Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 24 năm học 2013

Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 24 năm học 2013

ĐẠO ĐỨC (Tiết 24)

Giữ gìn các công trình công cộng (TT)

I. Mục tiêu:

 - Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.

 - Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.

 - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phượng.

II. Phương tiện: - SGK đạo đức 4.

 

doc 33 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 557Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 24 năm học 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOACH GIẢNG DẠY TUẦN: 24
Thứ
Tiết
Môn
TT
Tên bài dạy
Ghi chú
hai
1
Đạo đức
24
Giữ gìn các công trình công cộng
2
Tập đọc
47
Vẽ về cuộc sống an toàn.
3
Toán
116
Luyện tập (t.t)
4
Lịch sử
24
Ôn tập Lịch sử
5
Chào cờ
ba
1
Toán
Phép trừ phân số
2
Chính tả
117
Nghe viết: học sĩ Tô Ngọc Vân
3
L.T.V.C
24
Câu kể Ai là gì?
4
Thể dục
47
Bài 47
5
 tư
1
Tập đọc
48
Đoàn thuyền đánh cá
2
Kể chuyện
24
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
3
Toán
118
Phép trừ phân số (t.t)
4
Khoa học
47
ánh sáng cần cho sự sống
5
 năm
1
Tập làm văn
47
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối
2
Toán
119
Luyện tập
3
Khoa học
48
ánh sáng cần cho sự sống (tt)
4
Kỹ thuật
24
Chăm sóc rau, hoa.
5
Thể dục
48
Bài 48
 Sáu
1
Toán
120
Luyện tập chung
2
Tập làm văn
48
Tóm tắt tin tức
3
L.T V.C
48
Vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
4
Địa lớ
24
Thành phố Hồ Chớ Minh
5
Sinh hoạt
24
Nhận xét tuần 24
Thứ hai ngày 20 thỏng 02 năm 2012
Đạo đức (Tiết 24)
Giữ gìn các công trình công cộng (tt)
I. Mục tiêu:
 - Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng. 
 - Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.
 - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phượng.
II. Phương tiện: - SGK đạo đức 4.
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động khởi động: 
2. Hoạt động kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS lên đọc bài
H. Nếu em là bạn Thắng trong tình huớng trên, em sẽ làm gì? Vì sao?
H.Trong những tranh (H.H2.H3.H4) SGK tr35 tranh nào vẽ hành vi, việc làm đúng? Vì sao?
H. Em hãy nêu một số nơi thuộc công trình công cộng?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Hoạt động dạy bài mới : 
3.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng
3.2. Hoạt động 2: Báo cáo về kết quả điều tra (BT4/SGK)
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm.
- Yêu cầu học sinh ý kiến về thực trạng các công trình và cách bảo vệ, giữ gìn cho thích hợp.
- 3 HS trả lời
Giữ gìn các công trình công cộng (tt)
- 4 nhóm hoạt động. 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả điều tra về công trình công cộng ở địa phương
- Giáo viên nhận xét tổng hợp ý kiến
3.3. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (BT3/SGK)
- Yêu cầu học sinh tiến hành thảo luận
- Giáo viên kết luận:
+ ý kiến (a) là đúng
+ Các ý kiến (b), (c) là sai 
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau thực hành mục SGK.
Kết luận chung: Gọi học sinh đọc to phần ghi nhớ SGK.
3.4. Hoạt động 4: Kể chuyện các tấm gương.
- Yêu cầu học sinh kể về các tấm gương, mẫu chuyện nói về việc giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng.
- Có biển cấm xả rác, bổ sung thêm thùng đựng rác.
- Học sinh thảo luận đưa ra kết luận.
- Học sinh tiếp nối nhau trả lời.
 Ví dụ: Tấm gương các anh công an phường Hội Phú đã truy bắt những tên trộm cắp nghĩa địa TP. Pleiku.
- Các em học sinh tham gia cùng các cô chú công nhân dọn rác công viên Nguyễn Viết Xuân.
+ Tấm gương các chiến sĩ công an truy tìm kẻ trộm tháo ốc đường ray.
+ Các bạn thu dọn rác cùng thôn xóm.
+ Các bạn trồng hoa vườn trường.
 Giáo viên kết luận: Để có các công trình sạch đẹp đã có rất nhiều người đổ xương máu. Bởi vậy mỗi người chúng ta còn phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng đó.
 4. Hoạt động củng cố dặn dò: Em hãy kể những công trình công cộng mà em biết?;
GV liên hệ, giáo dục HS.
Về sưu tầm những mẫu chuyện báo, đài... về các thiên tai xảy ra trong thời gian qua và chuẩn bị bài: “Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo”.
- GV nhận xét tiết học.
..
TẬP ĐỌC (Tiết 47)
VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN
I. Mục tiêu:
 - Biết đọc đúng bản tin với giọng hơi nhanh, phù hợp nội dung thông báo tin vui.
 - Hiểu ND: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông. (trả lời được các CH trong SGK)
 - Giáo dục HS có ý thức rèn luyện đọc và yêu thích đọc sách.
II. Phương tiện:
- Tranh minh họa về an toàn giao thông.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: 
2. Hoạt động kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu học sinh học thuộc lòng bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ và trả lời câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
3. Hoạt động dạy bài mới 
3.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
3.2. Hoạt động 2: Luyện đọc 
- Viết bảng: UNICEP, 50.000 
- 3 em đọc thuộc lòng và trả lời.
VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN
- Đồng thanh đọc: U - ni - sép, năm mươi nghìn
- Gọi 1 HS đọc cả bài
H/Bài này được chia làm mấy đoạn?
- Yêu cầu học sinh nối tiếp đọc từng đoạn.
Lần 1: GV hướng dẫn HS đọc từ khó
Lần 2: GV hướng dẫn HS đọc câu khó
Lần 3: GV gọi HS đọc từ chú giải
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp.
- Giáo viên đọc mẫu. Chú ý giọng đọc:
- 1HS đọc toàn bài
5 đoạn:
Đoạn 1: 50.000 bức tranh... đáng kích lệ
Đoạn 2: UNICEP Việt Nam.. sống an toàn.
Đoạn3: Được phát động... Kiên Giang.
Đoạn 4: Chỉ cần điểm qua... giải ba.
Đoạn 5: 60 bức tranh... bất ngờ
- 2 học sinh tiếp nối nhau đọc. 
- Học sinh lắng nghe. Theo dõi giáo viên đọc mẫu.
3.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1,2; tiếp nối nhau trả lời.
H/ Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì?
H/ Tên của chủ điểm gợi cho em điều gì?
H/ Cuộc thi vẽ tranh về chủ điểm Em muốn sống an toàn nhằm mục đích gì?
H/ Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào?
H/ Đoạn 1, 2 nói lên điều gì?
- Yêu cầu học sinh đọc thầm phần còn lại, trao đổi và trả lời câu hỏi.
H/ Điều gì cho thấy các em nhận thức đúng về chủ đề cuộc thi?
H/ Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em?
H/ Em hiểu “thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa” nghĩa là gì?
H/ Nêu ý đoạn cuối bài?
- 2 em đọc to. Học sinh khác đọc thầm và thảo luận:
+ Em muốn sống an toàn:
+ Muốn nói đến ước mơ, khát vọng của thiếu nhi về một cuộc sống an toàn, không có tai nạn giao thông, người chết hay bị thương.
+ Em muốn sống an toàn nhằm nâng cao ý thức phòng chống tranh tai nạn cho trẻ em.
+ Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 50000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp mọi miền đất nước gửi về Ban tổ chức.
*ý 1, 2: ý nghĩa và sự hưởng ứng của thiếu nhi cả nước với cuộc thi.
- Đọc thầm, trao đổi, thảo luận tìm câu trả lời.
+ Chỉ cần điểm tên 1 số tác phẩm cũng thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn giao thông rất phong phú: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất, gia đình em bảo vệ an toàn, trẻ em không nên đi xe đạp ra đường, chở ba người là không được,..
+ 60 bức tranh được chọn treo ở triễn lãm, trong đó có 46 bức đoạt giải. Phòng tranh trưng bày và phòng tranh đẹp: màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các họa sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ.
+ Là thể hiện đều mình muốn nói qua những nét vẽ, màu sắc hình khối trong tranh. 
*ý 3: Nhận thức của các em nhỏ về cuộc sống an toàn bằng ngôn ngữ hội họa.
H/ Những dòng in đậm ở đầu bản tin có tác dụng gì?
H/ Bài đọc có nội dung gì?
3.4. Hoạt động 4: Đọc diễn cảm
- Yêu cầu HS đọc bài, tìm giọng đọc hay.
- Giáo viên treo bảng phụ đoạn viết và hướng dẫn học sinh luyện đọc: Đoạn: >
- Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, ghi điểm học sinh.
+ Tóm tắt cho người đọc nắm được những thông tin và số liệu nhanh.
*ND: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông.
- 5HS nối tiếp nhau đọc, lớp theo dõi tìm giọng đọc.
 4. Hoạt động củng cố dặn dò - Học sinh xem 1 số tranh theo chủ đề cho học sinh vẽ và yêu cầu học sinh nói lên ý tưởng của bức tranh là gì ?; GV liên hệ giáo dục HS.
Về nhà đọc bài và chuẩn bị bài: “Đoàn thuyên đánh cá”
- GV nhận xét tiết học
TOÁN (Tiết 116)
 Luyện tập 
I. Mục tiêu: 
 - Giúp học sinh thực hiện được phép cộng hai phân số, cộng một số tự nhiên với phân số, cộng phân số với phân số.
 - Rèn kĩ năng cộng phân số...
 - GD HS tính cẩn thận, chính xác
II. Phương tiện: SGK,VBT,...
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: 
2. Hoạt động kiểm tra bài cũ:
H/ Muốn cộng 2 phân số cùng mẫu số, ta làm thế nào?
H/ Muốn cộng 2 phân số khác mẫu số ta làm thế nào?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Hoạt động dạy bài mới 
3.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài	
3.2. Hoạt động 2: Thực hành
*Bài 1/: Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi 3 em lên bảng làm. Mỗi em làm 1 phần.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
* Bài 3: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề và tìm cách giải.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
- 1 em trả lời.
- 1 em trả lời.
 Luyện tập 
1 HS đọc
1 HS đọc
- 1 em lên giải. HS khác làm vào vở
Bài giải
Nửa chu vi của hình chữ nhật là:
Đáp số: 
 4. Hoạt động củng cố dặn dò? Nêu cách cộng một số tự nhiên với một phân số ?;Nêu cách cộng nhiều phân số ?; GV chốt lại nội dung bài học.
Về nhà hoàn thành bài tập vào vở. Chuẩn bị bài: “Phép trừ phân số”.
- GV nhận xét tiết học
LỊCH SỬ (Tiết 24)
Ôn tập lịch sử
I. Mục tiêu: 
 - HS biết thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu của lịch sử nước ta từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê (thế kỉ XV) (tên sự kiện, thời gian xảy ra sự kiện).
 - Kể lại một trong những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê (thế kỉ XV).
 - GD HS ham tìm hiểu về lịch sử
II. Phương tiện:
- Băng thời gian (trong SGK) 
- Một số tranh, ảnh lấy từ bài 7 đến bài 19.
III.Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: 
2. Hoạt động kiểm tra bài cũ: 
3. Hoạt động dạy bài mới 
3.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
3.2. Hoạt động 2: Các giai đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 938 đến thế kỷ XV.
Ôn tập lịch sử
- Giáo viên phát phiếu học tập cho từng học sinh và yêu cầu các em hoàn thành nội dung phiếu.
- GV nhận xét, chốt lại nội dung kết quả đúng.
- Học sinh nhận phiếu sau đó hoàn thành phiếu BT.
HS trình bày kết quả
Phiếu học tập
Họ và tên:
1. Em hãy ghi tên các giai đoạn lịch sử đã được học từ bài 7 đến bài 19 vào bảng thời gian dưới đây:
Năm
938ề 1009
1009 ề 1226
1226 ề1400
1400 ềThế kỷ XV
Các giai đoạn lịch sử
Buổi đầu độc lập
Nước Đại Việt thời Lý
Nước Đại Việt thời Trần
Nước Đạt Việt buổi đầu thời Hậu Lê.
2. Hoàn thành bảng thống kê: Các sự kiện tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê.
Năm
Tên sự k ... yện từ và câu ( Tiết 48 )
Vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
I. Mục tiêu:
 - Học sinh nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai là gì? (ND Ghi nhớ).
 - Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai là gì? bằng cách ghép 2 bộ phận câu (BT1, BT2, mục III); biết đặt 2, 3 câu kể Ai là gì? dựa theo 2, 3 từ ngữ cho trước (BT3, mục III).
 - Giáo dục HS biết dụng bài học vào trong giao tiếp
II. Phương tiện:
- Ghi phần nhận xét vào bảng phụ, viết riêng rẽ từng câu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: 
2. Hoạt động kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra một số vở học sinh làm bài tập 2 dùng câu kể Ai là gì giới thiệu các bạn trong lớp em (hoặc ảnh chụp gia đình em)
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Hoạt động dạy bài mới 
3.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
3.2. Hoạt động 2: Phần nhận xét
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập trong SGK.
H/ Đoạn văn trên có mấy câu?
H/ Câu nào có dạng Ai là gì?
H/ Tại sao câu: Em là con nhà ai mà đến giúp chị chạy muối thế này? Không phải là câu kể Ai là gì?
H/ Để xác định vị ngữ trong câu ta phải làm gì?
- Gọi 1 học sinh lên bảng tìm CN-VN trong câu theo các kí hiệu đã qui định.
H/Trong câu Em là cháu bác Tự, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi là gì? Bộ phận đó gọi là gì?
H/ Những từ nào có thể làm VN trong câu kể Ai là gì?
H/ Vị ngữ được nối với chủ ngữ bằng từ gì?
-2 HS
Vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
- 1 em đọc.
+ 4 câu.
+ Em là cháu bác Tự.
+ Vì đây là câu hỏi, mục đích là để hỏi chứ không phải để giới thiệu hay nhận định nên đây không phải là câu kể Ai là gì?
+ Tìm xem bộ phận nào trả lời cho câu hỏi là gì?
- 1 học sinh lên bảng làm
Em // là cháu bác Tự
CN VN
+ Là cháu bác Tự.
+ Gọi là vị ngữ.
+ Danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
+ Bằng từ là
Giáo viên kết luận: Trong câu kể Ai là gì?
- Vị ngữ được nối với chủ bằng từ là
- Vị ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành.
 3.3. Hoạt động 3: Phần ghi nhớ
- Gọi vài em đọc mục ghi nhớ.
3.4. Hoạt động 4: Luyện tập
* Bài 1/62: - Yêu cầu học sinh đọc đề 
- Gọi học sinh lên bảng làm.
- Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng và ghi điểm cho học sinh
*Bài 2/62: Gọi học sinh đọc yêu cầu đề 
- Gọi 1 vài em lên bảng ghép các từ ở cột A với cột B để tạo thành câu kể Ai là gì?
- Giáo viên nhận xét sửa sai và ghi điểm.
- 5 em đọc.
- 2 em đọc.
- 2 em lên bảng làm. Học sinh khác dùng bút chì làm vào SGK.
+ Các cậu kể Ai là gì?
+ Người// là cha, là bác, là anh
 VN
+ Quê hương// là chùm khế ngọt
 VN
+ Quê hương// là đường đi học
 VN
- 1 em đọc cột A, 1 em đọc cột B.
- 1 em lên bảng làm. Học sinh khác làm vào vở.
A
B
Sư tử
Gà trống
Đại bàng
Chim công
Là chúa sơn lâm
Là sứ giả của bình minh
Là dũng sĩ của rừng xanh
Là nghệ sĩ múa tài ba
*Bài 3/62: - Gọi học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đặt.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai và ghi điểm cho học sinh.
- Dùng các từ ngữ dưới dây để đặt câu kể Ai là gì?
- Học sinh tiếp nối nhau đặt:
a) Hải phòng là một thành phố lớn
b) Bắc Ninh là quê hương của những làn điệu dân ca quan họ.
c) Xuân Diệu là nhà thơ.
d) Nguyễn Du là nhà thơ lớn của Việt Nam
 4. Hoạt động củng cố dặn dò: Gọi vài em đọc lại mục ghi nhớ. Trò chơi kết thúc.
Về nhà viết 1 đoạn văn ngắn (3 - 5 câu) về một người mà em yêu quí trong đó có sử dụng câu kể Ai là gì? và chuẩn bị bài: “CN trong câu kể Ai là gì?”
- GV nhận xét tiết học
 ..
ĐỊA LÍ (Tiết 24)
Thành phố Hồ Chí Minh
I. Mục tiêu:
 - HS nêu được một số đặc điểm chủ yếu của TP HCM:
 + Vị trí: nằm ở đồng bằng Nam Bộ, ven sông Sài Gòn.
 + Thành phố lớn nhất cả nước.
 + Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn: các sản phẩm công nghiệp của thành phố đa dạng; hoạt động thương mại rất phát triển.
 - Chỉ được thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ (lược đồ).
 - Giáo dục HS có ý thức trong học tập.
II. Phương tiện: -Bản đồ hành chính, giao thông Việt Nam.
 -Tranh ảnh về TP HCM.
III. Cỏc hoạt động dạy học
1. Hoạt động khởi động: 
2. Hoạt động kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi:
H/ Người dân ở ĐBNB làm nghề gì chính? 
H/Lúa gạo, trái cây ở ĐBNB được tiêu thụ ở những đâu?
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Hoạt động dạy bài mới 
3.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
3.2. Hoạt động 2: TP lớn nhất cả nước.
GV gọi 1HS lên chỉ vị trí TP HCM trên bản đồ. 
H/TP nằm bên sông nào? 
H/TP đã có bao nhiêu tuổi?
H/TP được mang tên Bác từ năm nào?
H/ Quan sát hình 1, chỉ vị trí của thành phố Hồ Chí Minh trên lược đồ cho biết thành phố giáp với tỉnh nào?
H/Dựa vào bảng số liệu SGK, em hãy so sánh về diện tích và số dân của thành phố Hồ Chí Minh với Hà Nội
Nhận xét, kết luận: TP HCM nằm ở đồng bằng Nam Bộ, ven sông Sài Gòn và là thành phố lớn nhất cả nước.
- 2 HS trả lời
Thành phố Hồ Chí Minh
-1HS lên chỉ vị trí TP HCM trên bản đồ. 
-Sài Gòn
-Trên 300 tuổi
1976
-Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Đồng Nai, Bình Dương.
-Diện tích của thành phố HCM gấp hơn 2 lần Hà Nội.
3.3. Hoạt động 3: Trung tâm kinh tế,văn hoá,khoa học lớn.
- Chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu các nhóm dựa vào tranh, ảnh bản đồ,vốn hiểu biết:
- Kể tên các ngành công nghiệp của TP HCM.
- Nêu những dẫn chứng thể hiện TP là trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
-- Nêu dẫn chứng thể hiện TP là trung tâm văn hoá khoa học lớn.
-Kể tên một số trương đại học,khu vui chơi giảI trí ở TP HCM.
Nhận xét- kết luận: TP HCM là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn: các sản phẩm công nghiệp của thành phố đa dạng; hoạt động thương mại rất phát triển.
- Các nhóm thảo luận, dựa vào tranh, ảnh bản đồ ,vốn hiểu biết; cử đại diện trình bày
điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hóa chất sản xuất vật liệu, xây dựng, dệt may.
-Các ngành công nghiệp đa dạng, hoạt động thương mại rất phát triển với nhiều chợ và siêu thị lớn, có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và cảng Sài Gòn.
-Có nhiều viện nghiên cứu, trường đại học nhiều rạp hát, chiếu phim, các khu vui chơi giải trí như Đầm Sen, Suối Tiên.
-Học viện hành chính quốc gia, Đại học sư phạm TP HCM, Đầm Sen, Thảo Cầm Viên, Suối Tiên.
- GV nhấn mạnh: Đây là TP công nghiệp lớn nhất; nơi có HĐ mua bán tấp nập nhất;nơi thu hút được nhiều khách du lịch nhất; là một trong những TP có nhiều trường đại học nhất...
 4. Hoạt động củng cố dặn dò:Em biết gì về TP HCM kinh tế, văn học ?; ?Em hãy kể tên một số trường đại học ở TP HCM mà em biết?
Trò chơi: kể tên các chợ ở TP HCM ?
Về nhà học bài và chuẩn bị bài: “TP Cần Thơ”
- GV nhận xột tiết học
Sinh hoạt (Tiết24)
Nhận xét tuần 24
I. Mục tiêu:
 - Nhằm giúp HS thấy được những ưu khuyết điểm trong tuần. Qua đó các em làm tốt hơn trong tuần đến .
 - Rèn HS tính tự giác trong học tập.
 - GD HS tính tích cực trong học tập
II. Cỏc hoạt động trờn lớp
	1. Hoạt động khởi động: Hỏt
 2. Đỏnh giỏ tỡnh hỡnh hoạt động trong tuần:
 - Các tổ trưởng nhận xét tình hình của tổ mình
	- Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp
	- GV tổng kết lại nhận xét chung: 
 2.1. Về học tập:
 - ưu điểm: Đi học đúng giờ, ít nghỉ học đến lớp thuộc bài và làm bài tập đầy đủ.
 - Khuyết điểm:
 - Cũng còn một vài bạn thiếu đồ dùng trong học tọ̃p.
 - Ra sinh hoạt còn chậm và lộn xộn, ít phát biểu trong giờ học.
 -Phờ bình : Choal .,Dọ̃u ,Pháp
 - Tuyờn dương: Hương ,Bình , Hụ̀ng
 4. Củng cố: GV chốt lại nội dung sinh hoạt, liờn hệ, giỏo dục HS
Tiết: 2	 Tập làm văn (Tiết 48)
Tóm tắt tin tức
I. Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là tóm tắt tin tức, cách tóm tắt tin tức.
- Bước đầu biết cách tóm tắt tin tức.
- GD HS tư duy, sáng tạo
II. Phương tiện: 
- Ghi phần nhận xét vào bảng phụ.
- Bút dạ + giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: (1’)
2. Hoạt động kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi 2 học sinh đọc 4 đoạn văn đã giúp bạn Hồng Nhung hoàn chỉnh.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Hoạt động dạy bài mới (30)
3.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
3.2. Hoạt động 2: Phần nhận xét
* Bài 1/63 (SGK)
- Gọi học sinh đọc nội dung BT1
- Yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi.
a) Bản tin này gồm mấy đoạn?
b) Xác định sự việc chính ở mỗi đoạn. Tóm tắt mỗi đoạn bằng một hoặc 2 câu.
Hát
2 HS đọc
Lắng nghe
- 1 em đọc thành tiếng. Học sinh cả lớp đọc thầm.
- Trao đổi theo cặp
a) 4 đoạn. Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.
- Học sinh trả lời.
Đoạn
Sự việc chính
Tóm tắt mỗi đoạn
1
Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn vừa được tổng kết
 UNICEP, báo thiếu niên Tiền phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn.
2
Nội dung, kết quả cuộc thi
 Trong 4 tháng có 50.000 bức tranh của thiếu nhi gửi đến.
3
 Nhận thức của thiếu nhi bộc lộ qua cuộc thi
 Tranh vẽ cho thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn rất phong phú
4
 Năng lực hội họa của thiếu nhi bộc lộ qua cuộc thi
 Tranh dự thi có ngôn ngữ hội họa sáng tạo, đến bất ngờ
c) Hãy tóm tắt toàn bộ bản tin.
*Bài 2/63: a) Thế nào là tóm tắt tin tức?
b) Cách tóm tắt tin tức?
3.3. Hoạt động 3: Ghi nhớ
- Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ
3.4. Hoạt động 4: Luyện tập
* Bài 1/63: Gọi học sinh đọc đề.
- Yêu cầu học sinh tóm tắt bản tin (3 câu)
* Bài 2/64:Gọi HS tóm tắt bản tin
c) Tóm tắt: UNICEP và báo thiếu niên tiền phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ với chủ đề Em muốn sống an toàn. Trong 4 tháng (từ tháng 4 - 2001), đã có 50000 bức tranh của thiếu nhi khắp nơi gửi đến. Các bức tranh cho thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn rất phong phú, tranh dự thi có ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bức ngờ.
a) Là tạo tin tức ngắn hơn nhưng vẫn đầy đủ về nội dung.
b) Đọc kĩ để nắm vững nội dung bản tin; chia bản tin thành các đoạn; xác định sự việc chính ở mỗi đoạn, trình bày lại các tin tức đã tóm tắt.
- 3 em đọc ghi nhớ SGK/63
- Tóm tắt tin sau đây bằng 3 -4 câu.
+ Ngày 17/11/1994, Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Ngày 29/11/2000, UNESCO lại công nhận Vịnh Hạ Long là di sản về địa chất, địa mạo. Quyết định trên của UNESCO được công bố tại Hà Nội vào chiều ngày 11/12/2000.
- 1 em tóm tắt, cả lớp theo dõi bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, kết luận tóm tắt hay, đúng:
+ 17/11/1994, được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới
+ 29/11/2000, là di sản văn hóa về địa chất, địa mạo.
+ Việt Nam rất quan tâm đến bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
 4. Hoạt động củng cố: (3’) ? Thế nào là tóm tắt tin tức?; Nêu cách tóm tắt tin tức.?
 5. Hoạt động dặn dò: (1’) Về viết vào vở BT1 phần luyện tập và chuẩn bị bài: “LT tóm tắt tin tức”.
- GV nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4 ht 23.doc