Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 1
TCT 59 Bài: HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mệnh lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới. ( Trả lời đươc các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK).
- HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5.
- KNS: Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân; Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
Từ ngày 15 đến ngày 19 tháng 04 năm 20113 Thứ/ngày Tiết Môn TCC Tên bài dạy Thứ hai 15 / 04 1 Tập đọc 59 Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất 2 Mĩ thuật 30 GV chuyên 3 Toán 146 Luyện tập chung 4 Đạo đức 30 Bảo vệ môi trường (tiết 1) 5 PĐHSY 30 Luyện toán Thứ ba 16 /04 1 LT & câu 59 Mở rộng vốn từ: Du lịch thám hiểm 2 TL văn 59 Luyện tập quan sát con vật 3 Toán 147 Tỉ lệ bản đồ 4 Lịch sử 30 Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quan Trung 5 Kĩ thuật 30 Lắp xe nôi (Tiết 2) Thứ tư 17/ 04 1 Tập đọc 60 Dòng sông mặc áo 2 Thể dục 59 GV chuyên 3 Toán 148 Ứng dụng tỉ lệ bản đồ 4 Âm nhạc 30 GV chuyên 5 Khoa học 59 Nhu cầu chất khoáng của thực vật Thứ năm 18/ 04 1 Chính tả 30 Nhớ- viết: đường đi Sa-pa 2 Địa lí 30 Thành phố Huế 3 Toán 149 Ứng dụng tỉ lệ bản đồ (tiếp theo) 4 Thể dục 60 GV chuyên 5 LT & câu 60 Câu cảm Thứ sáu 19/ 04 1 TL văn 60 Điền vào giấy tờ in sẵn 2 Kể chuyện 30 Kể chuyện đã nghe đã đọc 3 Toán 150 Thực hành 4 Khoa học 60 Nhu cầu không khí của thực vật 5 SHTT 30 Sinh hoạt lớp Ngày soạn: 11/04/2013 Dạy thứ hai ngày 15 tháng 04 năm 2013 Môn: TẬP ĐỌC Tiết 1 TCT 59 Bài: HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi. - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mệnh lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới. ( Trả lời đươc các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK). - HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5. - KNS: Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân; Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng. II. Đồ dùng dạy-học: - Bảng phụ viết đoạn luyện đọc. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: 5’ - Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Trăng ơi từ đâu đến và nêu nội dung bài. - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: 32’ HĐ 1. Giới thiệu bài: -Bài đọc Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất giúp các em biết về chuyến thám hiểm nổi tiếng vòng quanh trái đất của Ma-gien-lăng, những khó khăn, gian khổ, những hi sinh, mất mát đoàn thám hiểm đã phải trải qua để thực hiện sứ mệnh vẻ vang. HĐ 2. HD luyện đọc. - Gọi 1 HS đọc cả bài. - Gợi ý chia đoạn. - Gọi HS nối tiếp nhau đọc 6 đoạn của bài lần 1. - Luyện đọc đúng: Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Ma-tan,... - Gọi HS nối tiếp nhau đọc 6 đoạn của bài lần 2. - HDHS giải nghĩa từ: Ma-tan, sứ mạng, - Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm đôi. - Gọi 1 HS đọc cả bài. HĐ 3. Tìm hiểu bài. - Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn, cả bài. Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: - Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì? - Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường? - Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào? - Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt những kết quả gì? - Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm? HĐ 4. HD đọc diễn cảm. - GV đọc mẫu cả bài. - Gọi HS đọc lại 6 đoạn của bài. - Yêu cầu HS lắng nghe, tìm những từ ngữ cần nhấn giọng và tìm giọng đọc trong bài. - HD đọc diễn cảm đoạn 2,3. - GV đọc mẫu. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Cùng HS nhận xét, tuyên dương bạn đọc tốt. 4. Củng cố, dặn dò: 2’ - Hãy nêu nội dung bài? - Về nhà luyện đọc bài nhiều lần. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - 2 HS đọc thuộc lòng và nêu nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng. - Lắng nghe và điều chỉnh, bổ sung. -Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo. - 6 đoạn. - HS nối tiếp nhau đọc 6 đoạn của bài lần 1. - Luyện đọc cá nhân. - HS nối tiếp nhau đọc 6 đoạn của bài lần 2. - HS đọc chú giải SGK. - Luyện đọc nhóm đôi. - 1 HS đọc cả bài, lớp đọc thầm theo. - HS đọc thầm từng đoạn, cả bài. Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: - Cuộc thám hiểm của Ma-gien-lăng có nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới. - Cạn thức ăn, hết nước ngọt, thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. Phải giao tranh với thổ dân. - HS chọn ý c. - Chuyến thám hiểm kéo dài 1083 ngày đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới. + Những nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt mọi khó khăn để đạt được mục đích đặt ra. + Những nhà thám hiểm là những người ham hiểu biết, ham khám phá những cái mới lạ, bí ẩn. + Những nhà thám hiểm có nhiều công hiến lớn lao cho loài người... - Lắng nghe và đọc thầm theo. - 6 HS đọc to trước lớp. - Lắng nghe, trả lời: mênh mông, Thái Bình Dương, bát ngát, mãi chẳng thấy bờ, cạn, hết sạch, uống nước tiểu, ninh nhừ giày, thắt lưng da, vài ba người chết, ném xác, ổn định. Đọc bài với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca. - Lắng nghe và đọc thầm theo. - HS luyện đọc theo cặp. - Vài HS thi đọc diển 4 cảm. - Cùng GV nhận xét, bình chọn. - Trả lời ý kiến cá nhân. - Lắng nghe và thực hiện. Rút kinh nghiệm ******************************************** Mĩ thuật Tiết 2 GV chuyên Môn: TOÁN Tiết 3 TCT 146 Bài: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Thực hiện được phép tính về phân số. - Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành. - Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) của hai số đó. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, Bài 3. II. Đồ dùng dạy-học: - Bảng nhóm III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra: 5’ - 1 HS lên làm bài tập 3 - Nhận xét, đánh giá cho điểm. 2. Bài mới: 32’ a. Giới thiệu bài: - Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng. b. Hướng dẫn luyện tập Bài 1: - Gọi HS nhắc lại qui tắc cộng, trừ, nhân, chia phân số và thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có phân số - Yêu cầu HS thực hiện vào bảng con - Nhận xét, sửa sai. Bài 2: - Gọi HS nhắc lại qui tắc tính diện tích hình bình hành. tìm phân số của một số - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. - Nhận xét, sửa sai. Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài toán. - Bài toán thuộc dạng nào? - Nêu các bước giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó? - Yêu cầu HS giải bài toán trong nhóm đôi (2 nhóm làm trên phiếu). - Nhận xét, sửa sai. Bài 4: Khuyến khích HSKG. - Gọi HS đọc đề bài toán. - Yêu cầu HS làm vào vở. - Chấm bài, yêu cầu HS đổi vở cho nhau để kiểm tra. - Gọi HS nêu kết quả. - Nhận xét, sửa sai. 3. Củng cố, dặn dò: 2’ - Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại trong bài. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. Bài giải Tổng số phần bằng nhau là: 10 + 12 = 22 (phần) Số ki-lô-gam gạo nếp là: 220 : 22 x 10 = 100 (kg) Số ki-lô-gam gạo tẻ là: 220 – 100 = 120 (kg) Đáp số: gạo nếp: 100 (kg) Gạo tẻ là: 120 (kg) -Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - Vài HS nhắc lại - Thực hiện bảng con. a. - Điều chỉnh, sửa sai. - Lấy đáy nhân chiều cao - 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở: Giải: Chiều cao của hình bình hành: 18 x Diện tích của hình bình hành: 18 x 10 = 180 (cm2) Đáp số: 180 cm2 - Lắng nghe và điều chỉnh. - 1 HS đọc to trước lớp. - Dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó. + Vẽ sơ đồ + Tìm tổng số phần bằng nhau + Tìm các số - Giải bài toán trong nhóm đôi. Giải: Tổng số phần bằng nhau: 2 + 3 = 5 (phần) Số ô tô có: 63 : 7 x 5 = 45 (ô tô) Đáp số: 45 ô tô - Lắng nghe, điều chỉnh và sửa sai. - 1 HS đọc to trước lớp. - HS tự làm bài. Giải: Hiệu số phần bằng nhau: 9 - 2 = 7 (phần) Tuổi con là: 35 : 7 x 2 = 10 (tuổi) Đáp số: 10 tuổi - Lắng nghe và thực hiện. Rút kinh nghiệm ******************************************** Môn: ĐẠO ĐỨC Tiết 4 TCT 30 Bài: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Tiết 1) I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường. - Nêu được những việc làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường. - Tham gia bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. - Không đồng tình với với những hành vi làm ô nhiễm môi trường và biết nhắc bạn bè, người thân cùng thực hiện bảo vệ môi trường. - KNS: Kĩ năng trình bày các ý tưởng bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường; Thu thập và xử lí thông tin liên quan đến ô nhiễm môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường; Bình luận, xác định các lựa chọn, các giải pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường; Đảm nhận trách nhiệm bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường. II. Đồ dùng dạy-học: - Các tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng. - Phiếu giao việc. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra: 5’ - Cần làm gì để tham gia giao thông an toàn? - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: 32’ HĐ 1. Giới thiệu bài: - Em đã nhận được gì từ môi trường? - Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. HĐ 2. Trao đổi thông tin - Gọi HS đọc 2 sự kiện SGK/43. - Gọi HS đọc 3 câu hỏi SGK/44. - Các em hãy thảo luận nhóm 6 để trả lời các câu hỏi sau: 1. Qua những thông tin trên, theo em môi trường bị ô nhiễm do các nguyên nhân nào? 2. Những hiện tượng trên ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống con người? 3. Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? - Gọi đại diện nhóm trình bày (mỗi nhóm 1 câu). Kết luận: Hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng, xuất phát từ nhiều nguyên nhân: khai thác rừng bừa bãi, vứt rác xuống sông, ao hồ, dầu đổ ra sông,...Môi trường ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người: bệnh, đói nghèo, có thể chết do môi trường ô nhiễm... - Môi trường bị ô nhiễm chủ yếu do ai gây ra? Thầy mời các em đọc phần ghi nhớ SGK/44. - Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai? HĐ 3. Bày tỏ ý kiến (BT1 SGK/ 44) - Gọi HS đọc BT1. - GV lần lượt nêu từng ý kiến, các em cho rằng ý kiến nào có tác dụng bảo vệ môi trường thì giơ thẻ xanh, sai giơ thẻ màu đỏ, Sau đó các em sẽ giải thích vì sao ý kiến đó đúng hoặc sai. a. Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư. b. Trồng cây gây rừng. c. Phân loại rác trước khi xử l ... chuyện của mình trong nhóm đôi. Kể xong trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện. - Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp. - Yêu cầu HS lắng nghe, trao đổi về câu chuyện. - Cùng HS nhận xét, bình chọn bạn có truyện hay nhất, kể chuyện hấp dẫn nhất, đặt câu hỏi hay nhất. 4. Củng cố, dặn dò: 2’ - Về nhà kể lại câu chuyện ở lớp cho người thân nghe. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - Hát tập thể. - HS thực hiện yêu cầu của GV. - 1 HS kể và nêu ý nghĩa: Phải mạnh dạn đi đây, đi đó mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng. - Lắng nghe, điều chỉnh, bổ sung. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - 1 HS đọc to trước lớp - Theo dõi. - 2 HS đọc - Lắng nghe, thực hiện. + Em chọn kể chuyện về cuộc thám hiểm hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất của nhà hàng hải Ma-gien-lăng. Đây là bài tập đọc trong SGK TV4. - Tùy HS giới thiệu truyện - 1 HS đọc to trước lớp. - Lắng nghe, thực hiện. - Thực hành kể chuyện trong nhóm đôi - Vài HS thi kể chuyện trước lớp. - Trao đổi về câu chuyện. + Bạn hãy nói ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể. + Bạn có thích nhân vật chính trong câu chuyện không? Vì sao? + Trong câu chuyện này, bạn thích chi tiết nào nhất? + Bạn có suy nghĩ gì sau nghe xong câu chuyện? - Nhận xét, bình chọn. - Lắng nghe, thực hiện Rút kinh nghiệm ******************************************** Môn: TOÁN Tiết 3 TCT 150 Bài: THỰC HÀNH I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng. - Bài tập cần làm bài 1. - KNS: Tự phục vụ; quản lý thời gian; hợp tác trong nhóm nhỏ. II. Đồ dùng dạy-học: - Thước dây cuộn hoặc đoạn dây dài có ghi dấu từng mét, một số cọc mốc... - Cọc tiêu (để gióng thẳng hàng trên mặt đất). III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: 5’ - Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học của HS. - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: 32’ HĐ 1. Giới thiệu bài: - Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ thực hành đo độ dài của một số đoạn thẳng trong thực tế. - Kiểm tra dụng cụ thực hành của các nhóm. HĐ 2. HD thực hành tại lớp a) Đo đoạn thằng trên mặt đất - Chọn lối đi giữa lớp rộng nhất, sau đó dùng phấn chấm hai điểm A, B trên lối đi. - Nêu yêu cầu: Chúng ta sẽ dùng thước dây, đo độ dài khoảng cách giữa hai điểm A và B. - Làm thế nào để đo được khoảng cách giữa 2 điểm A và B? - Kết luận cách đo đúng như SGK. - Gọi HS cùng thực hành đo độ dài khoảng cách hai điểm A và B. b) Gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất - Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trong SGK và nêu: + Để xác định 3 điểm trong thực tế có thẳng hàng với nhau hay không người ta sử dụng các cọc tiêu và gióng các cọc này. + Cách gióng cọc tiêu như sau: . Đóng 3 cọc tiêu ở 3 điểm cần xác định . Đứng ở cọc tiêu đầu tiên hoặc cọc tiêu cuối cùng. Nhắm một mắt, nheo mắt còn lại và nhìn vào cạnh cọc tiêu thứ nhất. Nếu: + Nhìn rõ các cọc tiêu còn lại là 3 điểm chưa thẳng hàng. + Nhìn thấy 1 cạnh (sườn) của 2 cọc tiêu còn lại là 3 điểm đã thẳng hàng. HĐ 3. Thực hành ngoài lớp học - Yêu cầu: Dựa vào cách đo như thầy HD và hình vẽ trong SGK, các em thực hành đo độ dài giữa 2 điểm cho trước. * Giao việc: Nhóm 1,2 đo chiều dài lớp học, nhóm 3,4 đo chiều rộng lớp học, nhóm 5,6 đo bảng lớp BT1 - Theo dõi, hướng dẫn nhóm lúng túng và ghi nhận kết quả thực hành của mỗi nhóm.. - Nhận xét kết quả thực hành của các nhóm Bài 2: Khuyến khích HSKG. Tập ước lượng độ dài. - Yêu cầu HS tập trung theo 3 hàng ngang và sau đó mỗi em sẽ ước lượng 10 bước đi xem được khoảng mấy mét. - Yêu cầu HS dùng thước đo kiểm tra lại. 4. Củng cố, dặn dò: 2’ - Về nhà tập thực hành gióng cọc tiêu trên mặt đất và tập ước lượng các bước đi của mình. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - Hợp tác cùng GV. - Lắng nghe và rút kinh nghiệm. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - Nhóm trưởng báo cáo. - Theo dõi. - HS phát biểu ý kiến. - Lắng nghe, ghi nhớ. - 1 HS cùng GV thực hành. - Quan sát, lắng nghe. - Các nhóm thực hành. - Báo cáo kết quả thực hành. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Thực hành. - Lắng nghe và thực hiện. Rút kinh nghiệm ******************************************** Môn: KHOA HỌC Tiết 4 TCT 59 Bài: NHU CẦU CHẤT KHOÁNG CỦA THỰC VẬT I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau. - KNS: Kĩ năng hợp tác trong nhóm nhỏ; trình bày sản phẩm thu thập và xử lý các thông tin về thực vật. II. Đồ dùng dạy-học: -Hình minh hoạ trang 118, SGK (phóng to). -Tranh (ảnh) hoặc bao bì các loại phân bón. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: 5’ 1. Nêu ví dụ chứng tỏ các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau? 2. Nêu ví dụ chứng tỏ cùng một loài cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau? 3. Nhu cầu về nước của thực vật thế nào? - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: 32’ HĐ 1. Giới thiệu bài: - Thực vật muốn sống và phát triển được cần phải được cung cấp các chất khoáng có trong đất. Tuy nhiên, mỗi loài thực vật lại có nhu cầu về chất khoáng khác nhau. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều này. HĐ 2. Vai trò của chất khoáng đối với thực vật - Yêu cầu HS quan sát hình các cây cà chua: a, b, c, d và thảo luận nhóm 4 cho biết: + Cây cà chua nào phát triển tốt nhất? Hãy giải thích tại sao? Điều đó giúp các rút ra kết luận gì? + Cây nào phát triển kém nhất, tới mức không ra hoa, kết quả được? Tại sao? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì? - Kể những chất khoáng cần cho cây? Kết luận: Nếu cây được cung cấp đủ các chất khoáng sẽ phát triển tốt. Nếu không được cung cấp đủ các chất khoáng cây sẽ phát triển kém, cho cây năng suất thấp hoặc không ra hoa, kết quả được. Ni tơ là chất khoáng quan trọng nhất mà cây cần. HĐ 3. Nhu cầu các chất khoáng của thực vật - Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu chất khoáng của cây. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 6 để hoàn thành phiếu học tập. +Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều ni-tơ hơn ? +Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều phôt pho hơn ? +Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều kali hơn ? +Em có nhận xét gì về nhu cầu chất khoáng của cây ? +Hãy giải thích vì sao giai đoạn lúa đang vào hạt không nên bón nhiều phân? +Quan sát cách bón phân ở hình 2 em thấy có gì đặc biệt ? - Kết luận: Mỗi loài cây khác nhau cần các loại chất khoáng với liều lượng khác nhau. Cùng ở một cây, vào những giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau. Ví dụ : Đối với các cây cho quả, người ta thường bón phân vào lúc cây đâm cành, đẻ nhánh hay sắp ra hoa vì ở những giai đoạn đó, cây cần được cung cấp nhiều chất khoáng. 3.Củng cố, dặn dò 2’ +Người ta đã ứng dụng nhu cầu về chất khoáng của cây trồng trong trồng trọt như thế nào ? -Xem lại bài ở nhà. Chuẩn bị bài sau. -Nhận xét tiết học. - 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi, HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). - Lắng nghe, điều chỉnh, bổ sung. -Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - Quan sát thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày: + Cây a phát triển tốt nhất vì được bón đây đủ chất khoáng. Điều đó giúp em biết muốn cây phát triển tốt cần cung cấp đủ các chất khoáng. + Cây b kém phát triển nhất vì thiếu ni tơ. Điều đó giúp em hiểu là chất khoáng ni tơ là cây cần nhiều nhất. - ni tơ, ka li, phốt pho... - Lắng nghe, ghi nhớ. - Nhận phiếu, làm việc nhóm 6. - Trình bày (Vài HS lên làm bài trên bảng): +Cây lúa, ngô, cà chua, đay, rau muống, rau dền, bắp cải, cần nhiều ni-tơ hơn. +Cây lúa, ngô, cà chua, cần nhiều phốt pho. +Cây cà rốt, khoai lang, khoai tây, cải củ, cần được cung cấp nhiều kali hơn. +Mỗi loài cây khác nhau có một nhu cầu về chất khoáng khác nhau. +Giai đoạn lúa vào hạt không nên bón nhiều phân đạm vì trong phân đạm có ni-tơ, ni-tơ cần cho sự phát triển của lá. Lúc này nếu lá lúa quá tốt sẽ dẫn đến sâu bệnh, thân nặng, khi gặp gió to dễ bị đổ. +Bón phân vào gốc cây, không cho phân lên lá, bón phân vào giai đoạn cây sắp ra hoa. -Lắng nghe, ghi nhớ. +Nhờ biết được những nhu cầu về chất khoáng của từng loài cây người ta bón phân thích hợp để cho cây phát triển tốt. Bón phân vào giai đoạn thích hợp cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt. - Lắng nghe, thực hiện. Rút kinh nghiệm ******************************************** SINH HOẠT LỚP Tiết 5: I. Mục tiêu: - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới. - Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể, ý thức phê và tự phê. - Giáo dục HS ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể. II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt Các tổ trưởng cộng điểm thi đua trong tuần. III. Nội dung sinh hoạt: 1. Đánh giá các hoạt động trong tuần - Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt: - Các tổ trưởng lần lượt lên bảng ghi tổng số điểm thi đua trong tuần - Lớp trưởng xếp loại thi đua các tổ -Ý kiến các thành viên trong tổ. - GV lắng nghe ý kiến, giải quyết: 2. GV đánh giá chung: a) Nề nếp: Đi học chuyên cần, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ. b) Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn. c) Học tập:- Các em có ý thức học tập, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, một số em hăng hái phát biểu xây dựng bài, còn một số em chưa tham gia phát biểu. - Một số em viết chữ còn xấu, vở chưa sạch, cần quan tâm hơn. - Một số em còn hay nói chuyện riêng trong giờ học, đồ dùng học tập chưa đầy đủ. d) Các hoạt động khác: Vệ sinh lớp đầy đủ, sạch sẽ. - Bầu cá nhân tiêu biểu:............................................................. - Bầu tổ tiêu biểu:..................................................................... 2. Kế hoạch tuần tới: - Duy trì sĩ số, đi học đều, chuyên cần học tập, đi học đúng giờ. - Thực hiện nề nếp qui định của nhà trường. Tham gia sinh hoạt đầy đủ. - Thực hiện tốt phong trào “đôi bạn học tập tốt” để giúp nhau cùng tiến bộ. - Về nhà chép bài học bài và làm bài đầy đủ. ********************************** Duyệt của tổ trưởng Hình thức: .................................................................................................................................................... Phương pháp: Nội dung: Vĩnh Thanh, ngày 12 tháng 04 năm 2013 Trương Khánh Sơn
Tài liệu đính kèm: