tổ chức cho HS nhận xét, so sánh 4 kiểu câu.
- GV chốt lại ý đúng.
 Bài 3: Với mỗi loại trạng ngữ sau đây hãy đặt một câu: Trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ chỉ nguyên nhân, trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ mục đích, trạng ngữ chỉ phương tiện.
	Năm loại trạng ngữ khác nhau chủ yếu ở những điểm nào? 
- Thực hiện như bài tập 2.
	3, Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS hoàn thành những bài tập vừa làm miệng.
*********************************************
Hoạt động ngoài giờ
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU
- Học sinh ôn tập các kiến thức về an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng.
- Giáo dục HS ý thức chấp hành tốt luật lệ giao thông khi tham gia giao thông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 Tranh ảnh các phương tiện giao thông công cộng
II. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1 : Khởi động ôn về giao thông đường bộ
GV cho HS chơi trò chơi “ Tham gia giao thông an toàn”
GV nhắc lại cách chơi và luật chơi.
HS tham gia chơi.
GV tuyên dương những HS nắm vững luật giao thông.
 Hoạt động 2 : GV cho HS ôn về đặc điểm , tác dụng của nhà ga, bến tàu, bến xe.
GV nêu câu hỏi
HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 Hoạt động 3 : Học sinh quan sát tranh, nêu cách lên xuống từng loại xe 
HS phát biểu.
GV nhận xét, bổ sung.
 Hoạt động 4 : GV nêu tình huống, yêu cầu HS trả lời hành vi đó là đúng hay sai
 - GV phân tích những hành vi nguy hiểm, không an toàn gây tai nạn chết người.
 Hoạt động tiếp nối :
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS chấp hành tốt luật an toàn giao thông khi tham gia giao thông.
************************************************************************
Thứ năm ngày 13 tháng 5 năm 2010
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
- Củng cố cho học sinh kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên và giải các bài toán về tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Gây hứng thú học tập.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1/Giới thiệu bài. 
2/Hướng dẫn HS luyện tập: 
Bài 1: Tính :
 267418 + 50396 476 x 83 
 62475 – 35069 60228 : 42
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, GV giúp HS yếu làm bài.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét, chữa bài 
 Bài 2: Tổng số tiết Toán và Tiếng Việt của lớp em là 455 tiết. Số tiết học Toán bằng số tiết học Tiếng Việt. Hỏi trong năm học đó lớp em học bao nhiêu tiết cho mỗi môn Toán và Tiếng Việt.
 - GV gọi HS đọc đề.
- Hướng dẫn HS làm bài theo các bước :
+ Vẽ sơ đồ.
+ Tìm tổng số phần bằng nhau.
+ Tìm giá trị một phần.
+ Tìm số tiết học Toán và số tiết học Tiếng Việt.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm.
- HS khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét, chữa bài ( Đáp số : 175 tiết Toán và 280 tiết Tiếng Việt)
 Bài 3 : Hiệu của hai số là số lớn nhất có 3 chữ số. Biết số bé bằng số lớn, tìm hai số đó.
GV gọi HS đọc đề.
Hỏi : Số lớn nhất có 3 chữ số là số nào? (Số 999)
Vậy hiệu của hai số đó là bao nhiêu? (999)
Hướng dẫn HS vận dụng cách tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số để làm.
HS làm vở, một HS lên bảng làm.
GV nhận xét chữa chung. ( Đáp số : 212 kg gạo nếp và 742 kg gạo tẻ)
3/Củng cố , dặn dò:
 - GV nhận xét, tuyên dương những HS có ý thức học tốt.
Dặn HS về xem lại các bài .
**************************************
Hướng dẫn thực hành
Tiếng Việt : ÔN TẬP
	I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS nhớ lại cách viết 4 thể loại văn đã học ở lớp 4.
- Làm hoàn chỉnh một bài, trình bày sạch đẹp.
	II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
	1, Giới thiệu bài, ghi bảng:
	2, Hướng dẫn HS ôn tập:
- HS nhắc lại dàn bài chung của 4 thể loại văn đã học.
- Nhắc lại 2 cách mở bài và 2 cách kết bài.
- GV nhấn mạnh những điểm quan trọng của từng thể loại.
GV chép đề lên bảng:
	Đề 1: Cây phượng già cuối sân trường đã gợi cho em thật nhiều cảm xúc. Hãy ghi lại những hình ảnh không thể phai mờ trong kí ức của em về cây phượng ở sân trường.
	Đề 2: Có nhiều bạn thiếu nhi nước ngoài rất muốn tìm hiểu về cây tre và con người Việt Nam. Em hãy tả cây tre gắn với đời sống của con người Việt Nam cho các bạn biết.
	Đề 3: Hãy tả con trâu dưới con mắt của một bạn HS lần đầu tiên về thăm quê.
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đề trên bảng.
- Giúp HS phân tích từng đề. 
- HS lựa chọn 1 trong 3 đề để làm bài.
- GV thu để chấm.
	3, Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn tập để chuẩn bị kiểm tra cuối kì II.
************************************************************************
Thứ sáu ngày 7 tháng 5 năm 2010
Mĩ thuật
TRƯNG BÀY KẾT QUẢ HỌC TẬP
I. MỤC TIÊU :
- HS trưng bày các bài tập thực hành mĩ thuật đã làm trong năm học.
- HS yêu thích môn Mĩ thuật.
II. CHUẨN BỊ :
 GV và HS chọn những bài vẽ, xé dán giấy và bài tập nặn đẹp để trưng bày.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1, Giới thiệu bài.
2, Tổ chức trưng bày :
- GV cho HS dán bài theo phân môn vào giấy khổ lớn, có nẹp, dây treo.
- Bày các bài tập nặn vào khay ghi tên sản phẩm, tên HS.
- Chọn một số bài vẽ đẹp treo để trang trí ở lớp học.
3, Đánh giá :
- Tổ chức cho HS xem và gợi ý các em nhận xét, đánh giá theo cảm nhận riêng.
- Khen ngợi những HS có nhiều bài vẽ đẹp.
Ban giám hiệu kí duyệt
	 Ngày/ 5 ./ 2010	

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 35 Buoi 2 Hien D Hoang.doc