Giáo án Tuần 1 Lớp 4

Giáo án Tuần 1 Lớp 4

Tiết 2: Toán

ÔN TẬP VỀ CÁC SỐ ĐẾN 100 000

I. Mục tiêu : Giúp HS

 - Biết cách đọc số, viết số, các hàng đến 100 000.

 - Phân tích cấu tạo số .

 - Rèn kĩ năng đọc ,viết đúng các số đến 100 000.

 - Vận dụng các kiến thức đã học vào giải các bài tập có liên quan

 - Gd hs yờu thớch, ham mờ học toỏn, rốn tớnh cẩn thận và trỡnh bày sạch sẽ khi làm bài.

* MTR:+ HS yếu biết cách đọc số, viết số, các hàng đến 100 000.

 + HS giỏi làm được tất cả bài tập.

.II. Đồ dùng dạy học :

- GV: Bảngphụ

- HS : Vở

 

doc 33 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 815Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 1 Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 01
Ngày soạn: 22 tháng 08 năm 2009
Ngày dạy : 24 tháng 08 năm 2009
Tiết 2: Toán
ÔN TậP Về CáC Số ĐếN 100 000
I. Mục tiêu : Giúp HS 
	- Biết cách đọc số, viết số, các hàng đến 100 000. 
	- Phân tích cấu tạo số . 
	- Rèn kĩ năng đọc ,viết đúng các số đến 100 000. 
	- Vận dụng các kiến thức đã học vào giải các bài tập có liên quan 
 - Gd hs yờu thớch, ham mờ học toỏn, rốn tớnh cẩn thận và trỡnh bày sạch sẽ khi làm bài.
* MTR:+ HS yếu biết cách đọc số, viết số, các hàng đến 100 000. 
 + HS giỏi làm được tất cả bài tập.
.II. Đồ dùng dạy học : 
- GV: Bảngphụ 
- HS : Vở 
III. Các hoạt động dạy và học :
 A Kiểm tra vở bài tập của học sinh . 
 B. Dạy học bài mới : 
 1. Giới thiệu bài :
 2 . Hướng dẫn ôn tập 
 Hoạt động 1: Ôn lại cách đọc số ,viết số và các hàng .
 - Gv viết số 83 251 
 	+ Yêu cầu 3hs đọc số này và nêu rõ chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn , hàng chục nghìn , hàng trăm nghìn ...
	 + HS nêu - GV bổ sung 
 - Tương tự như trên với số :83 001 ;80 201; 80 001.
 - GV cho HS nêu quan hệ giữa hai số liền kề 
 VD: 1chục = 10 đơn vị 
 1 trăm =10 chục ...
 - Cho HS nêu 
 Các số tròn chục : 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90. 
 Các số tròn trăm : 100, 200, 300, 400, 500, 600, 700, 800, 900.
 Các số tròn nghìn : 1000, 2000, 3000, 4000, 5000, 6000, 7000, 8000, 9000
Các số tròn chục nghìn : 1000, 20000, 30000, 40000, 50000, 60000, 70000, 80000,
 90000. 
 Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1
 - Học sinh đọc và nêu yêu cầu của đề bài
 - Gọi học sinh trình bày miệng kết quả
 - Nhận xét, ghi điểm
 0, 1000, 2000,......,4000, .....,6000. 
 Bài 2: Viết theo mẫu 
 - Học sinh nêu yêu cầu đề bài
 - Gv yêu cầu học sinh làm trong vở .
 - Gv thu vở chấm
 - Nhận xét 
Viết số 
Chục nghìn 
 Nghìn 
Trăm 
Chục 
 đơn vị 
Đọc số
42 571 
 4
 2
 5
 7
 1
Bốn hai nghìn năm trăm bảy
 mươi mốt 
73850
 7
 3
 8
 5
 0
Bảy ba nghìn tám trăm năm mươi
 Bài 3: Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu)
 - HS làm vào vở .
 - Gọi 3HS lên bảng làm - Cả lớp theo dõi, sữa sai 
 3. Củng cố - Dặn dò :
 - Cho HS nêu lại các số tròn chục 
 - Dặn HS về nhà làm các bài tập trong vở bài tập 
 - Nhận xét tiết học 
 - Về nhà ụn lại bài . Chuẩn bị bài sau, dặn dũ hs về nhà làm bài tập thờm, xem lại kiến thức đó học về Ôn tập các số đến 100000 (tt)để chuẩn bị bài sau.
-------------------œ@----------------
Tiết 3: Tập đọc
dế mèn bênh vực kẻ yếu
I/ Mục tiêu : 
 	1. Đọc thành tiếng :
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn
	- Đọc đúng các tiếng : Cỏ xước; chùn chùn; nhện; đá cuội . 
 2. Đọc hiểu: 
	- Hiểu các từ ngữ khó trong bài :Chùn chùn ,đá cuội 
	- Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu xoá bỏ áp bức bất công .
* MTR: + HS yếu đọc được câu, đoạn ngắn, 1 số từ khó.
 + HS khá, giỏi đọc lưu loỏt, bước đầu biết đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài..
 	3. Giáo dục: GDHS lòng yêu thương và biết giúp đỡ người khác
II. Đồ dùng dạy học : 
	 - Tranh minh hoạ trong SGK 
 - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc “ Năm trước...kẻ yếu” 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu .
	1/ Kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập của học sinh
	2/ Bài mới
 a. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc 
 GV giới thiệu 5 chủ điểm của sách Tiếng Việt tập 1:Thương người như thể thương thân; Măng mọc thẳng; Trên đôi cánh ước mơ ; Có chí thì nên ; Tiếng sáo diều .
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc: 
 - Gọi 1HS đọc cả bài 
 - GV hướng dẫn HS chia đoạn 
 Đoạn 1: Từ đầu ...đá cuội 
 Đoạn 2:Chị Nhà Trò ...kể
 Đoan 3:Năm trước...ăn thịt em 
 Đoạn 4:Đoạn còn lại 
 - Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn (3 lượt) 
 - GV kèm hs yếu
 - HS đọc chú giải và giải nghĩa từ
 - GV hướng dẫn HS những từ khó hiểu cần chú giải
 - HS luyện đọc theo nhóm 
 - Một HS đọc cả bài 
 - GV đọc diễn cảm toàn bài 
 *Tìm hiểu bài .
 H: Truyện có những nhân vật chính nào ?
 TL: Dế mèn và chị Nhà Trò 
 - Gọi 1HS đọc đoạn 1 
 H: Dế Mèn gặp chị Nhà Trò trong hoàn cảnh nào ?
 TL: Dế Mèn gặp chị Nhà Trò đang gục đầu ngồi khóc tỉ tê bên tảng đá cuội 
 H: Đoạn 1 ý nói gì ? 	
 ý 1: Tả hoàn cảnh dế mèn gặp chị Nhà Trò 
 - Gọi 1HS đọc đoạn 2 
 H:Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt ? 
 TL:Thân hình chị quá bé nhỏ, gầy yếu người bự những phấn như mới lột, cánh mỏng ngắn chùn chùn, quá yếu lại chưa quen mở .Vì ốm yếu nên kiếm ăn cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng . 
 GV: Giảng từ: Ngắn chùn chùn: ý nói rất ngắn 
 H: Vậy khi đọc những câu văn tả hình dáng, tình cảnh của chị Nhà Trò đọc như thế nào ? 
 TL: Đọc chậm, thể hiện sự yếu ớt của chị Nhà Trò qua con mắt ái ngại thông cảm của Dế Mèn 
 H: Đoạn 2 mói lên điều gì ?
 ý 2 : Đoạn 2 cho thấy hình dáng yếu ớt của chị Nhà Trò .
 - Gọi 1HS đọc đoạn 3: 
 H: Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp ,đe doạ như thế nào ?
 TL: Trước đây mẹ con Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy chưa trả được mẹ đã chết. Nhà Trò ốm yếu, kiếm không đủ ăn, không trả nợ được. Bọn nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận. Lần nào chúng cũng chăng tơ giữa đường đe bắt chị ăn thịt .
 H:Đoạn này là lời của ai? 
 TL: Của chị Nhà Trò 
 GV: gọi 1HS đọc đoạn còn lại
 H: Những lời nói cử chỉ nào nói lên lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ? 
 TL:Em đừng sợ, hãy trở về cùng với tôi đây, đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp yếu .Lời nói dứt khoát, mạnh mẽ làm cho Nhà Trò yên tâm 
 Cử chỉ và hành động của Dế Mèn : Phản ứng mạnh mẽ: xoè cả hai càng ra, hành động bảo vệ, che chở dắt Nhà Trò đi.
 H:Đoạn cuối bài ca ngợi ai ? Ca ngợi về điều gì ? 
 TL: Đoạn cuối bài tác giả ca ngợi lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn 
 - Gọi 1HS đọc cả bài 
 H: Qua câu chuyện, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì ?
 Nội dung: Tác giả ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, sẵn sàng bên vực kẻ yếu xoá bỏ những bất công 
 - Gọi vài HS đọc lại nội dung bài 
 H:Trong truyện có nhiều hình ảnh nhân hoá em thích hình ảnh nào nhất ?
 - HS nêu -GV bổ sung
 * Luyện đọc diễn cảm 
 - GV mời 4HS đọc nối tiếp nhau 4 đoạn của bài 
 - GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn “Năm trước ...ăn hiếp kẻ yếu” 
 - HS luyện đọc theo cặp 
 - GV mời 1 số nhóm đọc - Cả lớp nhận xét, bổ sung .
	3. Củng cố -Dặn dò :
- GV giúp HS liên hệ bản thân : Em học được gì ở nhân vật Dế mèn ?(1-2HS trả lời )
- GV nhận xét hoạt động của HS trong lớp.
- Yêu cầu HS về luyện đọc bài văn và chuẩn bị bài sau và chuẩn bị bài sau: Mẹ ốm.Gọi 1 hs đọc bài, Gv hướng dẫn, chú ý câu hỏi 3..
-------------------œ@----------------
Tiết 4: Khoa học
con người cần gì để sống
I. Mục tiêu: Sau bài học - HS có khả năng 
	- Nêu được những yếu tố mà con người cũng như sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình 
	- Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mỗi cần trong cuộc sống . 
	- Giáo dục hs yêu thích môn khoa học .
II. Đồ dùng dạy học
	- Hình trang 4,5 SGK
 	- Phiếu học tập ,VBT
III. Hoạt động dạy học
 	1/ Kiểm tra sự chẩn bị của hs 
 2/ Bài mới
 a.Giới thiệu bài . 
 b.Tìm hiểu bài 
 Hoạt động 1: Động não
 * Mục tiêu: HS liệt kê tất cả những gì các em cần có cho cuộc sống của sống của mình . 
 * Cách tiến hành:
 Bước1 : hãy kể ra những thứ các em cần dùng hàng ngaỳ để để duy trì sự sống của mình 
 Hs nêu nêu - Gv ghi bảng 
 Bước 2: GV tóm tắt lại tất cả những ý kiến .HS nêu được ghi trên bảng và rút ra những xét chung dựa trên các ý kiến HS nêu ra 
 * Kết luận :
 - Những điều kiện cần để cho người sống và phát triển 
 - Điều kiện vật chất như: thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, các đồ dùng trong gia đình các phuơng tiện đi lại 
 - Điều kiện tinh thần , văn hoá xã hội như ; Tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm .
 Hoạt động 2: Làm việc với phiếu bài tập và SGK 
 * Mục tiêu: HS phân biệt được những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình với những yếu tố mà chỉ có con người cần đến 
 * Cách tiến hành 
 Bước 1: Làm việc với phiếu học tập theo nhóm: 
Phiếu học tập
- Hãy đánh dấu vào các vật tương ứng với những yếu tố cần cho sự sống của con người , động vật và thực vật 
Những yếu tố cần cho sự sống
Con người
Động vật
 Thực vật 
Không khí
*
*
 * 
Nước
ánh sáng
Nhiệt độ
Thức ăn
Nhà ở
Tình cảm gia đình
Phương tiện giao thông
 Bước 2. Chữa bài tập tại lớp 
 Đại diện các nhóm trình bày trước lớp - HS khác bổ sung 
 Bước 3; Thảo luận cả lớp 
 Dựa vào kết quả làm việc với phiếu học tập.Yêu cầu HS mở SGKTrả lời câu hỏi 
 H: Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình ?
 H: Hơn hẳn những sinh vật khác cuộc sống của con người cần có những gì ?
Kết luận: Con người, động vật, thực vật, đều cần thức ăn, nước, không, khí, ánh sáng,nhiệt độ thích hợp để duy trì sự sống. Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống con người cần nhà ở, quần áo, phương tiện giao thông và những tiện nghi khác. Ngoài những yêu cầu về vật chất, con người cần những điều kiện về tinh thần, văn hoá, xã hội .
 Hoạt động 3: Trò chơi cuộc hành trình đến hành tinh khác 
 * Mục tiêu : Củng cố những kiến thức đã học về những điều kiện cần để duy trì sự sống của con người 
 * Cách tiến hành :
Bước 1; Tổ chức 
 Chia lớp làm nhiều nhóm nhỏ 
Bước 2: Hướng dẫn cách chơi và chơi 
- GV yêu cầu mỗi nhóm hãy bàn bạc với nhau và chọn ra 10 thứ mà các em thấy cần phải mang theokhi mang đến các hành tinh khác. Sau đó, mỗi nhóm hãy chọn 6 thứ cần thiết hơn cả để mang theo .
Bước 3: Thảo luận 
- Từng nhóm so sánh kết quả lựa chọn của mỗi nhóm mình với các nhóm khác và giải thích tại sao lại lựa chọn như vậy 
 3. Củng cố -dặn dò 
- Cho Hs nêu lại phần bài học 
- Dặn học sinh về học bài 
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: Con người cần gì để sống?
-------------------œ@----------------
Tiết 5: Đạo đức
trung thực trong học tập
I/ Mục tiêu : Học xong bài này HS có khả năng :
 	1. Nhận thức được :
 - Cần phải trung thực trong học tập. 
	- Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng. 
 	2. Biết trung thực trong học tập :
	3. Biết đồng tình ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập. 
II. Tài liệu và phương tiện : 
 	- Các mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập. 
 - SGK đạo đức lớp 4 .
III. Các hoạt động dạy và học.
Kiểm tra sách vở của học sinh 
 Dạy - học bài mới :  ... dân đi lễ hội 
H:Bài văn có các sự kiện nào xảy ra đối với nhân vật ?
 H:Bài văn giới thiệu những gì về Hồ Ba Bể ?
 Đ: Bài văn giới thiệu về vị trí, độ cao, chiều dài địa hình, cảnh đẹp của hồ Ba Bể 
 H: Bài hồ Ba Bể với sư tích hồ Ba Bể bài nào là bài văn kể chuyện ? Vì Sao ?
 Đ: Bài sự tích hồ Ba Bể là văn kể chuyện vì có nhân vật, có cốt truyện, có ý nghĩa. Bài hồ Ba Bể không phải là văn kể chuyện mà là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể .
 H: Theo em thế nào là văn kể chuyện ?
 Đ: Kể chuyện là kể lại một sự việc có nhân vật ,có cốt truyện, có các sự kiện liên quan đến nhân vật, câu chuyện đó phải có ý nghĩa. 
 GV kết luận: Bài văn hồ Ba Bể không phải là văn kể chuyện mà là văn giới thiệu hồ Ba Bể như là 1 danh lam thắng cảnh , địa điểm du lịch. Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối liên quan đến một nhân vật. Một câu chuyện phải nói lên được một điều có ý nghiã 
 * Ghi nhớ : SGK 
 Cho hs lấy vài ví dụ minh hoạ 
 c/ Luyện tập :
 Bài 1: 
 - Học sinh nêu yêu cầu đề bài
 - Gv yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài 
 - Gọi 2-3HS đọc bài làm của mình 
 - Cả lớp theo dõi bổ sung 
 - GV ghi điểm khuyến khích 
 Bài 2:
 - Gọi HS đọc yêu cầu 
 - HS trả lời câu hỏi 
 H:Câu chuyện em kể có những nhân vật nào ? 
 Đ:Em bé và người phụ nữ có con nhỏ 
 H: câu chuyện đó nói lên điều gì ?
 Đ: Câu chuyện nói nói về sự giúp đỡ của em đối với người phụ nữ. Sư giúp đỡ ấy tuy nhỏ bé nhưng rất đúng lúc, thiết thực vì cô đang mang nặng .
 Kết luận : trong cuộc sống cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Đó là ý nghĩa của câu chuyện các em vừa kể .
 4. Củng cố-dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học 
- Dặn học sinh về nhà học thuộc phần ghi nhớ.
Về nhà chuẩn bị bài sau: Kể lại hành động của nhân vật. Gv hướng dẫn
-------------------œ@----------------
Tiết 2: Toán
luyện tập
I. Mục tiêu : Giúp HS 
	- Luyện tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ 
	- Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a 
	- HS vận dụng những kiến thức đã học vào giải toán 
* MTR: + HS yếu tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ đơn giản. 
 + HS giỏi - Biết xây dựng một bài văn kể chuyện theo tình huống cho sẵn 
II. Đồ dùng dạy học 
	- Bảng phụ ,SGK,Vở.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
 1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2HS lên bảng giải bài tập 2b. 
 y
 200
 960
 1350
 y-20
Cả lớp nhận xét -GV ghi điểm . 
2/ Bài mới
 a/ Giới thiệu bài : 
 b/ Luyện tập
 Bài 1 : 
 - Học sinh đọc đề và nêu yêu cầu của đề bài
 - Gv yêu cầu học sinh nêu miệng kết quả bài toán
 - Nhận xét, sửa sai 
 a/
a
6. a
5
7
10
6 . 5= 30
6 . 7= 42
6 .10 =60
 b/
b
18 : b
2
3
6
 18 :2= 9
18:3 = 6
18 :6 = 3
 Bài tập 2
 * Tính giá trị của biểu thức 
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Gv yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm
- Đại diện các nhóm lên bảng làm bài
- Nhận xét, ghi điểm
 a/ 35 + 3 + n ; với n = 7 b/ 168- m.5; với m = 9
 35 + 3 + n = 35 +3 +7 = 45 168 - 9.5 = 168- 45 = 123
 c/ 237- ( 66 + x) ; với x = 34 
 237- (66 + 34) + 237 - 100 = 137
 Bài tập3: 
- Học sinh làm việc theo nhóm đôi 
- Các nhóm trình bày kết quả
- Nhận xét, sửa sai
 C
 Biểu thức 
 Giá trị của biểu thức 
 5
 7
 6
 0
8.c
7+3.c 
(92-c)+81
 66>c+32
 40
 28
 167
 42 
 Bài 4: 
 - Học sinh đọc đề và làm vào VBT 
 H: Muốn tính chu vi hình vuông ta làm thế nào ?
 Đ:Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy cạnh nhân với 4 .
 - Hãy tính chu vi hình vuông với : a = 3 cm , a = 5 dm , a = 8 m 
 Với a = 3 cm thì p = 3 . 4 = 12 cm ,
 Với a = 5 dm thì p = 5. 4 = 20 dm 
 Với a = 8 m thì p = 8 . 4 =32 m 
 - GV thu 1 số bài chấm 
3.Củng cố-Dặn dò: 
 - Cho HS nêu lại cách tính giá trị của biểu thức 
 - Dặn HS về nhà làm bài tập 2d 
 - Nhận xét tiết học .Về nhà chuẩn bị bài sau: Các số có các chữ số
-------------------œ@----------------
Tiết 3: luyện từ và câu
luyện tập về cấu tạo của tiếng
I. Mục tiêu :
	- Củng cố kiến thức về cấu tạo của tiếng 3 bộ phận: Âm đầu, vần, thanh 
	- Phân tính đúng cấu tạo trong câu 
	- Hiểu thế nào là 2 tiếng bắt đầu với nhau trong thơ . 
	- Giáo dục hs yêu quý Tiếng Việt .
* MTR:+ HS yếu biết cấu tạo của tiếng, tiếng nào cũng phải có vần và thanh .
 + HS giỏi làm được tất cả bài tập.
II. Đồ dùng dạy học .
	- GV : Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng.
	- HS: SGK, VBT, bộ chữ .
III. Các hoạt động dạy -học chủ yếu 
 1. Kiểm tra bài cũ :
 - Gọi 2hs lên bảng phân tích cấu tạo của tiếng trong các câu. “ ở hiền gặp lành, uống nước nhớ nguồn”
 - Cả lớp theo dõi nhận xét
 - GV ghi điểm 
 2.Bài mới .
 a. Giới thiệu bài 
 b. Hướng dẫn HS làm bài tập 
 Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài và mẫu 
- GV phát giấy khổ to đã kẻ sẵn bảng cho các nhóm 
- Yêu cầu HS thi đua phân tích trong nhóm 
- Nhóm nào xong trước dán bài lên bảng 
- Các nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung 
 Lời giải :
 Tiếng 
 Âm đầu 
 Vần 
 Thanh 
 Khôn 
 ngoan 
 đối 
 đáp
 người 
 ngoài 
 Kh
 Ng
 đ
 đ
 ng 
 ng
 ô
 oan
 ôi
 ap
 ươi 
 oai
 Ngang 
 Ngang 
 Sắc 
 Sắc 
 Huyền 
 Huyền
 Bài 2; Hoạt động cả lớp 
 H:Câu tục ngữ được viết theo thể thơ nào ?
 Đ:Thể thơ lục bát
 H: Trong câu tục ngữ, hai tiếng nào bắt vần với nhau ?
 Đ: Hai tiếng “ngoài - hoài”. Bắt vần với nhau cùng có vần oai 
 Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cả lớp tự làm bài 
- 2HS lên bảng làm .
 Lời giải đúng 
 + Các cặp tiếng bắt đầu với nhau :Loắt choắt, thoăn thoắt, xinh xinh, nghênh nghênh.
 + Các cặp các vần giống nhau hoàn toàn : Choắt - thoắt 
 + Các cặp có vần giống nhau hoàn toàn : xinh xinh, nghênh nghênh.
 Bài 4:
 H:Qua 2bài tập trên em hiểu thế nào là 2 tiếng bắt đầu với nhau ?
 Đ: Hai tiếng bắt vầnvới nhau là 2 tiếng có phần vần giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn 
GV kết luận : Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có phần vần giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn 
- Gọi HS tìm các câu tục ngữ , ca dao,thơ đã học có các tiếng bắt vần với nhau 
 VD: Lá trầu khô giữa cơi trầu
 Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay 
 Bài 5: 
 - Gọi 1hs đọc đề bài - Cả lớp làm VBT
 - Nhận xét, ghi điểm 
Lời giải: Dòng 1: Chữ “ Bút” bớt đầu thành chữ “ út”
 Dòng 2: Đầu đuôi bỏ hết thì chữ “Bút”thành chữ “ ú.”
 Dòng 3,4 : Để nguyên thì đó là chữ “Bút”. GV nhận xét -ghi điểm 
3.Củng cố - dặn dò :
H: Tiếng cấu tạo như thế nào? Cho VD.
- Dặn HS về nhà làm bài tập 2 trang 17 
- Nhận xét tiết học. Về nhà chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết.Gv Hd 
-------------------œ@----------------
Tiết 4: Mỹ thuật
vẽ trang trí màu sắc và cách pha màu
I. Mục tiêu:
	- HS biết cách pha các màu da cam , xanh lục (xanh lá cây) và tím .
	- HS nhận biết được các cặp màu bổ túc các màu nóng, màu lạnh. HS pha được màu theo hướng dẫn . 
	- HS yêu thích màu sắc và ham thích vẽ 
II. Chuẩn bị :
 	- GV: SGK- Hộp màu, bút vẽ, bảng pha màu.
 	- Hình giới thiệu 3 màu cơ bản (màu gốc) và hình hướng dẫn pha các màu : da cam , xanh lục, tím .
	- Bảng màu giới thiệu các màu nóng, màu lạnh và màu bổ túc .
 	- HS: Sáp màu, hộp màu SGK, vở thực hành .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
 1/.Kiểm tra dụng cụ học tập của HS 
 2/ Bài mới :
a. Giới thiệu bài : 
b.Tìm hiểu bài 
 Hoạt động 1: Quan sát nhận xét 
- GV giới thiệu cách pha màu 
H:Em hãy nêu lại 3 màu cơ bản ?
Đ: Đỏ, vàng, xanh lam 
- GV hướng dãn HS cách pha màu
 + Màu đỏ pha với màu vàng được màu da cam 
 + Màu xanh lam pha với màu vàng được màu xanh lục 
 + Màu đỏ pha với màu xanh lam được màu tím 
 - Giới thiệu các cặp màu bổ túc.
 + Đỏ bỗ túc cho xanh lục vàng ngược lại ( hình 3 SGK)
 + Lam bỗ túc cho da cam và ngược lại ( hình 3 SGK)
 + vàng bổ túc cho tím và ngược lại ( hình 3 SGK)
 - Giới thiệu màu nóng màu lạnh 
 + Màu nóng là màu gây cảm giác nóng ,ấm 
 + Màu lạnhlà màu gây cảm giác mát và lạnh .
 Hoạt động 2 : Cách pha màu :
 - GV làm mẫu cách pha màu bột , màu nước ... trên giấy khổ lớn treo lên bảng cho hs quan sát 
 Hoạt động 3 :Thực hành 
 - GV yêu cầu HS tập pha các màu : Da cam, xanh lục, tím trên giấy nháp bằng màu vẽ của mình 
 - GV quan sát và hướng dẫn trực tiếp để HS sử dụng chất liệu và cách pha màu 
Tuỳ theo lượng màu ít hay nhiều của 2 màu dùng để pha mà có màu thứ 3 đậm hay nhạt 
 HS thực hành vào vở - GV theo dõi nhắc nhở thêm 
 Hoạt động 4: Nhận xét - đánh giá 
 - GV cùng Hs chọn 1 số bài và gợi ý để HS nhận xét, xếp loại đạt yêu cầu, chưa đạt yêu cầu cần bổ sung 
 - Khen ngợi những em vẽ màu đúng và đẹp 
 - Dặn dò : Yêu cầu HS quan sát màu sắt trong trong thiên nhiên và gọi tên màu cho đúng 
Quan sát hoa, lá và chuẩn bị 1 số bông hoa, chiếc lá thật để làm mẫu vẽ cho bài học lần sau. 
-------------------œ@----------------
Tiết 7- Sinh hoạt:
TUẦN 01
I. Mục tiêu :
 - Đánh giá tình hình hoạt động tuần 1 và đề ra phương hướng tuần 2 
- Rèn thói quen tự đánh giá bản thân của rừng cá nhân .
 - Giáo dục HS đoàn kết, biết thương yêu giúp đỡ bạn, thực hiện tốt nội quy trường lớp .
II. Chuẩn bị :
- Nội dung sinh hoạt 
- Tư đánh giá bản thân mình 
III. Các hoạt động dạy học trên lớp .
 1/ Nhận xét tuần qua:
 - Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt.
 - Các tổ trưởng đánh giá hoạt động của tổ mình trong tuần.
 - ý kiến các thành viên trong lớp.
* Ưuđiểm: 
 Các em đã thực hiện buổi khai giảng nghiêm túc.
	Đi học đúng giờ, ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
	Đến lớp đầy đủ, chuẩn bị dụng cụ học tập tương đối tốt.
	Tham gia lao động dọn vệ sinh, trường lớp sạch sẽ.
	Đã có ý thức tốt trong học tập, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
	Tham gia trực nhật đúng theo sự phân công.
	Ngoan hiền lễ phép, vâng lời thầy cô.
 Thực hiện nghiêm túc nội qui trường lớp.
* Tồn tại: Một số em chữ viết còn chưa đẹp
 2/ Những công việc tuần tới:
	- Duy trì tốt nề nếp học tập
 - Đi học chuyên cần đúng giờ, ra vào lớp đúng nội qui.
 - Vận động HS ra lớp
 - Chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Giữ gìn và bảo quản sách vở, sạch sẽ cẩn thận.
 - Tự giác học tập tốt, nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt, Toán.
 - Tham gia tốt phong trào hoạt động Đội.
 - Đi học đầy đủ đúng giờ.
 - Bổ sung đầy đủ dụng cụ học tập, sách vở đầy đủ để ktra. 
 - Duy trì đều 15 phút đầu giờ.
 - Rèn chữ viết đẹp hơn.
 - Tích cực hơn nữa trong học tập
 3/ Lớp sinh hoạt văn nghệ.
 Một số hs hát
IV/ Cũng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết sinh hoạt
- Tuyên dương một số cá nhân tiêu biểu, tổ thực hiện nghiêm túc nhất

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4(17).doc