TẬP ĐỌC
TIẾT 10 GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
-Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng vui, ví dỏm.
-Hiểu ý nghĩa: Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo.(trả lời được các câu hỏi, thuộc được đoạn thơ khoảng 10 dòng)
II.CHUẨN BỊ
-Bảng phụ viết sẵn các câu đoạn thơ cần luyện đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Kiểm tra bài cũ
-Gọi HS lên bảng đọc bài và trả lời các câu hỏi của bài : Những hạt thóc giống.
-GV Nhận xét và cho điểm.
2.Bài mới
Giới thiệu bài.
-HS xem tranh minh họa bài tập đọc. Bức tranh vẽ những con vật nào ? Em biết gì về tính cách mỗi con vật này thông qua các câu chuyện dân gian ?
-Tính cách của Gà Trống và Cáo sẽ được nhà thơ La-Phông-Ten khắc họa như thế nào ? Bài thơ nói lên điều gì? Các em sẽ biết được khi học bài hôm nay.
* Hoạt động 1:Hướng dẩn luyện đọc
*Mục tiêu:
- Đọc dúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: vắt vẻo, quắp đuôi, rõ phường gian dối.
- Hiểu các từ ngữ trong bài : đon đá, dụ, loan tin, hồn lạc phách bay, từ rày, thiệt hơn.
- HS đọc thầm
- Bài thơ được chia làm 4 đoạn
+Đoạn 1 : Nhác trông tỏ bày tình thân.
+Đoạn 2 : Nghe lời Cáo loan tin nay.
+Đoạn 3 : phần còn lại.
NGÀY SOẠN : 27 - 9 - 2009 NGÀY DẠY : 28 - 9 - 2009 Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2009 TẬP ĐỌC TIẾT 10 GÀ TRỐNG VÀ CÁO I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: -Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. -Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng vui, ví dỏm. -Hiểu ý nghĩa: Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo.(trả lời được các câu hỏi, thuộc được đoạn thơ khoảng 10 dòng) II.CHUẨN BỊ -Bảng phụ viết sẵn các câu đoạn thơ cần luyện đọc. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ -Gọi HS lên bảng đọc bài và trả lời các câu hỏi của bài : Những hạt thóc giống. -GV Nhận xét và cho điểm. 2.Bài mới Giới thiệu bài. -HS xem tranh minh họa bài tập đọc. Bức tranh vẽ những con vật nào ? Em biết gì về tính cách mỗi con vật này thông qua các câu chuyện dân gian ? -Tính cách của Gà Trống và Cáo sẽ được nhà thơ La-Phông-Ten khắc họa như thế nào ? Bài thơ nói lên điều gì? Các em sẽ biết được khi học bài hôm nay. * Hoạt động 1:Hướng dẩn luyện đọc *Mục tiêu: - Đọc dúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: vắt vẻo, quắp đuôi, rõ phường gian dối. - Hiểu các từ ngữ trong bài : đon đá, dụ, loan tin, hồn lạc phách bay, từ rày, thiệt hơn. - HS đọc thầm - Bài thơ được chia làm 4 đoạn +Đoạn 1 : Nhác trông tỏ bày tình thân. +Đoạn 2 : Nghe lời Cáo loan tin nay. +Đoạn 3 : phần còn lại. -GV hướng dẫn cách ngắt nhịp đúng. +Lưu ý cách ngắt nhịp các câu thơ sau. Nhác trông /vắt vẻo trên cành Một anh Gà Trống / tinh ranh lõi đời Cáo kia, đon đả ngỏ lời Kìa / anh bạn quý / xin mời xuống đây Gà rằng : “Xin được ghi ơn trong lòng” Hòa bình / gà cáo sống chung Mừng này / còn có tin mừng nào hơn. - HS đọc đoạn nối tiếp. Khen HS đọc đúng , sửa lỗi về phát âm, ngắt nghỉ, giọng đọc. - HS đọc đoạn nối tiếp.Giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó. - HS đọc đoạn nối tiếp trong nhóm -GV đọc mẫu ( toàn bài đọc với giọng vui, dí dỏm) * Hoạt động 2:Tìm hiểu bài * Mục tiêu: HS hiểu nội dung câu, đoạn và cả bài thơ -Yêu cầu HS đọc đoạn 1 +Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống đất ? Cáo đon đả mời Gà xuống đất để thông báo một tin mới : từ rày muôn loài đã kết thân, Gà hãy xuống để Cáo hôn Gà bày tỏ tình thân. +Từ “rày” nghĩa là từ nay trở đi. -Gà Trống đã làm thế nào để không mắc mưu con Cáo lõi đời tinh ranh này ? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2. -HS đọc đoạn 2. +Vì sao Gà không nghe lời Cáo ? Gà biết Cáo là con vật hiểm ác,đằng sau lời ngon ngọt ấy là ý định xấu xa:muốn ăn thịt Gà. +Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì ? Vì Cáo rất sợ chó săn. Chó săn sẽ ăn thịt Cáo. Chó săn đang chạy đến loan tin vui. Gà làm cho Cáo khiếp sợ, bỏ chạy, lộ âm mưu gian sảo đen tối của hắn. Thiệt hơn là so đo, tính toán xem lợi hay hại, tốt hay xấu. -Yêu cầu HS đọc đoạn cuối bài. +”Thiệt hơn” nghĩa là gì ? Thiệt hơn là so đo, tính toán xem lợi hay hại, tốt hay xấu. Câu hỏi 4 SGK trả lời ý c. +Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì ? Bài thơ khuyên chúng ta hãy cảnh giác, chớ tin lời kẻ xấu dù đó là những lời ngon ngọt. * Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ. * Mục tiêu:Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung. -Gọi HS đọc bài thơ -GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm -GV yêu cầu HS đọc từng đoạn và tìm ra cách ngắt giọng, nhấn giọng hợp lí. -Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ. 3.Củng cố-Dặn dò +Bài thơ khuyên chúng ta điều gì ? +Trong bài thơ em thích nhất khổ thơ nào ? Vì sao ? -Về nhà học thuộc bài thơ. -Chuẩn bị bài : Nỗi dằn vặt của An- Đrây-ca - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - KĨ THUẬT Giáo viên chuyên dạy. - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - TOÁN TIẾT 25 BIỂU ĐỒ ( Tiếp theo) I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: -Bước đầu biết v ề biểu đồ cột. -Biết đọc một số thông tin trên biểu đồ cột. II.CHUẨN BỊ -Phóng to, hoặc vẽ sẵn vào bảng phụ biểu đồ Số chuột của 4 thôn đã diệt. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ 2.Bài mới : * Hoạt động 1:Giới thiệu biểu đồ hình cột * Mục tiêu: Làm quen với biểu đồ hình cột. -GV treo biểu đồ Số chuột của 4 thôn đã diệt và giới thiệu : Đây là biểu đồ hình cột thể hiện số chuột của 4 thôn đã diệt. -GV giúp HS nhận biết các đặc điểm của biểu đồ bằng cách nêu và hỏi : Biểu đồ hình cột được thể hiện bằng các hàng và các cột (GV chỉ bảng), em hãy cho biết : +Biểu đồ có mấy cột ? +Trục ngang các cột ghi gì ? +Trục đứng của biểu đồ ghi gì ? +Số được ghi trên đầu mỗi cột là gì ? -GV hướng dẫn HS đọc biểu đồ: +Biểu đồ biểu diễn số chuột đã diệt được của các thôn nào ? +Hãy chỉ trên biểu đồ cột biểu diễn số chuột đã diệt được của từng thôn. +Thôn Đông diệt được bao nhiêu con chuột? +Vì sao em biết thôn Đông diệt được 2000 con chuột ? +Hãy nêu số chuột đã diệt được của các thôn Đoài, Trung, Thượng. +Như vậy cột cao hơn sẽ biểu diễn số con chuột nhiều hơn hay ít hơn ? +Thôn nào diệt được nhiều chuột nhất ? Thôn nào diệt được ít chuột nhất ? +Cả 4 thôn diệt được bao nhiêu con chuột ? +Thôn Đoài diệt được nhiều hơn thôn Đông bao nhiêu con chuột ? +Thôn Trung diệt được ít hơn thôn Thượng bao nhiêu con chuột ? +Có mấy thôn diệt được trên 2000 con chuột ? Đó là những thôn nào ? * Hoạt động 2:Luyện tập * Mục tiêu: Bước đầu biết cách đọc biểu đồ hình cột. Bài 1. + Biểu đồ này là biểu đồ hình gì ? Biểu đồ biểu diễn về cái gì ? +Có những lớp nào tham gia trồng cây ? +Hãy nêu số cây trồng được của từng lớp. +Khối lớp 5 có mấy lớp tham gia trồng cây, đó là những lớp nào ? +Có mấy lớp trồng được trên 30 cây ? Đó là những lớp nào ? +Lớp nào trồng được nhiều cây nhất ? +Lớp nào trồng được ít cây nhất ? +Số cây trồng được của cả khối lớp 4 và khối lớp 5 là bao nhiêu cây ? Bài 2 (a) -GV yêu cầu HS đọc số lớp 1 của trường tiểu học Hòa Bình trong từng năm học. +Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ? -GV treo biểu đồ như SGK (nếu có) và hỏi: +Cột đầu tiên trong biểu đồ biểu diễn gì ? +Trên đỉnh cột này có chỗ trống, em điền gì vào đó ? Vì sao ? +Cột thứ 2 trong bảng biểu diễn mấy lớp ? +Năm học nào thì trường Hòa Bình có 3 lớp Một ? -Vậy ta điền năm học 2002 – 2003 vào chỗ trống dưới cột 2. -GV yêu cầu HS tự làm với 2 cột còn lại. 3.Củng cố- Dặn dò: -Chuẩn bị bài :Luyện tập - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - ĐẠO ĐỨC TIẾT 6 BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (tiết 2) I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Biết được:Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe tôn trọng ý kiến của người khác. II.CHUẨN BỊ: -Giấy màu xanh, đỏ, vàng cho mỗi nhóm. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1.Kiểm tra bài cũ +Tại sao trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan đến trẻ em ? Để những vấn đề đó phù hợp hơn với các em, giúp các em phát triển tốt nhất và đảm bảo quyền được tham gia. +Em cần thực hiện quyền đó như thế nào ? Em cần nêu ý kiến thẳng thắn, mạnh dạn nhưng cũng tôn trọng và lắng nghe ý kiến người lớn. Không đưa ra ý kiến vô lí, sai trái. 2.Bài mới: Giới thiệu bài * Hoạt động 1 : Em sẽ nói như thế nào ? * Mục tiêu: Biết mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân. -GV yêu cầu HS hoạt động nhóm. HS làm việc theo nhóm, báo cáo trước lớp. *Tình huống 1 : Bố mẹ em muốn chuyển em tới học ở một ngôi trường mới tốt hơn nhưng em không muốn đi vì không muốn xa các bạn cũ. Em sẽ nói như thế nào với bố mẹ ? Em sẽ nói em không muốn xa các bạn. Có bạn thân bên cạnh, em sẽ học tốt. *Tình huống 2 : Bố mẹ muốn em chỉ tập trung vào học tập nhưng em muốn tham gia vào câu lạc bộ thể thao. Em sẽ nói với bố mẹ thế nào ? Em hứa sẽ giữ vững kết quả học tập thật tốt, sẽ cố gắng tham gia thể thao để được mạnh khỏe. *Tình huống 3 : Bố mẹ cho em tiền để mua một chiếc cặp sách mới, em muốn dùng số tiền đó để ủng hộ các bạn nạn nhân chất độc da cam. Em sẽ nói như thế nào ? Em rất thương mến các bạn và muốn chia sẽ với các bạn. *Tình huống 4 : Em và các bạn rất muốn có sân chơi ở nơi em sống. Em sẽ nói như thế nào với bác tổ trưởng. Em nêu lên mong muốn được vui chơi và rất muốn có sân chơi riêng. -GV yêu cầu các nhóm báo cáo. -Các nhóm nhận xét. -GV nhận xét kết luận. +Khi bày tỏ ý kiến các em, các em phải có thái độ như thế nào ? Phải lể phép, nhẹ nhàng, tôn trọng người lớn. +Hãy kể một tình huống trong đó em đã nêu ý kiến của mình. *Hoạt động 2 : Trò chơi : “ phỏng vấn” * Mục tiêu:Biết cách chơi trò chơi “ phỏng vấn” -GV cho HS thảo luận nhóm đôi. -Yêu cầu HS đóng vai phóng viên phỏng vấn bạn về vấn đề sau : +Tình hình vệ sinh lớp, trường bạn như thế nào? +Những hoạt động mà bạn muốn tham gia ở lớp, trường. +Những công việc mà bạn muốn làm ở lớp, trường. +Những nơi mà bạn muốn đi thăm. +Những dự định của bạn trong mùa hè này. -GV cho HS làm việc cả lớp. -GV gọi một vài cặp lên thực hiện cho các bạn quan sát. +Việc nêu ý kiến của các em có cần thiết không ? Em cần bày tỏ ý kiến với những vấn đề có liên quan để làm gì ? Có, em bày tỏ để việc thực hiện vấn đề đó phù hợp với các em hơn, tạo điều kiện phát triển tốt hơn. *Kết luận : Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến của mình cho người khác để trẻ em có những điều kiện phát triển tốt nhất. 3.Củng cố - Dặn dò: -Chuẩn bị bài:Tiết kiệm tiền của - - - - - - - - - - - - - -- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - NGÀY SOẠN : 28 - 9 - 2009 NGÀY DẠY : 29 - 9 - 2009 Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2009 LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 11 DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: -Hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng (ND ghi nhớ). -Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng (BT1, mục III );nắm được qui tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng qui tắc đó vào thực tế. II.CHUẨN BỊ. -Bản đồ tự nhiên Việt Nam (có sông Cửu Long) tranh, ảnh vua Lê Lợi. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ -Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi : Danh từ là gì ? cho ví dụ. -HS lên bảng làm bài tập. -GV nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới . *Hoạt động 1: Nhận xét * Mục tiêu: Phân biệt được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng. Bài 1. - HS ... ành về lòng tự trọng của con người. -Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3. -GV ghi phần đánh giá lên bảng. +Nội dung câu chuyện đúng chủ đề.(4 điểm) +Câu chuyện ngoài sgk.(1 điểm) +Cách kể : hay, hấp dẫn, phối hợp điệu bộ, Cử chỉ.(3 điểm) +Nêu đúng ý nghĩa câu chuyện .(1 điểm) +Trả lời được câu hỏi của bạn hay đặt được câu hỏi cho bạn.(1 điểm) * Hoạt động 2:Hướng dẫn HS thực hành kể chuyện,trao đổi ý nghĩa câu chuyện. * Mục tiêu : HS kể lại tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng. *Kể chuyện trong nhóm. -HS thực hiện kể chuyện cho nhóm nghe.(nhóm 4 em) -Gợi ý cho HS các câu hỏi : HS kể hỏi : +Trong câu chuyện tớ kể, bạn thích nhân vật nào ? Vì sao ? +Chi tiết nào trong truyện bạn cho là hay nhất? +Bạn thích nhân vật nào trong truyện ? +Bạn học tập nhân vật chính trong truyện đức tính gì ? HS nghe kể hỏi : +Qua câu chuyện bạn muốn nói với mọi người điều gì ? +Bạn thấy nhân vật chính có đức tính gì đáng quý? *Thi kể và nêu ý nghĩa câu chuyện. Kể trước lớp. Mỗi nhóm một HS kể. HS lớp nhận xét lời kể của bạn. -Bình chọn :+Bạn có câu chuyện hay nhất ? +Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất ? -Tuyên dương. 3.Củng cố- Dặn dò: -Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. -Tìm đọc những câu truyện nói về lòng tự trọng. - Chuẩn bị bài: Lời ước dưới trăng - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - NGÀY SOẠN : 1 - 10 - 2009 NGÀY DẠY : 2 - 10 - 2009 Thứ sáu ngày 2 tháng 10 năm 2009 TẬP LÀM VĂN TIẾT 12 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: -Dựa vào 6 tranh minh họa truyện “Ba lưỡi rìu” và lời dẫn giải dưới tranh để lại được cốt truy ện (BT1). - Biết phát triển ý nêu dưới 2,3 tranh để tạo thành 2,3 đoạn văn kể chuyện (BT2). II.CHUẨN BỊ -Tranh minh hoạ cho truyện trang 64, SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ -Gọi HS đọc phần ghi nhớ của bài trước. -Gọi 2 HS kể phần thân đoạn,1 HS kể toàn bộ truyện Hai mẹ con và bà tiên. -Nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: * Hoạt động :Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: -Gọi HS đọc yêu cầu. -GV treo 6 tranh lên bảng và cho HS quan sát. +Truyện có những nhân vật nào ? Truyện có 2 nhân vật anh chàng tiều phu và ông già (ông tiên) +Câu truyện kể lại chuyện gì ? Câu chuyện kể lại một anh chàng trai nghèo đi đốn củi và được ông tiên thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu. +Truyện có ý nghĩa gì ? Truyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc. -Câu chuyện kể lại việc chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu. -Yêu cầu HS đọc phần gợi ý dưới mỗi bức tranh. 6 HS thực hiện đọc , mỗi HS đọc một bức tranh. -HS dựa vào bức tranh minh họa, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu theo nhóm ,3 – 4 HS kể lại cốt truyện. Ngày xưa có một chàng tiều phu sống bằng nghề chặt củi. Cả gia tài của anh chỉ là một chiếc rìu sắt. Một hôm chàng đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông. Chàng không biết cách nào vớt lên thì một cụ già hiện lên hứa giúp chàng. Lần thứ nhất, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng vàng, nhưng chàng bảo không phải của mình. Lần thứ hai, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng bạc, nhưng chàng cũng không nhận là của mình. Lần thứ ba, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt, anh sung sướng nhận ra lưỡi rìu của mình và cảm ơn cụ. Cụ già khen chàng trai thật thà và tặng chàng cả ba lưỡi rìu. GV nhận xét cho HS. Nhắc HS nói ngắn gọn, đủ nội dung chính. -GV nhận xét tuyên dương những em nhớ đầy đủ cốt truyện và lời kể có sáng tạo. Bài 2: -Gọi HS đọc yêu cầu. -Giúp HS hiểu yêu cầu: Để phát triển ý thành một đoạn văn kể chuyện, các em cần quan sát kĩ tranh minh họa, hình dung mỗi nhân vật trong tranh đang làm gì, nói gì, ngoại hình nhân vật như thế nào , chiếc rìu trong tranh là loại rìu gì. Từ đó tìm những từ ngữ để miêu tả cho thích hợp và hấp dẫn người nghe. -GV làm mẫu tranh 1 -HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. +Anh chàng tiều phu đang làm gì ? Chàng tiều phu đang đốn củi thì chẳng may lưỡi rìu bị văng xuống sông. +Khi đó chàng trai nói gì ? Chàng nói : “Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây”. +Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào? Chàng trai nghèo, ở trần, đóng khố, người nhễ nhại mồ hôi, đầu quấn một chiếc khăn màu nâu. +Lưỡi rìu của chàng tiều phu như thế nào ? Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng. -Gọi HS xây dựng đoạn 1 dựa vào các câu hỏi. -2 HS kể đoạn 1: Một chàng tiều phu nghèo đang đốn củi thì lưỡi rìu bị tuộc khỏi cán, văng xuống sông. Chàng chán nản nói : “Gia tài của ta chỉ có mỗi lưỡi rìu sắt, nay lại mất thì biết kiếm ăn bằng gì đây ?” HS nhận xét lời kể của bạn. HS làm việc theo nhóm với 5 tranh còn lại. HS thi kể từng đoạn, kể cả câu chuyện. -GV nhận xét . 3. Củng cố – dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà viết lại đoạn 3 của câu chuyện vào vở. - Chuẩn bị bài : Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện -- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - TOÁN TIẾT 29 PHÉP CỘNG I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: -Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp. II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ 2.Bài mới : .* Hoạt động 1:Củng cố kĩ năng làm tính cộng. * Mục tiêu: Củng cố kĩ năng thực hiện tính cộng *Ví dụ 1: -GV ghi ví dụ 1 lên bảng. 48352 + 21026 + Muốn thực hiện phép tính cộng ta làm như thế nào ? - HS nêu cách thực hiện phép cộng -1 HS lên bảng thực hiện và lớp làm vào bảng con - HS nêu miệng - HS nêu cách thực hiện phép tính. +Vậy 48 352 + 21 026 = ? -GV nhận xét sửa sai. *Ví dụ 2: -GV ghi ví dụ 2 lên bảng. 367 859 + 541 728. -Tương tự yêu cầu HS lên bảng thực hiện và nêu cách thực hiện. +Vậy 367 859 + 541 728 = ? -GV nhận xét -Yêu cầu HS nêu cách thực hiện một phép tính cộng. * Hoạt động 2:Thực hành * Mục tiêu: Rèn kĩ năng cộng.Củng cố kĩ năng giải toán về tìm thành phần chưa biết của phép tính Bài 1 +Bài toán yêu cầu ta làm gì ? -GV cho HS thực hiện vào bảng con, 4 HS lên bảng tính và nêu cách tính. HS làm bài cá nhân. 4682 5247 2968 3917 +2305 + 2741 +6524 + 5267 6987 7988 9492 9184 -GV nhận xét sửa sai. Bài 2 (dòng 1, 3) -GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK, sau đó làm bài. - HS thực hiện vào vở và nêu kết quả. Bài 3. -GV cho HS đọc đề toán. +Bài toán cho ta biết gì ? +Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì ? Tóm tắt : Cây lấy gỗ : 325 164 cây. ? cây. Cây ăn quả : 60 830 cây. Bài giải: Số cây huyện đó trồng có tất cả là : 325 164 + 60 830 = 385 994 (cây) Đáp số : 385 994 cây. 3.Củng cố- Dặn dò: Chuẩn bị bài : Phép trừ -- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - LỊCH SỬ TIẾT 6 KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (Năm 40) I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ( chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa) : +Nguyên nhân khởi nghĩa: Do căm thù quân xâm lược, Thi Sách bị Tô Định giết hại ( trả nợ nước, thù nhà) +Diễn biến : Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩaNghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ. + Ý nghĩa : Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ; thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa. II.CHUẨN BỊ: -Lược đồ khu vực chính nổ ra khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU. 1.Kiểm tra bài cũ -HS trả lời câu hỏi của GV. -GV nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới : Giới thiệu bài: * Hoạt động 1 : Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. * Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. -GV yêu cầu HS đọc phần 1 ở sgk. -GV giải thích khái niệm. +Quận Giao Chỉ : Thời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận Giao Chỉ.(GV chỉ vào bản đồ Việt Nam) +Thái thú : là một chức quan cai trị một quận thời nhà Hán đô hộ nước ta. -GV yêu cầu HS thảo luận nhóm Tìm nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. -GV nhận xét sửa sai. -GV kết luận : Oán hận ách đô hộ của nhà Hán, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa và được nhân dân khắp nơi hưởng ứng. Việc thái thú Tô Định giết chết chồng của bà Trưng Trắc là Thi Sách càng làm cho Hai Bà Trưng tăng thêm quyết tâm đánh giặc. *Hoạt động 2 : Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. * Mục tiêu: Tường thuật được trên lược đồ diễn biến của cuộc khởi nghĩa. -GV treo lược đồ khu vực chính nổ ra khởi nghĩa Hai Bà Trưng và giới thiệu : Năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa; cuộc khởi nghĩa nổ ra trên một khu vực rộng, mạnh mẽ, trên lược đồ chỉ là khu vực chính của cuộc khởi nghĩa. -GV yêu cầu HS xem nội dung và lược đồ để nêu diễn biến của cuộc khởi nghĩa. HS trao đổi nhóm.Nêu: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào mùa xuân năm 40, trên cửa sông Hát Môn, tỉnh Hà Tây ngày nay. Từ đây đoàn quân tiến lên Mê Linh và nhanh chóng làm chủ Mê Linh. Sau khi làm chủ Mê Linh, nghĩa quân tiến xuống đánh chiếm Cổ Loa rồi từ Cổ Loa tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ. Bị đòn bất ngờ, quân Hán thua trận bỏ chạy toán loạn. -GV nhận xét và khen gợi những em thực hiện tốt. * Hoạt động 3:Kết quả và ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng. * Mục tiêu: Hiểu và nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa. -GV yêu cầu HS đọc nội dung sgk. -Hoạt động cá nhân. +Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã đạt kết quả như thế nào ? Trong vòng không đầy một tháng cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi. Quân Hán bỏ của, bỏ vũ khí lo chạy thoát thân, Tô Định phải cải trang thành dân thường lẫn vào đám tàn quân trốn về nước. +Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa như thế nào ? Sau hơn 2 thế kỉ bị nước ngoài đô hộ, từ năm 179 TCN đến năm 40, lần đầu tiên nhân dân ta đã giành được độc lập. +Sự thắng lợi của khởi nghĩa Hai Bà Trưng nói lên điều gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta? Nhân dân ta rất yêu nước và có truyền thống chống giặc ngoại xâm. -GV chốt lại ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. 3.Củng cố -Dặn dò: -Chuẩn bị bài:Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo ( Năm 938) -- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - THẾ DỤC Giáo viên chuyên dạy.
Tài liệu đính kèm: