I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : HS biết nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh. Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh.
2. Kỹ năng: Kể được tên một số thức ăn, đồ uống nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với CQTK
3. Thái độ : Có ý thức học tập và làm việc đúng cách để giữ vệ sinh thần kinh.
II/ Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Tranh, que Đ/S; các bảng từ ghi nội dung hoạt động 3.
2. Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy và học :
1. Khởi động : (1) Hát
2. Kiểm tra bài cũ :(2)- Khi em làm bài tập, những bộ phận nào của cơ thể phải làm việc ?Bộ phận nào của cơ quan thần kinh điều khiển các hoạt động đó?Não bộ có vai trò như thế nào?- GVNX
Môn : TỰ NHIÊN XÃ HỘI / TUẦN 8. Tiết : Bài : VỆ SINH THẦN KINH I/ Mục tiêu : Kiến thức : HS biết nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh. Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh. Kỹ năng: Kể được tên một số thức ăn, đồ uống nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với CQTK Thái độ : Có ý thức học tập và làm việc đúng cách để giữ vệ sinh thần kinh. II/ Chuẩn bị : Giáo viên : Tranh, que Đ/S; các bảng từ ghi nội dung hoạt độïng 3. Học sinh : SGK. III/ Các hoạt động dạy và học : Khởi động : (1’) Hát Kiểm tra bài cũ :(2’)- Khi em làm bài tập, những bộ phận nào của cơ thể phải làm việc ?Bộ phận nào của cơ quan thần kinh điều khiển các hoạt động đó?Não bộ có vai trò như thế nào?- GVNX 3. Bài mới: Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ĐDDH PPDH 1’ 12’ 10’ 7’ Giới thiệu bài Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm + Cách tiến hành: - Thảo luận nhóm 4. - Gọi HS đọc mục liên hệ thực tế và trả lời. - Yêu cầu HS quan sát tranh 1 --> 7 trang 32 SGK, thảo luận nhóm và cho biết tranh vẽ gì ? - Việc làm nào có lợi, việc làm nào có hại cho với cơ quan thần kinh? Vì sao? + Tranh 1-Tranh 7 - GV yêu cầu gắn tranh vào cột cho phù hợp. Hoạt động 2 : Chơi trò chơi : “Thử làm Bác sĩ”. Bước 1 : Tổ chức - Chia lớp thành 4 nhóm và thảo luận. Bước 2 : Đóng vai trò chơi. - Mỗi nhóm cử một bạn lên thể hiện vẻ mặt của người đang ở trong trạng thái tâm lí như trong hình vẽ, 1 HS sẽ làm bác sĩ. - Em hãy đoán xem bạn đang thể hiện trạng thái tâm lí nào ? - Bác sĩ sẽ nhận xét trạng thái tâm lí nào thì có hại hay có lợi đối với cơ quan thần kinh ? GV kết luận : Hoạt động 3 : Cái gì có lợi, cái gì có hại? Bước 1 : Làm việc theo nhóm đôi - Yêu cầu HS quan sát hình 9 trang 33 SGK, thảo luận theo nhóm đôi và trả lời các câu hỏi trong SGK. - Nói tên các tranh vẽ thức ăn, đồ uống có lợi, có hại cho cơ thể và cơ quan thần kinh ? Bước 2 : Làm việc cả lớp. - Gọi HS trình bày kết quả thảo luận. + Nhóm có lợi : nước cam, viên vitamin C sủi, hoa quả, bánh kẹo. + Nhóm có hại : cà phê, thuốc lá, rượu, ma túy. - Trong các thứ gây hại đối với cơ quan thần kinh, những thứ nào tuyệt đối phải tránh xa kể cả trẻ em và người lớn ? GV giảng : Cà phê, thuốc lá, rượu và ma túy rất có hại cho cơ quan thần kinh vì chúng gây nghiện, dễ làm cơ quan thần kinh mệt mỏi. Trong những thứ đó thì ma túy vô cùng nguy hiểm, chúng ta phải tránh xa ma túy. Tuyệt đối không được dùng thử. - GV nêu thêm tác hại của ma tuý gây ra đối với sức khoẻ người nghiện ma tuý. GV kết luận : Chính vì vậy chúng ta cần phải luyện tập sống vui vẻ, ăn uống điều độ, đầy đủ chất có lợi cho cơ quan thần kinh. Cần tránh xa ma túy để bảo vệ sức khỏe và cơ quan thần kinh. - Các nhóm thảo luận. - HS trình bày. - Các nhóm quan sát tranh và trả lời : - HS giơ thẻ. - Các nhóm nhận xét, bổ sung. - Các nhóm đóng vai chơi trò chơi. - Nhóm khác nhận xét. - HS thảo luận theo nhóm đôi - Từng HS lên bảng gắn các tranh vẽ vào cột có lợi cho cơ quan thần kinh; có hại cho cơ quan thần kinh. - HS trả lời: ma túy. Thảo luận Quan sát Que Đ/S Tranh Trò chơi Thảo luận SGK Vấn đáp 4. Củng cố: (1’) GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: (1’) + Bài tập : Xem lại bài đã học. Thực hiện việc giữ vệ sinh cơ quan thần kinh. + Chuẩn bị : Xem trước bài “ Vệ sinh thần kinh”(tt) Các ghi nhận, lưu ý sau tiết dạy :
Tài liệu đính kèm: